Tag

sức khỏe

Browsing

Tôn Tư Mạc (Sun Simiao, 581–682), là một nhân vật được người đời tôn vinh là “dược vương”, bậc thầy trong điều trị bệnh và dưỡng sinh thời xưa.

Vốn là nhà y học nổi tiếng trong thời cổ đại, sống thọ 101 tuổi. Là một người khỏe mạnh trong nhóm cao nhân trên trăm tuổi tại Trung Quốc, Tôn Tư Mạc được xem là người có lối sống lành mạnh và khoa học, nổi tiếng trong việc chăm sóc sức khỏe và dưỡng sinh dưỡng tâm đức đáng ngưỡng mộ.

Trong cuốn sách nổi tiếng “thiên kim phương” (Ngàn phương thuốc quý như vàng) Tôn Tư Mạc đã miêu tả chi tiết cách chăm sóc sức khỏe để đạt được kỳ tích về tuổi thọ. Bài viết này tóm tắt giúp bạn những ý chính theo cách ngắn gọn dễ hiểu nhất để bạn có thể áp dụng.

 Dược vương sống 101 tuổi nhờ 10 bí quyết giản dị mà đẳng cấp: Mỗi điều đều đáng tâm đắc - Ảnh 1.

(Hình ảnh Tôn Tư Mạc 581-682)

1. Hãy chọn cho mình 1 đức tin

Đối với đời sống tinh thần, Tôn tự Mạc rất coi trọng việc tôn thờ Đức Chúa Trời, một đấng tối cao, một tín ngưỡng. Ông từng nói rằng, tinh thần của con người, cũng quan trọng như là một vị vua trong một vương quốc”.

Tôn Tư Mạc cho rằng ông rất tôn sùng điều này, bản thông ông cũng tự mình theo đuổi tín ngưỡng, việc này có lợi lớn ở chỗ, bạn sẽ có thể tự biết đến những triết lý sống và điều chỉnh bản thân mình theo một trạng thái tâm lý và tư duy nào đó mà bạn tin tưởng.

Khi có niềm tin, tin vào đấng tối cao, bạn sẽ có tinh thần lương thiện, sống đẹp, trạng thái tâm lý ổn định, hài hòa.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đa dạng

Mỗi người duy trì một chế độ ăn uống đa dạng là điều rất quan trọng, đặc biệt là sự đa dạng của các món ăn thuộc nhóm rau củ quả và ngũ cốc.

Về nhóm thực phẩm chủ yếu, Tôn Tư Mạc thường xuyên thay đổi để ăn uống đa dạng các món, bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể theo nhu cầu và cân bằng. Ngoài ra, ông luôn chú ý đến cách ăn, phải nhai từ từ và không ăn quá nhiều.

 Dược vương sống 101 tuổi nhờ 10 bí quyết giản dị mà đẳng cấp: Mỗi điều đều đáng tâm đắc - Ảnh 2.

3. Làm việc/nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cần chọn cho mình một lối sống có mục tiêu, vận động thường xuyên và tập thể dục thể thao ở mức phù hợp. Đồng thời tăng cường mở rộng các mối quan hệ, làm việc và nghỉ ngơi đan xen hợp lý.

Tôn Tư Mạc rất chú trọng đến sự kết hợp giữa công việc và thư giãn, trong cuộc sống hàng ngày không để bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi. Khi vận động và tập thể dục phù hợp sẽ có lợi lớn cho việc làm ấm cơ thể, đẩy lùi lão hóa, duy trì sự tươi trẻ và nâng cao tuổi thọ.

4. Chăm sóc cơ thể, ngoại hình

Nhiều người thường không chú ý đến việc chăm sóc vẻ đẹp bề ngoài của cơ thể, ngoại hình của chính mình. Việc chú trọng chăm sóc cơ thể, thể lực là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là chú ý đến việc ăn uống và không gian sống.

Trong quá khứ vẻ vang của mình, Tôn Tư Mạc đã nhiều lần từ chối lời mời lên kinh đô của hoàng đế, ông chọn cho mình nơi thôn quê đồi núi, sống hòa mình vào thiên nhiên.

Tôn Tư Mạc cho rằng, cuộc sống tốt nhất là sự đơn giản, kết nối với môi trường xung quanh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ông thích sự tĩnh lặng và an nhàn ở vùng thôn quê hơn là đến nơi phồn hoa đô thị, nơi vua chúa thỉnh mời.

Lựa chọn cuộc sống ở nơi có nhiều không khí trong lành, cây xanh tự nhiên phong phú sẽ giúp cho cơ thể luôn mạnh khỏe, thể lực sung mãn hơn.

 Dược vương sống 101 tuổi nhờ 10 bí quyết giản dị mà đẳng cấp: Mỗi điều đều đáng tâm đắc - Ảnh 3.

5. Tình yêu

Con người sống hạnh phúc hay không phụ thuộc vào việc họ có biết cách yêu thương hay không. Cho dù ở bất kỳ điều kiện nào, bạn hãy nhớ rằng đừng bao giờ làm tổn thương người khác, không làm hao tổn nguyên khí của người khác, khiến người khác bực dọc hay tức giận, có thái độ tiêu cực.

Tình yêu sẽ giúp cho cơ thể duy trì và phát triển khí huyết thông suốt, toàn thân thư giãn, duy trì được sự vận động và di chuyển trong toàn bộ cơ thể, từ đó tự nhiên sẽ tràn đầy sinh lựcKhông có vấn đề gì hoàn cảnh, không làm tổn thương sức sống của người dân, giữ cho toàn bộ cơ thể mịn màng và giữ cho cơ thể cơ bản chạy. Khí thiên nhiên dồi dào và sức sống mạnh mẽ hơn.

6. Tình dục

Tình dục là một phần quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong tình yêu. Tình dục là thứ không được gượng ép, nhưng cũng đừng phóng túng. Về vấn đề này, từ lâu Tôn Tư Mạc đã nhấn mạnh, đàn ông không thể thiếu phụ nữ, phụ nữ không thể thiếu đàn ông, không có phụ nữ thì ý sẽ động, khi ý động thì tinh thần sẽ mệt mỏi, tinh thần mệt mỏi thì chắc chắn sẽ dẫn đến tổn thọ.

Riêng về chuyện tình dục, quá mức cũng không tốt mà thiếu thốn cũng không tốt. Tiết chế quá mức cũng ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Hãy dựa vào sức khỏe của bản thân để quyết định mức độ và tần suất sao cho phù hợp nhất.

7. Y dược (Bác sĩ và thuốc)

Tôn Tư Mạc từng khởi xướng trào lưu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng thực dưỡng. Phải ăn uống để chăm sóc sức khỏe hàng ngày chứ không phải trông chờ vào thuốc. Nguyên tắc của Tôn Tư Mạc là ăn uống đúng cách, không được phép tùy tiện sử dụng thuốc, khi không còn giải pháp tối ưu khác mới dùng đến thuốc.

