Tag

sáng tạo

Browsing

Phút đột nhiên lĩnh ngộ

Đôi khi có vẻ như những ý tưởng mới xuất hiện trong một phút xuất thần lĩnh ngộ. Nhưng các nghiên cứu đã cho thấy sự lĩnh ngộ đó thật ra chính là điểm hoàn tất của quá trình giải quyết vấn đề trong một khoảng thời gian. Ai cũng nhớ tới chuyến bay thành công đầu tiên của anh em nhà Wright, chứ không phải ba năm thử nghiệm và thất bại trước đó. 

Chúng ta ghi nhớ thứ nào có hiệu quả, thứ nào không và tiếp tục phát triển từ đó. Tiếp theo chúng ta lại từ từ ấp ủ suy nghĩ này trong tiềm thức, trong lúc kết nối các mạch ý cho tới khi ý tưởng xuất hiện như những sáng kiến mới mà ta vẫn nói “tôi vừa nảy ra ý này”. Steve Jobs đã từng nói:

Sự sáng tạo chỉ là việc kết nối mọi thứ lại. Khi bạn hỏi những người sáng tạo cách họ làm được một việc gì đó, họ sẽ cảm thấy phần nào có lỗi bởi họ không thật sự làm nó – họ chỉ thấy được một thứ gì đó thôi. Sau một thời gian, nó trở nên thật rõ ràng trước mắt họ. Đó là bởi họ có thể kết nối những kinh nghiệm có được và tổng hợp nên những điều mới mẻ.

Gen sáng tạo

Có biết bao người tin rằng khả năng sáng tạo là một đặc điểm vốn có trong ADN hoặc gen một người. Và thật ra nếu bố mẹ hay người thân của bạn là những nhà thiết kế hay nghệ sĩ đầy sáng tạo, bạn cũng sẽ sáng tạo thôi. Song bằng chứng lại không đứng về phía quan niệm này. 

Năm 2009, các nhà nghiên cứu đã công bố một nghiên cứu trên tờ Havard Business Review với kết luận rằng sự sáng tạo có 20% do yếu tố di truyền và 80% là hành vi học được. Những người tự tin và bỏ nhiều công sức giải quyết một vấn đề nhất chính là những người có khả năng nghĩ ra giải pháp sáng tạo và đổi mới nhất. 

Bạn có chắc chắn là một người có bố mẹ từng làm luật sư và nhà truyền giáo phi lợi nhuận sẽ sáng tạo không? Nếu anh ấy chỉ biết lập trình máy tính thì sao? Thế Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft, có sáng tạo không? Khỏi phải bàn.

Ý tưởng độc đáo

Theo Sách được viết vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, “vạn vật hôm nay đều vốn có từ hôm qua”. Mặc dù vài vị luật sư sở hữu trí tuệ có thể tranh cãi rằng điều đó là không đúng và một người có thể sở hữu ý tưởng sáng tạo, nhưng lịch sử và các nghiên cứu thực nghiệm lại chỉ ra nhiều bằng chứng cho thấy những ý tưởng mới thực chất là sự kết hợp của những ý tưởng cũ và việc chia sẻ những ý tưởng ấy giúp tạo ra thêm nhiều đổi mới. 

Bài báo “Đổi mới và lặp lại: Đối tác không đối đầu” mà tác giả Scott Anthony viết trên tờ Havard Business Review đã minh họa chính xác cho luận điểm này. Anh đưa ra một loạt ví dụ về các sản phẩm mới của Thung lũng Silicon là biến thể của những sản phẩm lặp lại khác trước khi chúng đạt tới mức độ đổi mới. Chúng ta phải đi từ chỗ phát triển một chiếc điện thoại nắp gập đến điện thoại thông minh thì mới nghĩ ra được chiếc đồng hồ thông minh.

Chuyên gia đổi mới

Không khó để tìm được các công ty vẫn trông cậy vào một chuyên gia hoặc đội ngũ các chuyên gia trong ngành để tạo ra luồng ý tưởng sáng tạo. Lẽ dĩ nhiên, các vị chuyên gia sẽ đáp ứng lòng mong mỏi với những câu trả lời dựa trên kinh nghiệm vốn có. Đó mới chính là vấn đề. 

