Tag

thói quen

Browsing

Ngủ dậy uống một cốc nước ấm

Việc uống một cốc nước vào buổi sáng khi mới ngủ dậy có thể kích thích hoạt động cơ thể làm việc trở lại. Thậm chí, đây còn là một cách giúp dạ dày hấp thụ bữa sáng trọn vẹn và đầy đủ hơn, đồng thời nước sẽ truyền vào máu để cung cấp đủ chất dịch cho hoạt động cơ thể.

Bạn có thể bắt đầu với một cốc nước ấm khoảng 150ml, sau đó tăng lên dần từ 250 – 500ml trong ngày. Tùy thể trọng cơ thể mà lượng nước tiêu thụ vào mỗi người sẽ khác nhau. Trung bình mỗi ngày, cứ tiêu thụ khoảng 8 ly nước đối với những người ít hoạt động chân tay.

Học người Nhật cách bắt đầu buổi sáng tràn đầy năng lượng với 5 thói quen đơn giản - Ảnh 1.

Xoa mặt và cổ

Bạn dùng khăn mặt nhúng vào nước lạnh (nếu là mùa hè), hay nước ấm (nếu là mùa đông). Sau đó vắt cho bớt nước để bắt đầu xoa lên các vùng trên mặt, cổ cho đến khi da ửng đỏ lên. Thời gian xoa bóp khoảng từ 3 – 5 phút.

Chính việc làm này sẽ kích thích tuyến giáp hoạt động, thúc đẩy kích thích. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu lưu thông, giảm các vết nhăn trên da mặt.

Học người Nhật cách bắt đầu buổi sáng tràn đầy năng lượng với 5 thói quen đơn giản - Ảnh 2.

Tẩm quất đầu và cổ

Bạn nắm tay thành quả đấm, sau đó gõ vào trán 50 cái, cổ 50 cái. Việc làm này sẽ giúp não bộ hoạt động minh mẫn, tỉnh táo hơn.

Học người Nhật cách bắt đầu buổi sáng tràn đầy năng lượng với 5 thói quen đơn giản - Ảnh 3.

Tắm nước ấm

Sau bữa sáng khoảng 30 – 45 phút, bạn có thể đi tắm một lần trước khi ra ngoài. Lúc tắm, nên dùng sữa tắm xoa thành bọt, chà xát lên cơ thể và xối nước tráng lại người.

Với nam giới thì nên xối từ bụng đến tinh hoàn, nữ giới thì nên xối từ bụng xuống âm hộ. Mục đích là để kích thích hoạt động của cơ quan này vào buổi sáng. Tuy nhiên, cần tránh xối nước thẳng vào khu vực âm hộ vì dễ gây nhiễm trùng nấm men.

Học người Nhật cách bắt đầu buổi sáng tràn đầy năng lượng với 5 thói quen đơn giản - Ảnh 4.

Ấn đùi non

Trong quá trình tắm, bạn dùng ngón cái ấn đùi non khoảng 50 cái. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ mệt nhọc ở đôi chân, thậm chí còn giúp bạn đi lại khỏe mạnh hơn để bắt đầu bước ra đường.

Học người Nhật cách bắt đầu buổi sáng tràn đầy năng lượng với 5 thói quen đơn giản - Ảnh 5.

Nguồn: Healthyandnaturalworld, Alkaway



Theo Quỳnh Hương


HELINO

Theo thống kê, mọi người thường thức dậy vào khoảng 6 giờ đến 7 giờ 30 mỗi sáng.

Tôi không phải là một người như vậy. Tôi thường thức dậy lúc 7 giờ 45 phút, đi làm lúc 8 giờ, uống một cốc cà phê vội vã trên đường và đến văn phòng lúc 9 giờ sáng. Sau mỗi buổi tan sở, tôi đã kiệt sức đến mức chỉ muốn nằm xuống và không làm gì cả.

Một ngày, tôi quyết định thay đổi hoàn toàn lịch trình cuộc sống của mình, bắt đầu bằng việc thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng. Đó quả thực là một quyết định khiến cuộc đời tôi thay đổi. Nhờ nó, tôi đã hiểu vì sao thức dậy sớm là một thói quen thành công

1. Tôi làm việc hiệu quả hơn

Những người thành công dậy sớm. Tôi nghe thấy điều đó ở khắp mọi nơi. Steve Jobs từng thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng và đã dành đủ thời gian để bắt đầu với Apple. Rất nhiều người nổi tiếng khác cũng có thói quen tương tự.

Tôi từng nghĩ mình là một con cú đêm và sẽ chẳng bao giờ dậy sớm nổ. Nhưng khi bắt đầu thử nghiệm, tôi nhận ra, buổi sáng là thời điểm hoàn hảo nhất để làm việc hiệu quả đối với tôi. Bây giờ, tôi thức dậy với một tâm trí tỉnh táo, một cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đặt mục tiêu cho ngày mới ngay lập tức. Tôi đã bắt đầu một ngày mới tuyệt vời khi mà phần lớn mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say. Và hoàn thành mọi thứ khi trở về nhà sau giờ tan sở. Vì thế, tôi có nhiều thời gian buổi tối hơn cho gia đình.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 1.

2. Làm chủ thời gian của mình

Tôi từng thức dậy, nhảy ra khỏi giường khi nhận ra mình đã gần như muộn làm. Cuống cuồng chuẩn bị mọi thứ nhưng rồi vẫn đến công ty muộn. Ngồi vào bàn làm việc một cách lúng túng và gắt gỏng, tôi hầu như vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn để bắt đầu công việc. Đó chắc chắn không phải là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

Bắt đầu thực hiên thói quen dậy sớm, tôi có hơn 2 giờ trước khi đi làm để chuẩn bị mọi thứ. Trong khoảng thời gian này tôi không chỉ sắp xếp mọi thứ hoàn hảo mà đôi khi còn có thể thưởng thức một tách cà phê hay đọc một vài trang từ cuốn sách yêu thích. Những người dậy sớm không cần phải vội vã. Họ có thể khởi động ngày mới bình tĩnh và tự tin.

3. Phát triển thêm các thói quen mới

Rèn luyện thêm các thói quen mới rất quan trọng để cải thiện, phát triển bản thân và buổi sáng là một thời điểm hoàn hảo cho điều đó. Tận dụng buổi sáng của riêng bạn, hãy lập kế hoạch một danh sách những việc bạn sẽ là trong mỗi sáng, điều đó sẽ giúp bạn hình thành những thói quen tốt mà không cần ép buộc bản thân bất cứ điều gì.

Ví dụ, một ngày mới của tôi sẽ bắt đầu với việc vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ tập thể dục sau đó uống một ly nước ấm, vận động một chút sau đó đọc sách… Các nhiệm vụ tương tự phải được thực hiện giống như mọi ngày, kể cả cuối tuần.

4. Có cơ thể cân đối hơn

Khi bạn dậy sớm, bạn có thời gian linh động để luyện tập thể dục trước khi bộ não của bạn bị vắt kiệt sức sau một ngày làm việc. Bạn có thể đến phòng tập gym vào sáng sớm hoặc đơn giản chỉ là đi bộ quanh khu vực bạn sống.

Dĩ nhiên, bạn có thể luyện tập vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng tôi cảm thấy kế hoạch luyện tập sau giờ làm việc có thể dễ dàng bị hủy bỏ bởi rất nhiều cám dỗ khác. Trong khi đó, lịch trình luyện tập vào sáng sớm của bạn sẽ không bao giờ bị người khác can thiệp.

Nhờ dậy sớm, tôi có 30 phút để đi bộ hoặc tập thể dục mỗi sáng và giảm được gần 3kg trong vòng 1 tháng. Tất nhiên, tôi sẽ không dừng lại ở đó.

5. Tận hưởng không gian yên tĩnh

Điều tôi yêu thích nhất khi thức dậy sớm là sự yên tĩnh của buổi sáng: không có tiếng trẻ con kêu khóc, không có tiếng ồn của tivi, của xe cộ. Buổi sáng sớm của tôi thật sự yên bình. Không điều gì khiến tôi mất tập trung với những nhiệm vụ quan trọng, tôi có thể suy nghĩ tập trung, lên kế hoạch hiệu quả.

