Tag

stress

Browsing

Đánh giá mức căng thẳng của bạn 

Trong cuốn sách “Overworked”, Overwhelmed and Underpaid, tác giả Louis Barajas chỉ ra rất nhiều dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang gần như kiệt sức với công việc. 

– Bạn thường xuyên làm việc hơn 40 giờ một tuần. 

– Trong một tháng qua ít nhất một lần bạn đã từng suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ công việc hiện tại để tìm việc mới. 

– Trong vòng sáu tháng qua bạn để nhỡ ít nhất một lần kế hoạch hoàn thành một công việc lớn. 

– Bạn chần chừ chưa đi khám bệnh vì không có thời gian cũng như tiền bạc. 

– Bạn cảm thấy căng thẳng và bất an nhiều hơn về tình hình tài chính của bạn so với 5 năm trước đây. 

Căng thẳng không chỉ làm bạn không vui với công việc mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc, vì stress lâu dài sẽ gây ra tổn thương về sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Tìm ra được nguyên nhân của những căng thẳng trong công việc là bước đầu giúp bạn tìm ra giải pháp xử lý chúng. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra căng thẳng cho bạn trong công việc:

1. Cạnh tranh nơi công sở và những trò tán gẫu 

Việc phải hoàn thành các mục tiêu công việc theo đúng kỳ hạn đặt ra đã là một thách thức quá đủ, nhưng nếu đang làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao, bạn buộc phải để mắt tới các đồng nghiệp khác. Nếu bạn là mục tiêu của các cuộc bàn tán hay đang ở trung tâm của những tranh chấp quyền lực thì mức căng thẳng của bạn có thể đã vượt ngưỡng cho phép rất xa. 

Stress công sở: Chạy đâu cho thoát, làm nhân viên có tránh vỏ dưa thì cũng sẽ gặp vỏ dừa, căng thẳng triền miên là chuyện thường tình - Ảnh 1.

2. Làm việc quá nhiều

Có thể bạn đang phải thực hiện một dự án lớn cho công ty và phải dành ra nhiều giờ làm việc, thậm chí còn mang việc về nhà. Nếu tình trạng này không liên tục xảy ra, có thể đó không phải là một vấn đề, nhưng nếu bạn luôn thường xuyên phải về muộn hoặc tiếp tục làm việc ở nhà đến khuya, một lúc nào đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy stress.  

3. Công ty, công việc có thay đổi

Có thể công ty bạn đang cải cách một số những quy định về mức lương bổng, giờ giấc, giảm biên chế mà bạn không thấy hợp lý, sếp mới đến, một số hoạch định mới trong công việc… những biến đổi trong công ty, công việc này đều khiến bạn gặp áp lực không mấy thoải mái từ công việc.

4. Lựa chọn ngành nghề không phù hợp

Nếu công việc bạn đang làm không phù hợp với tính cách, năng lực, sở thích hay những giá trị liên quan công việc của bạn, bạn sẽ có xu hướng không hài lòng với công việc. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ những yếu tố trên trước khi chọn ra con đường sự nghiệp của mình. 

Stress công sở: Chạy đâu cho thoát, làm nhân viên có tránh vỏ dưa thì cũng sẽ gặp vỏ dừa, căng thẳng triền miên là chuyện thường tình - Ảnh 2.

5. Công việc không đúng với bạn

Phải làm việc với cấp trên không sử dụng trọn vẹn kỹ năng và năng khiếu của bạn sẽ phần nào tạo ra căng thẳng. Cũng có trường hợp bạn không có đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc. Trước khi nhận lời vào làm việc ở một nơi nào đó, bạn cần đảm bảo rằng bạn và công việc này phù hợp với nhau về mọi mặt.

6. Môi trường làm việc khiến bạn nhàm chán

Đối với những người phải làm đi lặp làm những công việc mà ngày này qua ngày kia cứ lặp đi rồi lại lặp lại, lương bổng không thay đổi, bạn làm nhiều năm không thăng lương, cấp bậc… đây đều là những nguyên nhân khiến bạc chán ghét công việc và phát “ngấy” với nó nhưng vẫn không biết cách nào giải quyết tốt nhất.

7. Hay đơn giản là do áp lực từ chính bản thân bạn

Đối với những bạn có quá nhiều mong muốn từ công việc, làm việc quá cầu toàn, đơn giản là vì bạn tự ti, đánh giá quá tầm quan trọng của chính bản thân… thì đây cũng là những nguyên nhân khiến bạn đối mặt với stress vì công việc.

Stress công sở: Chạy đâu cho thoát, làm nhân viên có tránh vỏ dưa thì cũng sẽ gặp vỏ dừa, căng thẳng triền miên là chuyện thường tình - Ảnh 3.

Vậy giải quyết những áp lực từ công việc này ra sao?

– Hoạch định kế hoạch làm việc thông minh, khoa học.

– Dành thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ.

– Sắp xếp các mức độ ưu tiên rõ ràng, tập trung cao độ vào công việc đang làm, tránh lãng phí thời gian và sức lực.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Bên ngoài thì Mak Kean Loong trông giống một người đàn ông của gia đình khi ông luôn ở bên và chơi đùa cùng vợ và con gái. Nhưng điều ít ai biết là Mak Kean Loong đang chật vật với việc cảm nhận những cảm xúc tích cực như ấm áp hay vui vẻ.

“Trong vài năm trở lại đây tôi nghĩ rằng tôi chưa hề cảm nhận được thứ cảm xúc đó”, người đàn ông đeo kính 38 tuổi chia sẻ với giọng nói mệt mỏi.

“Tôi không nói với vợ của tôi”, ông nói. “Nếu như bạn muốn kết thúc cuộc sống của mình thì chẳng có lý do gì bạn lại nói với ai đó gần gũi bạn, phải không?”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 1.

Ông Mak bị mắc chứng trầm cảm một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời

Mak đã không tự tử. Nhưng sau đó thông qua một thỏa thuận với cấp trên của ông, ông nghỉ làm kĩ sư cơ sở hạ tầng ở công ty để tập trung hồi phục.

Và đó là mất mát khiến ông cảm thấy cay đắng.

“Tôi cảm thấy đau đớn khi nhìn người khác mặc quần áo công sở. Tôi biết rằng hiện tại tôi không còn ở vị trí đó. Vai trò đó của tôi đã bị lấy mất. Đó là những ý nghĩa để tôi bấu víu vào”.

Khoảng 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử về các bệnh liên quan tới tâm lý. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Singapore năm 2010 cho thấy trầm cảm đã ảnh hưởng tới 159.000 người trong cuộc sống của họ.

Như trường hợp của Mak, căn bệnh này khiến việc duy trì công việc trở thành một cuộc chiến căng thẳng. Mak phải đưa ra lựa chọn, hoặc là giả vờ như không có gì, hoặc là đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong phim tài liệu “Đối mặt với trầm cảm”, 4 người Singapore đã chia sẻ thẳng thắn câu chuyện của họ.

Bị coi là “phiền phức” và “yếu đuối”

Một trong những cuộc chiến mà người bị trầm cảm phải chống lại là sự kì thị của những người sử dụng lao động.

Điều này đã xảy ra với Mak khi anh công bố tình trạng của mình bằng cách viết blog và vẽ truyện tranh trên mạng nói về bệnh trầm cảm.

Mak tưởng rằng những chia sẻ của ông gửi tới thông điệp về bệnh trầm cảm và cách giúp những người bị căn bệnh đó. Nhưng một cấp trên của ông đã cảnh báo rằng nếu người trong ngành biết ông bị trầm cảm, ông sẽ bị “để ý”.

“Có những người sẽ nói rằng ‘anh bị trầm cảm – vậy anh có chắc là sẽ làm được không? Tôi không nghĩ là tôi thực sự muốn nhận anh’ hoặc là ‘anh cần tới gặp bác sĩ thường xuyên hơn, vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ trả lương anh thấp hơn”, ông Mak chia sẻ thẳng thắn.

Ông Lim Yufan, người đã trải qua hơn nửa đời với căn bệnh trầm cảm, hiểu sống trong nỗi lo sợ bị đánh giá là như thế nào.

“Ngoại trừ công việc đầu tiên của tôi, tôi đã không nói với bất kì nhà tuyển dụng hay đồng nghiệp nào rằng tôi bị trầm cảm”, người đàn ông 30 tuổi này chia sẻ. “Tôi lo sợ rằng điều đó sẽ khiến họ không tin tưởng tôi trong công việc”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 2.

Ông Lim chật vật với căn bệnh trầm cảm ngay từ khi còn đi học

Mặc dù vậy, căn bệnh trầm cảm vẫn ảnh hưởng tới công việc của ông ấy: Ông ấy phải xin nghỉ thường xuyên và không thể làm việc trong thời gian dài, công việc ngắn nhất của ông ấy chỉ kéo dài một tháng.

Ông nói rằng phân nửa cấp trên của ông không thấu hiểu căn bệnh trầm cảm và đó là lý do khiến ông phải nghỉ việc. “Một trong số họ nói rằng, ‘Yufan, anh thật phiền phức. Anh thực sự khiến tôi thấy mệt mỏi vì điều đó đấy.”