Những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu nhất thường ưa thích những phương pháp từng đem lại cho họ thành công trong quá khứ và bỏ qua những cách tiếp cận mới bản thân mà chưa từng thử qua. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy những vấn đề đặc biệt hóc búa lại thường đòi hỏi góc nhìn đa dạng của người ngoại đạo hoặc không bị giới hạn bởi thứ nhận thức rằng có lý do để không thể làm được một việc gì đó. 

Tâm trí của những người tạm gọi là chập chững vào nghề ấy có thiên hướng tiếp cận mỗi tình huống một cách đầy cởi mở và ít thành kiến, dù trước đây đã từng gặp nó không ít lần. 

Phần thưởng thúc đẩy sự sáng tạo

Một sai lầm chuyên môn thường dẫn tới một hiểu lầm khác cho rằng phần thưởng càng lớn, dù là bằng tiền mặt hay cách khác, cũng sẽ gia tăng động lực và do đó gia tăng đổi mới. Phần thưởng cũng có thể giúp ích, song thường hại nhiều hơn lợi, khi người ta học được cách mưu lợi cho mình. 

Trong cuốn sách Drive (Động lực), Daniel Pink nhấn mạnh số lượng khá bất ngờ các nghiên cứu phản trực giác cho thấy đồng tiền thật sự có thể khiến con người ta bớt động lực để làm những công việc sáng tạo. Tức là một khi con người đạt tới mức sống thoải mái, việc sử dụng tiền bạc để khích lệ họ làm những công việc sáng tạo không chỉ vô ích, mà còn khiến họ làm việc kém hiệu quả hơn. Sự sáng tạo và đổi mới, như bạn thấy đấy, bản thân chúng đã là phần thưởng.

Muốn sáng tạo như người khác nhưng giữ mãi những ngộ nhân đóng khung sau thì muôn đời bạn không thể khá lên được - Ảnh 1.

Nhà phát minh cô độc

Những nhân vật vĩ đại trong lịch sử không một mình tạo nên lịch sử, những nhà đổi mới cũng không một tay dựng nên thành quả của mình. Thí dụ, phần lớn mọi người tin rằng Steve Jobs tạo ra Apple. Nhưng có cả một đội ngũ nòng cốt thực sự gây dựng nên và đưa Apple tiến bước nhanh hơn.

Trong đó phải kể tới hai nhân vật then chốt ‒ Steve Wozniak và Mike Markkula. Wozniak là chuyên gia công nghệ còn Markkula phụ trách marketing và bán hàng. Sự sáng tạo là nỗ lực của cả một đội ngũ. Nghiên cứu mới đây về cách thức kết hợp sự sáng tạo vào văn hóa công ty có thể giúp những nhà lãnh đạo hoặc khởi nghiệp tập hợp được những đội ngũ tuyệt vời.

Nhất định phải tư duy tập thể

Biết bao vị giám đốc công ty ngày nay rao giảng tác dụng của tư duy tập thể, xem đó là cách để bật ra những ý tưởng sáng tạo có thể thu về các sản phẩm hoặc dịch vụ cách tân. Không may là hiếm có buổi họp nhóm ý tưởng nào tạo ra được thứ gì ngoài cảm giác thất vọng khi đã phí hoài thời gian. 

Điều đặc biệt ở việc tư duy tập thể không phải số ý tưởng liệt kê ra trong một khoảng thời gian ngắn; thay vào đó là sự kết hợp đa dạng những ý tưởng có thể mở rộng khi mọi người cùng chia sẻ suy nghĩ riêng – điều sẽ không bao giờ có được nếu thiếu đi sự tương tác. 

Để khiến buổi tư duy tập thể thật sự hiệu quả, hãy sử dụng công cụ tư duy tập thể, một khung thời gian và nguyên tắc rõ ràng. Cố gắng “trò chuyện” và đưa ra thật nhiều ý tưởng. Khi mới bắt đầu, lượng luôn quan trọng hơn chất.

