Tag

thất bại

Browsing

Tìm kiếm bước đột phá

Mỗi khó khăn lớn mà bạn gặp phải trong đời cũng giống như một ngã rẽ trên con đường. Bạn sẽ quyết định đi con đường nào, tiến đến thành công hay thất bại? Dick Bigg, một tư vấn viên, người giúp các công ty Fortune 500 tăng lợi nhuận và năng suất viết rằng, tất cả mọi người đều có những trải nghiệm cay đắng; và kết quả, một số ít chấp nhận tâm lý “buông xuôi”.

Một trong những người thầy dạy bạn bài học về lòng can đảm là những bước ngoặt quan trọng trong đời bạn. Hãy hy vọng mình sẽ trải qua ba đến chín bước ngoặt hay “những thay đổi to lớn” trong cuộc đời. Chúng có thể là những trải nghiệm hạnh phúc hay cũng có thể là những khoảng thời gian bế tắc như: thất nghiệp, ly dị, khủng hoảng tài chính, bệnh tật hay sự ra đi của những người mình yêu thương. 

Những bước ngoặt có thể đem đến lòng can đảm – khả năng nhìn nhận những thay đổi to lớn trong cuộc đời bạn và hãy để thời gian xoa dịu mọi vết thương. Bằng những gì học được qua các bước ngoặt, bạn có thể phát triển tới một trình độ cao hơn trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Nếu bạn từng bị tổn thương, hãy nhìn nhận nỗi đau ấy và hãy đau buồn vì những tổn thất bạn phải chịu. Sau đó hãy tha thứ cho những người có liên quan – gồm cả chính bạn. Điều này sẽ giúp bạn tiếp tục cuộc hành trình. Hãy nghĩ rằng, ngày hôm nay có thể là ngày bạn biến đau thương trong quá khứ thành bước đột phá của tương lai.

Hãy để thất bại dẫn dắt bạn tới thành công

Oliver Goldsmith sinh ra trong những năm 1700 và là con trai của một nhà thuyết pháp nghèo ở Ireland. Ông không phải là một học sinh xuất sắc. Thậm chí, ông còn bị liệt vào danh sách những học sinh “chậm tiến”. Nhưng cuối cùng, Goldsmith cũng có được tấm bằng đại học dù ông xếp ở cuối lớp. 

Ông không rõ mình muốn làm gì. Ban đầu ông cố trở thành một người thuyết pháp như cha mình, nhưng công việc này không phù hợp với ông. Sau đó, ông chuyển sang nghề luật nhưng cũng không mấy thành công. Rồi ông làm nghề y, nhưng cũng chỉ là một bác sỹ thờ ơ và không mấy hứng thú với công việc của mình. Ông đã làm vài công việc nhưng đều chỉ trong một thời gian ngắn. Goldsmith sống trong đói nghèo (đã có lần ông phải cầm cố quần áo của mình để mua thức ăn) và thường xuyên đau ốm.

Có vẻ Goldsmith sẽ không bao giờ tìm được đường đi. Nhưng rồi ông nhận thấy mình thật sự say mê và có năng khiếu viết văn cũng như dịch thuật. Ban đầu, ông làm công việc này ở tờ Fleet Street. Sau đó, ông bắt đầu viết những tác phẩm lấy cảm hứng từ những gì ông say mê. Ông củng cố danh tiếng tiểu thuyết gia của mình bằng tác phẩm The Vicar of Wakefield (Vị mục sư tại Wakefield), hay như một nhà thơ với bài The Deserted Village (Ngôi làng hoang vắng), và một nhà viết kịch với vở She Stoops to Conquer (Cúi xuống để chinh phục).

Thất bại là một phần tạo ra thành công. Nó cho bạn biết, những con đường mà bạn không phải đi qua, những ngọn núi bạn không phải trèo và những đầm lầy không cần vượt qua. Khi bạn mắc lỗi, sai lầm của bạn chưa chắc là “nụ hôn của chúa Jesus”, cụm từ mà Mẹ Teresa dùng để chỉ những thất bại dồn ta đến với Chúa. Nếu có một quan điểm đúng đắn, thì thất bại có thể dẫn bạn tới thành công.

Tập trung vào bức tranh lớn 

Muốn thành công nhưng không rèn luyện lòng can đảm thì mãi mãi bạn chỉ đang mơ hão mà thôi - Ảnh 1.

Buổi tối tháng 10 năm 1968, một nhóm khán giả kiên trì ở lại sân vận động Olympic thuộc thành phố Mexico để chờ vận động viên cuối cùng kết thúc phần thi chạy. Hơn một giờ trước, vận động viên Mamo Wolde của Ethiopia đã giành chiến thắng trong tiếng reo hò cổ vũ của khán giả. Nhưng đám đông vẫn tiếp tục dõi theo và chờ đợi vận động viên cuối cùng, dù cho trời về đêm càng lúc càng lạnh.

Đó là John Stephen Akhwari, người Tanzania. Khi anh chạy vòng tròn 400m, người xem nhận thấy chân anh bị băng bó và vẫn đang chảy máu. Akhwari đã ngã và bị thương trên đường chạy, nhưng anh không bỏ cuộc. Tất cả mọi người đều đứng dậy và vỗ tay cho tới khi anh về đích.

Khi anh ra về, người ta đã hỏi vì sao anh không bỏ cuộc khi đang bị thương và không còn có cơ hội giành huy chương. John trả lời: “Đất nước tôi không cử tôi đến Mexico chỉ để tham gia cuộc thi, mà tôi được cử đến đây để hoàn thành cuộc thi.”

Akhwari đã quên đi nỗi đau trước mắt và chỉ chú tâm vào mục đích lớn hơn – lý do mà anh có mặt ở cuộc thi. Tương tự như thế, khi bạn đang thành công, hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là kết thúc cuộc đua – hãy làm những điều tốt nhất bạn có thể.

Luôn hướng đến giải pháp

Bạn nhìn nhận cuộc sống như thế nào? Bạn có tìm được giải pháp cho mỗi thách thức hay khó khăn trong mọi hoàn cảnh không? Để rèn luyện cho bản thân đức tính luôn hướng đến giải pháp hãy nghĩ tới lý do bạn bắt đầu. Không chấp nhận từ bỏ. Hãy nghĩ tới một tình huống bất khả thi mà bạn và các đồng sự gặp phải. 

Thêm vào nữa bạn hãy tập trung suy nghĩ lại. Không một vấn đề nào không bị khuất phục trước sự bền bỉ. Hãy dành thời gian để cùng các cộng sự giải quyết vấn đề. Hãy đảm bảo đó là thời gian dành riêng cho việc suy nghĩ, chứ không phải thời gian nghỉ ngơi.

Xem xét lại chiến lược. Hãy thoát khỏi lối tư duy thông thường. Hãy phá lệ và thử vạch ra các ý tưởng dù có vẻ ngốc nghếch. Xác định lại vấn đề và tìm ra những ý tưởng và giải pháp mới cho vấn đề.

Lặp lại quá trình. Nếu ngay từ đầu bạn không giải quyết được vấn đề, hãy kiên trì. Nếu bạn đã thành công, hãy áp dụng quá trình này để giải quyết các vấn đề khác. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là tạo lập một thái độ luôn hướng đến giải pháp.



Yên Nhiên


Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

Đàn ông, nếu cả đời không cố mà sửa những điều này thì quả thật “ế sẽ biến thành xu thê”:

Thứ nhất, chỉ chăm chăm vào máy tính hoặc smart phone để nói chuyện chứ không muốn gặp mặt ở ngoài.

Mọi người nên có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này. Bởi vì trên thực tế, nhiều cô gái thực sự không muốn chăm chăm nhìn vào màn hình và nói chuyện với một cái máy tính hoặc điện thoại mà thứ họ muốn là được đối diện với một con người thật.

Có rất nhiều chàng trai khi lên mạng xã hội, chứng tỏ mình là một người rất phong cách, luôn nói đạo lí, chuyện gì cũng có thể hài hước và nói chuyện thì có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ. Nhưng tuyệt nhiên khi đối mặt ngoài đời, các bạn sẽ nhận ra rằng, không biết đây có phải là người đàn ông mà mình đã nói chuyện trên mạng hay không?

Một số bạn nữ nói rằng:

“Tôi đã từng tìm được một bạn nam rất thích tôi, chúng tôi đã nói chuyện nửa năm nay và thấy rằng chúng tôi rất hợp nhau, chúng tôi đã ngầm xem đối phương là đối tượng của mình, nhưng thật không dễ dàng khi gặp nhau. Cuối cùng anh ấy nói chúng ta cứ tiếp tục nói chuyện trên mạng nha. Ôi trời ơi, vậy nếu sau này khi chúng tôi hẹn hò rồi, mỗi người đều phải mang theo một chiếc Smart phone để tìm nhà hàng hay tìm nơi nói chuyện sao?”

“Thực chất thì cũng không thể trách được họ, ví như đồng nghiệp của tôi, chúng tôi đều là kỹ sư công trình, cứ 10 tiếng đồng hồ ngồi trên máy tính. Ví thử bạn có ngồi bên cạnh anh ta thì anh ta cũng có thể dùng SMS nói chuyện với bạn chứ cũng không muốn mở miệng để nói một câu. Những cô gái nào muốn ở cùng thì tất nhiên là phải cực kỳ yêu máy tính hoặc smart phone và yêu thích nói chuyện qua tin nhắn. Tôi nghĩ đấy phải là những cô gái thích cùng bọn họ “luyện công” thì mới có yêu nhau được.”

Đàn ông có những điểm này thì sửa ngay đi, không thì cả đời không kiếm nổi bạn gái nói gì là cưới vợ! - Ảnh 1.

Thứ hai đó là không dám đối mặt vì sợ bị từ chối và không tự tin.

Không hiểu sao trong thời gian này, dường như đàn ông lại nhút nhát hơn phụ nữ.

Họ không dám chủ động, không nhiệt tâm. Về sau tôi phát hiện ra rằng là vì bọn họ sợ bị từ chối.

Do đó, bọn họ tỏ ra vô cùng bị động, giống như con hổ không dám đi săn mồi mà chỉ chực chờ mồi dâng đến miệng.

Hỡi những người đàn ông thân mến, tặng cho các anh một câu chân tình, phụ nữ sẽ coi trọng một người đàn ông dù bị cự tuyệt nhưng vẫn rất dũng cảm, còn hơn là một kẻ nhát gan. Họ sẽ làm bạn với những người đàn ông ấy nhưng nếu là kẻ nhát gan thì tuyệt nhiên sẽ không bao giờ có cơ hội.

Thứ ba đó là đàn ông không có chủ kiến.

Một người đàn ông nếu không giữ vững lập trường của mình thường hay bị tác động bởi ngoại cảnh. Bọn họ dễ dàng từ bỏ một điều mà mới ngày hôm qua rất quan trọng với họ.

Hạnh phúc vì thế mà chẳng bao giờ trọn vẹn.

Ví thử đã có bạn gái nhưng vì một số điều tiếng họ cũng có thể vứt bỏ. Và đến khi nhận ra thì cũng đã muộn vì người họ yêu tuyệt nhiên sẽ không còn giành cơ hội cho họ nữa.

Kể cả lúc đã có gia đình thì hạnh phúc cũng thật mong manh.

Lập trường là một thứ vô cùng quan trọng đối với một người đàn ông đủ bản lĩnh.

Đàn ông có những điểm này thì sửa ngay đi, không thì cả đời không kiếm nổi bạn gái nói gì là cưới vợ! - Ảnh 2.

Thứ 4 là người đàn ông quá coi trọng tình dục.

Thứ để thể hiện cái sâu sắc nhất của tình yêu đương nhiên là tình dục. Thế nhưng có rất nhiều đàn ông thời nay quá coi trọng việc này hơn cả những thứ khác vốn dĩ cũng rất quan trọng trong tình yêu.

Khi đã xác định là yêu và muốn ở trọn đời với nhau thì cả hai người phải có sự tôn trọng nhau và cái gì cũng xuất phát từ sự tự nguyện.

Có nhiều bạn gái vẫn suy nghĩ muốn để giành cho đêm tân hôn thật ý nghĩa mà không muốn quan hệ trước hôn nhân, hoặc họ vẫn chưa thực sự sẵn sàng để đi đến chuyện đó. Đấy là lúc đàn ông thể hiện hết sự bản lĩnh của mình. Tôn trọng bạn gái của mình.

Nếu cứ ép buộc thì có thể sẽ chẳng bao giờ giữ nổi một mối quan hệ.

Thứ 5 là người đàn ông quá vô tâm.

Phụ nữ yêu bằng tai. Vì thế nên sự ngọt ngào mà đàn ông mang lại rất quan trọng.

Một người đàn ông nếu không bao giờ biết quan tâm người khác nghĩ gì, muốn gì và vô tư đến mức vô tâm thì tuyệt nhiên không bao giờ có nổi một mối tình, hoặc dù có thì cũng sớm bề tan vỡ.

Đàn ông có những điểm này thì sửa ngay đi, không thì cả đời không kiếm nổi bạn gái nói gì là cưới vợ! - Ảnh 3.

Thứ 6 là người đàn ông luôn đặt công việc lên hàng đầu.

Phụ nữ ai cũng muốn tìm một người đàn ông vững về kinh tế, nhưng quan trọng vẫn là người đàn ông yêu thương mình, có thể hy sinh vì mình.