Để nhấn mạnh ảnh hưởng của cấp trên – dù họ biết nhân viên của họ bị trầm cảm hay không – nhà tư vấn tâm lý Pauline Sim ở phòng khám LP nói rằng: “Nếu bạn có một cấp trên khó tính, cầu toàn, hay khiển trách và không cảm thông thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 3.

Bác sĩ Paul cùng với ông Lim

Trong trường hợp của ông Mak, cấp trên của ông cho ông một chút thời gian để hồi phục.

“Nhưng vì là người mới và quá trình hồi phục có thể kéo dài hơn, chúng tôi đã đồng ý rằng có lẽ tôi nên nghỉ việc thì sẽ tốt hơn”, ông nói.

Tuy vậy, sự kì thị không bắt nguồn hay chấm dứt ở người sử dụng lao động. Một nghiên cứu cấp quốc gia vào năm 2015 của Viện sức khỏe tâm thần đã chỉ ra rằng người mắc trầm cảm thường bị coi là “yếu đuối” chứ không phải “mắc bệnh”.

Chịu áp lực trước kỳ vọng lớn

Ngay cả những người mạnh mẽ vẫn có thể bị mắc trầm cảm. Một ví dụ đó là nhà đồng sáng lập Học viện tennis Ignite và cũng là huấn luyện viên trưởng Jaime Wong.

Ở độ tuổi 12, cô ấy từng là nhà vô địch tennis trẻ nhất Singapore. Cô ấy trở thành thành viên đội tuyển tham gia SEA Games một năm sau đó.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 4.

Wong từng vô địch tennis từ khi còn rất trẻ

“Tôi không biết cách đối diện với thất bại cho lắm. Sau khi tôi thua một trận tennis, tôi có thể cảm thấy buồn phiền hàng giờ, thậm chí hàng tuần liền, mà không nói năng gì. Tôi nghĩ tôi thực sự là một đại diện cho sự ưu tú, đôi khi là hoàn hảo của văn hóa chúng ta”.

“Tôi quá quen với việc chiến thắng. Suốt cuộc đời tôi, tôi là kẻ tốt nhất trong gần như mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là một phần quan trọng lý giải vì sao tôi có thể rơi vào căn bệnh trầm cảm”.

Nó bắt đầu bằng sự tích tụ của các yếu tố: cô ấy bị tổn thương bởi một mối quan hệ; một căn bệnh mãn tính khiến hệ thống tiêu hóa của cô bị sưng và nhiễm trùng; và rồi câu lạc bộ mà học viện của cô dựa vào đã bị đóng cửa để tái phát triển.

“Chúng tôi phải chuyển tới câu lạc bộ gần bãi biển Changi, và rồi chúng tôi mất tới 90% khách hàng”, cô kể lại. “Mọi thứ dường như trở nên tệ nhất có thể. Do đó, tôi đã cảm thấy cực kì suy sụp”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 5.

“Tôi quá quen với việc phải chiến thắng”, Wong chia sẻ

Ông Lim cũng từng là một học sinh ưu tú tại một trường cấp 2 hàng đầu, nơi mà “hiển nhiên là kì vọng lúc nào cũng cao”.

Vào năm thứ ba, ông là nhạc trưởng của ban nhạc giao hưởng của trường và là một người chơi trumpet “khá tốt”. Nó cho ông “sự công nhận, ý thức về giá trị và mục đích”.

Nhưng khi điểm số của ông ấy tụt xuống dưới mức chấp nhận được, vị trí nhạc trưởng của ông bị lung lay. “Tôi dường như bị áp lực, chủ yếu là từ chính bản thân, phải cố gắng kéo điểm số lên”, ông kể.

Ông trở nên ngày càng lo sợ về tình hình học tập và trải qua cơn trầm cảm nghiêm trọng đầu tiên. “Nó làm tôi sợ đến trường”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 6.

Ông Lim là một học sinh luôn lo lắng về tình hình học tập của bản thân khi còn học cấp 2

Với ông Mak, chứng trầm cảm xuất hiện lần đầu vào năm 2006, một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời, sau những thất vọng chuyện gia đình và chuyện công sở.

“Bất kì lúc nào tôi làm những thứ đi ngược lại với giá trị cốt lõi của bản thân, tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, ông nói.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 7.

“Tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, Mak chia sẻ

“Có một thời điểm công ty bị chia rẽ bởi người này người nọ… Tôi buộc phải lựa chọn. Những lúc đó, tôi luôn đấu tranh với chính mình.”

Sau 3 năm – khoảng thời gian mà ông đã “làm việc khá tốt”, ông ấy nghĩ rằng ông đã đánh bại trầm cảm. Nhưng ông ấy lại rơi vào một chứng trầm cảm nhẹ khác có tên là chứng loạn dưỡng. Chứng bệnh này kéo dài hơn nhiều và biểu hiện bằng trạng thái tâm trạng luôn không vui và thiếu tự tin.

Không được chữa trị và công nhận

Mặc dù biết rằng bản thân luôn cảm thấy tiêu cực, ông Mak đã không coi những dấu hiệu của chứng loạn dưỡng là vấn đề. Điều này không hiếm – nhiều người rất khó có thể nhận biết được trầm cảm, bác sĩ Lim nói.

Ông Chris Tan là một ví dụ khác. Ông bị đột quỵ vào năm 2005 khiến tay trái của ông ấy mất một phần khả năng hoạt động. Sau khi xuất hiện ông trở nên dễ xúc động, nhưng ông không hề biết rằng đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Sau khi được chẩn đoán, ông nhận ra rằng có thể ông đã mắc trầm cảm từ khi còn học cấp 2. “Bố mẹ tôi hay mẫu thuẫn với nhau trong chuyện tiền nong”, người đàn ông 45 tuổi này chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 8.

Ông Tan rơi vào trầm cảm sau khi bị đột quỵ lần đầu vào năm 2005

Bố của ông là người đánh cá, và “cuộc sống thì rất cực khổ”. “Tôi chưa bao giờ hiểu được ông ấy khi tôi còn bé”, ông chia sẻ. Vào năm 2003, bố ông được chẩn đoán đã bị ung thư. Ông ấy qua đời trong năm đó, và ông Tan vẫn không thể nào tha thứ cho bản thân về những gì đã xảy ra khi đó.

“Tôi đã nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ tôi vào buổi sáng. Bà ấy nói rằng bố tôi có gì đó không ổn”, ông kể lại.

“Tôi nói bà ấy rằng đừng có làm quá lên. Tôi vừa thay đồng phục và lái xe đi làm. Tôi định đi tới nơi làm và rồi nhận được cuộc điện thoại thứ hai. Người lái xe cấp cứu đã gọi tôi”.

Dừng một lúc để trấn tĩnh, ông nói tiếp: “Tôi ghét bản thân mình… Đây là vấn đề mà tôi vẫn phải nói chuyện với những nhà tư vấn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 9.

Hiện tại Tan sắp xếp lịch hẹn ở Viện sức khỏe tâm thần (IMH) bất kì khi nào ông cảm thấy sắp “tụt dốc”, ông cũng gặp một chuyên gia hỗ trợ cá nhân để vượt qua trầm cảm. Nhưng có rất ít người tìm đến các biện pháp chữa trị hay thậm chí là chỉ nghĩ đến chúng.

Khi được hỏi rằng những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm bệnh lý nên tìm trợ giúp đâu, 54% số người được hỏi trả lời là gia đình và bạn bè.

Và trong tổng số 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử bệnh tâm thần, chỉ có 10% trong số đó tìm đến các biện pháp chữa trị, theo như giáo sư Chong Siow Ann từ IMH, người đã chia sẻ phát hiện này tại Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới khu vực 2013.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 10.

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình. Nhưng điều đó đã phản tác dụng. “Tôi đã gần như bóc lột những đứa trẻ, ép buộc chúng quá sức, và một số đứa đã khóc trên sân tập”, cô kể lại.

“Tôi từng nói với bố mẹ chúng rằng: ‘Những đứa trẻ này tới đây để trở nên giỏi hơn, không phải tới đây để chơi. Nếu chúng muốn chơi thì hãy chơi chỗ khác ấy’. Tôi đã rất lưỡng lự và e ngại trong một thời gian dài về việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp – vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tôi, rằng tôi không kiểm soát được bản thân”.

Trở về từ bờ vực

Bác sĩ Sim đã quá quen thuộc với những bệnh nhân “tỏ ra mạnh mẽ”. Bà chia sẻ: “Thật là buồn khi biết rằng một khi họ không thể đối mặt với nó, đôi khi họ sẽ nghĩ đến việc treo cổ hay nhảy lầu tự tử”.

“Trong điều kiện bình thường, hầu hết mọi người đều muốn sống và chiến đấu để sống. Nhưng khi bạn bị trầm cảm, bạn sẽ chỉ muốn biến mất”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 11.

Khi trầm cảm, bạn chỉ muốn biến mất

Khi cô Wong cảm thấy không thể làm gì được nữa, cảm giác “không còn lí do gì để sống” ập đến cho đến khi cô ấy “hoàn toàn vứt bỏ nó” trong một đêm. Cô ấy ngồi vào xe, ra đường Dunearn Road, và rồi cứ thế nhấn ga.

