Tag

thăng tiến

Browsing

Thành công là mục tiêu mọi người đều hướng tới. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao trong khi những người cùng trang lứa với mình đang gặt hái hết thành quả này đến thành tựu khác thì bản thân vẫn giậm chân tại chỗ? Họ đã là khác bạn điều gì?

Đôi khi, những người thành công chỉ khác bạn ở những điều đơn giản, như họ dám vượt qua các rào cản vô hình, những giới hạn, quy tắc ngăn cản họ đạt được mục tiêu. Giới hạn được đặt ra để đảm bảo cho sự an toàn, nhưng nó cũng chính là điều khiến bạn không thể làm được những thành công khác biệt.

Nếu muốn thành công, đừng đóng mình trong những chiếc hộp kín, an toàn mà hãy tìm cách vượt qua nó, dám đương đầu với thử thách để mạnh mẽ tiến vào thế giới rộng lớn. Những bước đi càng vững chắc, sải bước càng rộng thì bạn càng sớm tìm thấy con đường thành công.

Nếu bạn đang đi tìm đích đến của thành công mà vẫn cảm thấy thật mông lung, có thể bạn đang rơi vào vòng xoáy của những rào cản này:

1. Sự thờ ơ

Sự thờ ơ là một biểu hiện của sự thiếu quan tâm, xảy ra khi bạn quá mệt mỏi hoặc quá căng thẳng. Rất nhiều doanh nhân tham lam, ôm đồm nhiều việc trong khi đang cố gắng gây dựng một doanh nghiệp của riêng mình. Hệ quả tất yếu là họ không thể sát sao trong mọi việc. Nên khi công việc gặp trở ngại, họ không thể nắm rõ được vấn đề đang xảy ra và dễ dàng từ bỏ nó.

2. Sự trì hoãn

Sự trì hoãn vô cùng phổ biến, nó đến ngay khi bạn đang hào hứng vô cùng với một ý tưởng nhưng chỉ một việc xen vào giữa như xem một tập phim yêu thích, nghe một bản nhạc mới cũng có thể khiến bạn quên đi ngay sự nhiệt tình ban đầu. Mặc dù bạn vẫn ôm ấp ý tưởng đó nhưng nó không còn gây được nhiều hào hứng nữa và bạn lựa chọn trì hoãn nó cho lần sau, tệ hơn nữa là “bỏ rơi” nó.

3. Cảm giác sợ hãi

Sợ hãi là một cảm giác quen thuộc mà chúng ta phải đối diện gần như mỗi ngày. Nếu bạn vượt qua thì nó sẽ là nguồn cơn sức mạnh nhưng nếu không, nỗi sợ sẽ “nuốt chửng” và ngăn bạn theo đuổi những điều mình đam mê. 

Ngay cả những doanh nhân hay nhà lãnh đạo cấp cao cũng phải vật lộn với nỗi sự lo lắng, nỗi sợ hãi mỗi ngày nhưng hiếm khi bị chúng chi phối. Điều quan trọng là bạn cần phải nhìn rõ nỗi sợ của mình thì mới tìm được cách đánh bại nó. Nếu không thể tự mình đối diện thì các cố vấn tâm lý có thể giúp bạn đấy.

Hãy nhớ rằng: “Sự tò mò chinh phục nỗi sợ hãi thậm chí còn hơn cả sự can đảm”, danh ngôn.

4. Sự quá tải

Sự quá tải xảy ra khi bạn lỡ cam kết nhiều hơn những gì mình thực sự có thể làm. Không phải ai cũng có khả năng cân bằng và đưa ra thời gian thích hợp để giải quyết mọi việc. Đó có thể là nỗi bồn chồn khi bạn bè rủ rê nhưng bạn còn bận dự án của công ty. Đó cũng có thể là nỗi lo quá hạn deadline với sếp. Đáng tiếc là khi đối diện với những vấn đề này, chúng ta thường lựa chọn thoái lui và không làm gì cả.