Công ty vui vẻ

Những người tin vào hiểu lầm này muốn tất cả mọi người thật hòa hợp, bởi họ cho rằng chính môi trường “vui vẻ” ấy sẽ nuôi dưỡng đổi mới. Bởi lẽ đó ta mới chứng kiến vô số công ty “sáng tạo” xây dựng nơi làm việc cho nhân viên chơi bi lắc và cùng nhau thưởng thức bữa trưa miễn phí. Nhưng sự đột phá để dẫn đến đổi mới lại xuất phát từ bất đồng sáng tạo. 

Quả thật, có không ít những công ty sáng tạo hàng đầu đã tìm cách sắp xếp bất đồng và xung đột trong môi trường công ty để thúc đẩy giới hạn sáng tạo của nhân viên hiệu quả hơn và tìm ra những khả năng mà không quan tâm tới các giải pháp trước đây hay hiện tại. Phải chấp nhận rằng thế giới đang thay đổi và bạn cần thích nghi, sáng tạo và đổi mới.

Thêm nguồn lực = Thêm sáng tạo

Một quan điểm thường thấy khác là những trở ngại sẽ cản bước sáng tạo và những người có nguồn lực “vô hạn” mới đem lại được các sản phẩm đổi mới nhất. Thế nhưng theo như nghiên cứu, sự sáng tạo lại thích mê những trở ngại. 

Ví dụ tại các công ty khởi nghiệp còn nòn trẻ sự sáng tạo bạn buộc phải thể hiện khi chỉ có trong tay 25.000 đô-la. Có lẽ các công ty nên làm điều ngược lại – chủ định áp đặt các giới hạn để thúc đẩy tiềm năng sáng tạo ở nhân viên.



Yên Nhiên


Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

 Những việc không tên dài dằng dặc

Để đạt được một thành công nhỏ nào đó, như hoàn thành một cuốn sách của riêng mình; điểm IELTS cao như ý muốn; cơ thể khỏe khoắn, 6 múi cuồn cuộn; dậy từ 5 giờ sáng đều hơn vắt chanh để đọc sách, tìm kiếm tài liệu… rõ ràng đòi hỏi chúng ta cần phải đầu tư thời gian, chất xám và sự kiên trì. 

Những điều này sẽ chẳng bao giờ đạt được nếu ta vẫn đang mải mê dành thời gian buổi sáng để trả lời email của người X, inbox Facebook của bạn Y, direct message trên Instagram của bạn Z.

Chẳng ai thích cảm giác có người khác đang chờ đợi mình đúng không? Đấy là lý do khiến buổi sáng khi bắt đầu làm việc, nếu ta thấy một loạt tin nhắn Facebook, một list email cần trả lời – ta thường có xu hướng “dọn dẹp” những thứ này trước tiên. Chúng ta tự an ủi bản thân mình là, dọn dẹp xong các thứ này rồi ta sẽ tập trung hơn cho công việc cần làm.

Vấn đề của cách tiếp cận trên chính là, ta đang dành ra thời gian hiệu quả nhất trong ngày của bản thân cho sự ưu tiên của người khác.

Nếu bạn dành cả buổi sáng để trả lời tin nhắn, khả năng là đều trưa hoặc đầu giờ chiều bạn mới xong để bắt đầu tập trung vào việc cần làm, và lúc này thì cơn buồn ngủ sẽ sầm sập lao tới. “Thôi để mai làm vậy,” – đa phần mọi người sẽ tự an ủi mình như thế.

Nhưng ngày mai lại xuất hiện một mớ inbox, email  và vô số những việc nho nhỏ cần phải làm khác. Nếu cuộc sống bạn đang trải qua đúng như thế nào, bạn sẽ chỉ mãi mãi dành thời gian của mình cho những việc phát sinh, những việc theo yêu cầu của người khác mà thôi. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thời gian để làm cho riêng mình nữa.