Ví thử gặp một người đàn ông luôn ngập tràn trong công việc, dù đi ăn cũng sẽ nói đến công việc, đi chơi, đi du lịch hay thậm chí là hẹn hò cũng chỉ nghĩ đến công việc thì còn nói gì đến yêu.

Thứ 7, bề ngoài nhếch nhác, bẩn thỉu.

Hãy thử hình dung xem khi bạn trở thành một người ăn mặc vô cùng nhếch nhác, đầu tóc thì rối bù, bạn sẽ nhìn như thế nào?

Phụ nữ họ luôn đánh giá đàn ông qua cách ăn mặc để biết sau này người đàn ông đó có hay giúp mình việc nhà hay không.

Một người đàn ông mà đến ăn mặc với đầu tóc mà cũng không gọn gàng thì nếu sống chung nhà cùng học chắc không khác gì sống chung với ổ chuột mất.

Đàn ông, không quá khó để tìm cho mình một nửa yêu thương nếu như chú tâm một tí. Đừng động viên mình bằng những từ như “ế là một xu thế” hay “ế là để tiết kiệm kinh tế” để sau này phải ê chề…



Triều Anh


Theo Trí Thức Trẻ

01

Mấy hôm trước, bạn tôi chỉ cho tôi xem cái cây cao nhất trong vườn nhà anh ấy. Cây rất to cao, cành lá xum xuê, tỏa bóng mát cả một góc sân.

Bạn chỉ vào cái cây ấy rồi hỏi tôi: “Em có thấy mấy vết thương trên đó không?”

Tôi nhìn vài vết chém trên thân cây, đáp: “Có thấy.”

Anh ấy nói, cái cây này mấy năm trước bị người ta cầm dao chặt, suýt nữa thì chết. May mà nhà anh ngăn lại kịp rồi mang nó về trồng, nó mới sống đến tận bây giờ, sân nhà anh mới được mát thế này. Nay cây đã lớn lên nhiều, nhưng mỗi lần nhìn thấy vết chém đó, anh lại thấy thương.

Nói xong anh ấy rủ tôi chụp cái ảnh kỉ niệm. Anh quay người, giẫm chân lên cỏ, tìm góc chụp đẹp và nói: “Nào, cười lên.”

Tôi nhìn cây cỏ dưới đất bị anh giẫm lên, chợt nghĩ:

Tại sao người ta có thể thương cảm cho vết thương của cây đại thụ che bóng mát mà lại không quan tâm đến nỗi đau của cây cỏ nhỏ bé? Bởi vì cỏ quá nhỏ mà cây đại thụ lại to hay sao? Nếu cây cỏ đó có thể lớn thêm gấp mười lần thành cây lau, rồi lại lớn lên gấp mười lần thành cây đại thụ, thì sẽ không ai giẫm lên nó nữa đúng không? Khi đó người ta cũng sẽ thương cảm cho vết thương trên thân mình nó, lên án người đã chà đạp nó, phải chứ?

Tương tự như vậy, nếu một con kiến có thể lớn hơn 100 lần, để cho biểu cảm của nó có thể được người khác nhìn thấy, để những đau đớn của nó có thể được người ta đồng cảm, thì sẽ không còn ai dễ dàng nhấc chân giết chết nó, hoặc ít nhất là sau khi giết nó, người đó sẽ ít nhiều thấy áy náy.

Bạn ôm một bó hồng, người ta chỉ ngưỡng mộ hoặc chê bai hoa hồng đẹp xấu, chẳng ai quan tâm tay bạn gai đâm rướm máu - Ảnh 1.

02

Một ngày đẹp trời nọ, cô bạn thân nhắn tin hỏi tôi: “Cậu có tin vào ý nghĩa của cố gắng không?”

Tôi nói: “Tin chứ.”

Cậu ấy nói: “Vậy tại sao tớ cố gắng như thế, mà vẫn không ai công nhận?”

Tôi ngồi đơ ra một lúc, không thể nghĩ ra được câu trả lời.

Tối đó, tôi đã nghĩ rất nhiều, uống hết mấy lon bia, đột nhiên thông suốt: Thế giới này căn bản chẳng bao giờ quan tâm bạn nỗ lực thế nào, chỉ quan tâm đến việc bạn có thành quả gì hay không, cố gắng của bạn có ích hay không mà thôi.

Cũng giống như, khi bạn ôm một bó hồng mỉm cười với thế giới này, người ta chỉ ngưỡng mộ hoặc chê bai hoa hồng đẹp xấu, chẳng ai quan tâm tay bạn gai đâm rướm máu.

Trước khi bạn đạt được thành quả nhất định, thì sẽ chẳng ai khen ngợi, ca tụng sự cố gắng của bạn cả. Chỉ khi bạn trưởng thành làm một cây đại thụ, lúc đó người ta mới nhìn thấy, xuýt xoa, ca tụng những cố gắng và thương tích của bạn.

Nghĩ đến đây, tôi cuối cùng cũng ngộ ra cách mà thế giới này vận hành: Sẽ chẳng ai để ý đến cố gắng của bạn nếu bạn còn nhỏ bé. Chỉ khi bạn đã thành công, người ta mới bằng lòng lắng nghe, những câu chuyện của bạn đến lúc đó mới trở nên sinh động, sâu sắc, đáng nghe.

Có người nói thế giới này rất tàn nhẫn, đúng vậy, bởi vì thượng đế sẽ luôn tha thứ mọi lỗi lầm, con người thỉnh thoảng sẽ cao cả, nhưng hiện thực thì không bao giờ.

Bạn ôm một bó hồng, người ta chỉ ngưỡng mộ hoặc chê bai hoa hồng đẹp xấu, chẳng ai quan tâm tay bạn gai đâm rướm máu - Ảnh 2.

03

Đây là thế giới do kẻ mạnh tạo nên, một thế giới chỉ công nhận kẻ mạnh và phớt lờ kẻ yếu, tất cả lịch sử đều do người thắng cuộc viết ra. Nếu bạn không phải người thắng cuộc, thì không thể nào viết nên trang sử của bản thân để người đời sau nhìn thấy. Thế giới này là thế giới của công danh lợi lộc, chỉ nhìn kết quả, không xem quá trình. Chỉ khi kết quả tốt, quá trình mới có tư cách được người khác quan tâm đến.

Tôi nhớ đến thời học cấp 3, mỗi một học sinh giỏi sau khi thi xong đều chia sẻ phương pháp học tập của bản thân. Đáng tiếc, nếu lần tiếp theo cậu bạn đó không được đứng nhất nữa, người ngồi trên bục chia sẻ lại là một người khác.

Tôi nghĩ đến những người lập nghiệp, khi sản phẩm tung ra thị trường và đạt thành công bước đầu, báo chí săn đuổi họ, đăng lên những chia sẻ, lí tưởng, kế hoạch, hoài bão… của họ. Nhưng khi công ty phá sản, những cái tên ấy liền biến mất như chưa từng xuất hiện.

Nghĩ đến những câu chuyện xưa, những hồi ức, kỷ niệm, khó khăn… của người nổi tiếng đã khiến bao trái tim đồng cảm, xót thương. Nhưng cùng câu chuyện ấy, người kể đổi lại thành một nhân vật không tên không tuổi, lại chẳng mấy ai nhớ đến.

Tại sao?

Bởi vì thế giới này chưa từng tin nước mắt, chỉ nhìn kết quả. Trước khi bạn thành công, không ai quan tâm cố gắng của bạn. Nỗi buồn của bạn chỉ là của một mình bạn, gánh nặng của bạn cũng là của một mình bạn. Bạn bắt buộc phải học cách chống đỡ, trưởng thành, trong im lặng.

Bạn ôm một bó hồng, người ta chỉ ngưỡng mộ hoặc chê bai hoa hồng đẹp xấu, chẳng ai quan tâm tay bạn gai đâm rướm máu - Ảnh 3.

04

Bây giờ, tôi có thể trả lời câu hỏi của cậu bạn tôi: Đừng oán trách cố gắng của cậu không có thu hoạch, ít nhất cậu có tư cách cố gắng, có một số người đến tư cách cố gắng cũng chẳng có. Trước khi cậu có thành quả, thì không cần đi rêu rao mình đã nỗ lực bao nhiêu. Mọi người đều chỉ nhìn kết quả, nhớ những kinh nghiệm sau khi cậu đã thành công, không ai thích nghe cậu oán trách trong thất bại cả.

Trước hết hãy nhẫn nhịn những khó khăn. Hãy tin rằng những tháng ngày khổ cực này không hề vô ích. Một ngày nào đó khi cậu thành công, nó sẽ trở thành nguồn cảm hứng để chia sẻ, là câu chuyện khiến người đời ngưỡng mộ. Còn khi cậu vẫn chưa có gì, im lặng cố gắng, là con đường duy nhất dành cho cậu.

Tớ chỉ muốn nói với cậu rằng, cố gắng chưa chắc đã thành công, nhưng không cố gắng thì chắc chắn sẽ hối hận. Hãy im lặng cố gắng, cần cù phấn đấu, tận tâm tận lực, bớt kêu ca kể khổ. Không có vất vả nào là vô nghĩa.

Những vất vả đó, rồi sẽ có ngày tỏa sáng, được người khác nhìn nhận, khiến người ta cảm động. Mà khoảnh khắc tỏa sáng ấy đang vẫy gọi cậu đó, cậu có thấy chưa?



Sandy


Theo Trí Thức Trẻ

Có một câu nói mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi người chính là bản thân họ”. Chính sự do dự, thiếu tự tin, lười biếng và không nắm bắt cơ hội đã trở thành vật cản ngăn bước tới thành công của cá nhân mỗi người. Thay vì tìm kiếm hàng loạt phương pháp làm việc, kinh doanh với mong muốn gặt hái được thành công, đôi khi, chúng ta đơn giản chỉ cần được “đánh thức” nhận thức, ý thức được sai lầm của bản thân và thay đổi chính mình.

6 điểm khác biệt căn bản giữa người thành công và kẻ thất bại: Khoảng cách xa nhất giữa giàu - nghèo hoá ra cũng chính là đây! - Ảnh 1.

Dưới đây là những thói quen, điểm khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Nếu bạn nhận thấy mình đang có những dấu hiệu tiêu cực được nêu, đừng coi đó là một sự xúc phạm mà hãy xem nó như một lời thức tỉnh kịp thời và cần thiết để thay đổi bản thân, thay đổi sự nghiệp.

1. Kiên trì hành động # Dễ dàng bỏ cuộc 

Khi thực sự muốn một điều gì đó, người thành công sẽ kiên trì tìm mọi cách để có được nó. Họ sẽ hành động thực tế thay vì buông những lời nó suông. Họ không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng vượt qua chúng.

Ngược lại, với những người luôn chùn bước trước trở ngại, dễ dàng bỏ cuộc và bao biện cho hành động của mình bằng vô số lý do, rằng “vì thế này nên tôi không làm được”, “vì thế kia nên tôi không đi được”… thì rõ ràng, quãng đường đến thành công của họ vẫn còn là một khoảng cách rất xa.

2. Dám chịu trách nhiệm # Đổ lỗi cho người khác

Trong thực tế, những thăng trầm trong công việc và cuộc sống là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì ai. Cách mà bạn đối mặt và xử lí chúng sẽ quyết định mức độ thành công trong công việc của bạn. Người thành công sẽ phân tích nguyên nhân thất bại, chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình. Trong khi đó, người thất bại sẽ thường trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác.

Việc phàn nàn về mọi người, phàn nàn về mọi thứ và chối bỏ những sai lầm do thiếu sót của bản thân không những sẽ khiến bạn trở nên không đáng tin cậy mà còn ngăn trở bạn rút ra bài học từ những sai lầm đó. Vì vậy, khi gặp phải sai lầm, hãy dũng cảm đối mặt và tìm ra phương pháp hiệu quả để không gặp lại nó trong lần sau sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của bạn.

3. Nắm bắt cơ hội # Sợ phải đổi thay

Thay đổi mang lại những cơ hội mới, cũng mang lại những thách thức mới. Cùng với sự chuyển mình và thay đổi ngày càng nhanh của thế giới, người thành công luôn kịp thời thích ứng và có những thay đổi để phù hợp với thời đại. Nếu bạn chỉ khư khư ôm mình, tìm kiếm cảm giác an toàn trong sự cũ kỹ của bản thân, từ chối yêu cầu đổi mới của thời gian, chắc chắn bạn sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua của thời đại này.

Hãy nhớ rằng, những thay đổi, dù là không như mong muốn cũng sẽ là một cánh cửa đưa bạn khám phá và tìm kiếm những cơ hội, những viễn cảnh mà bạn chưa từng biết tới hay hình dung đến.

4. Lập kế hoạch, mục tiêu rõ ràng # Chờ đợi và hy vọng vào những điều kỳ diệu sẽ xảy đến

Tỷ phú Richard Branson vẫn luôn khẳng định về sự cần thiết của việc lập danh sách những ý tưởng và mục tiêu của bản thân. Đây cũng là lý do những người thành công thường mang theo sổ ghi chép để họ có thể ghi lại mục tiêu của mình và biến chúng thành kế hoạch cụ thể.

Trái lại, có nhiều người thường để ý tưởng của họ trôi qua một cách hời hợt và hy vọng vào “một ngày nào đó”, phép màu sẽ xảy đến và biến chúng thành sự thật. Nếu bạn cũng đang bám lấy hy vọng thay vì viết xuống mục tiêu của mình thì hẳn đã đến lúc nên dừng lại sự mơ mộng viển vông đó và nhận ra rằng, cách duy nhất để ước mơ trở thành hiện thực là bạn phải hành động với toàn bộ sự nỗ lực của bản thân.