Những rào cản khiến bạn mãi giậm chân tại chỗ trong khi bạn bè cùng trang lứa thăng tiến không ngừng - Ảnh 1.

Để chống lại 4 yếu tố ở trên, bạn cần phải xác định “lý do” của từng vấn đề, từ đó khai thác những yếu tố trái ngược, những điểm tích cực có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Những điều chúng tôi có thể gợi ý cho bạn là:

Làm gì cũng có mục đích: Sống có mục đích là cách bạn nói với mọi người ý nghĩa sự tồn tại của bản thân, là chìa khóa chống lại sự thờ ơ. Mục đích sống cũng chính là thước đo cho những tiến bộ của bạn, thúc đẩy bạn suy nghĩ và hành động để thành công.

Lập tức hành động: Hành động là đối lập của sự trì hoãn. Khi bạn nỗ lực tập trung vào một mục tiêu nào đó, hành động sẽ thúc đẩy bạn tiến lên. Từng bước đạt được những thành công nhỏ cũng sẽ là động lực để bước những bước dài hơn.

Can đảm theo đuổi: Nếu bạn còn mơ hồ về nỗi sợ của bản thân, có thể tìm đến những cố vấn để được nhìn rõ bản thân mình hơn, từ đó xác định những điều chỉnh cần thiết để giải phóng nỗi sợ đó. Can đảm được xây dựng bằng cách đối diện với nỗi sợ và đi qua nỗi sợ đó một cách bình tĩnh. Can đảm mang lại cho bạn sức mạnh để làm những điều mà trước đây bạn nghĩ là không thể.

Sự tập trung: Điều bạn đặt nhiều sự chú ý sẽ có ảnh hưởng nhất đến sự thành công của bạn. Bạn sẽ trở thành những gì bạn tập trung vào và vì thế hãy nhìn thẳng vào mục đích cuối cùng để hành động những điều cần thiết.

Đây không phải tất cả những điều có thể giúp bạn thành công nhưng đó những bước đầu tiên để bạn khắc phục khuyết điểm và làm việc tích cực hơn cho mục tiêu cuối cùng. Với một tinh thần sẵn sàng, tràn đầy năng lượng cũng như sự quả quyết, niềm tin vào bản thân, bạn nhất định sẽ trở thành người chiến thắng!



Theo Hà Lê


Trí thức trẻ

– 01 –

Mấy ngày trước tôi đi công tác, thuận đường về thăm quê, không biết em họ nghe được tin này từ đâu, khi tôi vừa về đến nhà, còn chưa kịp đặt hành lý xuống thì cậu ta đã chạy ra đón.

Câu đầu tiên liền trực tiếp hỏi tôi: “Chị, chị có thể dẫn em lên thành phố làm việc với chị không?”

Vừa nghe loáng thoáng được câu này, tôi đã giật mình bỏ xuống ly nước vừa đưa đến miệng. (Hỏi như vậy chẳng khác nào ép tôi phải đồng ý, chứ nếu không sau này tôi làm sao dám về quê nữa đây.)

“Công việc ở đây không phải đang rất tốt sao? Việc nhẹ, lương tạm ổn, lại có nhà, có vợ ở đây, em còn đòi lên thành phố làm gì cho mệt thân?”

“Tốt gì chứ? Em cũng sắp 30 tuổi rồi, mỗi ngày ở đây đều không có chút thử thách nào cả, người ta thì sắp phát tài cả rồi, còn em cả đời lại chưa từng làm chức quản lý lần nào.”

“Vậy em chuẩn bị đến thành phố làm việc gì?”

“Em cũng chưa biết nữa, cũng bởi vì chưa nghĩ ra gì hết nên mới chờ chị trở lại để dẫn em theo. Dù sao lên thành phố chắc chắn công việc sẽ nhiều hơn, áp lực hơn nhiều so với ở quê, như vậy em cũng nhanh phát triển hơn chứ!”