“Tôi chỉ biết là tôi nhấn ga. Cuối cùng tôi cũng tới Rochor, và tôi nhận ra rằng tôi vẫn còn sống, điều đó thật điên rồ”, cô nói.

“Tôi nhận ra những gì mình đã làm – rằng điều đó thật ích kỉ, vì tôi đã không nghĩ tới hậu quả của hành động của tôi, không chỉ với bản thân tôi.”

“Nếu tôi không bỏ cái suy nghĩ điên rồ đó, điều gì sẽ xảy ra với những người sẽ phải chăm sóc tôi nếu như tôi bị thương, hơn thế nữa, những người tôi đã có thể khiến họ bị thương?”

Cơ quan đăng kí khai sinh và tử vong cho biết rằng khoảng một nửa số ca tự tử trong năm 2016 nằm trong độ tuổi từ 20 tới 49. Có nhiều đàn ông đã tự tử hơn phụ nữ.

Ông Mak cũng suýt chút nữa làm điều tương tự khi một cơn trầm cảm nặng ập đến vào tháng 7 năm ngoái. Vợ ông ấy, bà Tan Phay Shing thấy rằng ông có “tâm trạng không tốt” khi ông ấy gần như chẳng nói gì và “lạc trong suy nghĩ riêng”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 12.

“Tôi nghĩ tôi không hiểu đầy đủ những gì mà anh ấy đang trải qua”, bà Tan chia sẻ ý kiến về căn bệnh của chồng bà

Nhưng ngay cả khi vậy, bà không hề biết những gì ông ấy đã lên kế hoạch khi ông đưa bà và các con đi ăn lần cuối cùng. Thảm kịch đã không xảy ra vì ông Mak đã tự hứa với bản thân mình một cơ hội cuối cùng: một cuộc gọi khẩn cấp tới IHM trước khi mọi thứ kết thúc.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước. Vì vậy nếu như cuộc gọi của tôi bị cắt hay không ai bắt máy, hay ai đó cúp máy trước tôi, lúc đó tôi sẽ tiếp tục như kế hoạch”, ông nói trong nỗi buồn.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 13.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước”, Mak chia sẻ

Ông ấy đã cầm máy trong 10 phút. Cuối cùng thì có ai đó đã nhấc máy. Ông được khuyên là đến IMH để khám, và ông đã nhập viện trong tối hôm đó.

Đó là một trong những lí do vì sao mà người có vấn đề thần kinh không nên bị kì thị, bác sĩ Sim nói. “Nếu họ được giúp đỡ, họ có thể trở về cuộc sống bình thường”, bà chia sẻ.

“Nếu họ được giúp đỡ, những thảm kịch sẽ ít đi”.

Học cách chống lại

Ngoài việc can thiệp và chữa trị sớm, bác sĩ Sim cũng khuyên rằng nên có một “cuộc sống cân bằng” và có những sự ưu tiên đúng đắn. Nhưng nói thì dễ làm thì khó, nhất là tại một quốc gia có giờ làm việc dài nhất thế giới.

Một nhân viên bình thường làm khoảng 2073 giờ trong năm 2016 theo số liệu của Bộ lao động, so với 2069 giờ ở Hàn Quốc và 1713 giờ ở Nhật Bản.

Bác sĩ Sim nghĩ rằng những người đang đi làm nên tự hỏi bản thân: Nếu như họ quỵ xuống, ai sẽ là người thực sự nhớ đến họ?

“Tùy thuộc vào vai trò của bạn trong công việc, người ta có thể cúi người 3 lần, cho bạn một ít tiền tang và có thể là thêm một vòng hoa – nếu như bạn nổi tiếng hơn, sẽ có ai đó đưa tang cùng – nhưng mọi thứ chỉ đến vậy thôi”, bà nói.

“Nhưng mà những người sẽ tiếp tục đau buồn và chịu ảnh hưởng là những người thân yêu xung quanh bạn”.

Ông Tan – người từng “luôn đạt chỉ tiêu” kinh doanh ở nơi làm việc trước khi bị đột quỵ, nhận ra rằng chứng trầm cảm khiến mọi thứ trở nên khó khăn khi ông cố gắng quay lại chốn công sở. Ông bị sa thải và sự nghiệp của ông chững lại.

Hiện giờ làm công việc tự do, ông luôn chật vật nhưng vẫn nỗ lực học cách chống lại căn bệnh trong khi cố gắng hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình, như là gửi tiền cho mẹ tiêu hàng tháng. “Quan trọng không phải là số tiền mà là lòng thành”, ông chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 14.

“Nếu như tôi có thể làm quen với những triệu chứng và sống một cách có ích nhất có thể, với tôi, như vậy là tôi đã hồi phục rất nhiều rồi. Điều đó có nghĩa là tôi không đánh mất đi bản thân mình và tôi vẫn có thể hoàn thành trách nhiệm là một người con, người anh hay thậm chí là nhân viên”.

Còn với cô Wong, người đã trải qua chứng trầm cảm hơn một năm, niềm tin đã giúp cô ấy hồi phục đáng kể. Cô ấy đã không còn cần sử dụng thuốc chống trầm cảm từ năm 2014.

Khi con người hồi phục bằng tinh thần, họ nhận ra rằng “mọi thứ chúng ta có đều là thứ chúng ta được cho mượn, rằng mọi thứ không xoay quanh chúng ta”, bác sĩ Sim nói.

Bà cũng bổ sung: “Khi bạn đặt bản thân là một phần nhỏ trong cái lớn hơn, bạn học cách nhìn mọi thứ khác đi”.

Sự giúp đỡ và hi vọng có thể có nhiều hình thức khác nhau, như những gì mà ông Lim đã phát hiện ra. Ví dụ, tập gym khiến ông cảm thấy là “mình đang sống”, thậm chí đôi khi khiến ông quên mất là mình bị trầm cảm.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 15.

Tập gym khiến Lim cảm thấy là “mình đang sống”

Hiện giờ ông ấy có một trang bán hàng trên mạng bày bán các loại đồ chơi, vì vậy ông không “cảm thấy áp lực phải trả lời ai đó”. Những món đồ chơi cũng cho ông ấy “một số lí tưởng” mà ông ấy có thể dựa vào, như là công lí và đối xử bình đẳng.

“Những câu chuyện bắt nguồn của những siêu anh hùng này thường là những tấn thảm kịch: Batman, khi cha mẹ anh ta qua đời; Superman, khi hành tinh của anh ta bị phá hủy. Nó cho tôi một chút hi vọng rằng với tình cảnh của tôi, tôi có thể trở nên mạnh mẽ hơn”, ông chia sẻ.

Trong lúc đó, ông Mak đang đánh giá lại những gì ông ấy muốn trong công việc. “Tôi không muốn một công việc lương cao ngất ngưởng. Tôi chỉ muốn công việc đó có nghĩa đối với tôi”, ông nói với vẻ nuối tiếc.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 16.

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”.

Ông được khuyên là không nên đặt ra thời hạn cho quá trình hồi phục. Vợ ông – một người dạy làm bánh, trở thành trụ cột gia đình trong lúc này. Và ông ấy dựa vào gia đình để tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh trầm cảm.

“Tôi luôn đảm bảo rằng cô ấy biết tôi ở đâu và tôi đang làm gì. Tôi cũng giữ bản thân mình có trách nhiệm với cô ấy”, ông nói.



Theo Nam Spiderum


Helino

Một phần ba cuộc đời chúng ta bỏ thời gian dành để làm việc trong căn phòng, xung quanh là đồng nghiệp với những chồng tài liệu chất đống, trước mắt là màn hình máy tính được bật cần mẫn suốt 8 tiếng đồng hồ 6 ngày 1 tuần hoặc hơn thế. Chúng ta làm việc, chỉ chú tâm vào làm việc, ấy thế mà bầu không khí chốn công sở đã sản sinh ra một căn bệnh thời đại có tên gọi stress.

Tất nhiên, môi trường nào cũng có thể sản sinh ra căn bệnh stress nhưng các nhà khoa học và các nhà tâm lý vẫn lưu tâm nhiều nhất đến loại stress là sản phẩm của cuộc sống công sở. Căn bệnh này có nhiều mức độ, nguyên nhân gây ra là từ “virus” áp lực: áp lực trong công việc, áp lực về các mối quan hệ, áp lực về thu nhập, áp lực của lòng tin…

Sự kéo dài của stress có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Hơn nữa, cảm xúc tiêu cực giống như một căn bệnh truyền nhiễm, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến chất lượng các mối liên hệ của bạn với người khác. Vì thế, biết cách ngăn chặn “con virus” nguy hại này càng sớm càng tốt; càng biết cách quản lý căng thẳng của bản thân, bạn càng lây lan cảm xúc tích cực đến những người xung quanh bạn.

Trời đã nóng lại còn stress: Biết được những mẹo này, chắc chắn đi làm sẽ không còn là nỗi sợ hàng đầu nữa! - Ảnh 1.

Những việc không nên làm:

Không thức khuya

Ngay lúc này, giấc ngủ là điều cần thiết và quan trọng nhất với bạn. Khi gặp vấn đề khó khăn, não bộ đã phải tốn rất nhiều sức vì “căng cứng” và suy nghĩ nhiều thứ lo âu, mệt mỏi. Hãy giúp bản thân tái tạo lại năng lượng bằng cách đi ngủ sớm để có thêm năng lượng tìm cách giải quyết vấn đề còn tồn đọng.