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt mỏ neo sáng tạo ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

Ưu tiên việc mình trước, việc người sau

Một thói quen đơn giản mà bạn có thể tập ngay sau khi đọc bài viết này đó là thay đổi thói quen làm việc của bản thân, tập trung vào việc mình trước, việc người để sau. Có nghĩa là: bạn nên “khóa” hẳn một khoảng thời gian mỗi ngày dành cho việc gì mà bạn cần tập trung và cần dành thời gian nhất. Lúc đó nên tránh xa điện thoại, Facebook cũng như email (có thể là cả YouTube và Instagram nữa).

Tôi từng là một người nước đến chân mới nhảy. Việc thay đổi thói quen như thế này giúp tôi trở thành một người viết hiệu quả hơn. Ví dụ, tôi dành ra 2-3 tiếng vào sáng sớm cho việc viết sách và viết blog. Nếu được, tôi hạn chế họp vào buổi sáng – vì buổi sáng là thời gian hiệu quả nhất của bản thân. Vậy nên dù có vấn đề gì xảy ra, tôi đều đã ưu tiên để hoàn thành việc viết của mình rồi. 

Đương nhiên là có rất nhiều lúc khi tôi đang tập trung và sẽ có người làm phiền hoặc có tin nhắn Facebook hoặc email đang chờ phản hồi lại. Nhưng tôi nghĩ đơn giản là, trả lời muộn một chút cũng không sao.

Khi làm việc theo cách này, tôi đang loại bỏ và giảm nhẹ đi những kì vọng và áp lực mà người khác vô tình đưa gánh lên vai. Nghe thì dễ vậy thôi, bạn sẽ cần cố gắng nhiều lắm để “tránh xa thế giới” đó, dù chỉ là một tiếng thôi. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, hoặc người khác sẽ thấy buồn, khó chịu vì bạn không phải hồi lại họ. Nhưng tôi nghĩ là thà bạn làm một vài người buồn vì vài điều nhỏ, còn hơn là bỏ qua giấc mơ mình đang theo đuổi chỉ để dọn hết đống inbox, đúng không?

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt mỏ neo sáng tạo ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

Sống trọn vẹn cuộc đời của mình 

Tập trung làm việc và lúc năng lượng của mình lên cao nhất. Có một vài khoảng thời gian trong ngày mà bản thân chúng ta làm việc tốt nhất. Với phần lớn mọi người, đó là khoảng thời gian buổi sáng và cuối giờ chiều. Thời điểm này, bạn nên hạn chế tụ tập hẹn hò. Trong trường hợp chưa biết, bạn hãy dành ra 1 tuần hoặc 1 tháng ghi chép lại thời gian biểu của bản thân để hiểu tìm được đích xác “thời điểm vàng” trong ngày của bạn. 

Kích hoạt “mỏ neo” sáng tạo. Khi làm việc vào những khung giờ hiệu quả như trên, bạn hãy cố gắng tạo ra cho bản thân một môi trường lặp đi lặp lại mỗi ngày. Ví dụ nghe cùng một kiểu nhạc, ngồi ở cùng một nơi, ngửi cùng một mùi – dần dần não ta sẽ quen và cứ gặp không gian đó là tích cực sáng tạo.

Lên danh sách ít thôi. Thường ta có xu hướng lập ra một to-do-list dài thật dài. Bí kíp ở đây là, bạn hãy tập cách viết tối đa 3 việc phải làm ngày hôm nay thôi. Nếu bạn cứ cố gắng thêm vào danh sách những việc cần làm nhiều, bạn sẽ chẳng bao giờ làm xong được cả. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ chẳng bao giờ có động lực thôi thúc để làm việc và tận hưởng cảm giác hoàn thành việc gì đó. 

Ghi lại thời gian. Bạn nên tập thói quen cho bản thân ghi lại các lịch hẹn, các việc mình đã làm và cần làm vào giấy, hoặc note trên điện thoại. Việc ghi lại này giống như ta rót từ não ra giấy,  giúp ta ghi nhớ. Não ta sẽ có thời gian và không gian để nghiên cứu các việc khác kĩ càng hơn.