Thật trùng hợp, đêm hôm đó, chủ quản của tôi đã gửi cho tôi một tin nhắn trên facebook. Cô ấy phàn nàn rằng công việc bây giờ vừa nhiều vừa mệt, mặc dù cô ấy đã làm 5 năm rồi nhưng vẫn không được thăng chức. Mà trong lúc cô ấy tính nhảy việc thì lại phát hiện kinh nghiệm làm việc ở công ty lớn của mình cũng chẳng giúp được gì nhiều. Cô ấy cảm thấy mình có kinh nghiệm cũng như không, bản thân chẳng có lợi thế đặc biệt gì, làm sao có thể với tới những vị trí cao hơn đây?

Tình huống giữa em họ tôi và vị chủ quản kia trông có vẻ khác nhau: một người thì cảm thấy công việc hiện tại không đủ thử thách, nên mới gặp trở ngại trong quá trình trưởng thành, một người lại cảm thấy công việc quá khó, nên mới bị cản trở trên con đường thăng tiến. Nhưng thực ra, tính chất sự việc đều giống nhau cả: Cả hai người đều không tự chủ động học hỏi để nâng cao năng lực, mà chỉ bị động để mọi thứ dẫn dắt. Đây cũng là nguyên nhân tại sao đa số người trẻ 20 tuổi vào làm, đến tận 30 tuổi mới nghĩ tới vấn đề muốn “nhảy” lên vị trí cao hơn.

20 tuổi bước vào nơi làm việc, 30 tuổi vẫn chưa được thăng tiến, bạn làm sao để thoát khỏi cái bẫy đấu tranh cấp thấp này? - Ảnh 1.

– 02 –

Tại sao hầu hết mọi người đều phát triển theo chiều hướng thụ động?

Cái gì gọi là phát triển thụ động?

Có một nhân viên lâu năm chạy đến hỏi ông chủ mình rằng: “Tại sao tôi có 10 năm kinh nghiệm rồi nhưng ngài vẫn không thăng chức cho tôi?”

Người sếp kia nghe vậy liền trả lời: “Cậu có 10 năm kinh nghiệm hay cậu dùng 1 năm kinh nghiệm để làm việc trong 10 năm?”

Có một câu nói tuy rất hà khắc nhưng cũng rất thực tế: “Người đến tuổi trung niên, cho dù có kinh nghiệm 5 năm hay 10 năm đi nữa, nếu trình độ chỉ bằng người 20 tuổi thì rất khó để leo cao.”

Tại sao bọn họ rất cố gắng nhưng cuối cùng lại không được như ý muốn?

Rất đơn giản, chủ yếu là do ba “không” sau đây:

– Không muốn: không chịu nghĩ ra mục tiêu cho bản thân, dẫn đến việc thiếu động lực đi thực hiện mục tiêu.

– Không biết: không biết phối hợp giữa mục tiêu và năng lực, dẫn đến năng lực không đủ để thực hiện mục tiêu.

– Không thể: Không nắm được cách làm nào là chính xác, dẫn đến việc không thể tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng một cách hiệu quả.

20 tuổi bước vào nơi làm việc, 30 tuổi vẫn chưa được thăng tiến, bạn làm sao để thoát khỏi cái bẫy đấu tranh cấp thấp này? - Ảnh 2.

– 03 –

Không muốn – thiếu động lực để hoàn thành mục tiêu.

Bản chất con người là tìm hạnh phúc, né đau khổ. Theo bản năng, ai cũng sợ áp lực, không có mục tiêu thì bản thân làm được đến trình độ nào cũng vẫn cho là đúng. Nhưng nếu mục tiêu được đề ra, chắc chắn phải có áp lực.

Ví dụ khi yêu, các chàng trai thường rất ít khi chủ động hứa hẹn với các cô gái những lời bảo đảm về tương lai như: “Anh hứa sẽ luôn yêu thương em. Mãi mãi.” Bởi vì nếu đưa ra lời hứa hẹn lớn như vậy áp lực sẽ rất lớn. Tương tự như thế, tại nơi làm việc, áp lực và mục tiêu sẽ luôn tỷ lệ thuận và đi kèm với nhau.