Jeremy Korst, cựu Tổng giám đốc của Microsoft có thói quen thức dậy vào khoảng 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng bởi 2 lí do: đầu óc minh mẫn và không gian yên tĩnh. Trong suốt 2 giờ của buổi sáng, ông thường làm hết các công việc quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự bất hạnh của ai đó là anh ta không biết cách giữ yên lặng khi ở trong căn phòng của chính mình”. Bây giờ, tôi tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy sự yên bình và hạnh phúc khi thức dậy sớm.

6. Tiết kiệm năng lượng và thời gian đi lại

Không ai thích giờ cao điểm với xe cộ đông đúc và tắc đường, khởi hành sớm có thể cải thiện được phần khó chịu này trong cuộc sống của bạn. Nếu như dậy sớm, bạn có thể thong thả bắt xe bus hay tự lái xe đi làm và tránh được cảnh tắc đường, muộn làm rồi bị sếp mắng. Nếu muốn vận động nhiều hơn một chút, bạn cũng có thể đi xe đạp như tôi đã làm.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 2.

7. Ăn bữa sáng lành mạnh

Khoa học đã khẳng định, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo các nghiên cứu mới nhất, chúng ta nên nạp 15 – 25% năng lượng dành cho cả ngày trong bữa sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, chúng ta thường cảm thấy đói cồn cào trước bữa trưa và có thể không kiểm soát được lượng đồ ăn cũng như tính chất lành mạnh của thực phẩm nạp vào.

Trước đây, tôi luôn dậy sát giờ đi làm vì thế tôi luôn bỏ bữa sáng. Nhưng bây giờ, khi thức dậy vào 5 giờ 30 mỗi ngày, tôi có đủ thời gian không chỉ để chuẩn bị bữa sáng mà còn có thể thong thả thưởng thức nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn, việc đó tốt hơn nhiều so với việc vừa đi vừa ăn hay ăn sáng tại bàn làm việc.

8. Có những giấc ngủ yên bình hơn

Những người có thói quen “cú đêm” thường đi ngủ và thức giấc vào những thời điểm ngẫu nhiên, trong khi những người dậy sớm thường đã thiết lập lịch trình giấc ngủ cho cơ thể. Thói quen ngủ không lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn như mức độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ béo phì…

Khi bắt đầu thói quen dậy sớm, tôi nhận ra rằng cơ thể và đầu óc luôn tỉnh táo, khoan khoái mà không cần phải ngủ liên tục trong 10 – 12 giờ như trước. Thức dậy lúc 5 giờ 30 khiến tôi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ, năng lượng tràn đầy để bắt đầu ngày mới. Một lịch trình ngủ lành mạnh sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và cho bạn một sức khỏe tốt hơn.



Theo Hoài Thu


Thời đại

Vì vậy, phòng bệnh là nhiệm vụ hàng đầu ai cũng phải làm được.

Câu chuyện của cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột chỉ ngay sau khi cưới 3 ngày

Katie Sutterby là giáo viên tại trường tiểu học Maltese Road, ở Chelmsford, Essex, Anh. Trong mắt mọi người, cô hoàn toàn khỏe mạnh, rất thích chạy bộ và tập thể dục.

Cuối tháng 7/2017, cô bắt đầu có các triệu chứng giống như chứng khó tiêu và cô đã mua thuốc uống. Các triệu chứng vẫn tiếp tục tăng lên, bác sĩ nói với cô rằng đó có thể là do sỏi mật nên cô được yêu cầu chụp scan. Mọi việc diễn ra bình thường cho đến một ngày, Katie cảm thấy rất đau đớn và được đưa đến phòng cấp cứu. Ngay ngày hôm sau, kết quả chụp chiếu cho thấy cô bị ung thư ruột và nó đã ở vào giai đoạn cuối, lan tới gan.

Bác sĩ nói cô chỉ còn sống được vài tháng, cùng lắm là 1 năm nữa mà thôi. Bệnh của Katie có thể đã bắt đầu trong một thời gian dài nhưng nó không có bất kì triệu chứng nhận biết đặc biệt nào. Will Arnold, chồng của Katie phải thừa nhận rằng mặc dù Katie đã rất mạnh mẽ nhưng sức khỏe của cô bị đi xuống một cách nhanh chóng. Khi gia đình quyết định bắt đầu hóa trị liệu để thu nhỏ khối ung thư càng nhiều càng tốt thì cô bắt đầu có nhiều triệu chứng thể chất, như chân bị sưng và vàng da. Cô phải uống nhiều thuốc và cả thuốc giảm đau mạnh. Bởi vì cô còn trẻ nên mọi thứ diễn ra nhanh hơn rất nhiều, có thể nói tuổi tác của cô ấy đã chống lại cô ấy.

Rõ ràng là hóa chất sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn nên họ phải ngừng điều trị. Vào thời điểm đó, bác sĩ cho biết rằng cơ hội sống của cô có nhiều khả năng là tính theo tuần chứ không phải theo tháng. Vậy là đến ngày 10/8/2017, Katie và Will Arnold đã quyết định tổ chức lễ cưới. Đáng buồn thay, Katie qua đời ở Farleigh Hospice chỉ sau khi cưới 3 ngày và 5 tuần kể từ khi cô được chẩn đoán ung thư lần đầu tiên.

Trường hợp của Katie là một hồi chuông cảnh báo về ung thư ruột – căn bệnh không chừa một ai và không phải lúc nào cũng có triệu chứng cảnh báo rõ ràng.

Deborah Alsina, CEO của các tổ chức Bowel Cancer UK nói với The Sun: “Mỗi năm gần 42.000 người được chẩn đoán bị ung thư ruột, đây là ung thư phổ biến thứ tư ở Anh. Có một số yếu tố đã biết có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, trong đó có cả những thứ bạn không thể can thiệp được, ví dụ, tuổi tác và di truyền học. Tuy nhiên, thực hiện những thay đổi đơn giản trongchế độ ăn uống và lối sống của bạn có thể giúp ngăn ngừa mắc bệnh ung thư ruột“.

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 1.

Có một số yếu tố đã biết có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, trong đó có cả những thứ bạn không thể can thiệp được, ví dụ, tuổi tác và di truyền học.

Ung thư ruột có thể tấn công ngay cả những người khỏe mạnh nhất nhưng nó cũng hoàn toàn có thể được ngăn chặn bởi những thay đổi trong lối sống. Dưới đây là 6 thay đổi mà các nhân viên y tế tại Tổ chức Cancer Research UK (Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh quôc) đưa ra để khuyến khích mọi người thực hiện nhằm phòng ngừa bệnh ung thư ruột .

1. Ăn nhiều chất xơ hơn

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 2.

Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột theo nhiều cách, trong đó, nổi bật nhất là khả năng làm cho thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng và nhanh hơn.

Trái cây, rau, đậu và đậu lăng là tất cả các nguồn chất xơ tuyệt vời, cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và ngũ cốc.

2. Hạn chế tiêu thụ thịt chế biến và thịt đỏ

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 3.

Tổ chức Beating Bowel Cancer nói rằng có một liên kết mạnh mẽ giữa bệnh ung thư này với một chế độ ăn uống có chứa rất nhiều thịt đỏ và chế biến. Vì vậy, tổ chức này khuyến nghị bạn nên ăn ăn ít hơn 500g thịt đỏ mỗi tuần.

Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, giăm bông và xúc xích là những món ăn khiến bạn có nguy cơ lớn hơn.

Tổ chức nghiên cứu Ung thư Thế giới (World Cancer Research Foundation) nói rằng bạn nên thử thay thịt bò bằng thịt gà hoặc rau quả để hạn chế nguy cơ ung thư này.

3. Ăn nhiều cá

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 4.

Một món ăn thay thế tuyệt vời cho thịt là cá, đặc biệt là các loại dầu như cá hồi, cá thu, cá cơm và cá mòi.