Có khung thời gian làm việc cụ thể. Kể cả bạn đang là một người làm việc tự do hay một bạn sinh viên vẫn đang tìm việc, hãy tự lên một khung thời gian làm việc cho bản thân mình. Bạn nên phân chia thời gian trong ngày ra cho những loại công việc khác nhau, ví dụ: việc cần sự sáng tạo tập trung, họp, việc giấy tờ hành chính, việc khác… Điều này giúp bạn phân bổ thời gian tốt hơn và đặc biệt phù hợp để giúp bạn tránh trở thành một người “nghiện việc”.

Hy vọng, mỗi chúng ta sẽ được sống trọn vẹn cuộc đời của mình – chứ không phải ưu tiên đi giải quyết, xử lý những kỳ vọng, gợi ý của người khác. 



Lê Tuấn Anh


Theo Trí Thức Trẻ

Thế giới của chúng ta đang thay đổi với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Để có thể bắt kịp, chúng ta phải liên tục thích ứng với công nghệ mới và các ngành công nghiệp không ngừng thay đổi.

Với 8 bước dưới đây, bạn sẽ phát triển được tư duy sáng tạo và từ đó đạt được sự tín nhiệm của cả cấp trên cũng như các đồng nghiệp:

1. Thay đổi thói quen cũ

Nếu bạn cảm thấy mình đang trải qua những ngày thật nhàm chán và đơn điệu, tốt hơn hết bạn nên tìm kiếm những ý tưởng mới để có thể thay đổi thói quen hiện tại và thoát khỏi vùng an toàn của bản thân.

Tự tạo sự hứng khởi bằng cách tập thể dục vào một thời điểm khác hoặc thử thay đổi bữa ăn trưa; Di chuyển bàn làm việc đến một vị trí khác hoặc thay đổi không gian làm việc cá nhân.

Bất kỳ thay đổi nào trong số những thay đổi này cũng sẽ giúp bạn có thêm năng lượng và nảy sinh nhiều ý tưởng mới mẻ.

2. Lắng nghe và quan tâm đến người khác

Khi bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến đồng nghiệp và lắng nghe ý tưởng, suy nghĩ của họ, mọi người sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn.

8 cách giúp bạn tăng cường khả năng tư duy sáng tạo tại công ty để có bước tiến vượt bậc trong sự nghiệp - Ảnh 1.

Những nhà lãnh đạo biết lắng nghe là những người có thể tạo ra các mối quan hệ đáng tin cậy và từ đó có được lòng trung thành của nhân viên. Họ biết những sở thích và mối quan tâm của nhân viên bởi họ thực sự lắng nghe cấp dưới của mình một cách thật lòng.

Thảo luận ý tưởng với đồng nghiệp không chỉ giúp bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, mà còn giúp thiết lập một môi trường làm việc năng động.

3. Tìm người cố vấn/nhà phê bình giỏi

Nếu bạn muốn công việc sáng tạo của mình cải thiện, thì bạn cần phải tìm một người cố vấn hoặc nhà phê bình giỏi. Đó là người có thể cung cấp cho bạn những phản hồi tích cực và giúp bạn tiến bộ không ngừng.

Khi công việc của bạn dần được cải thiện, tức khắc bạn sẽ có được sự tôn trọng từ những đồng nghiệp trong công ty.

Bất kỳ công việc sáng tạo nào cũng cần có những bản nháp trước khi thực hiện một cách chính thức. Do đó, bạn có thể sử dụng kiến thức của người cố vấn để áp dụng vào bản nháp đầu tiên. Có một người cố vấn hoàn hảo, bạn sẽ luôn tìm được cách để cải thiện công việc của mình một cách liên tục.

4. Hãy thành thật với bản thân và với người khác

Hành động không trung thực là một trong những con đường nhanh nhất khiến bạn mất uy tín của mình. Chính vì thế, hãy luôn trung thực với những người xung quanh và với chính bạn.

Nếu đồng nghiệp cảm thấy có thể đặt lòng tin ở bạn, thì họ sẽ làm việc với bạn một cách ăn ý và hiệu quả. Trung thực là nền tảng vững chắc để xây dựng một môi trường làm việc thành công.