Đương nhiên có một số người “thất bại thành thói quen”, từ nhỏ đến lớn, nếu đặt ra 10 mục tiêu thì đã có 9 cái thất bại rồi. Vì sợ phải đối mặt với thất bại lần nữa, họ thà từ bỏ việc đặt ra mục tiêu cho bản thân mình.

Trên thực tế, việc sợ hãi thất bại khi mục tiêu còn dở dang là điều không cần thiết. Khi bạn hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ nhận ra giá trị thực sự của nó.

Không biết – Năng lực và mục tiêu không tương xứng

Có nhiều người đặt ra mục tiêu, cũng sẵn sàng chịu áp lực, nhưng điều không may là năng lực lại không cân xứng với mục tiêu. Cũng có nghĩa là khả năng mà người đó có không đủ để đi thực hiện mục tiêu quá lớn như vậy.

Giống như vị chủ quản kia, cô ấy muốn làm ở vị trí cao hơn, muốn được thăng chức lên làm giám đốc bộ phận, nhưng cô ấy lại không bình tâm suy nghĩ lại xem, vị giám đốc đang làm ở bộ phận cô ấy có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thế nào.

Không thể – Thiếu cách tích lũy năng lực hiệu quả

Bạn có thể bắt đầu từ con số không, nhưng không thể không “chuẩn bị vũ trang” trước cho bản thân. Có một số người rõ ràng biết đặt ra mục tiêu, cũng biết áp dụng kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của mình vào công việc, nhưng tiếc là dùng sai cách. Thế nên làm mãi học mãi mà kinh nghiệm chẳng đến đâu.

Vậy làm thế nào chúng ta mới có thể loại bỏ ba “không” này đây?

Điều cần thiết là nên tập chuyển đổi phát triển bị động thành phát triển chủ động. Việc này không khó, chỉ cần thực hiên tốt 3 bước sau: đặt ra mục tiêu, thiết lập khuôn khổ và dành thời gian thực hiện.

Mục tiêu có giá trị lớn nhất không phải là mục tiêu dễ dàng đạt được, mà là mục tiêu có thể giúp hỗ trợ nâng cao năng lực bản thân với phương hướng vận dụng tập trung và thống nhất.

Khi đã có mục tiêu, nên thiết lập cho mình một khuôn khổ. Nghĩ xem điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì, đưa ra phương hướng chính xác để tránh việc năng lực không tương xứng với mục tiêu. Từ đó, đặt ra thời gian cụ thể để hoàn thành nó.



Thiên Tuyết


Theo Trí Thức Trẻ

Quãng đời tuổi 20 là thanh xuân, là lúc bạn trải qua những điều tươi đẹp nhất cuộc đời, nhưng cũng là lúc bạn phải tự mình xây đắp một con đường, một bước đệm cho tuổi 30 có thể bật nhảy thật cao. Đó là thời gian bản phải rèn luyện, đắp bồi cả chuyên môn trong công việc và hơn hết cả là những kỹ năng mềm có thể quyết đinh 50% hiệu suất công việc của bạn.

Khi bạn bước vào ngưỡng cửa tuổi 30, hầu hết các kỹ năng chuyên môn của bạn đã được vận dụng khoảng 8 năm. Thông qua quá trình thực tập từ khi học đại học, bạn có thể nâng cấp bản thân qua hàng thập kỷ làm việc với nhiều kinh nghiệm.

Trong khi, bạn dường như làm việc không mệt mỏi để học những kỹ năng cứng như lập trình máy tính, viết lách, lên chiến lược, phân tích… bạn đã làm cách nào để cải thiện các kỹ năng mềm – điều quyết định 1 nửa hiệu suất công việc của bạn?