Một viên thuốc, 3 phần tốt, 7 phần xấu, vì vậy, không nên sử dụng nó theo ý muốn.

 Dược vương sống 101 tuổi nhờ 10 bí quyết giản dị mà đẳng cấp: Mỗi điều đều đáng tâm đắc - Ảnh 4.

8. Những điều kiêng kỵ

Theo dược vương Tôn Tư Mạc, mỗi người đều nên sống dựa trên những nguyên tắc chuẩn mực nhất định mà xã hội đã đúc kết. Biết được những điều nên làm và không nên làm.

Có những điều ông xem là cấm kỵ và không cho phép bản thân được vi phạm. Đó chính là không sát sinh, không chửi thề (nói tục chửi bậy), không tư lợi tham lam, không ăn cắp, không nói dối nói móc, nói xằng bậy. Đây được xem là một phần không thể thiếu trong bí quyết dưỡng sinh của ông. Không thực hành việc này thì chưa đủ tiêu chuẩn để có sức khỏe tốt.

9. Biết nhận định những phong tục tập quán lỗi thời

Bạn sống trong một xã hội chắc chắn sẽ có những phong tục tập quán, hội hè hoặc hoạt động cần phải tham gia. Nếu nhận thấy những hoạt động không phù hợp, lỗi thời, phong tục không có lợi cho sức khỏe, thì bạn có thể loại bỏ chúng, không tham gia.

10. Nguyên tắc ăn nói

Muốn sống khỏe mạnh trường thọ, không thể không nhắc đến yếu tố lời ăn tiếng nói. Người xưa rất coi trọng cách ăn nói. Vì thế mới có câu, bệnh từ miệng mà ra, họa cũng từ miệng mà ra. Lời khuyên của Tôn Tư Mạc dành cho bạn là hãy nói vừa đủ, đừng nên nói quá nhiều. Giọng nói không nên quá to, không cao giọng khi nói.

Càng nói nhiều thì càng thiếu khí bên trong, thất thoát khí sẽ tổn hại sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói ra những lời nói độc ác, hãy nói những lời hay ý đẹp, duy trì chữ “thiện” trong mọi lời ăn tiếng nói.



Theo Vân Hồng


Healf/IF

Lâu lắm rồi mới có một bài viết về thế hệ 9x lại nhận được nhiều sự đồng cảm như vậy: Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu!

“Sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.”

“Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.”

Đúng vậy, bắt đầu ở tuổi nào cũng không quan trọng, quan trọng là bạn có dám bắt đầu hay không thôi. Mỗi người có một khung thời gian riêng, quỹ thời gian riêng, người khác có thể thành công năm 20 tuổi, còn bạn 30 thậm chí 40 tuổi mới thành công cũng chẳng sao cả.

Nếu chúng ta cứ nhìn thành công của người khác và tự dằn vặt bản thân thì chẳng bao giờ tiến bộ được đâu. Đừng phí thời gian ganh tỵ với bất kỳ ai.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 1.

Bạn có tin mỗi người đi qua đời bạn đều là định mệnh, từng việc xảy ra hàng ngày đều có nguyên do của nó không? Bài học mà cuộc sống dạy bạn đắt giá hơn bất cứ bài học nào bạn được học ở trường lớp!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 2.

Vốn dĩ chúng ta cố gắng làm mọi thứ cũng chỉ để bản thân hạnh phúc thôi đúng không. Người khác start-up, mở công ty, làm việc cho tập đoàn nước ngoài, lương 3000$… họ hạnh phúc riêng họ. Bạn cũng có thể tự tạo ra hạnh phúc cho riêng mình cơ mà!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 3.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thành phố ồn ào, náo nhiệt có thể không phải là mảnh đất phù hợp với bạn. Thử tìm đến những nơi khác, yên bình hơn xem sao. Bạn đã từng nghĩ đến một ngôi nhà trên núi, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà, sống cùng thiên nhiên chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 4.

Có những người muốn lập gia đình sớm. Có những người lại muốn sống độc thân. Mỗi cách chọn đều có niềm vui riêng. Miễn sao sáng sớm thức dậy, mở mắt ra và vui vẻ sống trọn vẹn ngày hôm đó là được.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 5.

18 tuổi, bấp bênh bước vào cổng trường đại học. 22 tuổi, bấp bênh ra trường, chạy khắp nơi xin việc. Còn bây giờ, bạn bấp bênh vì điều gì?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 6.

Nuối tiếc nhất của thanh xuân là không dám làm, không can đảm. Người thành công và người thất bại chỉ hơn nhau chữ liều mà thôi.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 7.

Ai cũng thích làm chủ: Làm chủ doanh nghiệp, làm chủ công ty, làm chủ người khác. Nhưng cái quan trọng nhất là làm chủ chính mình bạn đã làm được chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 8.

Càng trẻ càng dễ sai lầm, càng dễ thất bại. Không phải ai cũng đủ can đảm để đứng lên. Nhưng có một sự thật là càng thất bại, họ càng liều, càng dũng cảm. Thậm chí họ sẵn sàng đứng lên chỉ để đón nhận cái thất bại tiếp theo!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 9.



Theo Won


Trí thức trẻ

Khi nói đến hội chứng “burn-out” – dấu hiệu kiệt sức vì công việc, ngay cả những người có ảnh hưởng trên thế giới như nữ hoàng truyền thông Arianna Huffington, cựu ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, ca sĩ Lady Gaga hay nhà sản xuất phim Shonda Rhimes cũng không thể tránh khỏi điều này.

Hội chứng “burn-out”, tạm dịch là “cháy sạch” là một dạng hội chứng tâm thần đáng lo ngại đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản là trong cơ thể có những tố chất dự trữ, mà khi mắc hội chứng “burn-out”, cơ thể không còn huy động được tố chất này để hoạt động; dẫn tới ức chế hệ thống thần kinh và các enzyme sinh học, làm rối loạn hệ thống chuyển hóa.

Nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển tới mức nặng, khó có thể điều trị khỏi, dễ mất đi khả năng lao động và phải sống phụ thuộc suốt đời.

Gretchen Rubin, hiện vừa là một luật sư vừa là một trong những tác giả viết về hạnh phúc đầy cảm hứng và có nhiều ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, cho rằng tỷ lệ mắc hội chứng này thực sự có liên quan mật thiết đến tính cách của bạn.