Trong quá trình sáng tạo, điều quan trọng là phải trung thực với chính mình. Khi có những ý tưởng mới lạ, bạn rất dễ hành động nhất thời và bộc phát. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải học cách trung thực với chính mình để biết rằng: điều gì là có thể và không thể.

5. Sử dụng khiếu hài hước

Nếu là một nhà lãnh đạo, bạn luôn muốn cấp dưới của mình cảm thấy thoải mái khi được sáng tạo và sẵn sàng tiếp thu cái mới. Hài hước đã được chứng minh là nó có thể giúp mọi người thư giãn, cảm thấy sẵn sàng thực hiện những ý tưởng mới cũng như nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Để cải thiện độ tin cậy của bản thân và giúp người khác có được sự tự tin trong tư duy sáng tạo, hãy sử dụng khiếu hài hước của mình một cách thích hợp tại nơi làm việc.

6. Hãy liên tục học những điều mới

Các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới như Bill Gates, Oprah Winfrey và Mark Zuckerburg đã nói rằng họ dành ít nhất năm giờ mỗi tuần để học những điều mới.

8 cách giúp bạn tăng cường khả năng tư duy sáng tạo tại công ty để có bước tiến vượt bậc trong sự nghiệp - Ảnh 2.

Họ đam mê phát triển trí tuệ của bản thân và tìm hiểu về mọi thứ từ vật lý hạt nhân đến chính trị. Khi tìm hiểu về các chủ đề khác nhau, họ luôn tìm cách áp dụng những gì họ đã học được cho ngành ngề kinh doanh của mình.

Bắt đầu cuộc hành trình giáo dục của riêng bạn ngay hôm nay bằng cách tìm một số sách bạn muốn đọc hoặc tìm các bài viết chất lượng cao trực tuyến theo từng chủ đề. Trong quá trình học hỏi những điều mới, hãy tìm cách áp dụng những kiến thức đó vào công việc của mình. Liệu bạn có biết rằng những kiến thức về thiên văn học có thể giúp bạn cải thiện khả năng tiếp thị không?

7. Trải nghiệm tất cả

Steve Jobs đã từng nói rằng sự sáng tạo đến từ kinh nghiệm. Bạn càng có nhiều kinh nghiệm, bạn càng dễ dàng tìm được các giải pháp.

Cố gắng trải nghiệm càng nhiều thứ càng tốt. Không nhất thiết bạn phải có những chuyến đi lớn đến các địa điểm nổi tiếng trên thế giới để có thêm kinh nghiệm; Chỉ cần gặp gỡ những người mới và thử những điều mới mẻ, nó sẽ mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn để xây dựng các kỹ năng sáng tạo.

8. Nhận quyền sở hữu

Nhận trách nhiệm sẽ nuôi dưỡng tư duy sáng tạo của bạn, bởi vì khi đó bạn biết rằng người khác sẽ theo dõi công việc của bạn và biết: liệu bạn đã làm tốt hay không.

Sự sáng tạo hoạt động tốt nhất là khi nó chịu dưới áp lực nào đó, vì vậy hãy coi trọng các dự án của bạn bằng cách chịu trách nhiệm đối với chúng. Đồng nghiệp của bạn sẽ tôn trọng bạn nhiều hơn khi bạn sở hữu các dự án công việc của mình, ngay cả khi nhận được kết quả không mong đợi.

Bằng cách tạo ra một nơi làm việc thân thiện, không chỉ tư duy sáng tạo của bạn mà cả những người xung quanh cũng được cải thiện. Với môi trường làm việc có sự tôn trọng lẫn nhau, một ý tưởng có thể phát triển thành một chiến lược hoàn toàn mới mẻ và độc đáo.

Tư duy sáng tạo và khả năng lãnh đạo là những kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bắt đầu áp dụng 8 bước này trong công việc và bạn sẽ nhận được kết quả tích cực sớm thôi!



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế/Life Hack