Chuyên gia nghề nghiệp Christopher Kingman cho rằng, kỹ năng mềm có liên quan đến việc tương tác giữa 2 hoặc nhiều bên, giọng nói có liên quan đến khả năng trở thành lãnh đạo của một người. Dưới đây là 4 kỹ năng mềm bạn phải học cách làm chủ trước khi chạm mốc 30 tuổi.

1. Kỹ năng lắng nghe linh hoạt

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 1.

Tất cả chúng ta đều có những người bạn thân, cha mẹ và những người thân dường như có thể thấu hiểu, chia sẻ mọi điều. Không cần biết là trái đất sụp đổ hay những vấn đề nhỏ bé, điều bạn muốn là những lời khuyên hay cùng nhau ăn mừng, họ luôn sẵn sàng ở bên cạnh bạn, lắng nghe với một trái tim rộng mở. Theo Kingman, đó là những người có kỹ năng lắng nghe linh hoạt rất tốt.

Có thể bạn nghĩ rằng, ai cũng có thể làm được việc lắng nghe. Nhưng điểm mấu chốt là ở chữ “linh hoạt”. Kingman giải thích rằng, phương pháp này không chỉ là việc bạn nghe người khác nói mà còn là kỹ năng hồi đáp có mục đích. Bạn phải lắng nghe và có xu hướng thấu hiểu những gì đối phương đang nói với bạn và cả những điều họ không nói thành lời.

Để rèn luyện kỹ năng này, Kingman nói rằng, khi ai đó thảo luận với bạn một vấn đề quan trọng, thay vì xem xét câu trả lời của bạn, hãy tập trung vào câu chuyện của đối phương ngay tại thời điểm đó. “Hãy chú ý đến các từ ngữ, thời gian, nhịp điệu, cắt ngắt câu và cảm xúc trong lời nói của họ. Hãy xác nhận rằng bạn đang lắng nghe đối phương bằng cách lặp lại 1 phần những gì họ nói khi hồi đáp. Nếu thực sự theo dõi câu chuyện và cảm xúc của đối phương, bạn có thể kể lại câu chuyện của họ cùng với sự thấu hiểu, cảm thông của chính mình.

2. Kỹ năng lãnh đạo

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 2.

Mỗi người đều có một phong cách lãnh đạo khác nhau, nhưng có người thành công, có người thì không. Chuyên gia nghề nghiệp Joy Altimare, các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất khi họ hướng tâm trí tới thái độ phục vụ. Đó là một khái niệm cho thấy rằng các nhà lãnh đạo thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe, thấu cảm, nhận thức, thuyết phục, tầm nhìn, cam kết với sự phát triển con người và xây dựng cộng đồng.

Altimare nói rằng, kỹ năng lãnh đạo này bao gồm nhiều kỹ năng mềm khác. Điều quan trọng là kỹ năng lãnh đạo vượt ra ngoài giá trị của doanh nghiệp, hướng sự tập trung vào việc khuyến khích một môi trường làm việc hỗ trợ hiệu suất, cộng tác và tình bạn thân thiết.

3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 3.

Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thật ngạc nhiên là hiếm người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Kỹ năng này không ám chỉ vốn từ phong phú hay khả năng viết lách phức tạp, mà là kỹ năng truyền đạt thông điệp hay hiểu vấn đề.

Kingman giải thích rằng, một trong những sai lầm của mọi người là cho rằng ai cũng mặc nhiên có kỹ năng giao tiếp. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, Kingman đưa ra 1 mẹo quan trọng nhưng rất đơn giản: Tạm dừng. Khi tiếp nhận 1 thông tin nào đó, hãy tạm dừng 3 giây để suy nghĩ trước khi đưa ra phản hồi. Ý thức được những gì mình nói là một dấu hiệu của người giao tiếp tốt.

4. Trí thông minh cảm xúc

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 4.