Trong cuốn sách The Four Tendencies (Bốn xu hướng tính cách) của mình – hiện tại đang là bestseller trên New York Times – Rubin thiết lập một cấu trúc tính cách mới, phân chia mọi người vào một trong các kiểu tính cách sau dựa vào cách bạn phản ứng với sự mong đợi:

Người kiên trì: Bạn là người sẵn sàng đáp ứng cả kỳ vọng bên ngoài và kỳ vọng bên trong. Đồng thời, bạn đối mặt với deadline công việc và hoàn thành những mục tiêu năm mới đề ra một cách khá thuận lợi. Bạn ưu tiên những gì người khác mong đợi từ bạn và cũng ưu tiên những mong đợi của bản thân vì cho rằng cả hai đều quan trọng. Bạn cũng dễ dàng thay đổi thói quen.

Người chất vấn: Bạn thường xuyên đặt câu hỏi bởi vì bạn không thích làm bất cứ điều gì tùy ý, không hiệu quả hoặc không hợp lý. Bạn sẽ chỉ đáp ứng những kỳ vọng bên ngoài nếu bạn nghĩ nó hợp lý và có ý nghĩa cho mình. Để thực hiên một thói quen, bạn cần những lý do.

Người có trách nhiệm: Bạn sẵn sàng đáp ứng dễ dàng với kỳ vọng bên ngoài nhưng lại đấu tranh để đáp ứng mong đợi bên trong của riêng bạn. Bạn làm việc tốt khi chịu trách nhiệm bởi người khác, nhưng bạn thấy khó khăn để đạt được kỳ vọng của bản thân.

Người chống đối: Bạn chống lại mọi kỳ vọng bên ngoài cũng như bên trong. Thay vào đó, bạn chỉ làm những gì bạn muốn theo cách riêng của mình. Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều gì đó, bạn rất có khả năng chống lại. Vì thế, để thực hiện thói quen, bạn cần sự tự do và sự lựa chọn.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 1.

Rubin cho rằng những người ít có khả năng cảm thấy kiệt sức là người chống đối, bởi vì họ chỉ làm những gì họ muốn. Do đó, họ ít phải chịu áp lực hơn 3 xu hướng còn lại. Đặc biệt, những thách thức khác mà họ phải giải quyết ví dụ như nhu cầu cá nhân cũng không bị giới hạn bởi người khác.

Nhiều người cho rằng người kiên trì sẽ cảm thấy kiệt sức nhất vì họ phải đáp ứng cả kỳ vọng bên trong và bên ngoài, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Khả năng để cân bằng cả hai mong đợi mới là điều khiến họ cảm thấy dần kiệt sức.

Tiếp theo, nhu cầu đặt câu hỏi liên tục với mọi thứ của những người chất vấn khiến họ dễ bị kiệt sức nhất. Tuy nhiên, Rubin nói rằng họ có khả năng ngăn chặn điều này xảy ra vì khi đạt tới mức giới hạn, họ sẽ thông báo cho sếp hoặc đồng nghiệp của mình biết. Người chất vấn chắc chắn sẽ chống lại bất cứ điều gì họ nghĩ là không hiệu quả hoặc lãng phí thời gian của họ.

Những người có xu hướng đối mặt với nhiều vấn đề nhất liên quan tới kiệt sức là những người có trách nhiệm. Với họ, những kỳ vọng bên ngoài luôn áp đảo những kỳ vọng bên trong mà không thể đảo ngược. Do đó, kiểu người này luôn trở thành đối tượng cho những kẻ khác nhờ vả hay cầu xin.

Một dấu hiệu cho thấy người có trách nhiệm đang cảm thấy kiệt sức đó là khi họ nói về nhu cầu của mình được đưa lên vị trí tiên quyết.

Rubin nói: “Khi họ bắt đầu đề cập lên cảm giác này cũng là lúc trọng lượng của kỳ vọng bên ngoài đã trở nên quá nặng”.

Đối với những người có trách nhiệm, họ có thói quen luôn đặt nhu cầu của người khác lên trước và muốn quan tâm mọi người tốt hơn. Một cách nhanh chóng và dễ dàng để tránh kiệt sức đó là họ nên nghĩ tới điều họ làm có mang lại ý nghĩa cho bản thân mình trong tương lai hay không.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 2.

Một cách khác để một người có trách nhiệm tránh kiệt sức là suy nghĩ về sự cân bằng.

“Nếu bạn nói có với một người, hãy nhớ điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nói không với người khác”, Rubin cảnh báo.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), số người chết vì ung thư gan đã tăng lên 43% trong vòng 16 năm từ năm 2000 đến năm 2016. Theo CNN, số người tử vong tăng cũng liên quan tới số ca chuẩn đoán nhiễm ung thư gan tăng lên. Càng ngày càng nhiều người bị nhiễm ung thư gan, đây là kết quả của “việc tăng cân quá mức và lây nhiễm vi rút viêm gan C ở trẻ nhỏ”, bác sĩ Farhad Islami – nhà nghiên cứu ở Hội ung thư Mỹ cho biết.

Nam giới lại đặc biệt có nguy cơ mắc ung thư gan rất cao. Theo số liệu báo cáo, tỉ lệ tử vong vì ung thư gan ở nam cao gấp đôi so với ở nữ. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, họ suy đoán rằng đó là vì nam giới thường dễ tăng cân hơn hoặc có các thói quen sinh hoạt có thể làm lây lan vi rút viêm gan C.

Một phần lí do nữa là ung thư gan hiếm khi được phát hiện ở các giai đoạn sớm. Tỉ lệ sống được 5 năm với các bệnh nhân có lá gan chưa bị hủy hoại hết là 31%, nhưng khi bệnh đã lây lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng khác thì tỉ lệ sống sót này giảm xuống chỉ còn 11%.

Thật không may là nhiều người bị ung thư gan mà không hề bộc lộ ra bất cứ triệu chứng nào. Nhưng các biểu hiện được nhận biết sớm và tìm cách chữa trị kịp thời, cơ hội sống của bệnh nhân vẫn rất cao. 

Dưới đây là các triệu chứng sớm của bệnh ung thư gan mà bạn cần chú ý:

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Người bị ung thư gan thường nhận thấy bản thân bị sụt cân đột ngột và không có lí do. Bác sĩ Otis Brawley – bác sĩ y khoa và giám đốc y tế của Hội ung thư Mỹ giải thích: “Sụt cân và ăn không ngon miệng là dấu hiệu phổ biến với những người có nhiều bệnh, bao gồm một số loại ung thư và virus”.

Còn điều nào khác cần chú ý không? Đó là rất nhanh no mặc dù ăn rất ít.

Mắt và da dần trở nên vàng

Dấu hiệu vàng da xuất hiện khi có quá nhiều sắc tố vàng trong máu, gây biến đổi màu mắt và màu da. Trong khi lá gan khỏe mạnh giúp biến đổi các sắc tố vàng da để chúng không tăng lên trong máu, lá gan bị virus, ung thư phá hoại sẽ không còn chức năng này nữa, dẫn tới bệnh vàng da hoặc mắt.