Hãy thử bắt đầu bằng hành động đơn giản nhất – viết xuống những ý tưởng, mục tiêu và mình và lập kế hoạch cho chúng.

5. Không ngừng học hỏi # Nghĩ mình biết mọi thứ

Trong một cuốn sách nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học nổi tiếng Carol S. Dweck đến từ Đại học Standford đã nêu ra hai loại tư duy: tư duy tăng trưởng và tư duy cố định. Những người thành công thường có tư duy tăng trưởng bởi họ có đam mê học hỏi.

Như Elon Musk, dù đã trở thành một tấm gương thiên tài với nhiều người, ông vẫn luôn để tâm quan sát và tìm tòi học hỏi mỗi lúc có thể. Ngược lại, những người không thành công lại giữ cho mình một tư duy cố định, họ cảm thấy phiền phức và từ chối việc tiếp nhận những lời khuyên hay học bất cứ thứ gì bởi cho rằng bản thân đã biết đủ. Đây chắc chắn là một sai lầm lớn, bởi trên hết, nó sẽ cản trở sự phát triển của chính bản thân bạn.

6. Thói quen đọc sách # Thói quen xem tivi

Lời khuyên đọc sách hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người, nhưng rõ ràng không nhiều người làm được. Theo Business Insider, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc đọc sách sẽ làm giảm căng thẳng, tăng sự đồng cảm và trí thông minh. Trong khi đó, việc xem tivi hay điện thoại di động liên tục sẽ có những tác động xấu tới não bộ, ảnh hưởng cả trí tuệ và thể chất của bạn. Đây cũng là lý do vì sao những người thành công thường tranh thủ dành thời gian cho việc đọc bất cứ khi nào họ có thể.

Rõ ràng, việc thay đổi tư tưởng và thói quen không phải là chuyện dễ dàng và nhanh chóng đạt được. Hãy khách quan đánh giá lại bản thân, sửa chữa những sai lầm, bù đắp những thiếu sót, học hỏi không ngừng. Đừng nóng vội, hãy từ từ từng bước một, tiến về phía trước một cách vững vàng, thành công sẽ đến với bạn.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Dù sở hữu những tài năng bóng đá đỉnh cao thế giới như Lionel Messi, Neymar, James Rodriguez, Luis Suarez hay Edison Cavani, vì đâu mà các đội bóng Nam Mỹ “vắng bóng” trong vòng bán kết?

Sau đây là một số lý do:

Độ tuổi

Một yếu tố rất quan trọng khi đánh giá về sức mạnh của các đội bóng dự World Cup chính là độ tuổi trung bình. Những đội bóng đang gây ấn tượng tại Nga là những đội có độ tuổi trung bình thấp. Anh và Pháp có độ tuổi trung bình là 26. Trong khi đó, mức thấp nhất là Nigeria, với độ tuổi trung bình là 25,9.

Còn với các đội bóng Nam Mỹ, Argentina và Mexico là những đội có độ tuổi trung bình cao, ở mức 29,3 và 29,4. Độ tuổi trung bình của Brazil và Uruguay là 28,1.

Phụ thuộc vào các cá nhân

Brazil, Argentina và Uruguay đều là những đội bóng lớn. Họ có những tên tuổi như Neymar, Messi, Cavani, Coutinho và Suarez. Tuy nhiên, trong những trận đấu vừa qua, những đội này chơi không ấn tượng về mặt chiến thuật.

Ví dụ trong những thời điểm ở các trận mà Brazil và Argentina thi đấu, thế trận tấn công của hai đội này phụ thuộc phần lớn bên hành lang cánh và cố tìm đẩy quả bóng cho tiền đạo cắm, thiếu những pha ban đập từ hàng tiền vệ. Chính vì cách chơi này, hậu vệ đối phương có thể ngăn chặn dễ dàng.

Tất nhiên, các đội bóng Nam Mỹ đã có những khoảnh khắc “xuất thần” trên sân, ví dụ như cú sút vào lưới Thụy Sĩ của Coutinho, những pha dốc bóng tốc độ của Neymar hay cú sút xa không tưởng của Di Maria vào lưới Pháp. Tuy vậy, bóng đá là môn chơi tập thể, không phải là màn thể hiện của các cá nhân.

Chiến thuật phức tạp

Hầu hết các đội có chỉ số kiểm soát bóng nhiều luôn gặp vấn đề ở World Cup năm nay. Cả Argentina và Brazil đều kiểm soát bóng nhiều hơn đối thủ trong những trận mà họ bị loại.

Trong trận đấu với Bỉ, Brazil kiểm soát 59% thời lượng bóng trên sân và có tổng cộng 521 đường chuyền, vượt xa số 374 đường chuyển của “Quỷ Đỏ.”

Trong khi đó, Argentina kiểm soát 61% bóng trên sân và có 512 đường chuyền, nhiều hơn số 344 đường chuyền của Pháp. Chính sự rườm ra trong chiến thuật và cách tiếp cận tấn công cần quá nhiều chạm được cho là nguyên nhân khiến các đội bóng Nam Mỹ chơi không thành công.

Trong quá khứ, Brazil, Argentina và Uruguay từng vô địch World Cup tổng cộng 9 lần, nhưng kể từ lần vô địch cuối cùng của Selecao năm 2002, không đội bóng Nam Mỹ nào có thể bước lên đỉnh cao nhất tới lúc này.

Duy nhất chỉ 1 lần Argentina lọt vào tới trận chung kết là World Cup 2014. Con số này cho thấy các đội Nam Mỹ cần đổi mới cách tiếp cận trận đấu và nên giảm bớt sự phụ thuộc vào các cá nhân trong những giải đấu lớn.



Theo Anh Hiền


TTXVN/VIETNAM+

Chúng ta thường nghĩ những người thành công có thể dễ dàng đạt được đỉnh cao danh vọng nhờ vào trí thông minh, sự nhanh nhạy hay các mối quan hệ của họ, nhưng thực chất họ phải cố gắng gấp nhiều lần mới có thể vượt qua được những yếu điểm của bản thân và gặt hái thành công. Mỗi người trong số họ lại có những cách đối diện với khiếm khuyết khác nhau.

Dưới đây là 7 cách chung nhất mà những người thành công đã thực hiện để đối mặt với những điểm yếu của bản thân. Nếu chưa làm được những điều đó thì đừng hỏi vì sao bạn vẫn mãi nghèo!

1. Tập trung vào những gì cần quan tâm

Nếu bạn đang làm một việc mà mình không hề hứng thú, chỉ để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống thì xin chia buồn, nó sẽ chỉ khiến cho bạn thêm yếu kém mà thôi. Những người thành công là những người luôn nhiệt tình theo đuổi đam mê, biến đam mê thành động lực để thay đổi và “nâng cấp” bản thân.

“Thất bại trong việc sáng tạo ra cái độc đáo vẫn tốt hơn là thành công trong việc bắt chước” – nhà văn Herman Melville.

2. Quản lý thời gian

Chúng ta thường rơi vào tình trạng lúc thì có quá nhiều việc phải làm, lúc lại chẳng có gì để động tay động chân. Và cả hai trạng thái đó đều không tốt chút nào. Bạn cần phải biết phân tích cần phải làm gì và khả năng của bản thân có thể hoàn thành bao nhiêu. Quản lý và tổ chức thời gian là 2 kỹ năng cực kỳ cần thiết nếu muốn đạt được thành công, bắt đầu bằng việc làm được nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn.

3. Nâng cao những kỹ năng then chốt

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 1.

Chẳng phải mỗi chúng ta đều có những kỹ năng mà mình đặc biệt giỏi hay sao? Với những ưu điểm đó, bạn dễ dàng nâng cao hơn là so với việc chưa biết gì. Những người thông minh hơn là những người biết tập trung thời gian và năng lượng để cải thiện những điều họ giỏi, biến họ thành “chuyên gia” trong một khía cạnh nào đó. Và khi bạn nổi trội hẳn về một mặt nào đó, người ta sẽ chẳng còn để ý đến những thiếu sót nho nhỏ của bạn nữa.

4. Đặt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng

Lập kế hoạch cụ thể là cách duy nhất để bạn đi đúng hướng con đường mà mình đã chọn. Khi không tập trung, chúng ta có xu hướng trì hoãn và đi lòng vòng, biến con đường dẫn đến thành công trở nên xa xôi và khó khăn hơn gấp bội. 

Ngay cả những người thành công nhất vẫn luôn mỗi ngày tự lên kế hoạch cho mình và đấu tranh với những cám dỗ có thể làm lệch mục tiêu cuối cùng. Hãy thử bằng cách đơn giản nhất là lập kế hoạch làm việc trong ngày, bạn sẽ thấy những thay đổi vô cùng tích cực.

5. Sẵn sàng đối mặt với rủi ro

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 2.

Không có con đường dẫn đến thành công nào mà chỉ trải hoa hồng. Rủi ro là một phần tất yếu của thành công và nỗi sợ lớn nhất của chúng ta là sợ mất mát thì luôn thường trực. Những người thành công thường là người vô cùng “cứng rắn” với một ý chí kiên định và sắt đá, họ tất nhiên cũng không thích rủi ro nhưng họ hiểu đó là điều không thể tránh khỏi. Và thay vì trốn tránh, họ chọn cách đối diện và sẵn sàng ứng phó nếu có bất trắc xảy ra.

6. Không cho phép thất bại làm nhụt chí

Cũng giống như những rủi ro, thất bại là “người đồng hành” trên mọi con đường dẫn tới thành công. Tất cả chúng ta đều sẽ vấp phải những thất bại, với những người sẵn sàng đón nhận thử thách thì khả năng gặp phải thất bại lại càng cao. Nhưng không vì thế họ đánh mất đi ý chí của mình. Đừng để bất kỳ một lần vấp ngã nào khiến bạn phải từ bỏ. Chỉ có đứng dậy và bước tiếp bạn mới đến gần được với thành công!

“Cơ hội không tự nhiên xảy đến. Nó là do bạn tạo ra” – Chris Grosser.

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 3.

7. Giao lưu với những người có tinh thần tích cực

Kẻ thù tồi tệ nhất của tâm trí, lúc nào cũng là tiêu cực. Nguy hiểm hơn là sự tiêu cực này có thể lan tỏa từ người này sang người khác như một làn sóng, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bạn. Người thành công là người biết bảo vệ mình khỏi những làn sóng tiêu cực đó, chỉ đón nhận những điều tích cực để nạp thêm năng lượng theo đuổi con đường thành công.

Thực tế, không có quá nhiều sự khác biệt giữa một người thành công và một kẻ bình thường, tất cả phụ thuộc vào cách tiếp cận của họ với cuộc sống. Họ có thể làm những điều tương tự như chúng ta nhưng tập trung hơn và có định hướng hơn, với một ý chí quyết tâm và tinh thần nhiệt huyết. 

Thay vì cứ chăm chăm buồn rầu vì những thiếu sót của bản thân, bạn hãy thử tìm kiếm những câu chuyện truyền cảm hứng từ người khác để có cái nhìn mới về cuộc sống và con đường phải đi.



Theo Minh An


Trí thức trẻ

Đời người giống như một chuyến du lịch

Đời người chẳng qua là một chuyến du lịch, bạn đi qua tôi, tôi lướt qua bạn. Sau đó mỗi người tự tiến về phía trước, mỗi người tự tu hành. Lặn lội bôn ba giữa năm tháng, mỗi người đều có câu chuyện của riêng mình, xem nhẹ cõi lòng mới đẹp đẽ, nhìn thấu tâm trạng mới tươi rõ. Diễn vai diễn của mình thật tốt, làm chuyện bản thân nên làm.

Cuộc sống không thể nào tốt đẹp như bạn tưởng tượng nhưng cũng sẽ không tệ hại như bạn tưởng tượng. Sự yếu đuối và kiên cường của con người đều vượt mức tưởng tượng của bản thân. Có lúc, có thể yếu đuối đến một câu nói thôi đã rơi lệ đầy mặt. Có lúc, cũng phát hiện bản thân đã cắn răng đi được một đoạn đường rất dài rồi.

Mỗi đoạn đường đều là một sự lĩnh ngộ

Cả đời người đã định sẵn phải trải qua rất nhiều. Trên một đoạn đường có tiếng cười lanh lảnh. Trên một đoạn đường chứa chan nước mắt của sự uất ức. Trên một đoạn đường có sự kiên trì đến hồ đồ. Trên một đoạn đường lại chọn lựa mù mịt. Trên một đoạn đường là sự tự tin của thành công. Trên một đoạn đường lại có sự cảnh tỉnh của thất bại…

Mỗi một đoạn sự sắp đặt sẵn trải qua đều trân quý, nó buộc phải khiến bạn hồi tưởng thông suốt. Sự sung túc của cuộc đời nằm ở sự khoan dung của trái tim, duyên tốt đẹp của cuộc đời nằm ở trái tim bình thường, không cần mài giũa, làm việc đến nơi đến chốn, đơn giản mà làm người. Có người vốn dĩ đã hạnh phúc lại trông rất phiền não. Có người vốn dĩ phiền não lại trông rất hạnh phúc.

VẬN là khiêm từ của người thành công, MỆNH là cái cớ của kẻ thất bại, muốn an yên cần lĩnh ngộ: NỖ LỰC mới chính là thái độ của cuộc đời - Ảnh 1.

Mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời đều có sự lĩnh hội khác nhau, nhưng 5 điều sau bắt buộc ai cũng phải biết

1. Cầm lên được, bỏ xuống được mới là cuộc đời hoàn mỹ

Ai mà không muốn cầm lên được, bỏ xuống được, để cuộc đời đi đến vui vẻ, trải qua nhẹ nhàng. Cầm lên được thì phải chống chọi vững, bỏ xuống được thì cần nhìn thấu. Đây chính là năng lực, cũng là trí tuệ. Ai không bằng lòng, ai không muốn. Chỉ là trong cuộc sống, người cầm lên được, bỏ xuống được có được bao nhiêu? Nếu không vì sao có nhiều đau khổ đến thế. Chúng ta không mong cầm lên được bỏ xuống được, chỉ cầu nhìn thông suốt, xem nhẹ đã là rất tốt và rất đẹp rồi.

2. Hiểu được cúi đầu và nhường bước mới thành công

Chịu cúi đầu vĩnh viễn sẽ không đụng cửa, sẽ không lùi bước. Người thiếu sót mới có cảm giác hài lòng. Người trân trọng hạnh phúc mới có cảm giác hạnh phúc. Mùi vị của cuộc sống: chua ngọt đắng cay mặn, màu sắc của cuộc đời: đỏ cam vàng xanh tím. Người giục bạn bước đi không phải người khác, mà là bản thân bạn.

Đừng xem một lần thất bại thành quyết định cuối cùng của đời người. Trên đời không có chuyện thuận buồm xuôi gió, chỉ có lòng tin và nghị lực kiên cường không ngã. Chạy trốn là yếu đuối, trốn tránh là tiêu cực, lùi là thể hiện càng vô dụng. Con đường của thành công phải dựa vào sự xông pha của bản thân, trái tim ở đâu thì đường ở đó!

3. Trong cuộc sống đừng quá ỷ lại vào người khác

Bất luận bạn nói chuyện cẩn thận bao nhiêu, luôn có người xuyên tạc và bóp méo ý của bạn, không cần giải thích. Trên đời này đừng quá đáng ỷ lại vào bất kỳ ai. Bởi vì cho dù bóng của bạn cũng sẽ rời xa bạn vào những lúc nào đó. Điều tồi tệ nhất của cuộc đời không phải mất đi người yêu thương mà bởi vì quá yêu một người mà mất đi bản thân mình.

Có những chuyện gắng gượng một chút thì sẽ qua thôi. Có những người tàn nhẫn một chút thì sẽ quên đi. Có những nỗi khổ cười một chút sẽ tiêu tan. Có những trái tim tổn thương một chút thì sẽ kiên cường.

VẬN là khiêm từ của người thành công, MỆNH là cái cớ của kẻ thất bại, muốn an yên cần lĩnh ngộ: NỖ LỰC mới chính là thái độ của cuộc đời - Ảnh 2.

4. Dùng thái độ tích cực đối diện cuộc đời

Nếu như cảm thấy bản thân lúc này rất cực nhọc, vậy hãy nói với bản thân: “Đường dễ đi đều là xuống dốc. Kiên trì vì bạn đang đi lên đường dốc, đi qua thì bạn nhất định sẽ có tiến bộ. Nếu như bạn đang oán trách cuộc đời không thiên vị, hãy khuyên bảo bản thân: “Vận là khiêm từ của người thành công, mệnh là cái cớ của kẻ thất bại. Vận mệnh trước nay đều nắm bắt trong trong tay mình, oán giận chỉ là một biểu hiện yếu đuối. Nỗ lực mới là thái độ của cuộc đời.

5. Dùng tâm thái giản đơn đối diện cuộc đời

Thời gian dài lâu, lòng người nhạt đi; tính toán ít đi, niềm vui nhiều hơn; áp lực bớt đi, buông lỏng nhiều hơn; ôm giận bớt đi, thoải mái nhiều hơn. Tự ti ít đi, tự tin nhiều hơn; so sánh chênh lệch bớt đi, tự tại nhiều hơn; phức tạp bớt đi, giản đơn nhiều hơn.

Không thể buông thả lòng thì tự nhiên thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, cuộc đời càng không vui. Trái tim tính toán như cái túi, lòng khoan dung như cái phễu. Trái tim phức tạp thích tính toán, trái tim đơn giản dễ vui vẻ.



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

– 01 – 

Tôi có một người bạn, cậu ta vô cùng sùng bái câu “nỗ lực mới có thể thành công”.

Vì vậy trong công việc, cậu ta luôn rất tích cực và chăm chỉ, chỉ ước một ngày có hơn 24 giờ và một năm có hơn 265 ngày. Vậy nhưng mặc dù đã nỗ lực suốt mấy năm trời nhưng vẫn không hề được thăng chức hay tăng lương. Điều này khiến cậu ta rất phiền não.

Một hôm, người bạn này của tôi tình cờ đọc được quảng cáo về một buổi thuyết giảng về thành công của một chuyên gia nào đó, nghĩ đến câu “tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người thành công, có như vậy mới có thể thành công hơn nữa”, cậu ta không do dự đăng kí tham gia. 

Nghe xong buổi thuyết giảng ngày hôm đó, cậu bạn tôi thấy được khích lệ tinh thần rất nhiều, nhưng ngoài đó ra thì cậu nghĩ thế nào cũng không ra là mình còn thu hoạch được điều gì khác nữa.

Sau khi trải qua chuyện này, cậu bạn đó của tôi bỗng cảm thấy hoài nghi với hai chữ “thành công”: tại sao người khác có thể công thành danh toại, còn tôi thì dù có nỗ lực thế nào cũng không thành công?

Tin rằng có nhiều bạn trẻ hiện nay cũng giống như cậu bạn của tôi, luôn tin tưởng vào những lời khích lệ đầy cảm hứng và những câu chuyện kì tích của những người thành công, cho rằng chỉ cần làm theo là có thể thành công.

“Thành công”, có thể bạn không biết nhưng bản thân nó chính là một hình thức giả định. Vì sao nói như vậy? Bởi câu giả định là câu diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại và quá khứ. Sự hoài nghi của cậu bạn tôi về hai chữ “Thành công” đã chứng minh cho điều này. 

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 1.

– 02 –

Trong nhiều sách viết về thành công đều có một quan điểm như sau:

Chỉ cần (…) thì có thể (…), và việc bạn cần làm là không ngừng nỗ lực đi thực hiện nó.

Từ câu nói trên chúng ta có thể rút ra 3 điểm sau:

1. Thành công không khó, chỉ cần kiên trì.

2. Chỉ cần làm như vậy thì mọi người đều có thể thành công.

3. Người nào càng làm tốt thì người đó càng thành công.

Ngày nay, mọi người thường lấy tiền ra để đánh giá sự thành công của một người, theo cái logic này, chúng ta có thể nghĩ như sau:

Chỉ cần bạn kiên trì thì bạn sẽ thành công, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì càng chứng tỏ bạn thành công.

Lúc này thì vấn đề đến rồi:

Khi bạn kiếm được 5 triệu thì có phải đến lúc bạn kiếm được 50 triệu thì mới được xem là thành công không? Vậy khi bạn thực sự kiếm đựơc 50 triệu rồi thì lúc đó lấy gì để định nghĩa thành công của bạn đây? Tiếp tục kiếm đến 500 triệu ư?

Thực tế thì chúng ta không có cách nào phán đoán được một người làm được đến đâu thì mới được gọi là thành công.

Và có một thực tế khác nữa đó là những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người có thể nói là không quá tệ.

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 2.

– 03 –

Khi gặp thất bại, chúng ta thường thích dùng những câu như “trời sinh ra ta chắc chắn có ích” hay “cuộc đời ai rồi cũng sẽ gặp khó khăn, cần phải mỉm cười để đối mặt với nó” để khích lệ người khác.

Những câu nói như vậy nhìn có vẻ không sai, nghe cũng rất khích lệ lòng người. Nhưng cẩn thận nghĩ lại thì có vẻ sai sai! Cho dù bạn là thiên tài, nhưng nếu không có ai phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng thì bạn cũng không có cách nào có thể phát huy sự thông minh tài trí của bạn cả.

Lúc còn nhỏ tôi cũng rất thích nghe những câu chuyện khích lệ lòng người.

Có một lần, thầy giáo kể cho chúng tôi nghe câu chuyện lập nghiệp của Lý Gia Thành, tỉ phú giàu nhất Hồng Kông, rằng ông mất cha từ nhỏ. Để có thể kiếm tiền nuôi gia đình, ông đã phải làm qua đủ các công việc làm thuê, chịu đủ các loại khổ cực. Sau này nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ mà ông đã trở thành giám đốc của một xưởng nhựa.

Lúc đó ông cảm thấy thị trường nhựa rất có tiềm năng vì vậy đã vay họ hàng, ông Trang Tịnh Am 4,3 vạn tệ để khởi nghiệp, kết quả ông trở thành một trong những người giàu nổi bật trên thế giới. 

Lúc đó tôi, một đứa trẻ chưa hiểu nhiều chuyện luôn nghĩ rằng Lý Gia Thành là nhờ vào sự nỗ lực của mình trở thành tỉ phú, điều này quả thực rất đáng khích lệ. Nhưng sau này tôi mới biết, Lý Gia Thành trở thành tỉ phú như ngày hôm nay không chỉ đơn giản chỉ dựa vào nỗ lực

Bạn cần biết rằng 4,3 vạn thời đó bằng hơn 60 vạn bây giờ, nếu dựa vào số lương mà Lý Gia Thành kiếm được vào thời điểm đó thì để có được số tiền đấy thì ông Lý ít nhất cũng phải nhịn ăn nhịn mặc ít nhất 30 năm mới có thể tiết kiệm được.

Là vị họ hàng nào lại hào phóng như vậy, trong chớp mắt đã có thể cho ông ấy vay một số tiền lớn như thế?

Điều này thì phải nói từ họ hàng của Lý Gia Thành, ông Trang Tịnh Am, tỉ phú trong giới đồng hồ, Chủ tịch hiệp hội hữu nghị Quảng Đông ở nước ngoài, quả thực ông ấy không thiếu tiền.

Sở dĩ khi đó ông cho Lý Gia Thành mượn tiền là bởi ông Lý cưới con gái của ông. Người mà hay gọi là họ hàng thực ra chính là bố vợ của ông.

Tất nhiên, tiền không phải là nhân tố quyết định tất cả, bối cảnh xã hội và cách lựa chọn ngành nghề đầu tư lúc đó cùng với tài năng của Lý Gia Thành, tấy cả đã tạo nên một tỉ phú giàu có như ngày hôm nay.

Vì vậy, giống như Lý Gia thành, phần lớn thành công của những chủ doanh nghiệp, chúng ta đều không thể bắt chước được.

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 3.

– 04 –

Cho nên, khi gặp phải câu hỏi “tại sao người khác có thể công thành danh toại, còn tôi thì dù có nỗ lực thế nào cũng không thành công, thì điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là phải thay đổi nhận thức của bản thân.

Muốn thay đổi nhận thức thì đòi hỏi bạn trước tiên phải tự suy ngẫm.

Đừng lúc nào cũng nghĩ làm sao mới có thể thành công, nếu như bạn không biết mình sai ở đâu thì bạn sẽ mãi mãi mắc kẹt ở trong lỗi sai đó, cuối cùng kết quả chính là: Không tìm ra phương pháp thành công, bản thân sau mỗi lần thất bại cũng cảm thấy chán nản, dần dần mất đi tự tin.

Jack Ma từng nói như sau: Nhiều khi chúng ta cần ít nghe lời của những chuyên gia thành công lại.

Các nhà khởi nghiệp nên dành thời gian học hỏi người khác vì sao mà thất bại, bởi vì nguyên nhân của thành công có thể có hàng nghìn hàng vạn, nhưng lí do thất bại thì chỉ có 1 hoặc 2.

Vì vậy lời khuyên của tôi đó là mọi người hãy ít nghe những buổi thuyết giảng về thành công đi một chút, những người thành công thực sự là những người dùng tấm lòng của mình để đi cảm nhận, rồi một ngày khi bạn đã trở thành người thành công thì bạn nói cái gì cũng đều đúng.

Thất bại không đáng sợ, chỉ cần chúng ta tìm ra được giải pháp cho sự thất bại đó thì chúng ta cũng có thể đạt được thành công.

Tiếp theo là phải học cách lựa chọn.

Trước đây, có một cô gái vì muốn được gả cho thần tượng mà không ngần ngại bỏ học, ngày nào cũng bám theo thần tượng. Vì muốn được ở gần hơn với thần tượng mà cãi lại cha mẹ, bán nhà, bán thận để có tiền tham dự concert của thần tượng.

Ngay cả khi cha phải nhảy sông tự tử, cô gái này vẫn không tỉnh ngộ. Phải đợi đến lúc thần tượng kết hôn rồi cô ta mới dần dần ngộ ra.

Kiên trì không đồng nghĩa với thành công, kiên trì chỉ là một phương tiện để thành công, từ bỏ cũng như vậy.

Kiên trì hoặc từ bỏ đều là phương tiện giúp bạn đạt được giá trị thực sự đằng sau của mục tiêu mà bạn đang theo đuổi, nhận thức rõ ràng những thứ đằng sau của thành công mới là mấu chốt.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Trong cuộc sống, bất cứ ai thành công cũng từng nếm trải thất bại. Chặng đường của mỗi người là một câu chuyện, một tấm gương. Tỷ phú Richard Branson từng thất bại 400 lần trước khi ông thành lập công ty Vigin Galactic. Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối 1.009 lần khi ông chào bán công thức gà rán.