Tránh ăn quá nhiều

Phụ nữ thường rơi vào trường hợp này: lo lắng dẫn đến ăn quá nhiều, và nguy hiểm hơn họ toàn chọn đồ ngọt. Để giải quyết thói quen không tốt cho sức khỏe trên, bạn hãy hướng nhu cầu ăn uống của mình vào những món bổ hơn như trái cây, thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.

Không lạm dụng chất kích thích

Uống rượu, hút thuốc lá, hay nghiêm trọng hơn là sa vào chất gây nghiện đều là cách phản ứng rất phổ biến ở người bị căng thẳng tinh thần. Trong khi tác dụng thư giãn từ những chất này là tức thời, hậu quả mà nó để lại cho cuộc sống và sức khỏe của bạn là không thể lường hết.

Tránh tiêu xài bốc đồng

Dù cảm giác mua sắm sẽ giúp bạn thoải mái, hưng phấn vô cùng nhưng chúng chỉ là nhất thời thôi. Nếu không muốn bạn lại có thêm một nỗi lo mới về tiền bạc, các loại thẻ tín dụng thì nên cân nhắc trước khi “vung tay quá trán” đấy!

Tránh cáu giận

Có phải lúc nào bạn cũng luôn luôn đúng? Bạn sẽ làm gì khi mọi người không ủng hộ phương cách làm việc của bạn? Hợp tác thay vì đối đầu nhau. Đó là cách tốt nhất và luôn luôn đúng để duy trì tốt công việc. Nhường nhịn để cho cả hai bên đều giảm bớt căng thẳng và dễ chịu hơn. Mềm dẻo và cố gắng duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp. 

Không nên cam chịu tiếp tục sống chung với stress

Cách bạn suy nghĩ, nhìn nhận về vấn đề quyết định đến 50% cách bạn giải quyết chúng. Stress khó tránh khỏi trong nhịp sống hiện đại, nhưng như vậy không có nghĩa là bạn phải cam chịu sống mỗi ngày với stress. Khoa học đã chứng minh người thường xuyên căng thẳng phải đối diện với rất nhiều nguy cơ sức khỏe, cả về tinh thần lẫn thể chất. Bạn hoàn toàn có thể chủ động tìm giải pháp, sự hỗ trợ của mọi người với từng vấn đề. Nhờ vậy, bạn sẽ nhanh chóng giải quyết suôn sẻ và bảo vệ bản thân khỏi stress.

Trời đã nóng lại còn stress: Biết được những mẹo này, chắc chắn đi làm sẽ không còn là nỗi sợ hàng đầu nữa! - Ảnh 2.

Những việc nên làm:

Tha thứ

Việc suy nghĩ quá nhiều về một sự kiện sẽ khiến các suy nghĩ tiêu cực xuất hiện lặp đi lặp lại trong đầu bạn, giống như bạn xem đi xem lại một bộ phim đáng sợ. Những người hay nổi nóng thường sẽ không thể ngừng suy nghĩ về những việc đã làm họ nổi nóng, và việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn. Tha thứ không có nghĩa là bạn đồng tình với những gì người đó đã làm cho bạn mà chỉ có nghĩa là bạn không dùng sự kiện đó để chống lại họ và sự kiện đó sẽ không thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn được.

Nói hết ra

Nói ra tất cả những gì (dù là tồi tệ nhất) bạn nghĩ về sếp của mình trong cuộc vui với mấy cô bạn gái thật sự có lợi cho tâm lý. Sau khi quan sát một vài nhóm người tại các nơi làm việc khác nhau, Yehyda Baruch, giáo sư tại trường Rouen Business tại Pháp đã tìm ra rằng nói những điều bậy bạ, nhí nhố có thể giải tỏa căng thẳng và thắt chặt liên kết giữa mọi người.

Điều quan trọng là, “Cứ bình thường”, Baruch nói “Làm việc một cách chuyên nghiệp và đừng bao giờ văng tục trước mặt khách hàng hay bất kỳ ai”. Hãy để dành những lời “thật mất lòng” đó khi ở giữa một nhóm bạn thân.

Sắp xếp công việc

Cứ cố gắng muốn làm hết mọi việc trong cùng lúc bạn sẽ cảm thấy công việc tràn ngập, và kết quả là bạn sẽ không hoàn thành tốt một công việc nào. Thay vào đó, bạn hãy làm một danh sách cho công việc của bạn. Mỗi công việc ứng với một thời gian hoàn thành nhất định. Dành ưu tiên cho những công việc quan trọng và đặt chúng lên hàng đầu. Như thế, bạn sẽ hoàn tất tốt mọi việc mà không sợ bị trễ hẹn. 

Chăm tập luyện thể dục thể thao

Cơ thể khỏe mạnh là tiền đề cho một tinh thần thoải mái để đánh bại stress. Chỉ cần tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày là bạn đã có thể nâng cao được sức khỏe, tránh căng thẳng tinh thần và nhờ vậy, phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường. Bạn nên bắt đầu tập với cường độ vừa phải (bơi, đạp xe, chạy bộ…) và chọn môn thể thao yêu thích của bản thân.



V.D (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Dưới đây là 8 dấu hiệu phổ biến nhất nhưng cũng thường bị bỏ qua nhất của stress. Nếu nhận thấy mình có bất kỳ biểu hiện nào tương tự, hãy ngay lập tức “xả stress” đi vì cơ thể bạn đang “kêu cứu” đấy:

Lúc nào cũng gà gật

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 1.

Đã bao giờ bạn mệt đến mức ngủ quên chưa? Đó có thể là sự mệt mỏi về thể chất, nhưng nó cũng có thể báo hiệu sự căng thẳng về tinh thần đến nỗi cơ thể tự tìm cách điều hòa thông qua việc nghỉ ngơi. Theo Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, 50% những người bị căng thẳng gặp tình trạng buồn ngủ gà gật, còn nhiều hơn cả những triệu chứng như đau đầu, căng cơ hay thèm ăn.

Những giấc ngủ ngắn mang lại nhiều lợi ích, nhưng đó là khi bạn kiểm soát được đồng hồ sinh học của bản thân. Còn nếu tình trạng buồn ngủ, ngáp ngắn ngáp dài suốt ngày, không tập trung được vào công việc thì bạn nên xem lại khối lượng công việc cũng như những vấn đề trong cuộc sống của mình, có thể chúng đang khiến bạn cảm thấy quá tải đấy.

Có nhiều cảm xúc rối loạn

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 2.

Cuộc sống thì lúc nào cũng tràn đầy cảm xúc, nhưng khi bạn trải qua nhiều cảm xúc cùng lúc, như giận dữ, thất vọng, cô đơn và sợ hãi… mà không thể quản lý được thì tất cả chúng trở thành một trái bóng đánh mạnh vào tinh thần.

Bạn có thể sẽ cảm thấy nặng nề trong lồng ngực, suy nghĩ thì chạy đua nhưng không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Bạn lo lắng cho tương lai nhưng đồng thời lại mắc kẹt với quá khứ. Bạn không biết làm gì cho phải và cảm thấy bất lực. Đó chính là một trạng thái của stress quá độ mà bạn nên chú ý.

Cảm thấy bị “đóng băng”

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 3.

Trong một số tình huống căng thẳng, nỗi sợ hãi có thể khiến chúng ta cảm thấy bị “đóng băng”, không biết phải làm gì cho phải. Trạng thái này xuất hiện phổ biến khi chúng ta phải đối mặt với nguy hiểm, sự tấn công vật lý hay những thảm họa. Nhưng trong chính cuộc sống thường ngày này, chúng ta cũng vẫn bị cảm giác đó chi phối mỗi khi cảm thấy bất lực, thất vọng hay lo sợ.

Tiến sĩ tâm lý Leon F. Seltzer đã viết trong cuốn “Psychology Today”: “Bạn bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi vô hình, phóng đại và nó khiến bạn không biết hành động sao cho hợp lý. Trớ trêu thay, trạng thái cảm xúc này xuất hiện khi bạn buộc phải lựa chọn giữa việc trốn tránh hay dũng cảm đối diện và chiến đấu với nó”.

Dễ dàng thỏa hiệp

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 4.

Những cuộc tranh cãi khiến bạn cảm thấy ức chế nhưng như thế còn tốt hơn là sự thỏa hiệp. Theo Tiến sĩ Curtis Reisinger, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Zucker Hillside thì thái độ hòa hoãn, hay thậm chí “gió chiều nào che chiều đấy” cũng là một dấu hiệu cho biết bạn đang bị stress.

Vì những lý do liên quan đế tình cảm, mối quan hệ, công việc hay nỗi sợ tiềm ẩn, bạn không dám thể hiện hết những điều mình suy nghĩ và mong muốn. Thay vào đó bạn lựa chọn tuân theo ý kiến nào được số đông tán thành nhất để tránh xung đột. Và như thế, những ức chế dồn nén một ngày nào đó sẽ đánh bại chính bạn.

Cảm thấy buồn nôn

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 5.

Buồn nôn là một trong những cảm giác phổ biến nhất mà người bị căng thẳng quá độ thường trải qua. Đây là kết quả của một quá trình stress lâu dài, khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt và cần được nghỉ ngơi. Cảm giác bất lực này có thể kéo dài ngay cả khi những căng thẳng dữ dội đã trôi qua.