Bị phù nề hoặc đau bụng, đặc biệt là ở vùng phía trên bên phải

Khối u có thể làm tắc tuần hoàn máu từ ruột đến gan, dẫn đến tăng huyết áp và có thể ép dòng chảy từ tĩnh mạch vào vùng bụng. Dòng chảy này có thể tăng lên, gây ra đau dạ dày, sưng tấy và phù nề.

Vậy làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ ung thư gan?

Theo Hội ung thư Mỹ, việc tốt nhất bạn có thể làm là duy trì mức cân nặng hợp lý và hạn chế uống đồ có cồn. Hơn một phần ba các ca ung thư gan là do bệnh đái đường và béo phì gây ra; một phần tư liên quan đến việc lạm dụng đồ uống có cồn. Nếu phải uống, hãy hạn chế lượng cồn vào cơ thể ở mức khoảng 680g bia, 340g rượu vang hoặc 85g rượu thường một ngày.



Theo Minh An


Trí thức trẻ

Câu chuyện của Bội Nhi, một cô giáo Trung Quốc 27 tuổi, mới đây lại gây xôn xao cộng đồng mạng nước này vì người ta xót xa cho người trẻ đang bị căn bệnh ung thư quái ác đeo bám không ngừng.

4 năm trước, Bội Nhi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Năm thứ 2 sau ngày tốt nghiệp đại học, nhờ sự cố gắng không ngừng của mình, cô đã được vinh danh là một trong những giáo viên giỏi. Cũng chính vì thế, Bội Nhi rất bận, cô gần như không có thời gian dành riêng cho bản thân mình. Đến thời gian ngủ, Bội Nhi còn chẳng có nữa là thời gian làm đẹp. Hầu như mỗi tối cô đều không được ngủ đủ giấc, ngủ cũng không ngon, vầng thâm quầng mắt ngày càng trở nên rõ ràng.

Mấy tháng gần đây, cô cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, nhưng cô lại chủ quan cho rằng đây là phản ứng bình thường khi làm việc quá sức. Vì thế, Bội Nhi không đến bệnh viện khám sức khỏe và vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng tình trạng cơ thể ngày càng chuyển biến xấu.

Cô thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ói mửa và thậm chí, cô phải dừng lại giữa bài giảng trên lớp. Mãi đến khi các thầy cô giáo khác phát hiện tình trạng này mới đưa cô đi bệnh viện. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư giai đoạn cuối và hiện không có cách nào cứu vãn được bệnh tình của cô nữa.

Những người thân của Bội Nhi nói, cô ấy là một giáo viên giỏi, cũng không có thói quen xấu nào tại sao lại bị bệnh nặng như vậy. Tuy nhiên, bác sĩ hỏi đến thói quen sinh hoạt của Bội Nhi, cô ấy nói do công việc bận nên thường xuyên phải thức khuya, đặc biệt thời gian gần đây cô bị trầm cảm nặng nề do áp lực công việc và gia đình. Chính thói quen thức khuya và căn bệnh trầm cảm đã khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên thực tế, thức khuya không ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Tuy nhiên, “cái gì quá cũng không tốt”, nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.

Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác…

Thức khuya thường xuyên, cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy tỉnh ngộ đi! - Ảnh 1.

Câu chuyện của Bội Nhi khiến người ta liên tưởng về câu chuyện của nữ sinh viên 22 tuổi Từ Tịnh bị ung thư gan đã qua đời vào năm ngoái. Sống thuê trọ một mình, ít khi về thăm gia đình, cuộc sống bận rộn với lịch học và ăn uống thất thường, nên cô cũng không có ý định đi khám sức khỏe vì lý do giảm cân.

Tuy nhiên, những triệu chứng buồn nôn, sau đó ói mửa, cảm thấy đau ở vùng gan, người gầy đi nhanh chóng liên tục xuất hiện. Bạn học thấy vậy nên đã khuyên Từ Tịnh đi khám. Bản thân cô cũng thấy mình bắt đầu có những vấn đề nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện khám, cô được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối, việc chữa trị hầu như rất khó khăn và ít khả thi.

Mặc dù sau đó, các bác sĩ vẫn tiến hành các phương pháp điều trị, nhưng cuối cùng, sinh mệnh của cô gái trẻ vẫn không có cách nào để giữ lại.

Theo các chuyên gia, lối sống của người trẻ hiện nay cần được cảnh báo và phê phán mạnh mẽ để họ nhận ra sức khỏe quan trọng đến thế nào. Họ không nhận thức được những hành vi của mình đã ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến sức khỏe bản thân, phần lớn đều rất chủ quan và cho rằng thói quen xấu “không sớm thì muộn” vẫn có thể thay đổi được.

Thức khuya thường xuyên, cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy tỉnh ngộ đi! - Ảnh 2.

Một số dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe của gan:

– Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi: Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trạng thái tinh thần không còn tốt như trước. Nếu gặp vấn đề gây căng thẳng thì thời gian phục hồi sau đó rất lâu. Nếu liên tục mệt mỏi mà không quay về trạng thái khỏe mạnh năng động như trước, thì có thể có những dấu hiệu bệnh gan, thậm chí là ung thư gan.

– Thường xuyên chóng mặt: Tế bào ung thư có thể chiếm hữu rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, vì thế, tế bào khỏe mạnh sẽ tự nhiên bị “tranh mất” thức ăn, dần dần cảm thấy thiếu dinh dưỡng và năng lượng, tỉ lệ tế bào não giảm xuống sẽ khiến cho bạn có cảm giác bị đau đầu, chóng mặt.

– Sút cân: Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.

– Vàng da: Vàng da không phải là một căn bệnh, nó là một biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan. Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể. Vàng da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.

– Buồn nôn: Khi gan không hoạt động tốt, người ta có thể cảm thấy buồn nôn cả ngày. Tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế để có những chuẩn đoán của bác sĩ.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Có rất nhiều thói quen tốt được nhắc đi nhắc lại mỗi lần nhưng ở đây, tôi muốn nói đến những thói quen có tính khái quát hơn để bạn tự định hướng cuộc sống:

Quyết tâm theo đuổi mục đích

Trong nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học lâm sàng, khoảng 54% những người thể hiện quyết tâm thay đổi cuộc sống không kéo dài quyết tâm đó được quá 6 tháng. Và trung bình chúng ta thực hiện điều đó tới 10 lần mà chẳng đạt được thành công.

Biết mình cần làm gì không phải là vấn đề . Vấn đề thực sự là phải quyết tâm thực hiện nó! Nhiều người trong số chúng ta không biết cách để duy trì những thói quen tốt để thay đổi chất lượng cuộc sống. Bí quyết nằm ở: Sự kiên định, Nhất quán và Kiên trì.