Doanh nhân người Singapore 40 tuổi – Bryan Long cũng không phải là người ngoại lệ. Anh không chỉ thất bại một lần, mà chính xác là anh đã thất bại, thất bại, và thất bại lần nữa.

Đối với Long – từng là một sinh viên luôn dẫn đầu lớp với số điểm GPA tuyệt đối là 4.0, đó là một đòn chí mạng. Thậm chí, điều đó đủ khiến anh từ bỏ ý định lập nghiệp và quay trở lại làm một anh kỹ sư bình thường. Tuy nhiên, Long đã không đi theo lối mòn đó.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 1.

Long bắt đầu khởi nghiệp lần đầu tiên vào năm 2010. Khi đó, chàng trai 32 tuổi đã rất xuất sắc để có trong tay chiếc bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Vì vậy, anh quyết định biến thành công này thành hành động với việc thành lập Big Life Treats, một công ty quà tặng trải nghiệm.

“Tôi đã làm tất cả những gì mà tấm bằng MBA bảo tôi phải làm”, Long nói.

Trong vòng 2 năm, Long đã bơm 120.000 SGD (khoảng 88.000 USD) tiền tiết kiệm của chính mình vào công ty và nhanh chóng xây dựng được một nhóm làm việc. Tuy nhiên, phải đối mặt với chính người bạn đồng sáng lập cùng sự cạnh tranh khốc liệt từ Groupon , công việc kinh doanh của anh dần giảm sút.

“Lúc đó tôi thực sự điên cuồng và quẫn trí”,” Long nói, bởi chính anh từng tự nhận mình là một người luôn được chở che. Nhưng ngày hôm sau, anh đã tìm được một cuốn sách khiến anh thay đổi ngay thái độ của mình.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 2.

“Tôi nhận ra rằng đó không phải là một trường hợp phải nói câu “Hãy từ bỏ”. Nói đúng hơn cuốn sách đã chỉ cho tôi biết tại sao tôi thất bại và mình cần thay đổi những gì, “Long chia sẻ.

Bạn phải học cách tiếp cận vấn đề một cách trung lập. Suy cho cùng, thành công và thất bại chỉ là một điểm, và nếu bạn không thể đánh giá chúng, thì thành công hay thất bại cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn thành công, bạn không nên phấn khích; nếu bạn thất bại, bạn không nên buồn. Điều bạn nên làm là tự hỏi mình tại sao lại có được kết quả này trong cả hai trường hợp.

Vì vậy, Long nhanh chóng coi thất bại đó như một bài học và tự cho mình thêm một cơ hội nữa.

Thử … và thử lại

Tuy nhiên, lần này, thay vì liều lĩnh đầu tư lớn, Long áp dụng cách tiếp cận “xây dựng, tính toán, học hỏi” của Ries. Anh đã tạo ra một trang web cơ bản – về bản chất là một “bản sao” của công ty chuyên về dịch vụ gia công phần mềm TaskRabbit – và sau đó cho phép người dùng phản hồi. Trong chưa đầy 2 tháng, anh nhận ra không có thị trường ở Singapore và cuối cùng phải dừng lại.

Mặc dù Long đã mất khoảng 1.000 SGD cho dự án này, anh cũng cảm thấy mình đã tiến được một bước lớn. Năm 2015, anh đồng sáng lập công ty thứ ba, Stacck, một hệ thống quản lý thông tin nhà hàng. Anh đã điều hành công ty và giúp thu về 1,7 triệu SGD, xây dựng một đội ngũ quốc tế và có được khoản tiền lương lần đầu tiên.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 3.

“Tôi đã học hỏi một cách nhanh chóng để mở rộng kiến thức của bản thân. Tôi đã có một tư duy tăng trưởng mà không phải là một tư duy cố định”, Long nói.

Khi được hỏi về bí quyết cho một doanh nghiệp thành công Long cho rằng đó là đội ngũ và thời gian. Chính vì thế, sau hai năm mở Stacck, người bạn góp vốn mở công ty cùng anh đã rẽ hướng khác, Long không thể đủ sức để gánh vác cả một công ty, do đó anh cảm thấy lựa chọn tốt nhất là cắt lỗ và bán doanh nghiệp.

“Tôi không phải là doanh nhân lần đầu tiên làm việc đó. Mọi người đều mong mọi chuyện trở nên tốt đẹp nhưng trên thực tế, tôi nhận ra cần có thời gian để xây dựng các kỹ năng cũng như các vấn đề về đội ngũ làm việc. Chỉ có khoảng 0,01% người đầu tiên có thời gian và đội ngũ làm việc xuất sắc” – Long chia sẻ.

Hiện tại, với vai trò là một diễn giả, chuyên gia tư vấn, Long hy vọng sẽ có thể thay đổi cách nhìn truyền thống về thành công và thất bại và khuyến khích những người trẻ tuổi năm 2020 đặt ra và đạt được mục tiêu đặc biệt vào năm 2020. Anh cũng lên kế hoạch kiếm tiền từ dịch vụ thông qua phí tài trợ hoặc phí thành viên và sẽ tiếp tục làm việc bán thời gian tại Citibank.

“Rất nhiều người nhìn thất bại như một điểm kết thúc, nhưng thực tế nó dẫn bạn đến cánh cửa tương tự như cánh cửa của thành công. Đó có thể là chữ “Thoát” nhưng nếu bạn quay đầu lại thì đó sẽ là “Lối vào”, Long chia sẻ.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế/CNBC

Gần đây tôi có nghe một doanh nhân nổi tiếng Trung Quốc phát biểu chương trình “Đối thoại” của đài truyền hình CCTV rằng: “Doanh nghiệp của tôi rất khó quản lý, cho dù là CEO tiền nhiệm của General Electric – Jack Welch đi chăng nữa cũng không trụ được quá 3 ngày”. Tôi không đồng tình với câu nói này.

Thứ nhất, Jack Welch sẽ không chỉ ở lại 3 ngày; Thứ hai, Jack Welch đến chắc chắn sẽ thay đổi doanh nghiệp của anh. Điều đáng sợ không phải là khoảng cách, mà là anh không biết có khoảng cách. Điều này tôi đã viết trên mạng Internet.

Xin lấy một ví dụ, tôi có một người bạn làm huấn luyện viên đội tuyển võ thuật tỉnh Chiết Giang, anh ấy kể cho tôi một câu chuyện như thế này:

Dưới núi Võ Đang có một anh chàng võ công hết sức cao cường, anh ta đã đánh bại tất cả mọi người ở đó. Anh chàng này cho rằng mình là thiên hạ vô địch, liền khăn gói quả mướp lên Bắc Kinh tìm đến huấn luyện viên đội tuyển võ thuật Bắc Kinh, thách thức: “Tôi muốn tỉ thí võ thuật với thành viên đội tuyển võ thuật của anh”. Vị huấn luyện viên không đồng ý, điều này khiến anh ta càng nóng lòng muốn được đấu võ. Cuối cùng vị huấn luyện viên cũng đồng ý, chưa đầy 5 phút anh chàng kia đã bại trận. Vị huấn luyện viên nói: “Chàng trai à, anh mỗi ngày luyện 2 tiếng đồng hồ, chỉ đánh bại được người mỗi ngày luyện nửa tiếng mà thôi. Thành viên đội tuyển chúng tôi mỗi ngày luyện 10 tiếng, anh làm sao mà thắng nổi? Đấy là chưa kể thành viên đội tuyển chúng tôi còn chưa đánh hết sức. Núi này cao còn có núi khác cao hơn, cao nhân ắt có cao nhân trị”.

Jack Ma cho rằng: “Trên phương tiện quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn đầu tư, hoạt động trên quy mô toàn cầu cần sáng suốt xúc tiến quá trình toàn cầu hóa một cách toàn diện. Điều mà Alibaba cần làm là phải có tầm nhìn xa, thách thức với cả thế giới, thực sự xâm nhập vào thị trường thế giới”. Dù mục tiêu mà Jack Ma đặt ra là lâu dài và đúng đắn, nhưng lại sai lầm về thời điểm, sử dụng sai sách lược dẫn đến suýt nữa thất bại thảm hại khi tham gia cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Đừng đổ lỗi tại định mệnh, định mệnh là khi con người biết rằng mình thua kém mà không chịu nỗ lực để thay đổi - Ảnh 1.

Sau đó, Jack Ma đã ý thức được khoảng cách giữa mình và thế giới, ông bắt đầu suy ngẫm về những sai lầm, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong bài diễn thuyết tại Trường Đại học Stanford, Jack Ma có nhắc đến điều này: “Hôm nay, mọi người thường viết về câu chuyện thành công của Alibaba. Nhưng tôi không cho rằng chúng tôi thông minh đến vậy, chúng tôi vi phạm rất nhiều sai lầm, và quả thực lúc đó chúng tôi rất ngu ngốc, cho nên tôi nghĩ rằng nếu một ngày nào đó tôi muốn viết một cuốn sách nói về Alibaba, tôi sẽ lựa chọn viết về 1001 sai lầm của Alibaba.

Đó mới chính là những điều mà mọi người cần ghi nhớ, cần học tập. Nếu bạn muốn biết người khác thành công như thế nào, điều này rất khó, bởi để có được thành công ẩn chứa rất nhiều yếu tố may mắn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu xem người khác thất bại như thế nào, bạn sẽ thu được rất nhiều bài học.

Tôi rất thích đọc những quyển sách nghiên cứu thảo luận vì sao người ta thất bại. Bởi vì nếu anh đã tìm hiểu kĩ lưỡng thì sẽ biết rằng, nguyên nhân dẫn đến thất bại của mỗi công ty đều không giống nhau, đây mới là điều quan trọng nhất. Sau khi trang web Taobao thành công, chúng tôi bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển công cụ thanh toán Alipay. Mọi người đều nói Trung Quốc vẫn chưa có một hệ thống tín dụng, từ dịch vụ ngân hàng cho đến dịch vụ logistics đều rất tệ hại, tại sao anh lại đâm đầu nghiên cứu và phát triển thương mại điện tử?

Hôm nay, tôi đứng đây không phải là để giảng giải với mọi người “thánh kinh” về kinh doanh, tôi không chuẩn bị bản trình chiếu PPT bởi vì tôi vẫn chưa có cổ phiếu để bán cho mọi người. Tuy nhiên, tôi nghĩ, bởi chính sự lạc hâu của hệ thống logistics, hệ thống tín dụng và hệ thống ngân hàng nên chúng tôi mới cần có tinh thần khởi nghiệp và xây dựng một bản kế hoạch cho riêng mình. Cho nên tôi tin tưởng rằng cứ mạnh dạn làm trước, dần dần rồi sẽ trở thành tiêu chuẩn của Trung Quốc”.

Nhiệm Chính Phi – người sáng lập ra Huawei đã từng nói: “Giữa người với người vốn tồn tại sự chênh lệch, chúng ta cần phải thừa nhận điều đó chứ không nên có sự so bì tị nạnh. Nếu chúng ta không thỏa mãn với sự nỗ lực của bản thân thì sẽ không ngừng tự dằn vặt làm khổ mình. Đừng đổ lỗi tại định mệnh, định mệnh là khi con người biết rằng mình thua kém mà không chịu nỗ lực để thay đổi.”

* Bài viết trích nội dung sách “Quản Trị Kinh Doanh Kiểu Jack Ma” của tác giả Triệu Vỹ.



Mộc Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Các mối quan hệ – phép định nghĩa mỗi bản ngã con người

Khi bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững, không thứ gì có thể đánh gục bạn hay khiến bạn “thêm một lần đau”.

Nhưng khi phần lớn các mối quan hệ của bạn chỉ dừng lại ở mức “xã giao”, hời hợt, cho dù bạn thành đạt đến đâu, mọi thành tựu bạn đạt được sẽ chỉ như “mây mù giăng lối”, vô nghĩa lắm bởi khi ấy, bạn sẽ không có một ai bên cạnh để cùng nhau hoan hỉ và nâng cao chiếc cup vô địch.

Trong một nghiên cứu gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hoa Kỳ (NSF) đã phỏng vấn 1500 người về việc họ có bao nhiêu người bạn để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.

Và thử đoán xem, kết quả họ thu được ra sao? 1/4 trong số những người được hỏi chia sẻ rằng họ không có lấy một người bạn thân để cùng trò chuyện. 2/3 trong số đó cho biết hơn 90% số “người thương” của họ “cũng hóa người dưng” chỉ sau 10 năm. Khá khẩm hơn, nhiều người lại cho hay họ có 2 người bạn thân (cũng có thể là ít hơn).

Tại sao phần lớn chúng ta lại có những mối quan hệ “dần chết yểu” đến vậy? Thậm chí, một số người còn không có cho mình lấy một mảnh tình (bạn) vắt vai.

Tại sao phần lớn chúng ta không thể xây dựng và gìn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp?

Bởi cụm từ “học cách giao tiếp hiệu quả” nghe thì hay ho, mà lắm kẻ lại ngại khó khi tiếp thu và thực hành nó.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 1.

“Khi ai đó đang nói, hãy chú tâm lắng nghe. Đa số chúng ta chẳng bao giờ lắng nghe cả.” – Ernest Hemingway.