Một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện tại King’s College London cho thấy rằng ăn cá dầu mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột. Nguyên do là vì những loại cá này có nhiều omega 3 và có nhiều đặc tính chống viêm. Thêm vào đó, chúng còn chứa một lượng vitamin D phong phú, giúp kiểm soát ung thư.

4. Uống ít rượu

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 5.

Cắt giảm rượu là một cách rõ ràng nhưng đơn giản để giúp ngăn ngừa ung thư ruột. Theo nghiên cứu của tổ chức Cancer Research UK, nếu không thể cắt bỏ rượu thì bạn nên hạn chế uống càng ít càng tốt. Rượu có liên quan đến 7 loại ung thư khác nhau và khoảng 11% chẩn đoán ung thư ruột được liên kết trực tiếp với rượu, vì vậy, uống rượu càng nhiều càng tốt để giúp ngăn ngừa ung thư.

5. Không hút thuốc lá

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 6.

Hút thuốc không chỉ gây ung thư phổi. Nó gây ra ít nhất 13 loại ung thư khác (kể cả ung thư ruột) cũng như bệnh tim và các bệnh về phổi khác. Các hóa chất trong khói thuốc đi vào máu và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể – và đó là những chất đã được chứng minh là làm tổn thương DNA của cơ thể và dẫn đến ung thư.

Nếu bạn hút thuốc và bạn muốn bỏ thuốc lá, bạn có nhiều khả năng bỏ thuốc lá thành công nếu bạn nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia hơn là âm thầm thực hiện một mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và hỗ trợ quá trình bỏ thuốc lá của mình.

6. Chăm vận động

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 7.

Vận động có nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm cả giảm nguy cơ ung thư ruột . Đó là vì nó giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn, cũng như kiểm soát tình trạng viêm tốt hơn.

Sẽ tốt hơn nếu như bạn luôn chủ động trong các hoạt động hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên dành ra ít nhất 2,5 giờ/tuần (tính ra chỉ khoảng hơn 20 phút/ngày) để thực hiện các hoạt động ở mức vừa phải, ví dụ như đi bộ nhanh. Sau đó, bạn nên nâng mức độ vận động lên, ví dụ như tăng thêm thời gian, chuyển sang chạy bộ…

Bạn càng tích cực vận động, bạn càng nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe và hãy nhớ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Và nếu bạn nhận thấy điều gì đó bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ

Ung thư ruột có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng hơn 8/10 trường hợp được chẩn đoán ở những người từ 60 tuổi trở lên, vì vậy đây là lời khuyên đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi.

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 8.

Khi ung thư ruột được chẩn đoán trong giai đoạn đầu, trước khi nó có thời gian để quá lớn hoặc lan rộng, hơn 9/10 người sẽ sống sót trong ít nhất 5 năm. Nhưng khi nó được phát hiện ở giai đoạn muộn, có thể có ít lựa chọn hơn để chữa trị, vì vậy cơ hội sống sót thấp hơn.

Hãy tỉnh táo để nhận ra những bất thường ở cơ thể bạn cảnh báo nguy cơ bị ung thư ruột, thường là có máu trong phân hoặc có thay đổi trong thói quen đi đại tiện (đi thường xuyên hơn, bị táo bón hoặc đau mỗi lần đi), giảm cân mà không có lý do… Tất cả những thứ này có thể gây ra bởi một thứ gì đó ít nghiêm trọng hơn ung thư ruột, nhưng tốt nhất là nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Nguồn: Mirror/Thesun/Scienceblog



Theo Tr. Thu


HELINO

Dường như mới chỉ hôm qua tôi còn đùa giỡn với bạn bè cái dáng vẻ của mình khi bước qua tuổi 30, vậy mà chớp mắt một cái tôi đã 47 tuổi rồi.

47 tuổi, cái gì cần trải cũng từng trải rồi, cái gọi là đạo lý nhân gian nó cũng đã vô tri vô giác khắc sâu vào tâm trí từ lúc nào không hay. Đến tuổi này, cuộc đời dạy tôi 9 điều sau:

1. Cuộc sống chính là sự cô đơn

Có trưởng thành thì mới ngộ ra rằng, cô đơn chính là trạng thái cơ bản của cuộc sống, mới là giai điệu chủ đạo của cuộc đời.

Không ai có thể đồng cảm với bạn về cách mà bạn nhìn nhận cuộc sống, bạn bè, thậm chí là những người thân bên cạnh cũng không thể. Đừng bao giờ động một chút là nói rằng bạn thất vọng, sẽ không tin tưởng ai nữa, hay suy nghĩ rằng “à, đến lúc này mới hiểu rõ lòng người”.

Đau đớn, buồn bã hay tuyệt vọng, tất cả đều sẽ do bạn một mình chịu đựng. Không ai có thể ở bên cạnh bạn mãi mãi, cũng đừng bao giờ phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. Điều bạn cần làm đó chính là tự mình trở nên mạnh mẽ, trưởng thành, sau đó đấu tranh để trở thành chỗ dựa cho người khác.

Con người đến với thế giới này chỉ có một mình, trưởng thành cũng sẽ chỉ có một mình. Chúng ta ai cũng có cuộc sống của riêng mình, có gia đình và một núi những chuyện lặt vặt hàng ngày cần phải lo toan.

Cuộc sống thực sự cần phải tự mình đi trải nghiệm. Đừng bao giờ trông chờ bất cứ ai có thể thấu hiểu bạn mãi mãi.

Khi bạn cắn răng chịu đựng mọi nỗi vất vả, khi bạn kiên cường vượt qua con đường cô độc đó một mình, bạn sẽ phát hiện ra mọi chuyện thực ra không khó khăn như bạn nghĩ. Đôi khi, cô đơn chính là tiền đề cho một kết quả tốt đẹp sau này.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 1.

2. Càng trưởng thành càng cần phải biết tạo lập thói quen

Càng lớn càng phải biết giữ gìn thói quen. Tạo thói quen và duy trì nó ở tuổi 30 quan trọng hơn việc tạo thói quen ở độ tuổi 20.

Bởi vì khi ở độ tuổi 20, dù chẳng tập luyện gì nhưng vì tuổi còn trẻ nên bạn luôn luôn tràn đầy sức sống, năng nổ, hoạt bát, nhưng khi đã bước vào tuổi 30 thì thứ thay đổi rõ ràng nhất đó chính là vóc dáng. Chỉ cần sơ ý không kiểm soát tốt một chút thì một khi đã phát tướng ra là bạn sẽ không thể kiềm lại được. Và rồi kết quả là một thân hình mà chúng ta hay nói vui đó là “xập xệ”.

Khi còn trẻ, thức đêm là chuyện nhỏ, hôm trước thức đêm, hôm sau vẫn có thể làm việc này việc kia, ngủ một giấc thật say là có thể hồi phục lại tinh thần. Nhưng sau tuổi 30, 40 thì không được như vậy nữa, bạn rất khó có thể cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Một đêm mất ngủ có thể khiến bạn mất đến một tuần nghỉ ngơi để bù lại, tiện thể thì những lần thức đêm như vậy còn mang lại cho bạn combo quầng thâm + da nhợt nhạt, thậm chí là bệnh tật.

Giữ gìn cơ thể, cân bằng tốt giữa làm việc và nghỉ ngơi, bắt buộc phải tạo cho mình một thói quen và kiên trì với nó là điều không dễ dàng gì.

Cái giá của sự tùy tiện thời trẻ bạn hoàn toàn có thể trả, nhưng cái giá cho sự tùy tiện tuổi 30 có thể sẽ khiến bạn phải nuối tiếc cả đời.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 2.

3. Đừng chờ đợi mọi thứ

Lúc trước tôi luôn quan niệm rằng cuộc sống thì cần phải có kế hoạch, cần phải có sự chuẩn bị, mục tiêu luôn phải rõ ràng, nhưng không, sau này tôi hiểu ra rằng cuộc sống là một kịch bản phức tạp, cứ bình thản nghênh đón nó một cách kịp thời, vui vẻ, đó mới là sự an bài tuyệt vời nhất.