Để tạo ra được những thói quen tốt buộc bạn phải có được mục tiêu và sự kiên trì một cách nhất quán, đủ để chúng trở nên quen thuộc đến không thể thiếu. Đây cũng là kỹ năng khó nhất mà William James – triết gia, nhà tâm lý học nổi tiếng nước Mỹ từng chia sẻ.

Dành những giờ đầu tiên của một ngày cho những việc làm đem lại giá trị cao

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 1.

Đừng bắt tay vào làm việc khi bạn chưa biết hôm nay mình cần làm được gì. Hãy lên kế hoạch và ngay lập tức bắt tay vào làm việc, bạn sẽ cảm thấy một dòng chảy nhiệt huyết đang tuôn trào. Và bởi thế, hãy đảm bảo việc đầu tiên bạn bắt tay vào làm là công việc đem lại giá trị cao nhất trong ngày đó.

Những công việc lặt vặt như kiểm tra thông báo hay trả lời email thực sự sẽ khiến bạn bị xao nhãng và mất tập trung vào điều quan trọng nhất. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, một người mất trung bình 23 phút để tập trung trở lại sau một sự gián đoạn nhỏ. Vì thế, hãy dồn hết tâm sức cho những công việc quan trọng vào đầu ngày và để dành những công việc nhỏ hơn vào cuối ngày, đồng thời nghỉ xả hơi sau ngày dài căng thẳng.

Tập trung cho một việc duy nhất

Thời đại công nghệ đem đến rất nhiều sự quấy nhiễu, khiến bạn mất tập trung. Nếu bạn thực sự phải hoàn thành một công việc quan trọng nào đó, hãy cho nó một hạn mức về thời gian cụ thể và đẩy bản thân vào áp lực hoàn thành, để tâm trí không “dạo chơi” ở những mẩu quảng cáo hay những đoạn phim ngắn lướt qua trên mạng xã hội.

Bạn có thể thử kỹ thuật Pomodoro để cải thiện khả năng tập trung giải quyết vấn đề một cách gọn gàng. Kỹ thuật này khuyên bạn nên tập trung cao độ vào 1 việc trong khoảng 30 phút, nghỉ 5 phút rồi lại quay lại công việc hoặc bắt đầu công việc mới. Và nên nhớ, chỉ cho đôi tay, đôi mắt nghỉ ngơi thôi chứ không phải là tranh thủ lướt web, lên MXH tán gẫu đâu nhé.

Học – Học nữa – Học mãi

Một trong những cách tốt nhất để nâng cao khả năng, từ đó thay đổi cuộc sống là tích lũy kiến thức. Bạn có thể vẫn còn đi học hay đã ra trường, bạn có thể học ở thư viện hay quán cà phê… miễn là bạn thực sự quan tâm đến những gì mình đang trau dồi và tận dụng tối đa thời gian để học tập.

Những người biết dành thời gian và sự kiên trì để tự trau dồi kiến thức chính là những người được giáo dục thực sự trên thế giới này. Hãy nhìn vào những doanh nhân, học giả nổi tiếng hay nhân vật lịch sử nào đó, bạn sẽ nhận thấy dù họ có qua các trường lớp đào tạo chính quy hay không thì họ vẫn là những sản phẩm thành công của việc tự học liên tục.

Học tập suốt đời là cách giải đáp mọi câu hỏi trong cuộc sống. Bạn không cần phải biết hết mọi thứ, hãy tìm lấy thứ khiến bạn hứng thú và bắt đầu tìm hiểu. Tìm các blog, trang web hay khóa học trực tuyến để mở rộng chân trời kiến thức của bạn, bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.

Sử dụng tư duy đường vòng để giải quyết vấn đề

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 2.

Điều này có nghĩa là, hãy đặt vấn đề ở một góc độ khác để đưa ra cách giải quyết ổn thỏa nhất. Với cách nhìn nhận này, mỗi việc đều có nhiều cách giải quyết mà bạn không thể tưởng tượng được hết. Chúng là cách nghĩ phá vỡ những quy tắc ngầm hiểu, giải thoát bạn khỏi những điều nhàm chán và dậm chân tại chỗ.

Hãy phá vỡ tư duy thẳng đứng mà tìm hiểu vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, tin tưởng vào những kết quả độc đáo sẽ xảy đến…

Dành 5 phút mỗi ngày để thực hành chánh niệm

Chánh niệm là khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định trong hiện tại. Chánh niệm không phải là thiền định, cũng không cần phải làm vào mỗi sáng sớm. Mỗi ngày, bạn đều có thể thực hành chánh niệm bất cứ lúc nào và chỉ cần 5 phút vỏn vẹn để thấy những thay đổi trong tâm trí.

Chánh niệm giúp bạn bình tâm hơn, quên đi quá khứ và ngừng lo lắng về tương lai. Nó sẽ giúp bạn mở ra những nguồn thông tin phong phú mà chúng ta đã bỏ lỡ – thứ có thể giúp bạn thoát khỏi những vòng xoáy xô bồ và lựa chọn được những quyết định đúng đắn hơn.

Đọc sách mỗi ngày

Nếu bạn chưa biết thì đọc sách là các để não bộ hoạt động tích cực hơn, là bài tập thể dục cho tâm trí. Con người mới chỉ phát minh ra việc đọc vào khoảng vài ngàn năm trước đây. Và với phát minh này, chúng ta sắp xếp lại chính tổ chức bộ não của chúng ta, từ đó mở rộng cách để tư duy và tiến hóa trí tuệ giống loài. Não bộ có một khả năng liên kết phi thường mà đọc là nhân tố để kết nối các cấu trúc và khiến não hoạt động hiệu quả nhất. Không giống các phương tiện truyền thông hiện đại, đọc cho chúng ta thời gian để suy nghĩ , xử lý và tưởng tượng câu chuyện từ chính những kinh nghiệm sống mỗi ngày.

Đọc cũng cần có sự kiên nhẫn, siêng năng và quyết tâm cao độ. Nhưng có được thói quen này, chúng ta không những có được một nguồn kiến thức vô tận mà còn sống được khỏe mạnh, lâu dài hơn.

Tìm hiểu nhiều hơn về thế giới

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 3.

Mỗi một công việc, một miền đất, một nền văn hóa… đều có những điểm riêng khác biệt mà bạn không thể nào biết hết. Dù bạn có học hành giỏi giang đến đâu thì tất cả cũng chỉ như “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi, miệng giếng của bạn có thể to rộng nhưng bầu trời thì là vô tận.