Khi vợ chồng tôi tham gia buổi tư vấn tiền hôn nhân, chúng tôi đã đọc cuốn sách với tựa đề “5 ngôn ngữ của tình yêu”.

Và 5 ngôn ngữ này chính là:

-Thời gian “chất lượng” dành cho nhau

-Cử chỉ thân mật

-Những lời nói chân thành

-Sự chiều chuộng

-Quà tặng

Mọi người luôn muốn yêu và được yêu theo 5 phương thức này. Nhưng tình trạng các mối quan hệ đang dần “chết mòn” của một số cá nhân đều bắt rễ sâu sa từ việc họ không hề nỗ lực tìm hiểu xem đối phương muốn được yêu thương theo cách nào.

Và khi không hề hay biết người thương của bạn muốn được yêu theo cách nào, đừng hỏi tại sao “chúng ta không thuộc về nhau”.

-Một người cha sống-để-làm-việc thay vì làm-việc-để sống, luôn mua cho con mình mọi thứ, mà không hề hay biết món quà mà chúng thực sự khao khát là thời gian cùng bố chơi một trận bóng chày.

-Một người chồng chẳng bao giờ có hứng trò chuyện cùng vợ trên bàn ăn, mà chỉ có hứng trên chiếc giường ái ân.

-Một người bạn luôn dán mắt vào smartphone thay vì người bạn thân của mình đang trút bầu tâm sự.

Đa số chúng ta đều tỏ ra ngần ngại khi phải học cách giao tiếp và bày tỏ tình yêu của ta đến bạn bè/ bạn đời theo cách họ muốn “được yêu”. Và khi đó, các mối quan hệ chỉ là đóa phù dung sớm nở tối tàn.

Việc giao tiếp vốn chẳng dễ dàng gì. Nó luôn đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải có sự cảm thông, sự chú tâm và nỗ lực để trao cho bạn bè ta thứ mà họ thực sự cần, chứ không phải thứ mà ta nghĩ họ sẽ cần.

Bởi như Jim Rohn đã từng chia sẻ: “Nếu bạn cứ tiếp tục duy trì lối sống cũ kỹ hiện tại, tương lai cũng chẳng thể khấm khá hơn.”

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 2.

Hãy học cách “nói ra” để cứu sống một tình bạn đang ngắc ngoải

“Giọt nước mắt đắng cay nhất thường lăn dài trên gò má vì những lời chưa kịp nói, những việc chưa kịp làm.” – Harriet Beecher Stowe

Trong buổi tư vấn tiền hôn nhân, chuyên gia tư vấn cũng tặng chúng tôi một lời khuyên vô cùng quý giá:

Hãy luôn là người chủ động.

Ý nghĩa của câu nói này vô cùng dễ hiểu: nếu bạn có thể cứu sống mối quan hệ khi nó đang dần thoi thóp, đừng chần chừ, hãy hành động luôn đi. Tại sao phải đợi chờ cho tới khi đối phương chủ động ngỏ lời trước?

Đa số chúng ta vẫn có những mối quan hệ khá hời hợt, căng thẳng với gia đình hay thậm chí cả bạn bè. Đó chính là những tàn dư còn sót lại khi ta cứ luôn luôn chờ đợi người khác chủ động trước… chủ động cất lời chào trước, chủ động ngỏ lời hẹn hò trước và phổ biến nhất, chủ động xin lỗi trước.

Bạn cho rằng người phải chủ động xin lỗi trước là bạn chứ không phải đối phương tức là bạn đang phải hạ thấp cái tôi vĩ đại của mình hay sao? Và suy nghĩ đó chính là con dao tàn nhẫn cứa nát các cuộc hôn nhân, những tình bạn và thậm chí, là cả các gia đình.

Nếu bạn muốn xây đắp những tình bạn, tình thân trong gia đình sâu sắc, vẹn tròn ý nghĩa, hay thậm chí cả những mối quan hệ mới chớm nở với những người xa lạ, hãy chủ động, hãy mạnh mẽ lên. Hãy là người đầu tiên:

-Bắt đầu cuộc trò chuyện

-Gửi những dòng tin nhắn thân thương

-Thổ lộ rằng bạn thực sự nhớ họ hay yêu họ biết nhường nào

-Xin lỗi và xin được tha thứ

-Ngỏ lời mời hẹn hò

-Động viên, khích lệ họ

-Cảm ơn họ

-Nói cho họ biết rằng bạn trân quý những gì họ hi sinh vì bạn biết bao

Trước đây, mỗi khi tôi muốn thì thầm với mấy đứa em của mình rằng: “Anh yêu tất cả các em”, nỗi ngại ngùng khó tả đã chặn lưỡi tôi lại và tôi không thể thốt ra chính tâm tư của lòng mình.

Còn bây giờ, tôi sẵn sàng thổ lộ điều giản đơn mà khó thốt thành lời ấy bất cứ lúc nào, khi nhắn tin, lúc gọi điện, thậm chỉ cả khi cuộc khủng hoảng khắc nghiệt ập xuống đầu tôi. Tôi tâm sự với cả bạn bè, gia đình, đồng nghiệp để nói cho họ biết rằng họ trở nên đặc biệt với tôi như thế nào.

Cảm giác ngại ngần khi thổ lộ những điều “sến sẩm” ấy với người thương nghe có vẻ khó hiểu. Nhưng, ở ngoài kia, nhiều người vẫn không thể thốt lên nổi một “tiếng lòng” giản đơn mà có thể hàn gắn cả một mối quan hệ sắp rạn nứt.

-Anh yêu em.

-Vâng, em cũng yêu bản thân em.

Vâng, đa số chúng ta đều biết quan tâm đến người khác, nhưng họ còn bận quan tâm đến chính bản thân họ nhiều hơn.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 3.

Tác giả Stephen Pressfield đã từng viết: “Không ai trong chúng tôi muốn lắng nghe nhu cầu cần được quan tâm và chú ý của bạn cả. Tại sao? Bởi nó quá nhạt nhẽo. Bởi nó chỉ xung quanh bạn, chứ không phải chúng tôi.”

Cũng như một người nghệ sĩ chỉ có thể tương tác với khán giả của mình bằng cách trao cho họ một giá trị nào đó, để sở hữu những mối quan hệ sâu sắc, bạn phải biết học cách cho đi.

Cho những gì? Hãy cho đi vài giây phút trong quỹ thời gian của bạn, sự chú tâm, năng lượng, tình yêu nồng nhiệt của bạn để xây đắp và nuôi dưỡng mối quan hệ đó.

Không phải ai cũng đủ hào phóng để cho đi lắm cùng “tài sản” quý giá đến vậy. Nhưng “đắt xắt ra miếng”, bất cứ ai làm được điều đó đều sẽ nhận lại những mối quan hệ đẹp đẽ như ý.

Bởi, “Thế giới sẽ trao tặng cho những người sẵn sàng cho đi và sẵn sàng lấy đi bất cứ thứ gì của những kẻ chỉ thích nhận lại” – Adam Grant.

Trong các câu hỏi điển hình mà các chuyên gia trong “lĩnh vực quan hệ xã giao” thường tự hỏi chính họ, bạn tự hỏi mình được mấy câu?

“Người thành công thường sẵn sàng làm những thứ mà kẻ thất bại không dám làm” – Darren Hardy.

Và tương tự, những bậc thầy ngoại giao thường đối đãi với bạn bè theo cách hoàn toàn khác biệt. Họ thường tự hỏi chính mình những câu hỏi mà phần lớn chúng ta không hề nghĩ tới.

Chuyên gia hôn nhân Dave và Polly P. đã từng chia sẻ:

“Hãy tự hỏi chính mình: Đã bao giờ tôi cho rằng cô ấy và tôi là 2 cá thể đang hòa làm một trong một mái ấm chưa hay chỉ là 2 cá thể hoàn toàn tách biệt? Bởi sự ích kỷ, luôn tự cho mình là trung tâm chính là nguồn gốc của mọi vấn đề.

Trong tâm trí bạn, bạn có bao giờ nghĩ đến các từ ngữ như ngôi nhà của chúng ta, xe của chúng ta, đồ đạc chúng ta của chúng ta?

Hay chỉ là chiếc xe của tôi, tiền của tôi, đồ đạc của tôi.

Nếu mọi thứ chỉ xoay quanh 2 chữ “của tôi” thì bạn càng chẳng hề xứng đáng với một mối quan hệ đáng mơ ước có thể đem lại cho bạn niềm vui, sự hạnh phúc.”

Phần lớn chúng ta đều chằng bao giờ tự hỏi bạn thân những câu hỏi đáng suy ngẫm trên. Có một sự thật “đắng lòng” là, việc bạn chỉ có những mối quan hệ tồi tệ đồng nghĩa với việc bạn đang quá ích kỷ, luôn tự cho mình là trung tâm.

Nhưng bạn có thể nói rằng: “Tôi đỡ ích kỷ hơn tháng trước nhiều rồi” không?

Nhiều người không thể.

Nhưng tin vui là, hành trình thay đổi, lột xác luôn luôn đau đớn, nhưng sau đó, một hình hài đẹp đẽ sẽ xuất hiện.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 4.

Hành động – bạn phải thực hành, mọi thứ mới “động đẩy”, chuyển biến

Tác giả Grant Cardone từng viết:

“Phần lớn mọi vấn đề chúng ta gặp phải đều là hậu quả của việc hành động chưa đủ”

Nếu bạn muốn “nâng cấp”, “tăng hạng” mối quan hệ của mình từ tồi tệ lên “đỡ tệ”, bạn phải thể hiện những cử chỉ, hành động mà bạn chưa từng làm trước kia.

Hàn gắn những tổn thương trong tim bạn cũng là hàn gắn các mối quan hệ

“Hai ta đều không thể chạy trốn khỏi bức tường mang tên “nỗi khốn khổ” đang ngăn cách chúng ta.” – Arthur Golden.

Trong mối quan hệ, tất cả chúng ta đều có thể bị tổn thương, bị cười nhạo, bị cho “ra rìa”, bị nâng lên rồi lại đặt xuống, và bị lãng quên.

Nhưng điểm khác biệt giữa người thành công và người chưa thành công là, người thành công sẽ tự cố gắng chữa lành những vết cứa cảm xúc đó, thay vì chạy trốn với một vết thương đang rỉ máu.

-Khi tôi 7 tuổi, tôi từng bị bắt nạt chỉ vì tật nói lắp của mình.

-Khi tôi 10 tuổi, đứa bạn thân Donald của tôi đã kêu gọi cả nhóm tẩy chay và ném đá tôi.

Nhưng tôi vẫn phải đứng lên sau chừng ấy lần vấp ngã và tiếp tục đường hoàng bước đi. Và tôi tin tôi mạnh mẽ, bạn cũng vậy.

Và bí quyết của các bậc thầy ngoại giao chính là họ cũng gặp những nghịch cảnh trớ trêu trong khi đang kiểm soát các mối quan hệ, nhưng họ chọn cách tự mình xử lý, gỡ bỏ các “rào cản”, tổn thương về mặt cảm xúc có thể khiến họ dần mất niềm tin vào các mối quan hệ.

Và nếu bạn muốn sở hữu những mối quan hệ tuyệt đẹp, trước hết, hãy “làm đẹp” bạn đã, hãy đầu tư thời gian, năng lượng, sự tập trung để nâng cấp “hình ảnh” cũng như “nội dung” của bạn trong mắt đối phương.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 5.

Lời kết

“Ta cho đi theo cách nào, ta sẽ được nhận lại theo cách đó.”

Khi bạn nỗ lực dành càng nhiều thời gian, năng lượng, sự tập trung để “làm đẹp” chính bản thân mình “từ trong ra ngoài”, chất lượng mối quan hệ bạn nhận lại được càng tốt.

Nếu bạn không chau chuốt chính bản thân mình…

Nếu bạn không chịu khó học phương pháp giao tiếp tối ưu…

Nếu bạn không hề quan tâm đến việc người bạn thương muốn được yêu theo cách nào…

Bạn sẽ chỉ có những mối quan hệ tồi tàn.

Nếu bạn muốn sở hữu những mối quan hệ với tuổi thọ thách thức cả thời gian, hãy hành động và chữa lành những tổn thương trong quá khứ đang vướng chân bạn khi bạn muốn bay cao, bay xa để chinh phục các mối quan hệ tốt đẹp khác.



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ

Hãy nhìn lại những doanh nghiệp với khởi điểm khiêm tốn nhưng đã thay đổi cả thế giới như Apple, HP, Google, Walt Disney, Mattel hay Amazon. Bạn sẽ thấy, tất cả những doanh nghiệp này đều có một điểm chung, đó là sẵn sàn phá vỡ các quy tắc và thử thách điều không ai dám,

Dưới đây là 7 quy tắc mà các doanh nghiệp nhỏ nên tự tin phá hơn hơn là làm theo một cách mù quáng. Nó có thể phù hợp, có thể không, tùy thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nhưng nó có ý nghĩa thực tế rất lớn và bạn chắc chắn nên tham khảo:

1. Đừng kéo bạn bè hay gia đình vào chuyện kinh doanh

Điều này giống như một “quy tắc ngầm” mà không cần nói thì ai cũng biết, rằng tốt nhất đừng để người thân hoặc bạn bè can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh. Nhưng bạn có biết, chuỗi cà phê Starbucks yêu thích của bạn được thành lập vào năm 1971 bởi 3 sinh viên Đại học San Francisco còn nhà hàng McDonald gốc ở California được thành lập bởi anh em McDonald Maurice và Richard McDonald.