Trong tất cả các kỹ năng bạn cần rèn luyện trước khi 30 tuổi, trí thông minh cảm xúc là khó khăn và đòi hỏi khắt khe nhất. Kỹ năng này bao gồm nhiều khía cạnh bao gồm cả khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân và cả người khác. Đó có thể là một kỹ năng đơn giản khi bạn nhận biết những người khóc đang buồn, những người cười đang vui. Nhưng đôi khi bạn phải có tầm nhìn để đào sâu hơn cảm xúc thực sự đằng sau những biểu hiện bên ngoài của đối phương.

“Kỹ năng nhìn nhận xảm xúc giúp bạn điều hướng các tình huống, đưa ra quyết định giữa các lựa chọn phức tạp và được coi là một trong những yếu tố then chốt để thành công. Chúng ta cần trí thông minh cảm xúc để tương tác xã hội một cách có ý nghĩa”, Kingman khẳng định.

Khi bạn có thể nhận biết các tín hiệu mà đối phương đưa ra dù rõ ràng hay không, bạn có khả năng đạt được sự tin tưởng cao của họ và thúc đẩy các kết nối mạnh mẽ hơn. Những người có trí thông minh cảm xúc thường được đánh giá là chân thành, chu đáo.



Theo Hà Lê


Nhịp sống kinh tế

Chúng ta thường tìm nhiều cách để trốn chạy khỏi những mối nguy hiểm đang đe dọa bản thân, chạy tới một nơi “an toàn” để biến mình thành một con người khác – con người mà chúng ta nghĩ rằng mọi người muốn thấy và sẽ thích.

Bạn thử ngẫm lại xem. Đã bao nhiêu lần bạn ngồi trong phòng chờ tại một cuộc phỏng vấn xin việc, thấy một ứng cử viên tràn đầy tự tin, nói chuyện phiếm với nhân viên lễ tân, mỉm cười với những ứng viên khác, và rồi bạn ước gì mình có thể giống như anh ấy, cô ấy?

Đã bao nhiêu lần bạn nhìn thấy ai đó ở bữa tiệc rượu – người có thể dễ dàng hòa nhập vào đám đông, đi từ nhóm này sang nhóm khác và bắt chuyện với người lạ, và bạn lại ước gì mình có siêu năng lực đó?

Đã bao nhiêu lần bạn nhìn thấy một anh chàng trong chiếc áo kỳ lạ màu neon của người Hawaii với đôi giày thể thao sáng bóng luôn phớt lờ những lời không hay, những tiếng cười nhạo của người khác, và ước gì bạn cũng có thể không cần để tâm đến ngoại hình của mình?

Những người xung quanh quả thực có nhiều điểm mạnh mà chúng ta không có nhưng bạn từng nghĩ tới chưa, họ cũng đã phải trải qua cảm giác tự ti, cũng nếm qua vài thất bại… mới được như vậy.

Tính cách là vũ khí bí mật dẫn bạn tới thành công: Không biết tận dụng và phát huy thì con đường thăng tiến còn lắm chông gai - Ảnh 1.

Việc muốn trở thành người khác, hành động như người khác là một phần tự nhiên trong quá trình trải nghiệm, trưởng thành của con người. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng mỗi người chúng ta sinh ra là một bản thể, đều có những nét tính cách khác nhau và chính điều đó khiến chúng ta trở nên đặc biệt.

Vì thế, hãy luôn là chính mình thay vì cố gắng trở thành kẻ khác! Chỉ chúng ta mới biết bản thân mình thực sự là ai và phải tôi luyện bản thân như thế nào trên con đường vươn tới thành công.

Việc hẹn hò là một minh chứng chân thực nhất cho điều này. Trong ngày hẹn đầu tiên, bạn ngồi trước đối phương và cố gắng đoán xem họ đang tìm kiếm điều gì, mẫu bạn đời lý tưởng của họ là gì thay vì thể hiện con người thật của mình. Việc này thực sự đang tiêu tốn thời gian của cả hai nhưng lại không đưa mối quan hệ tới đâu.