Có câu: “mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”, dù có lên kế hoạch chi tiết đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Cũng giống như việc đã lên kế hoạch đi du lịch vào ngày 11 trước đó cả tháng trời nhưng ngày mồng 9 ông xã lại bị bệnh. Cuộc sống là vậy, luôn thích đem đến cho người ta những điều bất ngờ, vậy thì tại sao lại phải lo lắng thay vì vui vẻ đón nhận và tìm hướng giải quyết.

Thích ăn gì đừng chần chừ hãy đến ngay nhà hàng đó, thích bộ quần áo nào hãy lập tức mua, thích một ai đó, hãy dũng cảm tỏ tình.

Cuộc sống không đợi ai cả, và một trong những điểm thú vị nhất của cuộc sống đó là khó lên kế hoạch, con người đôi lúc đừng nghĩ đến những chuyện quá xa vời, muốn làm chuyện gì tuyệt đối đừng bao giờ chờ đợi.

4. Đừng nói gì trước khi mọi thứ được thực hiện

Cuộc sống tồn tại một định luật khá trớ trêu: chỉ cần là chuyện tốt mà được nói ra hay chia sẻ với người khác thì kết quả thường sẽ không tốt, giống như các cụ hay nói: nói trước bước không qua.

Để tránh những tình huống trớ trêu như vậy xảy ra, cách tốt nhất là hãy quản cho tốt cái miệng của mình, chuyện chưa thành thì đừng nói từ “chắc chắn”, đợi đến khi việc đã thành rồi lúc đó mới chia sẻ, công bố với mọi người cũng chưa hề muộn.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 3.

5. Dục vọng sẽ hạn chế hạnh phúc của chúng ta

Có người hỏi Đậu Văn Đào rằng anh ấy hạnh phúc nhất là khi nào, anh trả lời rằng, hạnh phúc là khi không phải người nổi tiếng, khi có bạn cùng phòng, hay mỗi ngày dù phải làm việc cật lực nhưng mỗi khi hoàn thành xong một hạng mục nào đó liền cảm thấy rất có thành tựu.

Càng trưởng thành, mục tiêu ban đầu càng nhiều, ước mơ càng ngày càng lớn thì cũng là lúc lo âu, mất ngủ, buồn bã tìm đến với bạn.

Lúc còn trẻ cái gì cũng không muốn, mỗi ngày đều bị cuốn vào cái gọi là sở thích, thời gian cứ thế trôi qua, ngoảnh mặt nhìn lại mới nhận ra thì ra đó chính là khoảng thời gian chân thực nhất, thoải mái nhất.

Con người từ khi nào đã bắt đầu không còn cảm thấy hạnh phúc nữa? Chính là bắt đầu từ lúc có người chú ý đến bạn, từ lúc bạn cảm thấy mình tồn tại, mình được công nhận, mình có giá trị.

Bạn càng ưu tú thì dục vọng lại càng cao, khi người ta bắt đầu có dục vọng thì sự không vui cũng theo đó mà tìm đến với bạn.

Nhiều người hay hoài niệm về quá khứ nhưng không phải họ hoài niệm về cái cuộc sống nghèo khó trước kia mà chỉ đơn giản là muốn cảm nhận lại cái nội tâm an nhiên, bình thản khi đó. Bớt đi một chút dục vọng, thay vào đó tận hưởng những thứ bình thường nhiều hơn một chút, niềm vui, niềm hạnh phúc của những người bình thường chưa chắc đã ít hơn những người thành công.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 4.

6. Hãy học cách khoan dung, đối xử tốt với người khác

Cuộc sống chẳng qua là sự tổng hợp của mỗi giây, mỗi phút, mỗi đêm, mỗi ngày, tất cả sự may mắn của bạn đều đang ẩn giấu trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Lúc tức giận hãy kiềm chế lại một chút, lúc gặp chuyện không công bằng, hãy bao dung hơn một chút, nhiều khi bỏ qua cho một ai đó cũng là một cách giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.

7. Càng trưởng thành càng phải tò mò

Sự khác biệt lớn nhất giữa người trẻ và người già không nằm ở tuổi tác mà chính là sự nhanh nhẹn, linh hoạt về mặt tinh thần mà biểu hiện rõ nét nhất chính là sự tò mò.

Tò mò làm người ta trẻ hơn, làm người ta cảm nhận được sâu sắc rằng mình vẫn đang tồn tại trên thế giới này.

Có nhiều lúc càng lớn tuổi thì càng cảm thấy không có hứng thú với chuyện gì, hoặc có thể cảm thấy bản thân đã chiêm nghiệm đủ sắc màu cuộc sống, biết thế nào là nhân tình thế thái rồi nên không cảm thấy còn gì thú vị nữa.

Thế giới rộng lớn như vậy, không cần biết tri thức của bạn phong phú đến đâu, bạn cũng cần phải giữ được tính tò mò. Chỉ cần bạn bằng lòng đi xem, đi nghe, đi học hỏi, bằng lòng hỏi nhiều thêm một câu, bằng lòng thử nghiệm những thứ mới mẻ thì tinh thần của bạn mãi mãi không bao giờ già.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 5.

8. Chỉ cần có sở thích thì dù có viển vông đến mấy cũng không sao

Khi trưởng thành, muốn bản thân trở nên vui vẻ thì nhất định phải có một sở thích nào đó.

Sở thích đó không nhất thiết phải vô cùng vĩ đại, nó có thể chỉ đơn giản là chơi bài, đi bộ mỗi ngày hay ngâm mình trong bồn tắm. Sở thích đó không cần nhiều người hiểu, dù nó có chút viển vông, cổ quái cũng không sao cả.

Chỉ cần có chuyện gì đó khiến bạn trong lúc chán nản có thể trở nên vui vẻ hơn, lúc bạn buồn bã có thể khiến tinh thần bạn phấn chấn hơn, lúc bạn sụp đổ thắp sáng hi vọng cho bạn, vậy là đủ rồi.

Giống như chúng ta lúc nào cũng hi vọng cha mẹ sau khi nghỉ hưu có thể đi khiêu vũ, leo núi, chơi thể thao… chỉ cần họ không chỉ ở nhà không có việc gì làm thì việc có chuyện mà họ thích làm đã là rất tốt rồi.

9. Bình thản tiếp nhận mọi thứ

Bình thản tiếp nhận những việc không được như ý muốn, chấp nhận việc mình có lẽ không có gì nổi bật, chấp nhận việc mình không xinh đẹp, không thông minh hay không may mắn, chấp nhận sự thật mà không phải lúc nào cũng dễ dàng tiếp nhận.

Nhiều khi chúng ta luôn cảm thấy lo âu, vướng mắc, đó là bởi vì chúng ta không chịu chấp nhận hiện thực, không chịu chấp nhận rằng người mà chúng ta không thích lại giỏi hơn chúng ta.

Chấp nhận thất bại, thừa nhận cuộc sống của mình không hoàn hảo, đây cũng là một loại dũng khí, hơn hết nó khiến bạn trở nên nhẹ nhõm, thoải mái hơn.

Hãy nhớ rằng, sự dũng cảm lớn nhất của cuộc đời đó chính là chấp nhận.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Có rất nhiều thói quen tốt được nhắc đi nhắc lại mỗi lần nhưng ở đây, tôi muốn nói đến những thói quen có tính khái quát hơn để bạn tự định hướng cuộc sống:

Quyết tâm theo đuổi mục đích

Trong nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học lâm sàng, khoảng 54% những người thể hiện quyết tâm thay đổi cuộc sống không kéo dài quyết tâm đó được quá 6 tháng. Và trung bình chúng ta thực hiện điều đó tới 10 lần mà chẳng đạt được thành công.

Biết mình cần làm gì không phải là vấn đề . Vấn đề thực sự là phải quyết tâm thực hiện nó! Nhiều người trong số chúng ta không biết cách để duy trì những thói quen tốt để thay đổi chất lượng cuộc sống. Bí quyết nằm ở: Sự kiên định, Nhất quán và Kiên trì.