Đau nhức mình mẩy

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 6.

Đã bao giờ bạn thức dậy mà cảm thấy cả người rệu rã như vừa chạy một cuốc marathon chưa? Ngoại trừ những lý do từ hoạt động thể chất thì đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress “tấn công”.

Tiến sĩ David Clarke, – Chủ tịch Hiệp hội rối loạn tâm lý sinh lý, nói: “Đau đầu, đau lưng, đau cơ và các triệu chứng tiêu hóa là phổ biến nhất khi bạn bị căng thẳng, nhưng không loại trừ những triệu chứng khác – chúng có thể diễn ra nhiều lần”. Nếu bạn thấy mình thường xuyên bị đau nhức cơ thể, hãy tìm đến các chuyên gia để có xác định nguyên nhân chính xác nhất.

Thường xuyên nghiến răng

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 7.

Trong chương trình The Tonight Show, nữ diễn viên Demi Moore nói với Jimmy Fallon rằng căng thẳng là lý do khiến cô phải thay 2 răng cửa. Việc nghiến răng liên quan đến mất ổn định cảm xúc, và nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác như đau đầu, đau hàm, đau nhức cơ mặt và khả năng cảm nhận của răng, khiến răng bị mài mòn, lung lay…

Khám răng thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện sớm tình trạng căng thẳng, vì những áp lực bạn đặt lên răng mình có thể phản ánh phần nào những áp lực cuộc sống mà bạn đang phải gánh chịu.

Ăn uống mất kiểm soát

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 8.

Khi bạn bị căng thẳng, ăn uống không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu của cơ thể nữa. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cảm xúc của bạn đang mất cân bằng và bạn ăn để an ủi tinh thần chứ không vì thân thể nữa. Hay nói cách khác, bạn đang ngấu nghiến cảm xúc của mình chứ không phải vì thức ăn ngon hay đang cảm thấy vui sướng.

Elizabeth Trattner, MD, một bác sĩ được chứng nhận của hội đồng quốc gia chuyên về y học tích hợp, nói rằng về mặt sinh lý học, những người chịu áp lực thường bị tăng cân khó kiểm soát. Tin tốt là có những loại thực phẩm giúp giảm stress mà bạn có thể nạp vào để giúp cơ thể và tinh thần thư giãn hơn.



Theo Hà Lê


Trí thức trẻ

Mỗi người đều có những nỗi lo của riêng mình. Dù là nhân viên hay sếp thì đều có những nỗi lo. Và thật không may, những nỗi lo này lại gây ra một căn bệnh không ai muốn mắc phải: stress công sở.

Là nhân viên, bạn phải “đương đầu” với sếp. Hàng ngày, bạn được sếp giao một số lượng công việc khổng lồ. Đầu tắt mặt tối suốt hơn 8 giờ ở cơ quan cũng vẫn chưa xong nên phải mang việc về nhà. Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian, gò bó trong 24 giờ.

Thậm chí, bạn còn thêm nỗi lo mất điểm, cắt thưởng, thất nghiệp… nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn là những mối quan hệ với đồng nghiệp, giao tiếp xã hội… mọi thứ luôn bủa vây lấy bạn.

Là sếp, bạn lại phải đương đầu với khách hàng – “thượng đế”; đối mặt với doanh thu, lợi nhuận, với sự sinh tồn của công ty và cả một đội ngũ nhân viên dưới quyền. Hơn nữa, làm sếp cũng không đơn giản, các vấn đề đối nội, đối ngoại làm bạn đau đầu để có một quyết định và gánh vác trách nhiệm bởi các quyết định đó.

30 giây đánh tan bẫy stress: Đã là dân công sở, căng thẳng chỉ là chuyện nhỏ! - Ảnh 1.

Nói tóm lại, cứ đi làm là chắc chắn mắc hội chứng stress công sở. Không ai có thể tránh được, từ sếp tới nhân viên, từ cấp dưới lên cấp trên.

Sau đây là những gợi ý về cách giảm stress chỉ tốn 30 giây không làm phiền những người xung quanh:

– Rời xa khỏi màn hình máy vi tính

Ngồi máy tính liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng, bạn nên rời mắt khỏi nó và đứng lên đi loanh quanh trong văn phòng tầm 5-10 phút. Nếu có thể, bạn hãy đi dạo để thư giãn mắt và giúp bộ não thoải mái. Đây là cách giảm stress trong 30 giây cho dân công sở có hiệu quả rất nhanh.

– Hít thở sâu giảm căng thẳng

Bạn hãy thở sâu bằng mũi, căng bụng và cảm nhận không khí tràn qua lồng ngực. Khi thở ra, bạn hãy thử tưởng tượng một khối sương mù khổng lồ đang thoát khỏi cơ thể bạn. Đây chính là cách giảm stress trong 30 giây cho dân công sở khi sự căng thẳng bốc hơi và chỉ trong 5 nhịp thở, nó sẽ hoàn toàn biến mất.

30 giây đánh tan bẫy stress: Đã là dân công sở, căng thẳng chỉ là chuyện nhỏ! - Ảnh 2.

– Khởi động vài động tác thể dục nhẹ nhàng

Hãy đứng dậy, đi lại vài phút và vung vẩy tay chân để cho sự co giãn gân cốt được hoạt động trở lại. Đừng quên một số động tác ở cổ, vai và bụng. Nếu dành khoảng 5 phút làm việc này, bạn cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, bài trừ được axit uric gây tổn thương khớp và tránh được nguy cơ tích tụ mỡ bụng.

– Uống nước

Mắt mỏi do làm việc nhiều với máy tính và cảm thấy muốn ngủ, đó chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước. Các nhà khoa học cho rằng, nếu cơ thể thiếu chỉ 1- 2% nước cũng làm chậm quá trình suy nghĩ. Để tránh điều này bạn luôn có 1 chai nước ngay trên bàn làm việc của mình để uống kể cả lúc chưa có cảm giác khát nước. Uống nước đầy đủ sẽ gúp bạn giảm 7% nguy cơ ung thư.

– Ăn một chút đồ ngọt

Theo các bác sĩ, ăn hoặc uống đồ ngọt có tác dụng ngăn chặn sự sinh sản hoocmon gây stress trong cơ thể. Hãy tự thưởng cho bản thân một thanh kẹo socola chính là cách giảm stress trong 30 giây cho dân công sở.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Từ khi burnout đến…

Hai năm trước, không giống bao người khác, bà Stacey đã dành cả tuổi trung niên để hoàn thành chương trình học thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, để đảm nhận công việc ‘fulltime’ tại một tập đoàn lớn và tổ chức cuộc thi tài năng lớn tại trường của con mình… cùng một lúc. Bà cảm thấy như mình đang tung hứng nhiều đồ vật dễ vỡ cùng lúc trên không trung và vẫn lấy làm phấn khích và tự hào vì mình chưa đánh rơi một đồ vật nào cả.

Nhưng rồi khao khát muốn được tự do thách thức bản thân với nhiều dự án hơn đã thôi thúc Stacey rời bỏ công việc fulltime ổn định để tự thành lập công ty startup. Càng ngày khách hàng càng yêu cầu người phụ nữ tài năng này đảm nhận nhiều dự án phức tạp hơn liên quan đến các website, nền tảng nhắn tin, các video giới thiệu thương hiệu sản phẩm… Stacey vẫn cảm thấy vô cùng phấn khích khi tiếp nhận các dự án bởi ở cái tuổi tứ tuần này, bà vẫn có thể chế tạo ra các sản phẩm in đậm dấu ấn của riêng mình. 

Và cuồng nhiệt quá… hóa không ổn, Stacey hăng say làm việc đến nỗi bà cảm tưởng dù đã làm ngày làm đêm trong quỹ thời gian 24h vẫn không đủ để giải quyết chừng ấy “công to việc lớn”. Và rồi chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến, một kẻ tham công tiếc việc giờ đây lại phạm phải những sai lầm ngớ ngẩn: bà đã vô tình làm đổ café lên máy tính hay đi rút tiền ở cây ATM mà… quên không lấy tiền. 

Tồi tệ hơn, chắc bà cũng không muốn ai chứng kiến tình cảnh mình bị viêm phổi nghiêm trọng đến nỗi phải gọi cấp cứu chỉ vì quá ham việc. Sau chừng ấy thảm cảnh, Stacey cũng định gác lại công việc để lên kế hoạch nghỉ dưỡng khá chi tiết: nghỉ cuối tuần từ thứ 6 để dành thời gian chơi với cháu gái, dành cả tháng 8 chỉ để nghỉ xả hơi.

Tuy nhiên, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”, bản năng say mê công việc vẫn chưa buông tha cho bà. Stacey cứ luôn lần nữa tự nhủ bản thân “Chỉ một dự án nữa thôi” mỗi khi một cơ hội mới xuất hiện. Và cứ thế, bà đi thuê văn phòng, thuê nhân viên, yêu cầu in danh thiếp, đẩy mạnh truyền thông quảng bá về công ty của mình. 