Bạn cứ thử tưởng tượng một chút: một người phụ nữ chua ngoa và bi quan cư xử theo phong cách ngọt ngào và nữ tính chỉ vì nghĩ rằng đàn ông có lẽ sẽ thích; hay đổi lại, một người đàn ông tốt bụng, tử tế lại hành động như một anh chàng “bad boy” vì cho rằng phụ nữ thích vậy.

Chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu những việc làm đó có hiệu quả không? Hẳn là không bởi trong một mối quan hệ, không ai muốn mình bị đối phương lừa dối cả.

Tính cách là vũ khí bí mật dẫn bạn tới thành công: Không biết tận dụng và phát huy thì con đường thăng tiến còn lắm chông gai - Ảnh 2.

Vì thế, bạn đừng cố sức đoán xem người khác đang kiếm tìm điều gì, muốn mẫu người như thế nào mà hãy giả sử chính bạn là người họ muốn tìm và đặt bản thân mình vào những tình huống xảy ra. Nhờ đó, những thành công bạn đạt được sẽ trở nên ý nghĩa hơn bởi những mối quan hệ, sự kết nối mà bạn tạo lập phù hợp với con người đích thực của bạn.

Tiến lên phía trước bằng cách là chính mình

Hãy cố gắng thể hiện con người, tính cách thực sự của bạn với mọi người nhiều nhất có thể. Sống với con người thật của mình, bạn sẽ cảm thấy tự do, dễ dàng, nhẹ nhõm và thoải mái hơn dù lúc đầu có thể bạn thấy nó thật tồi tệ.

Mục tiêu tuyệt vời nhất trong cuộc sống, kinh doanh hay nghệ thuật đều nên phản ánh đúng con người chân thật của doanh nhân, của tác giả phía sau nó. Đây là một quan điểm đầy cảm hứng, nhưng làm thế nào để bạn thực sự làm được điều đó?

Câu trả lời là bạn hãy kiểm soát bản thân, chú ý tới những thiếu sót của mình và tất cả mọi thứ khác, đặc biệt là khi bạn ở gần mọi người. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng vì một điều gì đó mà tạo dựng cho mình vẻ bề ngoài giả tạo, đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người và quan trọng hơn, đừng tự so sánh mình với người khác mà lãng quên giá trị của bản thân.

Những mối quan hệ mới được xây dựng bằng con người thật của bạn sẽ dễ dàng khơi gợi phản ứng tích cực từ người khác hơn. Đồng thời, khi bạn ngừng cố gắng thay đổi bản thân thành một con người khác, bạn tự nhiên sẽ thành công và đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc sống.

Tính cách là vũ khí bí mật dẫn bạn tới thành công: Không biết tận dụng và phát huy thì con đường thăng tiến còn lắm chông gai - Ảnh 3.

Bạn cũng sẽ trở nên thu hút hơn trong mắt mọi người bởi cái mà họ công nhận và yêu mến là bạn chân thực, không phải là ai khác, không phải lớp mặt nạ hay vỏ bọc bên ngoài do bạn tạo ra.

Kết lại, bạn hãy cứ sống đúng với tính cách, con người thật của mình. Bằng cách này, bạn không cần phải bận rộn, mệt mỏi để tìm hiểu xem người khác muốn gì và cố làm theo, trái lại, bạn có thể tận hưởng những giây phút vui vẻ bên họ.

Nhà thơ Ralph Waldo Emerson cũng từng nói: “Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác là thành tựu lớn nhất.” Đúng vậy! Trong khi bạn ngưỡng mộ người khác và muốn trở thành phiên bản thứ hai của họ, biết đâu chính họ lại đang ngưỡng mộ và muốn trở thành bạn. Vì thế, hãy cứ là mình duy nhất, là bản thể đặc biệt thay vì tự biến mình thành bản sao!



Theo Nguyễn Nguyễn


Theo Trí Thức Trẻ/Nhịp sống kinh tế