Bởi thế, cái gì cũng có ngoại lệ! Hãy hợp tác với những người có tiềm năng và thực sự có thể cùng bạn làm nên thành công.

2. Nếu bạn giỏi thứ gì đó, đừng bao giờ làm nó miễn phí

7 nguyên tắc kinh doanh mà người khởi nghiệp nên chủ động phá bỏ nếu không muốn thất bại - Ảnh 1.

Đúng là không nên bán rẻ công sức của mình nhưng ở vị trí những start-up , đôi khi miễn phí là một cách để quảng cáo vô cùng hiệu quả. Giả sử bạn có 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viết bài luận trực tuyến.

Hãy mở dịch vụ tư vấn miễn phí cho các sinh viên quan tâm và chỉ đưa ra các dịch vụ mất tiền khi họ thực sự quan tâm và muốn trợ giúp. Như thế, bạn sẽ thu được không ít sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

3. Không bằng cấp thì không thể kinh doanh thịnh vượng

Bên cạnh những biểu tượng như Steve Jobs hay Zuckerberg, chúng ta còn có Michael Dell (Larry), Larry Ellison (Oracle), Jan Koum (Giám đốc điều hành WhatsApp) và Evan Williams (đồng sáng lập Twitter) – những ví dụ tiêu biểu về các tỷ phú kinh doanh mà không hề hoàn thành Đại học.

Điều này không có nghĩa là hãy bỏ phắt trường lớp đi và bắt tay ngay vào đam mê kinh doanh của mình. Nhưng trong trường hợp bạn không thể hoàn thành chương trình tốt nghiệp hoặc phải rời bỏ Đại học giữa chừng, thì cũng đừng lo, nó chẳng ảnh hưởng lắm đến doanh nghiệp của bạn nếu bạn thực sự muốn cống hiến cho nó.

4. Bạn còn quá trẻ để tự lập doanh nghiệp

Đây lại là một quy tắc kinh doanh không chính thức nữa mà chúng ta vẫn thường ngầm hiểu với nhau. Nhưng tuổi tác có thực sự có ý nghĩa khi bạn có đam mê và một tư duy tập trung cao độ?

Trẻ tuổi có nhiều lợi thể hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một doanh nhân trẻ nhanh nhẹn hơn, tự do hơn, cởi mở với những thay đổi và liều lĩnh với các thử thách hơn. Và ai cũng biết, việc mạo hiểm trong kinh doanh là bước đầu tiên để đạt được thành công.

5. Không phải chiến dịch truyền thông xã hội nào cũng tốt cho doanh nghiệp của bạn

Không thể phủ nhận, truyền thông xã hội là một nền tảng tuyệt vời, mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ, nó yêu cầu đầu tư ít hơn nhưng vẫn có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, bạn không thể quá tự tin về điều đó bởi không biết có những ai đón nhận chiến dịch của bạn. Internet là một thế giới rộng lớn mà bạn không bao giờ biết hết.

Vì thế, hãy chọn tạo ra sự khác biệt, bán ý tưởng của bạn, quảng cáo sản phẩm càng nhiều càng tốt, chắc chắn rằng bạn không để lỡ sự có mặt của mình trên bất kỳ một kênh truyền thông xã hội nào. Hãy nhớ rằng, chi phí tiếp thị kỹ thuật số vẫn ít hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.

6. Nhất định phải lập kế hoạch cho những hoạt động liên tục

7 nguyên tắc kinh doanh mà người khởi nghiệp nên chủ động phá bỏ nếu không muốn thất bại - Ảnh 2.

Lập kế hoạch là việc làm bắt buộc đối với mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp. Nhưng ép buộc mọi hoạt động phải đi theo những nguyên tắc và những đầu dòng gạch sẵn đem lại rất nhiều hạn chế bởi sẽ có những lúc bạn cần phải lên kế hoạch nhanh chóng và đưa ra quyết định linh hoạt, không hề nằm trong kế hoạch ban đầu.

Mỗi khi bạn ngồi họp với nhóm để đưa ra các kế hoạch, rất có thể đối thủ đã nắm được cơ hội với sự nhanh nhẹn, tự tin và thông minh. Đôi khi, bạn cần suy nghĩ vượt ra ngoài các kế hoạch đã được lên lịch sẵn, linh động chuyển đổi cho phù hợp với thực tế!

7. Theo dõi những hoạt động của đối thủ thành công hơn

Nếu để theo dõi hướng đi cũng như tìm kiếm ý tưởng và cảm hứng thì được, nhưng nếu bạn theo dõi đối thủ để bắt chước thì thật sự là một sai lầm. Cùng một sản phẩm, cùng một nhóm khách hàng, điều khiến bạn có thể vượt qua khỏi cái bóng của đối thủ (khi họ đang thành công hơn) chỉ có thể là thử nghiệm những ý tưởng mới lạ và khác biệt hoàn toàn.

Phá vỡ những định kiến và vượt ra ngoài ranh giới là điều bạn nên tập trung làm thay vì chăm chăm theo dõi xem đối thủ đang làm gì để ốp vào mô hình của mình. Doanh nghiệp của bạn nằm trong tay bạn, vì thế hãy tự quyết định nó theo cách của bạn.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/CNBC

Sau bao nhiêu năm cố gắng học và kết quả, thi rớt THPT hay điểm thi không đủ để vào trường đại học mình yêu thích, nhìn bạn bè trong lớp vui mừng khi đậu cao và được vào trường mơ ước mà mình mặc cảm thua kém.

Trong tay cầm tấm bằng đại học đi xin việc làm mà cứ bị từ chối trong khi bạn của mình cùng khóa có người mời ăn mừng có công việc như mơ.

Trong trường hợp như thế rất dễ để rơi vào trạng thái của người thua cuộc – cảm xúc buồn bã, cảm thấy bế tắc trước tương lai, nghi ngờ và đánh giá thấp vào khả năng của mình, thậm chí cho mình là kẻ bại trận trong cuộc sống, không có gì tốt để hy vọng cho ngày mai.

Rồi bạn có thể ngồi một mình trong căn phòng kín than thân trách phận – tại sao ông trời bất công với mình, tại sao mình rơi vào ngôi sao xấu.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Thái độ của bạn khi đứng trước thất bại mới định nghĩa được con người bạn - Ảnh 1.

GS Trương Nguyện Thành.

Nếu bạn ở trong tâm trạng ấy, tôi hiểu được vì tôi cũng đã từng ở vị trí ấy. Khi mới qua Mỹ vào tháng 9 năm 1980, tiếng Anh thì chỉ biết vài chữ đủ để tồn tại như hungry, drink, food, sleep, v.v. Vì đã quá tuổi, tôi chỉ được học một năm ở trung học.

Nơi tôi sống ở vùng quê hẻo lánh nên trường không có lớp tiếng Anh cho người nước ngoài (vì không có người nước ngoài!), tôi phải tự bươn chải trong các lớp học. Cuối tháng 12, sau 4 tháng tôi nộp hồ sơ cho một số trường đại học gần nhà. Điểm thi TOEFL lúc ấy chỉ hơn 300 một tí trong khi muốn vào đại học thì phải 550 trở lên, học bạ trung học thì không có. Trường thì báo không có khả năng đánh giá học lực vì tiếng Anh kém (các lớp không có điểm).

Nộp hồ sơ xin vào đại học là hành động điên rồ từ ảo tưởng không thực tế. Đó là đánh giá của ông hiệu trưởng khi khuyên tôi nên xin việc làm sau khi ra trường và ông sẵn sàng giúp đỡ để tôi có một việc ở hãng làm thịt gà tây gần trường.

Và rồi tháng 3 cũng đến, tháng mà các trường đại học có quyết định tuyển sinh. Mỗi chiều tôi chạy ra hộp thư để coi có thư từ trường đại học cho mình không. Khi có tôi mừng lắm, cầm lá thư với tràng đầy hy vọng. Vội vàng xé toạc phong thư để rồi nhìn thấy những dòng chữ “Thank you for your interest in the university… Unfortunately (thật đáng tiếc), ….”.

Cái chữ “unfortunately” đập vào mắt tôi, con tim tôi như vỡ ra từng mảnh và tôi không thể nào tiếp tục đọc hết lá thư. Hết thư này, đến thư khác. Cái chữ ác nghiệt “unfortunately” nó cứ đánh vào mặt tôi và tim tôi không thương tiếc.

Rồi lá thư cuối cùng cũng đến. Tôi cầm nó trong tay, hồi hộp không dám mở vì sợ sự thật phũ phàng. Sau buổi cơm chiều, mẹ nuôi tôi hỏi “Tại sao con không mở lá thư để coi kết quả?”. Tôi trả lời “Tôi sợ sự thật”.

Bà ta đứng dậy cầm lá thư hỏi “Is it OK that I open it?” (Mẹ mở nó được chứ?). Tôi chỉ gật đầu.

Rồi giọng của mẹ nuôi cất lên “Dear Thanh Truong, thank you …. UNFORTUNATLY…”. Tôi chỉ nghe được đến cái chữ ác nghiệt “unfortunately” rồi không nghe được gì nữa. Tôi xin phép mẹ để lên phòng riêng vì muốn được một mình. Khi bước lên cầu thang, tôi nghe tiếng mẹ nuôi vọng theo “Thanh, it is not the end of the world!” (Thành, điều đó không phải là tận thế!).

Không ai vui khi đối diện với thất bại cả. Nhưng nếu tôi để tư duy của kẻ thua cuộc lấn chiếm mình ở khoảng thời gian ấy thì tôi không có ngày hôm nay để chia sẻ với bạn điều này.

Trước mặt tôi chỉ có một lựa chọn, đó là chấp nhận số mạng hẩm hiu của mình và chờ đến hè thì đi làm ở hãng thịt gà tây như quyết định của một bạn Việt Nam có cùng hoàn cảnh giống như tôi. Nhưng tôi thực sự không can tâm.

Thời gian ngồi một mình trong phòng riêng đối diện với thất bại, ấy là lúc tôi tự hỏi và nói chuyện với chính mình. “Thành, mày muốn gì cho cuộc sống này?”; “Mày đã liều cái mạng sống của mày trên biển vì cái gì?”; “Mày than thân trách phận rồi có giúp mày giải quyết được điều gì không?”; “Mày không có gia đình hay bà con bên cạnh để nương tựa, mày phải tự lo cái mạng sống của mày”; “Trên đời không có cái gì muốn có mà không phải trả cái giá của nó. Thế mày có biết cái giá cho điều mày muốn là gì không?”; “Thế mày có dám chấp nhận trả cái giá cho nó hay không?” …

Tuần sau đó tôi tâm sự với các thầy cô về kết quả xin vào đại học của tôi. Họ chia buồn nhưng tôi trả lời với họ “Đúng là điều này ngoài mong đợi của tôi nhưng tôi không có thời gian để buồn. Buồn không giúp gì mà còn cản trở tôi đạt điều tôi muốn. Điều tôi muốn là vào đại học. Và điều tôi cần làm bây giờ là làm sao tôi nâng cao trình độ tiếng Anh mau chóng”.

Tôi vào thư viện mượn thêm sách để đọc. Tôi nhờ thầy cô chỉ bài thêm mỗi khi có thời gian. Tôi cố gắng hơn gấp bội so với trước đó.

Thầy cô thấy thế viết thư cho trường đại học gần nhà (North Dakota State University – NDSU) và đồng loạt ký tên thỉnh cầu “give this student a chance and you will not regret it.” (Hãy cho đứa học trò này một cơ hội và bạn sẽ không ân hận bởi điều đó).

Tuần lễ trước khi nghỉ hè, tôi nhận được lá thư từ NDSU bảo rằng, trường đã xét lại hồ sơ của tôi sau khi nhận được thỉnh nguyện thư có nhiều chữ ký và quyết định chấp nhận cho tôi vào học có điều kiện (admission on probation condition). Tôi đọc lá thư mà mừng rơi nước mắt!

Điều tôi muốn nói – Thất bại ngày hôm nay không có nghĩa bạn sẽ thất bại trong tương lai và càng không có nghĩa bạn là con người thất bại. Thái độ của bạn khi đứng trước thất bại mới định nghĩa được con người của bạn. Nếu chấp nhận vào số phận của một kẻ thua cuộc thì tương lai phía trước của bạn đã rõ.

Còn nếu không chấp nhận vào số phận như tôi đã làm vào năm 1981 thì tương lai của bạn sẽ có nhiều điều tuyệt vời chưa biết trước được nhưng chắc chắn là không ở dưới đáy vực như hiện tại!

GS Trương Nguyện Thành – Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM từng mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên, gây nhiều ý kiến tranh luận trên mạng xã hội. Trước đó, ông từng công tác tại ĐH Utah Mỹ, sống và làm việc 38 năm tại Mỹ.



Trương Nguyện Thành


Theo Trí Thức Trẻ

Bạn ngưỡng mộ đám bạn của mình ngày một bay cao bay xa, bạn muốn được như vậy, ấy vậy mà hằng ngày bạn vẫn luôn phải giằng co với sự lựa chọn rằng mấy giờ mình nên thức dậy?

Cái bạn cho rằng là giới hạn thì lại là điểm khởi đầu của người khác.

Trái tim yếu đuối chỉ là lời biện hộ cho việc bạn quá nhàn rỗi.

Có khi nào mà bạn cách ước mơ ngày một xa không?