Các dự án, khách hàng, doanh thu cứ ùn ùn kéo đến gõ cửa công ty bà khiến Stacey càng điên cuồng làm việc, muốn nhanh chóng thành công hơn bao giờ hết. Và khi càng muốn thành danh mau lẹ, bà càng cảm thấy stress và khó kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của bản thân hơn bao giờ hết. Nhưng tại thời điểm đó, bà chưa nhận ra đó là dấu hiệu nguy hiểm đang châm ngòi cho căn bệnh burnout bùng phát, mà chỉ nghĩ đó chỉ là những điều tất yếu, hiển nhiên mà CEO nào cũng gặp phải.

Drama chốn công sở: “Em làm gì đã được thành công, em còn đang phải trị dứt điểm burnout đây này” - Ảnh 1.

Và trên con đường sự nghiệp startup ấy, Stancey bắt đầu chạy nhanh hơn, điên cuồng hơn như một hung thần xa lộ. Bà đã kí kết hợp đồng thuê văn phòng dài hạn và tích cực đầu tư để mở rộng quy mô công ty. Đứng giữa một hội trường lớn, bà mạnh miệng tuyên bố về mục tiêu của bản thân rằng bà sẽ phấn đấu đưa công ty mình trở thành doanh nghiệp triệu đô trong năm 2016. Nhưng Stancey quên mất một triết lý phũ phàng rằng, “đời không như là mơ, thế nên là mơ ít thôi”.

Và rồi, cái tên khủng khiếp mà không ai muốn nhắc tới “burn-out” đã chính thức gõ cửa phòng Stancey và đem đến những cơn mất ngủ dai dẳng. Bà thường trở dậy lúc nửa đêm, rồi lại dành hàng giờ để suy nghĩ về vô số nỗi ám ảnh và tìm lời giải đáp cho “một trăm câu hỏi làm sao”: làm sao để chinh phục được mục tiêu lớn của đời mình, làm sao để hoàn thành một deadline bất khả thi, làm sao để thúc giục khách hàng trả tiền đúng hạn, làm sao để giải quyết một vấn đề nhân sự còn tồn đọng trong công ty. Nhiều đêm, bà cảm tưởng mình đang chết dần chết mòn trong chừng ấy mối nghĩ suy, chừng ấy nỗi sợ hãi.

Đến một ngày, cuối cùng thì căn bệnh trầm cảm cũng gọi tên Stancey. Vừa trở về nhà sau một ngày làm việc dài đằng đẵng, bà đã nằm vật trên giường trong mỏi mệt. Căng thẳng cũng khiến bà trở nên cáu kỉnh với chồng. Bà cứ tự giam lỏng bản thân mình trong những nỗi sợ hãi vô cớ. 

Thậm chí, Stancey còn không dám xem các bộ phim với nội dung quá tiêu cực vì sợ ảnh hưởng đến bầu tâm trạng vốn đã ủ dột của bà. Ngay cả với sinh nhật lần thứ 40 của mình, Stancey cũng không hề mảy may quan tâm đến bởi bà nghĩ rằng đến cái tuổi này, mình vẫn chẳng có thành tựu gì đặc sắc đáng để chúc mừng. Và đỉnh điểm của nỗi tuyệt vọng cũng bị chạm đến khi Stancey nghĩ đến việc tự tử. Bà cho rằng gia đình sẽ vẫn ổn nếu bà mất đi.

Nhưng rồi thực tại đã dập tắt ý định bi quan đó. Quay trở về với thực tế đắng cay, những khoản nợ khó đời từ khách hàng đã dồn bà đến tình cảnh thảm thương nhất của một CEO: dùng số tiền còn sót lại của mình để trả lương cho nhân viên, thậm chí có những khi, Stancey thậm chí còn không thể tự thanh toán lương cho chính bản thân mình. 

Dù tự dằn vặt về chính mình, nhưng bà vẫn cảm thấy như bị bỏ rơi bởi không một ai quan tâm đến chừng ấy thành tựu của công ty mà bà đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để gây dựng; bà căm ghét chính công ty của mình bởi chính việc kinh doanh độc lập đã đẩy bà đến tình cảnh khốn khổ này. Dù đúng dù sai, người tổn thương nhất vẫn chính là Stancey, bởi suy cho cùng, những suy nghĩ tiêu cực và có phần quá đà trên đã phản ánh một điều: chỉ có mình bà chống chọi lại với cả thế giới khắc nghiệt.

Một thời gian sau, khi mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát của mình, Stancey quyết định sa thải hết nhân viên vì không còn đủ khả năng chi trả tiền lương cho họ được nữa. Sau cú ngã đau điếng đến nhớ đời ấy, bà vẫn mông lung không biết phải đứng dậy và tiếp tục bước đi theo hướng nào.

Drama chốn công sở: “Em làm gì đã được thành công, em còn đang phải trị dứt điểm burnout đây này” - Ảnh 2.

Khi gánh nặng đã vượt quá sức chịu đựng của đôi vai yếu ớt, hãy đặt gánh nặng xuống… và chạy trốn… trước khi quang gánh bị đứt

Và Stancey đã tìm thấy nơi trú ẩn sau khi trốn thoát, một vài người bạn hiện đang là nhân viên xây dựng chiến lược nội dung tại Facebook đã ngỏ lời khuyên bà ứng tuyển vào vị trí này. Trước kia, bà từng nghĩ rằng công việc kinh doanh Startup dù không phải là công việc đầu tiên nhưng sẽ là công việc cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhưng giờ đây, khi may mắn vẫn chưa rũ bỏ Stancey, bà cho rằng công việc mới tại Facebook sẽ là tấm nệm nâng đỡ và bao bọc mình sau cú ngã trời giáng.

Trong 1 năm đầu làm việc tại Facebook, Stancey vẫn cố gắng hoàn thành nhiều nhiệm vụ được giao nhưng giờ đây, bà cảm thấy thảnh thơi hơn vì không phải chịu trách nhiệm về kế sinh nhai của bất cứ ai như trước kia nữa. Bà cũng bắt đầu bận rộn tham gia các lớp học chuyên sâu về chuyên ngành quản trị kinh doanh vào buổi tối để cố gắng quên đi phi vụ kinh doanh huy hoàng mà cũng thật hoang tàn trước kia.

Nhưng việc quên đi vốn không hề dễ dàng, đống hoang tàn của câu chuyện kinh doanh startup vẫn đeo bám bà. Một hợp đồng thuê văn phòng dài hạn đã phải cho thuê lại vì chưa hết hạn rồi lại bị phá vỡ, một khoản vay từ chính phủ dành cho doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa thể trả hết, một tài khoản lương hưu với 6 con số… 0 tròn trĩnh… chừng ấy sự thật đắng ngắt của thực tại càng dồn bà xuống vực thẳm.

Stancey tự so sánh bản thân mình với một chú chó sói săn mồi trong điên cuồng, nhưng lại vấp ngã đau đớn vì lao đi quá nhanh, quá hung hãn, rồi lại ngồi xuống, tự liếm vết thương đang rỉ máu và tự thương hại chính bản thân mình. Dù đã bắt đầu với công việc mới, bà vẫn bị quá khứ tóm chân và kéo lùi lại, vẫn ôm lấy những nỗi sợ hãi mơ hồ. Stancey bắt đầu tập thiền, tập chạy bộ nhiều hơn. Giờ đây, một giấc ngủ ngon cũng không còn là gánh nặng đối với bà. Hơn nữa, giờ đây, bà không còn ham đua, hiếu thắng, không còn tự chết chìm trong “biển” dự án và đam mê tự chủ như trước kia nữa.

Và bà cũng phải học cách từ bỏ một thói quen đã ăn sâu đến từng tế bào: thói quen ham việc. Và việc rũ bỏ một tư tưởng cố hữu đâu phải là chuyện một sớm một chiều mà sẽ khó khăn vô cùng. Sau khi hoàn thành chương trình học quản trị kinh doanh, bà quyết định sẽ nghỉ ngơi và tập lười biếng. Nhưng Stancey vẫn cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy nếu không động tay vào một dự án nào.

Và quá trình hồi phục sau burnout cũng đem lại cho bà một vài thú tiêu khiển mà không hề dính dáng đến trò tung hứng “quá nhanh quá nguy hiểm” trước kia như: tập chơi một loại nhạc cụ, đọc sách, leo núi, thực hiện một vài dự án viết lách nhỏ. Bà bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè dù bà chẳng ưa thích đám đông chút nào. Stancey đã lấy khẩu hiểu “sống chậm lại, làm việc chăm chỉ hơn” làm tôn chỉ sống của riêng mình. Hơn nữa, bà còn mong đợi đến sinh nhật tiếp theo và định tổ chức 2 lần để bù đắp cho lần sinh nhật tuổi 40 mình đã bỏ lỡ.

Dần dần, Stancey cũng trở nên tích cực hơn khi nghĩ về quá khứ kia, về những đồng nghiệp cũ và tự hào vì những thành tựu dù lớn dù nhỏ mình đã đạt được trong suốt thời gian qua. Và tất nhiên, bà cũng không quên hồi tưởng về những ngày tháng ròng rã vật lộn với burnout, mà theo lời Stancey, bà chỉ nên thận trọng bước nhón chân quanh nó, ngắm nhìn nó để chiêm nghiệm và rút kinh nghiệm để không đánh thức con quái vật burnout này thêm một lần nữa.