Để tạo ra được những thói quen tốt buộc bạn phải có được mục tiêu và sự kiên trì một cách nhất quán, đủ để chúng trở nên quen thuộc đến không thể thiếu. Đây cũng là kỹ năng khó nhất mà William James – triết gia, nhà tâm lý học nổi tiếng nước Mỹ từng chia sẻ.

Dành những giờ đầu tiên của một ngày cho những việc làm đem lại giá trị cao

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 1.

Đừng bắt tay vào làm việc khi bạn chưa biết hôm nay mình cần làm được gì. Hãy lên kế hoạch và ngay lập tức bắt tay vào làm việc, bạn sẽ cảm thấy một dòng chảy nhiệt huyết đang tuôn trào. Và bởi thế, hãy đảm bảo việc đầu tiên bạn bắt tay vào làm là công việc đem lại giá trị cao nhất trong ngày đó.

Những công việc lặt vặt như kiểm tra thông báo hay trả lời email thực sự sẽ khiến bạn bị xao nhãng và mất tập trung vào điều quan trọng nhất. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, một người mất trung bình 23 phút để tập trung trở lại sau một sự gián đoạn nhỏ. Vì thế, hãy dồn hết tâm sức cho những công việc quan trọng vào đầu ngày và để dành những công việc nhỏ hơn vào cuối ngày, đồng thời nghỉ xả hơi sau ngày dài căng thẳng.

Tập trung cho một việc duy nhất

Thời đại công nghệ đem đến rất nhiều sự quấy nhiễu, khiến bạn mất tập trung. Nếu bạn thực sự phải hoàn thành một công việc quan trọng nào đó, hãy cho nó một hạn mức về thời gian cụ thể và đẩy bản thân vào áp lực hoàn thành, để tâm trí không “dạo chơi” ở những mẩu quảng cáo hay những đoạn phim ngắn lướt qua trên mạng xã hội.

Bạn có thể thử kỹ thuật Pomodoro để cải thiện khả năng tập trung giải quyết vấn đề một cách gọn gàng. Kỹ thuật này khuyên bạn nên tập trung cao độ vào 1 việc trong khoảng 30 phút, nghỉ 5 phút rồi lại quay lại công việc hoặc bắt đầu công việc mới. Và nên nhớ, chỉ cho đôi tay, đôi mắt nghỉ ngơi thôi chứ không phải là tranh thủ lướt web, lên MXH tán gẫu đâu nhé.

Học – Học nữa – Học mãi

Một trong những cách tốt nhất để nâng cao khả năng, từ đó thay đổi cuộc sống là tích lũy kiến thức. Bạn có thể vẫn còn đi học hay đã ra trường, bạn có thể học ở thư viện hay quán cà phê… miễn là bạn thực sự quan tâm đến những gì mình đang trau dồi và tận dụng tối đa thời gian để học tập.

Những người biết dành thời gian và sự kiên trì để tự trau dồi kiến thức chính là những người được giáo dục thực sự trên thế giới này. Hãy nhìn vào những doanh nhân, học giả nổi tiếng hay nhân vật lịch sử nào đó, bạn sẽ nhận thấy dù họ có qua các trường lớp đào tạo chính quy hay không thì họ vẫn là những sản phẩm thành công của việc tự học liên tục.

Học tập suốt đời là cách giải đáp mọi câu hỏi trong cuộc sống. Bạn không cần phải biết hết mọi thứ, hãy tìm lấy thứ khiến bạn hứng thú và bắt đầu tìm hiểu. Tìm các blog, trang web hay khóa học trực tuyến để mở rộng chân trời kiến thức của bạn, bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.

Sử dụng tư duy đường vòng để giải quyết vấn đề

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 2.

Điều này có nghĩa là, hãy đặt vấn đề ở một góc độ khác để đưa ra cách giải quyết ổn thỏa nhất. Với cách nhìn nhận này, mỗi việc đều có nhiều cách giải quyết mà bạn không thể tưởng tượng được hết. Chúng là cách nghĩ phá vỡ những quy tắc ngầm hiểu, giải thoát bạn khỏi những điều nhàm chán và dậm chân tại chỗ.

Hãy phá vỡ tư duy thẳng đứng mà tìm hiểu vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, tin tưởng vào những kết quả độc đáo sẽ xảy đến…

Dành 5 phút mỗi ngày để thực hành chánh niệm

Chánh niệm là khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định trong hiện tại. Chánh niệm không phải là thiền định, cũng không cần phải làm vào mỗi sáng sớm. Mỗi ngày, bạn đều có thể thực hành chánh niệm bất cứ lúc nào và chỉ cần 5 phút vỏn vẹn để thấy những thay đổi trong tâm trí.

Chánh niệm giúp bạn bình tâm hơn, quên đi quá khứ và ngừng lo lắng về tương lai. Nó sẽ giúp bạn mở ra những nguồn thông tin phong phú mà chúng ta đã bỏ lỡ – thứ có thể giúp bạn thoát khỏi những vòng xoáy xô bồ và lựa chọn được những quyết định đúng đắn hơn.

Đọc sách mỗi ngày

Nếu bạn chưa biết thì đọc sách là các để não bộ hoạt động tích cực hơn, là bài tập thể dục cho tâm trí. Con người mới chỉ phát minh ra việc đọc vào khoảng vài ngàn năm trước đây. Và với phát minh này, chúng ta sắp xếp lại chính tổ chức bộ não của chúng ta, từ đó mở rộng cách để tư duy và tiến hóa trí tuệ giống loài. Não bộ có một khả năng liên kết phi thường mà đọc là nhân tố để kết nối các cấu trúc và khiến não hoạt động hiệu quả nhất. Không giống các phương tiện truyền thông hiện đại, đọc cho chúng ta thời gian để suy nghĩ , xử lý và tưởng tượng câu chuyện từ chính những kinh nghiệm sống mỗi ngày.

Đọc cũng cần có sự kiên nhẫn, siêng năng và quyết tâm cao độ. Nhưng có được thói quen này, chúng ta không những có được một nguồn kiến thức vô tận mà còn sống được khỏe mạnh, lâu dài hơn.

Tìm hiểu nhiều hơn về thế giới

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 3.

Mỗi một công việc, một miền đất, một nền văn hóa… đều có những điểm riêng khác biệt mà bạn không thể nào biết hết. Dù bạn có học hành giỏi giang đến đâu thì tất cả cũng chỉ như “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi, miệng giếng của bạn có thể to rộng nhưng bầu trời thì là vô tận.

Bởi thế, nếu có cơ hội, đừng ngại tìm hiểu các nền văn hóa, ngôn ngữ hay những ý tưởng mới. Hãy cởi mở với các cuộc thảo luận, không ngại chia sẻ quan điểm của bạn. Bạn sẽ học được rất nhiều điều đặc biệt.

Nghỉ ngơi để khôi phục tinh thần

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 4.

Khi bạn đã học quá nhiều, đã làm quá chăm chỉ, điều còn lại duy nhất đôi khi chỉ là một ngày nghỉ ngơi. Né tránh những thông báo, những lời nhắc nhở để tắt điện thoại, tắt email không phải là xấu, nếu bạn thực sự cần một khoảng thời gian trống rỗng.

Hoặc đôi khi, cuộc sống khiến bạn mệt mỏi đến mức muốn buông tay. Lúc đó, bạn có thể thay đổi môi trường, phong cách, thói quen… để vượt ra khỏi những điều bình thường. Dậy sớm 15 phút để đi bộ vài vòng hay ngồi thiền hoàn toàn là một việc nên làm khi bạn cảm thấy quá nặng nề trong đầu óc.

Nghỉ ngơi không hoàn toàn là thư giãn tại một bãi biển đầy nắng. Đó là cách nói cho việc bạn nên tìm sự tươi mới, thậm chí ngớ ngẩn nhưng có thể mang lại năng lượng mới cho cuộc sống.