Khi 30, chúng ta thường thích nói về suy nghĩ của chính mình, hoặc do cuộc sống hàng ngày bình thường quá, bạn muốn làm chút việc gì đó, nhưng năm này qua năm khác, ngày hôm nay dường như vẫn chỉ là ngày hôm qua với suy nghĩ y hệt như thế. Đợi cho đến khi người khác làm được rồi bạn mới nước mắt lưng tròng mà nói rằng lúc đó bản thân mình cũng muốn làm như vậy mà rốt cuộc lại không hề làm. Bạn không làm thì còn khóc cái nỗi gì?

01

Đêm giao thừa năm ấy, thầy giáo Hà nói với tôi rằng: “Tết năm nay thầy không nghỉ, đang thiết kế giáo án dậy hai môn nữa.”

Lúc đó tôi nghĩ thầy điên mất rồi.

Tôi và thầy giáo Hà quen biết khá lâu. Tôi thường hay ngồi dưới phát biểu cảm nghĩ trước những tác phẩm của thầy, còn thầy vừa hay lần ấy lên thủ đô lại mời tôi ăn cơm. Nhưng gặp đúng lúc tôi đang ốm, không thể lết ra khỏi cửa nên đã từ chối. 

Lúc đó, tôi chỉ mơ hồ biết được rằng thầy đang chạy một tài khoản facebook, có cả triệu người theo dõi. Thầy ấy còn đang viết một cuốn sách về quản lý tài chính và phần mềm…

Có một thời kỳ tôi đã mua rất nhiều các chương trình học tập của thầy giáo Hà. Nói chuyện nhiều với thầy tôi mới nhận ra rằng thầy ấy không hề đơn giản. Nhà thầy rất nghèo, dù thi đỗ đại học nhưng biểu hiện trong học tập cũng rất bình thường, thế là thầy đã nghiên cứu phương pháp học tập trong vòng nửa năm và nhanh chóng trở thành học sinh xuất sắc của trường. 

Sau khi tốt nghiệp thầy làm việc trong doanh nghiệp quốc doanh một thời gian. Thầy cảm thấy công việc này không phải thứ bản thân mình mong muốn, thế là thầy chuyển sang làm việc cho công ty tiền tệ. Làm được một thời gian, thầy liền từ bỏ công việc này với mức lương lúc đó lên tới mấy chục triệu đồng và bắt đầu khởi nghiệp. 

Hiện tại thầy đang nghiên cứu về account. Đây là lần khởi nghiệp thứ ba của thầy. Doanh thu thì tôi không biết rõ, nhưng thầy chỉ tùy ý nói ra một con số thôi cũng khiến tôi cảm thấy sao mà ghét những người giàu có đến thế!

Cái bạn cho là GIỚI HẠN thì lại là ĐIỂM KHỞI ĐẦU của người khác: Bứt phá sớm để không hấp hối ở tuổi 40 - Ảnh 1.

Sau năm đó, vào một buổi tối, tôi có nhờ thầy chỉ giáo một vấn đề, tiện thể tôi hỏi: ” Tại sao thầy học bất cứ thứ gì cũng vừa giỏi vừa nhanh vậy? Tại sao học cái gì thầy cũng có thể nhanh chóng trở thành cao thủ, lại còn kiếm được nhiều tiền? Đến ngay cả chạy một account có ba bốn tháng mà cũng hơn hẳn tụi em chạy cả một hai năm? Thầy có bí mật gì đúng không? Thầy nói cho em đi?

Thầy chỉ đáp đúng một câu: “Tôi có một mục tiêu, đó là có thể giúp mọi người cùng nhau học tập, cùng nhau trưởng thành, nên cả năm tôi không nghỉ ngơi, cần mẫn, chăm chỉ, cố gắng, không ngừng suy nghĩ, sáng tạo và đột phát.”

Đương nhiên có thể bạn sẽ nói liều mạng như vậy thì không hề tốt cho sức khỏe. Cả năm không nghỉ ngơi sẽ không biết gì đến việc tận hưởng cuộc sống. Sống như vậy thì làm gì có ý nghĩa? Thực ra không hẳn là như vậy. Nếu như bạn muốn làm điều gì đó, nhưng cứ tan ca là bạn về nhà xem tivi, tết nhất đánh bài thì nghĩ xem bạn có thể thực hiện được điều muốn làm hay không?

02

Gần đây tôi có quen một tiền bối, bà ấy họ Hoàng, lúc trước là Phó Tổng Giám đốc của một doanh nghiệp lớn, giờ bỏ việc về mở công ty, chuyên làm về tương mè. Em gái bà là đồng nghiệp trước đây của tôi, biết tôi mới sinh xong liền nhờ chị gái mang vài chai tương mè tới cho tôi. Bà Hoàng khi mang quà tới mới phát hiện ra mình chính là độc giả của tôi, follow tài khoản của tôi từ khá lâu rồi, thế là bà hẹn gặp.

Lần gặp gỡ ấy đã khiến tôi vô cùng xúc động.

Bà Hoàng đến sớm hơn nửa giờ đồng hồ so với thời gian chúng tôi đã hẹn trước. Bà rất hiền hòa, lại còn mang đến cảm giác thân mật. Tôi thật sự rất tò mò, một vị lãnh đạo của một Công ty lớn, rời vị trí Phó Tổng Giám đốc, một người mà được cả gia tộc vô cùng hãnh diện, tại sao lại có thể đi kinh doanh tương mè chứ?

Cái bạn cho là GIỚI HẠN thì lại là ĐIỂM KHỞI ĐẦU của người khác: Bứt phá sớm để không hấp hối ở tuổi 40 - Ảnh 2.

Bà ấy nói với tôi rằng: “Tôi đã làm mười mấy năm ở đó rồi. Có một ngày tôi tự nhiên muốn đi xem thế giới bên ngoài như thế nào. Nhưng lúc đó tôi đã hơn bốn mươi, mọi người khuyên tôi hãy an phận, đợi công thành danh toại là ok rồi. Cả nhà đều tự hào về tôi, nhưng họ không biết tôi có nỗi khổ và sự bất an của riêng mình. Mọi thứ đối với tôi đã quá thuần thục, lẽ nào những ngày tháng tiếp theo tôi cứ phải lặp đi lặp lại những công việc ấy cho đến khi nghỉ hưu hay sao?”

“Cô có biết thân làm một vị lãnh đạo cấp cao, ra quyết tâm từ bỏ chức vị khó khăn đến mức nào không? Cả gia đình và bạn bè đều khuyên tôi hãy suy nghĩ kỹ, họ đều cho rằng tôi chỉ nghĩ vậy thôi. Chỉ có chồng tôi là đồng ý. Tôi lập tức từ chức. 

Dựa vào kinh nghiệm và mối quan hệ nhiều năm của mình, tôi đã chọn được công xưởng và nguồn nguyên liệu tốt nhất. Lúc trước tôi là Phó Giám đốc sản xuất, chưa từng kinh doanh bao giờ, thế là tôi chỉ biết không ngừng học hỏi, đi gặp từng người, mang sản phẩm đến từng nhà và giới thiệu. 

Tôi làm được một năm, từ không có gì, giờ tôi đã quen được khá nhiều người cùng trong ngành kinh doanh. Mặc dù họ đều nhỏ tuổi hơn, nhưng tôi học hỏi được rất nhiều điều từ họ. Giờ lợi nhuận một tháng cũng không tồi, tôi cảm thấy khá hài lòng.”

Tôi nhìn bà ấy nói, thấy dáng vẻ đầy phấn khích của bà mà cảm thấy bà thật tuyệt. Bà là người mà chỉ cần nói đến ước mơ thôi là đôi mắt sẽ sáng rực lên. Có thể thứ ánh sáng đó sẽ luôn sáng chói khi bạn mới hai mươi, nhưng cùng với thời gian ánh sáng ấy sẽ nhạt dần.

Không phải ai ở độ tuổi 40 cũng có thể đưa ra những lựa chọn mới.

Không phải ai ở độ tuổi 40 cũng có thể từ bỏ cuộc sống vốn đã yên phận, bắt đầu xuất phát lại từ đầu trước sự đồng loạt phản đối của mọi người.

Ước mơ là gì? Không ai biết! Nhưng ở độ tuổi 20 nó sẽ luôn là ánh sáng chói lòa, còn đến 30 thì nó đã dần hấp hối chứ đừng nói tới độ tuổi 40.

Khi tôi 20, tôi thích thao thao bất tuyệt về những kế hoach của mình, cảm thấy mình có quá nhiều sáng kiến, và sáng kiến nào cũng thật lợi hại, nếu thực hiện ắt hẳn sẽ kinh thiên động địa lắm. Ấy thế nhưng càng trưởng thành tôi càng không thích nói nhiều, bởi tôi phát hiện ra nói thì dễ mà làm mới khó. Giấc mơ mà chỉ biết nói miệng thì nó mãi mãi chỉ là lời nói mà thôi.

Khi 30, ai cũng muốn bản thân mình làm một nên một điều gì đó, nhưng đến cuối cùng lại chọn cuộc sống an phận. Tôi cảm thấy tiếc nuối khi nhìn thấy vấn đề này trong đám bạn của mình, phần lớn con người ta thất bại chỉ vì hai chữ ” chờ đợi”



Thu Hằng


Theo Trí Thức Trẻ

Jack Ma- Ông chủ của Alibaba từng nhiều lần thất bại trước khi lập nên Alibaba và trở thành người giàu có nhất nhì Châu Á sở hữu khối tài sản lên đến 41,8 tỷ USD. Những bài phát biểu của ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều doanh nhân trên con đường chinh phục giấc mơ của chính mình. Ba trong số những câu nói truyền cảm hứng ấy được cho là ấn tượng nhất đó là:

1. Lãnh đạo cần phải biết yêu thương

Theo Jack Ma, để có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba thì chúng ta cần đạt được 3 tố chất. Thứ nhất là IQ – chỉ số thông minh, thứ hai là EQ – chỉ số cảm xúc và cuối cùng là LQ – chỉ số yêu thương. Theo đó thì LQ cũng vô cùng quan trọng, tuy nhiên với những nhà lãnh đạo nó lại ít được nhắc tới nhất. Bạn phải thực sự yêu mến đồng đội của mình và sản phẩm các bạn đang cùng nhau xây dựng. Bởi lẽ, các bạn càng phát triển thì sẽ càng phải đối mặt với nhiều khó khăn – và đó là lúc cần sức mạnh tập thể để cùng nhau vượt qua.

Nhiều nhà lãnh đạo thường cô đơn và không thành công, bởi lẽ họ ít thế hiện chỉ số LQ khiến cho đồng nghiệp cảm thấy có khoảng cách với họ. Thậm chí, nếu không biết yêu thương nhân viên của mình, sự thành công, giàu có sẽ khó bền vững, chưa nói tới là sụp đổ. 

Một nhà lãnh đạo thực thụ phải luôn đặt lợi ích của nhân viên lên hàng đầu, đảm bảo cho họ có được những điều kiện cần thiết để phát triển, hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

2. Làm lãnh đạo không phải công việc thú vị

Jack Ma là một nhà lãnh đạo, chủ tịch của doanh nghiệp lớn với hàng chục nghìn nhân viên, tuy bề ngoài của ông vô cùng giản dị và điều hành công việc khá trơn chu mọi việc tưởng chừng như khá đơn giản nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Ông đã từng khẳng định rằng: ” Muốn sống cuộc sống đơn giản, đừng làm lãnh đạo”.

Một nhà lãnh đạo sẽ phải chấp nhận hi sinh, không chỉ cho công việc mà còn cả cuộc sống cá nhân của họ. Công việc của họ luôn đối mặt với áp lực, phải giải quyết công việc ở mọi lúc, mọi nơi và gần như không có thời gian dành cho bản thân và gia đình, cho dù là đang tham dự bữa tiệc sinh nhật của người thân.

Jack Ma: Là nhà lãnh đạo tài ba, chỉ số IQ và EQ cao vút, nhưng nếu không có LQ, bạn sẽ không bao giờ được tôn trọng - Ảnh 1.

3. Lãnh đạo cần phải biết “truyền lửa” cho nhân viên

Khi nhắc đến việc giải quyết những vấn đề thực sự khó khăn, Jack Ma từng nói một câu khá ấn tượng rằng: “Hôm nay khó khăn. Ngày mai sẽ càng tệ hơn. Ngày sau đó chắc chắn sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, phần lớn lại không thể vượt qua được ngày mai“.

Chính vì vậy, là một nhà lãnh đạo bạn không được gục gã trước những khó khăn, phải có lòng tin và nhiệt huyết để có thể vượt qua, tiếp tục truyền lửa lòng nhiệt huyết cho nhân viên và  giúp họ vượt qua những khó khăn nhất trong công việc.

Để truyền lửa cho nhân viên, “sếp” cũng phải có lửa. Một nhà quản lý không có động lực thì không thể nào tạo động lực cho cấp dưới. Một người sếp làm việc với tâm trạng bình bình, kiểu “sao cũng được” thì khó mà có đội ngũ nhân viên hăng hái.

Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải giúp cho nhân viên nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai. Song song đó là làm cho nhân viên cảm nhận mình là một phần tử quan trọng của công ty. Người lãnh đạo nên “kéo” tất cả nhân viên của mình vào mọi hoạt động quan trọng của công ty. Khi đó họ sẽ yêu công ty và làm việc hăng say.



An Chi


Theo Trí Thức Trẻ