Và sau tất cả, bà nhận ra, burnout sẽ bất chợt đến vào những khoảnh khắc bạn không ngờ tới trong cuộc đời, yêu việc là một điều tốt nhưng yêu thôi, đừng yêu quá, nếu không, “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, burnout sẽ khiến bạn căm hận công việc cũ hơn bao giờ hết, và thật khó để “yêu lại từ đầu”.

Drama chốn công sở: “Em làm gì đã được thành công, em còn đang phải trị dứt điểm burnout đây này” - Ảnh 3.

Tin nhắn SOS gửi đến các nạn nhân tiếp theo của burnout…

Trong quá trình làm việc, Stancey cũng có cơ hội tiếp xúc với các bạn trẻ giỏi giang, luôn căng tràn bầu nhiệt huyết với công việc. Họ là những người làm việc cả vào cuối tuần, những người sẵn sàng phá vỡ buổi sáng thứ 7 yên bình của đồng nghiệp bằng một thông báo trong ‘group chat’ về một vấn đề cần giải quyết ngay lập tức, những người vẫn kiên định đi họp với một cái cổ họng sưng tấy, một cái bụng ậm ạch, những người sẵn sàng đánh đổi cả tình thân cho công việc. 

Với kinh nghiệm của một người từng trải, bà đã cảnh báo họ về căn bệnh burnout đang lan rộng vùng cháy đến bất cứ văn phòng nào, và họ đã nghe một cách chăm chú rồi lại tiếp tục lao vào công việc như loài thiêu thân.

Và Stancey cũng gửi lời nhắn nhủ đến những “người âm phủ” chốn công sở, những người sống mà chỉ như đang chết yểu từng ngày vì burnout mà vẫn không hề hay biết: các bạn hãy dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn; hãy ra ngoài, hít thở bầu khí trời trong lành; và hãy nhớ rằng, cũng giống một người lao động bình thường, group chat công việc chỉ hoạt động trong giờ hành chính, về đêm, ‘group chat’ cũng cần “ngủ”. 

Và cách tốt nhất để duy trì đam mê và năng lượng không phải là cứ hùng hục làm việc, mà là chăm sóc trí não, cơ thể và tâm hồn của bạn, hãy ưu tiên đối đãi tử tế với bản thân mình trước công việc, hãy kiếm tìm những không gian mở để nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động.



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ

Stress là gì?

Đây là câu hỏi đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta khi cuộc sống ngày ngày cuốn ta vào những nỗi lo toan của công việc, xã hội, gia đình… Và nhiều nỗi lo khác. Hay mọi người hay hiểu đơn giản, stress là khi bạn đang cảm thấy căng thẳng, rất dễ bị kích động và làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, cuộc sống của bạn.

Hiệu quả của công việc chắc chắn bị ảnh hưởng

Khi bị stress trong công việc, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và nhàm chán với những công việc hàng ngày. Sự hứng thú, nhiệt huyết và sức sáng tạo ban đầu sẽ không còn nữa, thay vào đó là cảm giác tiêu cực, chán chường, bế tắc trước mọi quyết định. Thời gian làm việc mỗi ngày trung bình khoảng 8 tiếng, chiếm 1/3 thời gian mỗi ngày, nếu bạn không cảm thấy vui vẻ thoải mái khi đi làm thì đây là dấu hiệu bạn đang bị stress bởi công việc.

Stress có thể gây ra sự thay đổi các hormone, cholesterol và tăng triglycerid, tăng huyết áp… Những ảnh hưởng này sẽ tích tụ và tăng dần đều theo thời gian, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khỏe. Bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình khi nhận thấy một trong những dấu hiệu không ổn về sức khỏe để đảm bảo mình luôn đủ năng lực để làm việc thật tốt.

Tuy nhiên, nghĩ theo một cách tích cực, stress ở một liều lượng nhất định cũng là một dạng động lực để bạn có thể hoàn thành xuất sắc công việc bằng tất cả khả năng của mình. Bạn chỉ cần biết cách cân bằng, kiểm soát và làm mọi thứ đi đúng quỹ đạo thì stress cũng có thể là động lực thúc đẩy và gia tăng cảm hứng cho bạn làm việc.

Stress công sở: Đủ liều là động lực, quá liều là sức khỏe giảm sút - Ảnh 1.

Làm thế nào để đẩy lùi stress tốt nhất?

– Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ giầu chất dinh dưỡng như vitamin E,B1, B3 (Niacin) B5, B6 và B12, C, và D, Axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magiê, mangan, phôtpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo, omega 3 và cacbon hyđat

– Cười nhiều hơn mỗi ngày: Hãy làm cho cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tiếng cưới hãy sử dụng khiếu hài hước của bạn để nụ cười luôn nở trên môi của bạn du có chuyện gì xảy ra. Vì điều đáng sợ nhất là cuộc sống thiếu đi những tiếng cười, stress sẽ lấy đi những nụ cười của bạn vì thế hãy cười nhiều hơn mỗi ngày để tránh xa stress.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể thao sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu những lần ốm đau do sức khỏe. Và quan trọng hơn hết là hãy lựa chọn cho mình một môn thể theo yêu thích để theo đuổi và đam mê nó sẽ là một liều thuốc hữu hiệu giải tỏa bệnh stress sau một ngày làm việc vất vả căng thẳng của bạn đấy.

– Có đồng hồ sinh học khoa học: hãy ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Không ăn quá muộn hoặc ngủ quá muộn điều này sẽ làm tăng căng thẳng cho bạn, thâm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

– Học cách chấp nhận: Nếu bạn biết chấp nhận với thực tế thì nó sẽ khiến cho bạn giảm thiểu được rất nhiều những lần stress đó. Bạn không cần phải kêu than hay oán trách số phận khi mình không giải quyết được vấn đề cũng như làm được một điều gì đó mà bạn mong muốn.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Stress là một vấn nạn thường gặp ở nhân viên công sở. Nó có thể thay đổi từ trầm cảm (với các triệu chứng như buồn rầu, mất tập trung, vô vọng) tới lo sợ (với cảm giác sợ hãi, mệt mỏi về thể chất, có thể hoảng sợ). Do đó để cuộc sống vui tươi và hạnh phúc khỏe mạnh thì chúng ta phải chấm dứt stress.

Người bệnh có thể tự thư giãn bằng cách nghe nhạc, nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, không “đụng chạm” đến vấn đề khiến bạn không vui và khó chịu… Nếu vẫn không thấy tâm trạng ổn hơn, bạn nên đi gặp chuyên gia, bác sĩ để được điều trị tâm lý. Đừng e ngại, vì hơn 1/3 dân số toàn cầu có vấn đề về bệnh tâm lý.

Không ít thì nhiều, bất cứ ai đi làm cũng đều cảm thấy bị áp lực, căng thẳng trong công việc ít nhất 1 lần. Một số người phải chịu đựng hậu quả của stress nặng nề hơn những người khác. Cuộc sống càng bận rộn, con người càng dễ bị stress và cũng dễ quên thể thao là “bài thuốc” hữu hiệu để bài trừ căng thẳng.

Hoạt động thể thao kích thích sản sinh endorphine chống lại các tác dụng của Adrenalin (hoóc môn của stress ). Endorphine có cấu trúc gần giống cấu trúc của morphin vì vậy góp phần làm giảm đau! Hoạt động thể thao cũng làm tăng sản xuất dopamine, cũng như opium (thuốc phiện), dopamine làm giảm những mệt mỏi.

1. Ném phi tiêu

Một bảng phi tiêu gắn tường cũng là một môn thể thao tốt cho bạn, nhất là mắt, tay và phản xạ nhanh nhạy.Chơi phi tiêu mỗi lúc giải lao khỏi màn hình máy tính giúp mắt bạn điều hòa và giúp não bộ bạn thư giãn hiệu quả hơn.

2. Yoga

Những bài tập với chiếc thảm yoga không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi hiệu quả mà còn mà còn giúp cơ bắp hoạt động linh hoạt, dẻo dai hơn. Các động tác uốn dẻo trong yoga sẽ giúp xương sống lưng được vận động, tránh sự căng cứng cột sống sau hơn 6 giờ làm việc. Yoga sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau lưng cột sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

5 môn thể thao không cay cú chắc chắn đánh bay căng thẳng dành cho chốn công sở - Ảnh 1.

3. Chạy đường dài

Đôi lúc, bạn cần một mình để giảm stress. Chạy bộ là môn thể thao lý tưởng nhất cho những người thích một mình. Sự nhịp nhàng của đôi chân, sự đều đặn trong từng nhịp thở và quyết tâm chạy thêm nhiều cây số nữa – tất cả những yếu tố kết hợp lại sẽ tạm thời đẩy stress ra khỏi cuộc sống bạn.

Bạn có thể chạy bộ bất kỳ thời điểm nào trong ngày, sáng sớm tinh mơ hay chiều tối muộn màng. Đó là tiện nghi rất lớn cho những ai không có thời gian biểu ổn định.

4. Đấm bốc

Để giảm bớt căng thẳng hiệu quả, bạn nên chọn hoạt động tập trung vào gốc rễ của vấn đề. Mỗi cú đấm vào túi cát tốt hơn rất nhiều so với việc la hét với đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình.

Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất, trang Livestrong cho hay, điều quan trọng, bạn phải kết hợp một số phương pháp tập luyện tinh thần để khiến căng thẳng biến mất hoàn toàn. Bạn có thể đọc sách, tạp chí hay tâm sự với người thân và bạn bè.

5. Bơi lội

Khi bơi yêu cầu tất cả các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động, nhất là các động tác bơi ếch, bơi bướm sẽ giúp xương sống lưng hoạt động liên tục sẽ làm giảm sự căng cứng cột sống.

Ngoài ra, bơi lội dưới làn nước trong xanh giúp bạn gần như vứt bỏ toàn bộ ưu phiền, căng thẳng trong công việc làm cho đầu óc thoải mái, giảm stress hiệu quả, giảm đi sự oi bức, khó chịu của nắng nóng mỗi khi hè về.

5 môn thể thao không cay cú chắc chắn đánh bay căng thẳng dành cho chốn công sở - Ảnh 2.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Stress – “Kẻ mà ai cũng biết là ai” chốn “thiên đường” bàn giấy

Làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, Anthony phải thực hiện khoảng 250 cuộc gọi mỗi ngày. Anh cũng dần chai lì với việc bị vô số khách hàng “cục cằn” cứ hét vào điện thoại mà chửi bới, nhục mạ vì cho rằng anh đang làm phiền họ.

Mỗi ngày Anthony phải uống đến 6-8 cốc café để giữ mình tỉnh táo mà nghe khách hàng chửi. Thậm chí, hết giờ làm việc, anh vẫn tìm đến rượu, bia để giải sầu. Tệ hơn, cứ nửa đêm, anh lại giật mình tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa trong cơn đau nhức toàn thân. Anthony quyết định đến gặp bác sĩ vật lý trị liệu để chấm dứt chuỗi ngày ác mộng này. 

Và vị bác sĩ đã cho biết, stress đã ảnh hưởng nặng nề đến thể trạng của anh. Bằng mắt thường, ông ấy cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai anh luôn trong trạng thái căng cứng, không thể thả lỏng thoải mái; bàn tay anh cũng luôn nắm chặt một cách cứng nhắc, gò bó. Chính Anthony cũng không hề nhận ra những biểu hiện tiêu cực này.

“50 sắc thái” đối phó với stress

Trước tiên, tưởng không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng, hãy chú ý đến một hiện tượng thú vị trong thế giới động vật hoang dã. Có thể bạn chưa biết, trong trường hợp bị loài báo tấn công, nếu một con linh dương chạy thoát khỏi kẻ săn mồi hung hăng thì sau đó, nó sẽ không tìm về với bầy đàn ngay lập tức. Nó sẽ dành khoảng một tiếng đồng hồ để tìm giải pháp xả hết lượng adrenaline tích tụ sau cuộc rượt đuổi sống còn (adrenaline là một loại hormone được tiết ra khi loài vật sợ hãi, căng thẳng). Sau đó, khi con linh dương cảm thấy ổn định trở lại, chúng mới tìm lại và gia nhập vào bầy đàn như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 1.

Nhưng phần lớn các nhân viên công sở lại không “học hỏi” được phản ứng của loài linh dương trước các tình huống căng não. Thậm chí sau khi gặp phải stress, họ vẫn cứ gồng mình gắng gượng quay trở lại giải quyết công việc ngay lập tức, mà thay vào đó, họ nên xả hết cảm giác bực dọc, khó chịu. 

Họ vẫn cứ để những nỗi ám ảnh, chán chường, bất mãn phát sinh trong công việc ấy bủa vây trong tâm trí mình. Họ còn không hề tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giải phóng “độc tố” adrenaline thường phát sinh mỗi khi stress.

Bạn sẽ làm gì khi vừa bị sếp phàn nàn về hiệu quả công việc tệ hại của mình trong thời gian qua? Bạn sẽ làm gì khi bị phê bình, thậm chí bị “sỉ nhục” trong một công họp lớn?

Mỗi người sẽ có cách thức riêng để xử lý đống stress trên. 

Có người sẽ cứ một mình âm thầm chịu đựng nỗi đau đó, thậm chí, họ còn không nhận ra họ đang tự hành hạ bản thân mình nếu cứ tiếp tục làm vậy. 

Có người lại xả stress theo cách kém hiệu quả, ví dụ như, họ thư giãn bằng việc ngồi xem TV như cái xác không hồn mà mắt vẫn hướng đến thông báo ting ting liên hồi trên group chat công việc, hay họ sẽ mượn rượu giải sầu. 

Có người lại cố gắng gồng mình quyết tâm vực dậy bản thân và luôn miệng tuyên bố với đồng nghiệp rằng: Em vẫn ổn, chị không cần phải lo cho em”.

Stress là tâm bệnh, vậy thì phải trị bằng “tâm dược”

Nhắc đến các giải pháp điều trị stress chốn công sở, người ta thường hay nghĩ tới các phương pháp thư giản, giải trí, vận động cơ thể… sau chuỗi ngày mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng, stress cũng thường “đâm rễ” từ chính tư tưởng, tư duy, cách suy nghĩ tiêu cực trước một vấn đề nan giải của bạn. Và dưới đây là một số linh đan “tâm dược” dành cho bạn:

Tâm dược 1: Lo lắng làm gì cho hao mòn nhan sắc, thêm bệnh vào người.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 2.

Mỗi khi vướng phải khó khăn trong công việc, một số người thường có tâm lý lo âu, sợ sệt, ám ảnh, không ngừng nghĩ đến vấn đề đó đến quên ăn mất ngủ.

Bạn đã từng?

-Luôn để tâm đến việc ganh đua với thành tích của team sale “hàng xóm” (thay vì nghĩ đến việc trong quý này, thành tích của team mình đã tăng hạng được bao nhiêu phần trăm).

-Luôn lo lắng mỗi khi được phân công đi đòi nợ khách hàng khó đòi nhất và luôn tìm cách đùn đẩy cho người khác (thay vì cố gắng tìm cách đòi nợ tối ưu nhất).

-Luôn tự căm ghét, thất vọng vì bản thân mình vì đã không hoàn thành tốt KPI tháng này, sợ bị đuổi việc (thay vì tự động viên bản thân tháng sau cần cố gắng hơn nữa).

Một số người lại sợ hãi, ám ảnh stress trong công việc đến mức không dám trốn chạy, chỉ âm thầm chịu đựng, từng ngày bào mòn tinh thần và thể xác của chính mình.

Sự lo âu vô bổ chính là con dao găm nhỏ mà sắc có thể hạ gục một nhân viên văn phòng khỏe mạnh. Và những nỗi lo lắng khi không được giải tỏa và dần tích tụ thành stress cũng ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, hiệu quả công việc, chất lượng giấc ngủ, sức khỏe, tâm trạng và thái độ làm việc của bạn.

Giải pháp ư? Bớt lo âu chuyện không đâu đi và thay vào đó, hãy tập trung giúp đỡ người khác. Hãy giúp vợ nấu một bữa cơm tối, hãy cùng con gải một bài toán khó, tình cảm gia đình sẽ giúp bạn không còn để tâm đến mối lo âu, căng thẳng trong công việc nữa.

Tâm dược 2: Bạn không bao giờ thắng được ván bài so đo với kẻ khác đâu. Hãy chỉ tập trung vào công việc của chính mình.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 3.

Phần lớn mọi người thường nghĩ rằng “Tôi phải thực hiện cho bằng được phương pháp sale của cậu bạn đồng nghiệp đó. Tháng vừa qua, cậu ta vừa được xếp loại A vì thành tích sale cao nhất” thay vì nghĩ “Tôi sẽ triển khai các phương pháp bán hàng phù hợp nhất với năng lực của tôi.”

Mỗi phút giây bạn bỏ ra để ghen tị với đồng nghiệp là một phút giây lãng phí.

Khi bạn cứ liên tục so đo với đồng nghiệp, bạn sẽ dần đánh mất bản thân mình. Và khi đó, những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty sẽ dần vơi cạn.

Hay nói như tác giả Ryan Holiday:

“Đừng quan tâm đến những gì người khác đang làm. Trên đời này, chẳng hề có một cuộc ganh đua nào cả, chỉ là bạn tự tạo ra nó mà thôi. Hãy cứ phát huy tối đa những gì bạn có thể.”

Thay vì lãng phí thời gian và tâm sức lao vào ván bài so đo với kẻ khác một cách vô bổ, hãy dành thời gian chú tâm vào công việc của mình.

Một lời khuyên chỉ vỏn vẹn trong 6 chữ mà có thể đem lại cho bạn 60 năm vui vẻ, thanh thản trong sự nghiệp của mình và hạn chế tối đa stress:

“Đi đúng làn đường của bạn”.

Bạn có thể đi nhanh, đi xa, miễn là bạn đừng nhìn sang làn đường của người khác để so đo xem ai đi nhanh hơn, xa hơn. Tai nạn giao thông có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Một lần nữa, tôi phải nhắc lại.

Ngưng đố kỵ. Hãy tập trung vào công việc của chính bạn. Học hỏi, trải nghiệm, thất bại rồi lại đứng lên tiếp tục chiến đấu với đống deadlines ngập đầu ngập cổ.



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