Bởi thế, nếu có cơ hội, đừng ngại tìm hiểu các nền văn hóa, ngôn ngữ hay những ý tưởng mới. Hãy cởi mở với các cuộc thảo luận, không ngại chia sẻ quan điểm của bạn. Bạn sẽ học được rất nhiều điều đặc biệt.

Nghỉ ngơi để khôi phục tinh thần

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 4.

Khi bạn đã học quá nhiều, đã làm quá chăm chỉ, điều còn lại duy nhất đôi khi chỉ là một ngày nghỉ ngơi. Né tránh những thông báo, những lời nhắc nhở để tắt điện thoại, tắt email không phải là xấu, nếu bạn thực sự cần một khoảng thời gian trống rỗng.

Hoặc đôi khi, cuộc sống khiến bạn mệt mỏi đến mức muốn buông tay. Lúc đó, bạn có thể thay đổi môi trường, phong cách, thói quen… để vượt ra khỏi những điều bình thường. Dậy sớm 15 phút để đi bộ vài vòng hay ngồi thiền hoàn toàn là một việc nên làm khi bạn cảm thấy quá nặng nề trong đầu óc.

Nghỉ ngơi không hoàn toàn là thư giãn tại một bãi biển đầy nắng. Đó là cách nói cho việc bạn nên tìm sự tươi mới, thậm chí ngớ ngẩn nhưng có thể mang lại năng lượng mới cho cuộc sống.



Theo Hoài Thu


Trí thức trẻ

Hầu hết chúng ta đều có thói quen uống một ít nước sau khi vừa kết thúc một bữa ăn với suy nghĩ rằng nước giúp toàn bộ thức ăn trôi xuống và làm sạch khoang miệng.

Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên mọi người nên uống đủ nước, khi cơ thể cần là uống. Nhưng có một số thời điểm nhất định, chúng ta tránh tiêu thụ nước. Và một trong những thời điểm đó chính là ngay sau khi chúng ta vừa ăn xong.

Ngay lúc này, trong đầu nhiều người sẽ xuất hiện câu hỏi: Tại sao lại như thế?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chúng ta nên tránh việc uống nước trước, trong và sau khi ăn. Mọi người nên đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước.

Bởi vì cơ thể mất khoảng 2 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi qua thực quản rồi đến dạ dày, sau đó đến đại tràng trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

1. Đầy hơi

Để tiêu hóa thức ăn, cơ thể cần có một tỷ lệ chất lỏng – rắn nhất định. Sự cân bằng này sẽ bị ảnh hưởng khi bạn uống nước ngay lập tức khi vừa kết thúc một bữa ăn vì thói quen này có thể làm giảm thời gian và quá trình tiêu hóa thức ăn.

Điều này làm bạn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calorie hơn, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi.

Vì vậy, các chuyên gia đề nghị bạn nên chờ khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, việc uống nước sẽ không làm xáo trộn quá trình tiêu hóa.

 Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm - Ảnh 1.

2. Ợ chua và ợ nóng

Uống nước ngay sau khi ăn cũng sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các enzyme cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa đồng thời làm giảm quá trình bài tiết của những enzyme đó, dẫn tới tình trạng gia tăng lượng acid dạ dày. Và đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ nóng và ợ chua.

Hơn nữa, sau khi ăn no mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm dạ dày căng đầy tạo cảm giác rất nặng nề, tức bụng, mệt mỏi và khó chịu.

3. Cơ thể hấp thu ít chất dinh dưỡng hơn

Trong khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ hấp thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, uống nước ngay sau mỗi bữa ăn sẽ khiến cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này ít hơn.

Thói quen uống nước sau khi vừa ăn xong không chỉ ảnh hưởng tới tiêu hóa mà còn làm giảm chất lượng của thực phẩm mà chúng ta vừa ăn xong.

4. Nguy cơ béo phì

Một hậu quả về lâu về dài nữa mà không thể không nói đến là uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Xét ở một khía cạnh, nước làm giảm quá trình tiêu hóa, dẫn đến rất nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa còn sót lại trong hệ thống ruột.

Glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết sẽ được lưu trữ và được chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể. Do đó, glucose trong thực phẩm không tiêu hóa hết cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dần dẫn tới bệnh tiểu đường.

Ngoài 2 bệnh trên, thói quen uống nước ngay sau khi ăn cũng làm tăng nồng độ acid uric, cholesterol xấu LDL và triglycerid.

 Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm - Ảnh 2.

Những lưu ý khi uống nước liên quan đến bữa ăn

– Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên tránh uống quá nhiều nước vào trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn.

– Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước là 30 phút trước và sau khi ăn. Thói quen này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

– Nếu khát, bạn chỉ nên uống 1 ngụm nước nhỏ trong bữa ăn, điều này sẽ giúp bôi trơn đường tiêu hóa và làm mềm thức ăn nên thức ăn sẽ được tiêu hóa dễ dàng.

                                                                                                                                  * Theo Boldsky

Uống nước mỗi ngày.



Theo Hoàng Hương


Trí Thức Trẻ

Cơ thể của bạn hoàn toàn có thể cảnh báo cho bạn biết sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề gì. Từ tiếng dạ dày kêu, tiếng khớp gối kêu, hay tai ù… cũng đều ngầm báo hiệu những vấn đề sức khỏe đang xảy ra trong cơ thể bạn. Cùng tìm hiểu xem đó là những âm thanh nào để biết cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể bạn nhé!

Tai ù, vang, kêu ong ong

Nếu trong tai của bạn có âm vang vọng hay kêu ong ong nhẹ bất chợt thì nó không đơn giản chỉ là tiếng ù tai. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể là do bạn phải tiếp xúc với những tiếng ồn quá lớn. Dần dần, nó sẽ gây hại bên trong tai của bạn nên bạn phải sử dụng nút tai để hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đi khám nếu thấy tình trạng ù tai vẫn tiếp tục diễn ra. Bởi nó có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc rối loạn bên trong tai.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 1.

Dạ dày kêu ùng ục khi chưa đói

Luân phiên các bữa ăn trong ngày, bộ máy tiêu hóa của bạn phải trải qua những cơn co bóp với cường độ cao nên gây ra tiếng ồn trong quá trình dọn sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Thế nên, những tiếng ùng ục kêu từ dạ dày chưa chắc đã là một dấu hiệu kêu đói, nhất là khi chưa đến giờ ăn trong ngày. Dù vậy, nếu ruột kêu thành tiếng, kèm theo tình trạng sưng đau và khi ấn vào bụng nghe thấy tiếng kêu như tiếng nện giục giã ở trong ruột thì hãy lập tức đi khám ngay. Nhiều trường hợp của tình trạng này nói rằng, ruột của bạn đang co rút quá nhiều hay quá ít, thậm chí còn bị tắc ruột nên có nguy cơ phải phẫu thuật.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 2.