Theo Hoài Thu


Trí thức trẻ

1. Phải biết quý trọng con người bạn hơn hết mọi sự. Trở thành ông chủ đất hay sở hữu một hai ngôi nhà thì chưa có gì đáng nói. Một người có tiền cũng chỉ như một anh hề. Việc phát triển tài sản phải đi đôi với phát triển cá tính. Khi đã giàu có, bạn phải biết dùng một phần tiền của để phát triển bản thân.

 Bạn hãy đi du lịch, hãy đọc những tác phẩm văn chương, hãy giao du với những nhân vật trọng yếu, hãy dành nhiều thời gian để học hỏi, để tư duy, để suy nghĩ,… Chớ để của cải và tiền bạc chi phối và sai khiến con người bạn.

3. Bạn không phải là một món đồ trong thế giới vật chất. Bạn là một tinh thần trong thế giới tinh thần. Mỗi công việc kinh doanh đều nảy sinh từ khối óc và khối óc là trụ sở của tinh thần. Tư tưởng ở trên hết mọi sự. Con người là tư tưởng hoá thân. Tất cả phát minh đều bắt đầu từ những ý tưởng thuần tuý. 

Chúng ta đều là những tinh thần chứa đựng trong cái xác phàm. Tất cả chúng ta đều là những mảnh vụn của một khối tư tưởng lớn. Nhờ khoa học, chúng ta được biết điều đó. Trong chúng ta luôn có gốc rễ của một nguồn lực sáng tạo. Bạn nên biết quý trọng con người mình. Bạn là một phần của tạo hoá.

4. Phải phát triển con người bạn đến tột độ. Phải đặt việc phát triển cá tính bạn lên trên hết. Con người bạn tràn trề khả năng. Lúc thiếu thời, không ai biết rõ bản tính của mình. Bạn phải phát triển nó, không nên phí thời giờ làm một công việc dễ dàng. Làm việc theo cách hủ bại là kẻ thù nguy hiểm nhất với chính bạn bơi nó cản trở và kìm hãm sự phát triển con người bạn. 

Khối óc không phát triển là một sự phí phạm. Phí phạm đó còn nguy hại hơn mọi sự phí phạm khác. Bạn phải biết dẹp bỏ mọi chướng ngại vật trên đường tiến. Trong mắt bạn, không có gì quan trọng bằng cá tính của chính mình.

5. Khoảnh khắc quý nhất trong cuộc đời bạn là những thời giờ nhàn rỗi. Tương lai tuỳ thuộc cách sử dụng thời giờ nhàn rỗi hơn là những gì bạn làm trong giờ làm việc. Đó cũng là một cách thử nghiệm xem bạn có thật sự quyết tâm xây dựng một tương lai xán lạn cho mình hay không? 

Một quy tắc ý nghĩa là: dùng một nửa thời giờ nhàn rỗi để giải trí, để nghỉ ngơi, còn một nửa để phát triển cá tính của mình. Bạn có thể cải thiện bản thân, có thể tập luyện những kỹ năng để thăng tiến nếu biết sử dụng khôn ngoan khoảng thời gian rảnh rỗi vào buổi tối và trong những ngày nghỉ.

10 lời khuyên giúp bản thân tốt hơn nhưng hiếm người nói với bạn - Ảnh 1.

6. Bạn nên dùng một nửa thời giờ nhàn rỗi để học hỏi, hoàn thiện con người bạn, còn một nửa để giải trí và tham gia đời sống xã hội. Cùng lúc, bạn phải phát triển những khả năng tinh thần và xã hội. Sau này, địa vị xã hội của bạn sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào cách sử dụng thời gian rảnh rỗi ấy. Những gì bạn thực hiện trong lúc hoàn toàn làm chủ sẽ chứng minh giá trị con người bạn. 

Nếu dùng thời gian tự do này để chơi bời, hoặc để ăn không ngồi rồi thì bạn sẽ chìm đắm vào đám đông xoàng xĩnh. Bạn phải có một “thú vui” riêng, làm một công việc nào đó, điều đó sẽ bắt buộc khối óc bạn phải hoạt động.

7. Bạn nên có thói quen tự đánh giá mình. Bạn có tài trong lĩnh vực nào? Bạn đã thất bại trong những việc gì? Học vấn bạn ra sao? Và quan trọng hơn: cách bạn thi thố trên “sân vận động” thế nào? Cách bạn đối xử với bạn bè ra sao? Bạn thích làm công việc gì? Bạn có “thú vui riêng” nào? Bạn điều khiển cuộc đời hay thả nó trôi theo dòng nước? Những cố gắng của bạn nhằm mục đích gì? Bạn có biết những tật xấu, khí chất và tính tình bạn không? Bạn có thể nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

8. Bạn phải biết tận dụng tất cả những lợi thế của mình. Những lợi thế ấy có thể là: hoàn cảnh, nguồn gốc, thân thế, gia cảnh, cá tính, những hiểu biết chuyên môn, tính khí, tinh thần đắc lực, bề giao du,… Mọi người đều có đối thủ nhưng bất kể chuyện gì bạn cũng nên cố gắng làm tốt hơn người khác, nhất là trong công việc kinh doanh. Bạn phải hơn người khác ít ra ở một điểm nào đó. 

Trong kinh doanh, bạn phải trội hơn đối phương ở một vài khía cạnh. Muốn được vậy, bạn phải luôn luôn tự hỏi: “Có cách nào để cải thiện công việc kinh doanh của tôi không?” Bạn phải biết dùng tất cả vốn liếng: tiền bạc, hàng hoá, tài sản, bạn bè, khả năng, tri thức và kinh nghiệm.

9. Bạn phải biết tập trung vào một điểm chính. Cuộc đời sẽ tiêu tan nếu bạn mãi chạy theo một nghề thích hợp nhưng hão huyền. Bạn phải luôn luôn đi tìm tất cả những gì có thể giúp bản thân thể hiện hết khả năng. Nếu không quan tâm đến công việc, bạn sẽ thất bại và khốn đốn. Có thể ví bạn như một quân cờ. Bạn phải biết tìm chỗ nào thích ứng để đặt mình vào đó. Phải nghiên cứu tính cách cũng như con người của bạn rồi chọn lựa kỹ lưỡng công việc thích hợp.

10. Dù làm việc gì, cũng phải cố gắng làm hơn điều mà người ta mong chờ ở bạn. Đó là bước đầu để tiến đến một sự nghiệp lớn. Đó là một cách hay nhất làm cho người ta chú ý, để mau thăng tiến, để tỏ ra bạn đủ sức làm công việc được giao phó. Bạn phải biết làm tốt hơn nhiệm vụ mà người khác giao phó. 

Không nên thu nhỏ nhiệm vụ được giao mà ngược lại phải mở rộng ra, phát triển nó. Phải làm việc như một người tự do, có nhiều cao vọng, đừng làm việc như một kẻ nô lệ. Phải biết “cho” nhiều hơn “nhận”.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ

Đây chính là 10 thói quen mà những người làm việc để đạt được những mục tiêu như tự do tài chính hay nghỉ hưu sớm đã thiết lập và luôn duy trì:

1. Tự động hóa tài chính

Triệu phú tự thân Chris Reining vượt ngưỡng 1 triệu USD ở tuổi 35 và về hưu ở tuổi 37. Ông thành công chủ yếu nhờ vào một thói quen đơn giản: Ông tự động hóa tài chính của mình.

Việc tự động hóa tài chính như lập một tài khoản tự động không chỉ giúp bạn trở nên giàu có mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng tinh thần. Ông chia sẻ: “Tôi đã tự động hóa tiền bạc của mình từ nhiều năm trước, và lợi ích nhận được là tôi không phải đưa ra quyết định về việc tôi nên để tiền của mình ở đâu, tôi nên đầu tư bao nhiêu, tôi có thể chi tiêu cái gì, tôi có đủ tiền tiết kiệm chưa…”.