Đầu gối và mắt cá chân kêu răng rắc

Mặc dù ít được chú ý tới nhưng những tiếng kêu răng rắc ở các khớp gối, mắt cá chân… hoàn toàn có thể là một trong các triệu chứng của tình trạng gân chèn lên khớp, chất lỏng dịch chuyển làm vỡ các bọt khí, hoặc các khớp trượt nhẹ ra khỏi vị trí của nó. Lúc này, bạn nên hạn chế các hoạt động thể thao và cần chủ động đi khám sớm. Đau đầu gối cũng có thể là do viêm khớp hoặc dây chằng bị tổn thương nên không được chủ quan xem thường.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 3.

Tiếng ngáy ngủ

Tiếng ngáy ngủ phát ra khi ngủ thực chất chính là tiếng mô mềm của miệng và cổ họng rung lên khi thở. Do đó, nhiều người gặp tình trạng này thường khá chủ quan với tiếng ngáy ban đêm. Thế nhưng, nếu tình trạng ngáy ngủ kèm với triệu chứng thở hổn hển, thức dậy người ướt đẫm mồ hôi, hay cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày thì nhiều khả năng là do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra. Bệnh này còn gây cản trở luồng không khí và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ nên bạn không được lơ là chuyện đi khám.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 4.

Mũi kêu khi thở

Khi bị nghẹt mũi, bạn thường nghe thấy những âm thanh như tiếng huýt gió khi cố thở bằng mũi. Nguyên nhân là do không khí di chuyển qua một không gian quá hẹp trong mũi. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể xì mũi rồi nhỏ thuốc nghẹt mũi hoặc dùng các chai dạng xịt để làm mũi dễ chịu hơn. Thế nhưng, sau khi bị chấn thương mà nghe thấy âm thanh này thì bạn có thể đang bị thủng vách ngăn giữa hai khoang mũi và phải khắc phục bằng cách dùng sụn từ một bộ phận khác để tạo ra miếng vá bên trong mũi.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 5.



Theo Gà


Helino

Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy bị choáng ngợp và vượt quá sức chịu đựng khi phải giải quyết khéo léo giữa vấn đề sự nghiệp và nhu cầu công việc, thời gian dành cho gia đình, các mối quan hệ hay nhiều nghĩa vụ khác.

Nếu như bạn cảm thấy mình đang liên tục không có thời gian để hoàn thành những dự định cá nhân hoặc chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển bằng cách thay đổi một thứ trong ngày: thói quen buổi sáng của bạn.

Có một lý do khiến những người thành công có xu hướng là những người dậy sớm – giống như Tim Cook hay Oprah. Bởi lẽ những giờ sáng sớm yên tĩnh là một thời điểm quan trọng và quý báu để tập trung thiết lập thói quen bắt đầu một ngày của bạn, trước khi phần còn lại của thế giới thức tỉnh và có khả năng “hất” bạn ra khỏi guồng quay này. Nếu thói quen buổi sáng của bạn không được thiết kế để tối đa hóa năng suất, thì nghĩa là bạn đang bỏ lỡ cơ hội để tăng hiệu suất trong cả cuộc sống và công việc kinh doanh.

Dưới đây là lời khuyên từ nhà giải phẫu thần kinh nổi tiếng Mark McLaughlin về rèn luyện thói quen buổi sáng để có một sống thành công:

Là một nhà giải phẫu thần kinh bận rộn, một huấn luyện viên đấu vật, tác giả, diễn giả và người cha, thói quen buổi sáng chính là bí quyết để tôi thành công. Nó chỉ bao gồm ba bước đơn giản và có thể tạo ra hiệu suất cho thời gian còn lại trong ngày của tôi.

1. Thiền định

 Chuyên gia giải phẫu thần kinh nổi tiếng khẳng định: Thói quen rèn luyện tốt nhất vào buổi sáng chỉ bao gồm 3 bước đơn giản, thực hiện thành công thì cuộc đời thay đổi - Ảnh 1.

Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và việc đầu tiên làm là thiền định trong 10 phút, chưa từng bỏ sót một ngày nào. Đây là một hướng tự chăm sóc bản thân và “không có cửa thương lượng” khi bắt đầu một ngày mới của tôi.

Tôi may mắn được học thiền siêu việt – bao gồm việc đọc thầm một câu thần chú lặp đi lặp lại – từ các thầy giáo John Hanlon và Dean Sluyter, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng và Audio về thiền định tại trường Pingry vào năm 1980. Tuy nhiên, qua nhiều năm, phương pháp thiền định của tôi đã thay đổi thành thiền định tự nhiên – không sử dụng câu thần chú nữa. Nó tập trung hơn vào sự yên tĩnh.

Thiền – hay rèn luyện trí óc – có nhiều tác dụng hữu ích cho những người tập luyện như giúp giảm mức độ căng thẳng và tránh kiệt sức, cải thiện sức khỏe tâm thần và hạnh phúc, tăng cường mức độ sáng tạo, nâng cao năng lực đồng cảm, cải thiện giấc ngủ và nhiều hơn nữa.

Hãy thử ít nhất 10 phút thiền để bắt đầu một ngày của bạn và khám phá những điều bất ngờ nó có thể mang lại cho cuộc sống của bạn.

2. Sắp đặt

Tôi tạo một hệ thống tệp cá nhân được gắn nhãn cho mỗi ngày trong tháng và mỗi ngày sẽ có một tác vụ trong tệp đó. Khi một tác vụ nào đó tự động hiện lên trong ngày của tôi và nó không khẩn cấp, tôi sẽ lướt nó đi và không nghĩ về nó nữa cho đến ngày nó được chỉ định trong hệ thống. Ví dụ, tôi có thể thức dậy vào một buổi sáng, kiểm tra tập tin của tôi, và thấy rằng nhiệm vụ ngày hôm nay là viết một lời cảm ơn đến một người bạn. Tôi sẽ đánh dấu điều này vào một danh sách để thực hiện trong hôm nay và tiếp tục một ngày của tôi.

Tạo một hệ thống “nộp đơn” hàng ngày tương tự cho chính bạn để loại bỏ sự căng thẳng của tất cả các “việc cần làm” nhỏ có thể dễ dàng chồng chất và dễ dàng áp đảo bạn.

3. Lập kế hoạch

 Chuyên gia giải phẫu thần kinh nổi tiếng khẳng định: Thói quen rèn luyện tốt nhất vào buổi sáng chỉ bao gồm 3 bước đơn giản, thực hiện thành công thì cuộc đời thay đổi - Ảnh 2.