2. Tập trung vào kiếm tiền

Triệu phú tự thân Grant Cardone, người đã ngập trong nợ nần trước khi đạt đến bảy con số, cho hay: “Bạn sẽ không thể làm giàu mà không có nhiều dòng thu nhập khác nhau. Điều đó bắt đầu bằng thu nhập bạn hiện có. Hãy tăng nguồn thu nhập đó và bắt đầu tìm thêm cả những nguồn thu nhập khác nữa.”

Rèn ngay 10 thói quen này nếu muốn trở thành triệu phú: Đơn giản đến không tưởng nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 1.

Phát triển nhiều dòng thu nhập có thể là một bên bắt đầu hối hả, tất bật hơn, tạo ra nguồn thu nhập thụ động hoặc một bên lại chọn một công việc trả mức lương cao.

3. Kết giao với những người thành công

Cộng đồng hay nhóm mà bạn tham gia vào có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, nó có thể ảnh hưởng tới giá trị thực của bạn. Steve Siebold, triệu phú tự thân và tác giả cuốn sách “How rich people think” nói: “Trong hầu hết các trường hợp, giá trị thực của bạn phản ánh trình độ của những người bạn thân nhất của bạn. … Chúng ta sẽ trở nên giống người mà chúng ta kết giao và đó là lý do tại sao những người chiến thắng luôn bị thu hút bởi những người chiến thắng.”

4. Nghĩ lớn hơn

Keith Cameron Smith, tác giả của “Top 10 sự khác biệt giữa các triệu phú và tầng lớp trung lưu” chia sẻ: “Triệu phú là những người sáng tạo. Họ luôn dành thời gian suy nghĩ về những ý tưởng mới.”

Trong khi mọi người còn nói về xe hơi và phim ảnh, những triệu phú đã sở hữu các công ty xe hơi và sản xuất phim. Họ hiểu rằng “những ý tưởng là tài sản quý giá nhất trên thế giới”, Smith nói.

5. Đầu tư

“Đầu tư tiền bạc là cách giúp bạn trở nên siêu giàu. Lý do tiết kiệm tiền duy nhất là để một ngày nào đó bạn đem số tiền đó đi đầu tư,” Cardone nói. Trên thực tế, số tiền bạn tiết kiệm và đầu tư có thể quan trọng hơn cả mức lương của bạn.

Chuyên gia tài chính cá nhân Ramit Sethi viết trong cuốn “I will teach you to be rich”: “Trung bình, các triệu phú đầu tư 20% thu nhập của gia đình họ mỗi năm. Sự giàu có của họ không được đánh giá bằng số tiền họ kiếm được mỗi năm, mà bằng việc họ đã tiết kiệm và đầu tư như thế nào theo thời gian. “

6. Lập kế hoạch

“So với những người không có một lịch trình thực sự nào, những người duy trì cả lịch công tác và danh sách công việc phải làm có 289% khả năng trở thành triệu phú,” Bell vết. Ông cũng thấy rằng những người thành công luôn “có cái nhìn sáng suốt và sự hiểu biết sâu sắc” về mọi việc.

Tỷ phú tự thân Bill Gates và Richard Branson là những người luôn viết ghi chú. Branson nói: “Bạn ghi chú theo cách nào không quan trong, quan trọng là bạn có làm điều đó. Khi cảm hứng trào dâng, bạn phải nắm bắt nó.”

7. Thức dậy sớm hơn

Những người giàu nhất, thành công nhất có xu hướng bắt đầu một ngày vào lúc bình minh, hoặc thậm chí là sớm hơn.

Trong một nghiên cứu kéo dài 5 năm về 177 triệu phú tự thân, tác giả Thomas C. Corley phát hiện ra rằng gần 50 phần trăm trong số họ thức dậy sớm hơn ít nhất ba giờ trước khi ngày làm việc của họ bắt đầu.

Rèn ngay 10 thói quen này nếu muốn trở thành triệu phú: Đơn giản đến không tưởng nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 2.

Đây là một chiến lược có thể giúp bạn đối phó với những tình huống gây gián đoạn khó tránh khỏi như một cuộc họp diễn ra quá lâu. Áp dụng chiến lược này, dù rơi vào những tình hống như vậy, bạn vẫn có thời gian để hoàn thành mọi việc bạn đã đặt ra.

Corley viết trong cuốn sách “Change your habits, change your life” của mình : ” Thức dậy lúc 5 giờ sáng để giải quyết ba điều hàng đầu bạn muốn hoàn thành trong ngày cho phép bạn lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Nó mang lại cho bạn cảm giác tự tin rằng bạn thực sự điều khiển cuộc sống của chính bạn.”

8. Đặt ra những mục tiêu kiếm tiền cụ thể

Triệu phú tự thân T. Harv Eker viết trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind” của ông: “Lý do hàng đầu khiến hầu hết mọi người không đạt được những điều họ muốn là họ không biết họ muốn cái gì.” Nếu bạn muốn làm giàu, bạn phải có một mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể và đặt ra những thời hạn nghiêm khắc.

Và khi bạn đang đặt mục tiêu, đừng ngại nghĩ lớn. Người giàu thường đặt ra những kỳ vọng cao và sẵn sàng đối mặt với bất cừ thách thức nào. Siebold nói: “Không ai có thể trở nên giàu có, đồng thời nuôi dưỡng và biến ước mơ của họ thành sự thực mà không ôm ấp những hy vọng, hoài bão lớn.”

9. Ưu tiên trả hết nợ

Kevin O’Leary, một nhà đầu tư trên “Shark Tank” của đài ABC chia sẻ rằng khi bạn còn trẻ, bạn có thể kiếm tiền dễ dàng hơn. Vì vậy, hãy kiếm tiền ngay bây giờ và trả hết các khoản vay của bạn để tới khoảng 45 tuổi, bạn sẽ không còn nợ nần, thâm chí không còn khoản thế chấp nào nữa.

Rèn ngay 10 thói quen này nếu muốn trở thành triệu phú: Đơn giản đến không tưởng nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 3.

Triệu phú tự thân – tác giả David Bach đồng ý với quan điểm này. Ông chia sẻ với CNBC Make It: “Tôi có thể nói với bạn, tôi là cố vấn tài chính tại Morgan Stanley, các khách hàng của tôi nghỉ hưu vào lúc 50 tuổi và điều bí mật ở đây là: Họ đã sớm trả hết các khoản thế chấp của họ.”

10. Hãy tập thoải mái với những điều khiến mình khó chịu, bực bội

Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc vượt lên trong cuộc sống, bạn phải sẵn sàng bước ra ngoài vùng thoải mái của bản thân.

Điều này bao gồm cả việc thương lượng về tiền lương của bạn. Đó là một trong những cách đơn giản nhất để tăng thu nhập tiềm năng của bạn. Những người yêu cầu mức lương cao hơn thì thường sẽ đạt được đúng mức lương mong muốn nhưng hầu hết mọi người đều không thử làm như vậy.

Việc thương lượng có thể là một cách kinh doanh khôn ngoan, nhưng việc không được nhận được số tiền xứng đáng với những gì bạn bỏ ra chính là sự khác biệt giữa một cuộc sống trung bình và một cuộc sống giàu có.

Sau tất cả, đúng như triệu phú tự thân Grant Sabatier đã nói, “Điều đầu tiên sẽ quyết định tiềm năng thu nhập trong tương lai của bạn và giúp bạn có 1 triệu USD nhanh nhất là số tiền bạn đang kiếm được ngày hôm nay.” Vì vậy đừng ngại ngần mà hãy biết thương lương về mức lương của bạn nếu cảm thấy nó không xứng với công sức bạn bỏ ra.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Theo khoa học, đây chính là 7 thói quen nhỏ sẽ tiết lộ nhiều điều thú vị về tính cách, bản chất con người bạn, cũng như của đối phương nếu bạn tinh ý trong khi đánh giá họ:

1. Cách chụp ảnh tự sướng

Trong những năm gần đây, chụp ảnh tự sướng dường như đã trở thành một hiện tượng. Chỉ cần có cơ hội, ngay lập tức chúng ta sẽ quay camera về phía mình và chụp ảnh.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Singapore, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu một nhóm gồm 123 người thường xuyên chụp ảnh tự sướng chia sẻ những bức ảnh của họ. Sau đó, những người này sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi về tính cách.