Bắt đầu một ngày của bạn mà không có một kế hoạch nào được thiết lập giống như bạn chạy một cuộc đua mà không có ý tưởng về các tuyến đường đi hoặc điểm đến vậy. Có thể bạn vẫn đi được đến đích, nhưng cuối cùng bạn vẫn sẽ bị stress, kiệt sức, và chắc chắn tụt lại phía sau tất cả những người khác.

Vì vậy hãy lập một kế hoạch trước và đưa ra một danh sách mọi thứ cần làm vào ngày hôm đó trước khi bạn bỏ lỡ chúng.

Lập kế hoạch ngày của bạn trước khi bắt đầu mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn tập trung vào các mục tiêu của bạn và cho bạn một bức ảnh tốt hơn, toàn diện hơn để thực sự đạt được chúng dễ dàng hơn.

Cuối cùng, hãy thử các thói quen buổi sáng khác nhau cho đến khi tìm được một lộ trình phù hợp để nó thực sự làm việc cho bạn. Đừng tự làm khó mình bằng những thói quen phức tạp, hãy xây dựng một lộ trình mà cần phải được tiếp thu một cách có ý thức và phù hợp với nhu cầu của bạn để giúp bạn có một ngày hiệu quả hơn và chạm đến ngưỡng thành công dễ dàng hơn.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

1. Sức khoẻ là một diễn tiến không ngừng trong cơ thể, mà bạn không biết rõ hoặc ít, do cách làm việc của những cơ quan trong cơ thể như phổi, dạ dày, lá gan, thận, ruột… Có thể sánh sự sống với một lò lửa, chúng ta cần cho thêm vào lò những than củi, tức là dưỡng khí, cần biết gạt bỏ những tro tàn, tức là những chất độc. Nếu chúng ta biết nhen nhóm và chăm sóc, lò lửa con người có thể tồn tại trên trăm năm. Bộ máy người cần hoạt động hài hoà, không thể ngưng. Ngưng tức là chết.

2. Thân thể bạn là một kho năng lượng giống như một bình điện chứa đựng một sinh lực có giới hạn. Bạn không thể bắt nó phát ra nhiều sinh lực hơn sức chứa. Mỗi ngày vì làm lụng, sinh lực trong người bạn yếu đi. Khi ngủ, bạn mới nạp năng lượng. Nếu bạn tích trữ nhiều sinh lực mà bạn không dùng đến, thân thể cũng sẽ hư. Nếu sinh lực trong người gần cạn mà vẫn tiêu xài, bạn cũng sẽ bị đau yếu, giống như bạn dùng một bình điện đã hết. Bí quyết của sức khoẻ ở nhịp điệu: biết tích nạp sinh lực và biết dùng sinh lực cũng như câu điện vào, phát điện ra ở bình điện vậy.

3. Nếu may mắn sinh ra với một thân thể lành mạnh, không bệnh tật, muốn được hưởng một sức khoẻ lâu bền bạn phải tuân giữ những quy tắc sau đây:

– Ăn vừa phải, nhai thật kỹ.

– Thở mạnh và dài hơi, chỉ thở không khí trong lành.

– Ngủ tám tiếng mỗi ngày, mở cửa sổ cho thoáng khí.

– Không được vừa bước lên cầu thang vừa chạy, tim sẽ mệt.

– Phải bài tiết cặn bã mỗi ngày.

– Tránh dùng những chất kích thích có hại (rượu, thuốc lá,…).

– Mỗi ngày phải dành một thời giờ nhất định để giải trí.

– Nhìn đời với bộ mặt tươi đẹp nhất, tức là phải lạc quan.

8 lời khuyên sức khỏe ai cũng nên áp dụng dù ở bất kỳ lứa tuổi nào - Ảnh 1.

4. Mỗi ngày nên đi bộ vài cây số. Giữa hai buổi ăn nên đi bộ một chập. Trừ phi đau yếu, ngày nào chúng ta cũng phải bước chân ra khỏi nhà để hít thở nhiều khí. Cơ thể chúng ta cần phải vận động và hít thở nhiều không khí khoáng đạt.

5. Nếu làm một công việc cần nhiều sáng tạo, bạn phải biết dùng “Phương pháp quả lắc” nghĩa là đi từ sự gắng sức, sự tập trung tư tưởng đến sự bớt căng thẳng, sự ngơi nghỉ. Đó là một phương cách th giãn trí não và thần kinh. Ngoài ra, nó còn tăng sức làm việc của bạn. Có người luôn luôn gò ép sức. Lúc ăn không thư thái, lúc ngủ không yên giấc, căng thẳng mãi như thế không ích lợi gì. Người ta thí nghiệm thấy trong những xưởng mà người thợ ngơi nghỉ nhiều lượt, việc sản xuất gia tăng rất nhanh. Nhưng ăn không ngồi rồi cũng hại như làm việc quá sức.

6. Biết dành thời gian nghỉ ngơi là một cách phòng ngừa sự suy yếu về thể xác cũng như về tinh thần. Làm việc điều hoà thì không có lý do gì để thể xác hoặc trí não bị kiệt quệ. Có hai cách để làm việc ít bị mệt là: thay đổi công việc và để giờ nghỉ ngơi giữa hai buổi làm việc. Luôn luôn chăm chú vào một việc cũng khiến chúng ta mau chóng mệt mỏi. Không một ai có thể gắng sức mãi mãi, phải dành thời gian để ngơi nghỉ. Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy những trò chơi và sự vui đùa cũng là những phương thuốc có thể trị bệnh. Nó giúp thân thể và trí não phục hồi.

7. Bạn nên tin tưởng vào khả năng phục hồi của thân thể chứ không nên quá tin vào những lời tiên đoán nghiêm trọng của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp, thân thể bạn có đủ sức để tự hàn lại những vết thương vì nó đã được cấu tạo để chống chọi lại với bệnh tật. Khi đau ốm, điều quan trọng hơn hết là bạn phải quyết tâm chiến thắng bệnh tật. Khi sức khỏe phục hồi, bạn có thể tăng tuổi thọ thêm ba bốn chục năm nữa Sức mạnh của ý chí có thể ảnh hưởng đến cơ thể và giúp bạn khỏe mạnh hơn.

8. Ham sống yêu đời, yêu thích công việc mình làm, đó cũng là cách để giữ gìn sức khoẻ. Nhiều khi chúng ta tự gán cho mình những chứng bệnh tưởng tượng. Nếu một người quan tâm đến cơ thể của họ một cách thái quá, tự nhiên họ có ảo tưởng rằng họ mắc bệnh. Nhiều người đến gặp bác sĩ chỉ vì họ mắc “bệnh tâm lý”. Ta để ý thấy những người ăn không ngồi rồi thường đau yếu hoặc họ tưởng tượng bị đau yếu. Khi giữ được một khối óc hoạt động và có một ý chí cương quyết muốn sống khoẻ mạnh thì bạn sẽ ít thấy mình đau yếu.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