7 thói quen nhỏ tiết lộ tính cách và bản chất của con người, giúp bạn khám phá bản thân và “đọc vị” được đối phương - Ảnh 1.

Từ đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người mím môi lại với nhau, một biểu hiện trên khuôn mặt được gọi là “duck face” (mặt vịt), ít ổn định về mặt tinh thần.

Những người làm mờ nơi họ chụp ảnh tự sướng lại quan tâm nhiều hơn đến quyền riêng tư của họ và có nhận thức cao về các vấn đề bảo mật.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy những người cười khi chụp ảnh tự sướng là những người dễ tiếp thu những kinh nghiệm mới nhất. Trong khi đó, những người cầm máy ảnh ở góc thấp thường là những người khiến chúng ta cảm thấy thoải mái nhất khi nói chuyện cùng.

2. Hương vị yêu thích

Nhiều người trong chúng ta thích uống một tách cà phê vào buổi sáng, nhâm nhi rượu, uống bia khi ra ngoài, hoặc thậm chí ăn củ cải như một phần của chế độ ăn uống hàng ngày. Khoa học đã chỉ ra hương vị bạn yêu thích sẽ tiết lộ ít nhiều về tính cách, con người bạn.

Theo một nghiên cứu năm 2015 được đăng trên tạp chí quốc tế Appetite, những ai thích vị đắng và chua như vị các loại đồ ăn, đồ uống ở trên nhiều khả năng có những hành vi không phải là thói quen tự nhiên. Những hành vi này đôi khi được coi là trạng thái thần kinh không ổn định (Psychopathic) hoặc tự yêu mình.

Trái lại, những người thêm đường hoặc kem vào cà phê và thường thích hương vị ngọt ngào hơn, có xu hướng thận trọng, chu đáo và dịu dàng hơn những người khác.

3. Thể loại âm nhạc bạn yêu thích

Âm nhạc mang lại cho chúng ta sự thư thái và giúp chúng ta thư giãn. Do đó, việc âm nhạc tiết lộ cá tính của chúng ta là một việc thú vị nhưng không quá bất ngờ.

Một nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Tâm lý học ứng dụng của Đại học Edinburgh, Scotland, đã chỉ ra mối tương quan tích cực đã giữa thể loại âm nhạc ưa thích và một số đặc điểm nổi bật ở con người: Những người yêu thích opera và nhạc cổ điển là những người tự tin và sáng tạo nhưng lại trầm tĩnh, hướng nội. Những người yêu thích nhạc Jazz, Soul và Blues thì tự tin, hòa đồng, bình tĩnh, nhẹ nhàng và sáng tạo.

7 thói quen nhỏ tiết lộ tính cách và bản chất của con người, giúp bạn khám phá bản thân và “đọc vị” được đối phương - Ảnh 2.

Những người yêu nhạc Reggae lại tự tin, thân thiện, bình tĩnh, nhẹ nhàng và sáng tạo nhưng thiếu sự chuyên cần trong khi những người thích nhạc Indie có sự tự tin thấp và thiếu siêng năng, nóng nảy nhưng sáng tạo.

Bên cạnh đó, người hâm mộ nhạc Pop là những người tự tin, cần cù, thân thiện, bình tĩnh, nhẹ nhàng nhưng không sáng tạo. Những người yêu nhạc Rap lại tự tin và thân thiện, còn những người yêu thích Rock và Metal thì có sự tự tin cao, hướng nội, bình tĩnh, nhẹ nhàng và sáng tạo nhưng thiếu quyết đoán.

4. Cách đặt cuộn giấy vệ sinh trên giá treo giấy vệ sinh

Có vẻ như việc để giấy vệ sinh như thế nào trên giá treo giấy trong phòng tắm là một việc không quan trọng nhưng trên thực tế, nó lại thể hiện nhiều điều về chúng ta – những điều mà chúng ta không hề nghĩ tới.

Tiến sĩ Gilda Carle, một nhà tâm lý học nổi tiếng với danh hiệu “Cố vấn hôn nhân cho các ngôi sao”, đã xem xét thói quen đặt giấy vệ sinh của 2.000 người (cả đàn ông và phụ nữ) và yêu cầu họ trả lời bảng câu hỏi về mức độ quyết đoán trong mối quan hệ lãng mạn của họ.

7 thói quen nhỏ tiết lộ tính cách và bản chất của con người, giúp bạn khám phá bản thân và “đọc vị” được đối phương - Ảnh 3.

Kết quả, những người cuộn giấy lên trên (để phần đầu rút giấy ra xa tường) là những người có xu hướng quyết đoán hơn và thường là lãnh đạo, dẫn đầu trong mối quan hệ của họ.

Trong khi đó, những người cuộn giấy xuống dưới (để phần đầu rút giấy gần tường) lại thường là người phục tùng, ngoan ngoãn và là những người không có sở thích giảm nhẹ các xung đột, mâu thuẫn.

5. Phong cách viết email

Trong thập kỷ qua, phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng. Email, tin nhắn văn bản, Whatsapping và ngày càng nhiều phương tiện giao tiếp giữa các cá nhân khác không dựa trên cuộc đối thoại trực tiếp. Thay vào đó là thư tín kỹ thuật số.

Có những người nghĩ việc thể hiện cảm xúc của bản thân và đọc vị cảm xúc của người khác sẽ trở nên khó khăn hơn khi sử dụng những phương tiện này. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Tiến sĩ Tomas Chamorro-Permuzic lại đưa ra lập luận trái ngược.

Ông cho hay những người viết về những điều vui vẻ như âm nhạc, các bữa tiệc trong email của mình thường là người hướng ngoại. Trong khi đó, những ai dùng những từ ngữ tiêu cực như “chán nản” hay “tức giận” trong email và nói về bản thân liên tục với các từ “tôi”, “bản thân”, “ích kỷ” có xu hướng tự yêu mình.

6. Địa điểm lựa chọn để tận hưởng những kỳ nghỉ

Kỳ nghỉ chắc chắn là một điều vui vẻ và thú vị mà ai cũng mong đợi. Rũ sạch mọi thứ ra khỏi đầu, thoát khỏi thực tế hàng ngày một thời gian và chỉ nghỉ ngơi mà thôi – đây hẳn là những việc mà tất cả chúng ta đều yêu thích. Và điều quan trọng ở đây là điểm đến bạn chọn sẽ tiết lộ phần nào con người bạn.

Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Virginia vào năm 2015, những người thích nghỉ lễ ở một nơi khép kín và cô lập hơn như trong rừng hoặc hòa mình vào thiên nhiên thì thường hướng nội hơn.

Trong khi đó, những người thích tận hưởng kỳ nghỉ của mình trong một môi trường rộng mở và xã hội hơn, ví dụ như gần những bãi biển nhộn nhịp, đông đúc lại cởi mở và hướng ngoại hơn.

7. Cách thể hiện sự căng thẳng, lo lắng

7 thói quen nhỏ tiết lộ tính cách và bản chất của con người, giúp bạn khám phá bản thân và “đọc vị” được đối phương - Ảnh 4.

Khi lo lắng, bồn chồn, mỗi người lại có một cách thể hiện sự lo lắng khác nhau và chính những hành động đó sẽ chỉ ra những tính cách của chúng ta. Các hành vi như cắn móng tay, gãi mặt, tay…, hoặc dứt tóc cho thấy mong muốn về sự hoàn hảo, một nét tính cách được gọi là cầu toàn.

Trong một nghiên cứu được tiến hành ở Montreal (Canada) vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã khảo sát một nhóm người đang ở trong các tình huống căng thẳng, bực bội, nhàm chán hoặc bình tĩnh.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người có mức độ cầu toàn cao nhất sẽ thể hiện các trạng thái về thần kinh, có các hành vi thể hiện sự lo lắng, đặc biệt là trong các tình huống căng thẳng, bực bội hoặc nhàm chán.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế