Tag

sách

Browsing

Nhà tâm kí học nổi tiếng William James đã viết: “Cuộc sống của chúng ta cho đến nay đều là một hình dạng nhất định được tạo nên từ thói quen.” Câu nói này đã vạch trần một sự hiểu lầm thường gặp là những việc chúng ta làm thường ngày đều là sản phẩm của việc ra quyết định và cân nhắc kĩ lưỡng. Nhưng không, đó chỉ là thói quen. Một nhà nghiên cứu từ Đại học Duke đã chỉ ra rằng hơn 40% hành động mọi người thực hiện mỗi ngày đều là thói quen.

Khi bạn thức dậy vào sáng nay, bạn đã làm gì đầu tiên? Đi tắm, kiểm tra e-mail hay lấy một chiếc bánh quy từ bếp thay cho bữa sáng?

Khi vừa đến văn phòng, bạn đã làm những gì? Lén chơi một vài ván điện tử, tranh thủ mua hàng qua mạng hay cắt bớt vài phần việc cần phải làm?

Đó là những thói quen thông thường của người hiện đại. Chúng ta luôn lặp lại nó một cách vô ý, tưởng như không có điểm dừng. Tuy nhiên, thói quen nào là tốt, thói quen nào là xấu, thói quen nào cần được xây dựng để tạo nên sự thành công cho bản thân và cách để tạo dựng những điều tốt đẹp, loại bỏ những việc tiêu cực như thế nào? 7 cuốn sách thời đại dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi trên.

1. “Sức mạnh của thói quen” của Charles Duhigg (The Power of Habit)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 1.

Điều thú vị nhất là khi thực hiện những thói quen là chúng thường diễn ra một cách vô thức. Ví dụ, như khi bạn lùi xe ra khỏi gara, bạn hoàn toàn không để ý gì đến những hành động khác trong thời điểm đó. Điều bạn chỉ cần làm là lùi xe. Nói về mặt tiêu cực, thói quen hút thuốc cũng như vậy. Bạn chỉ việc hút trong vô thức, còn việc khói thuốc đang tàn phá cơ thể bạn và những người xung quanh như thế nào thì bạn hầu như không nghĩ tới.

“Sức mạnh của thói quen” dạy bạn cách xây dựng những thói quen tốt hơn để phục vụ bạn trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh.

2. “Động lực” của Daniel Pink (Drive)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 2.

Cuốn sách này sẽ trang bị cho bạn mọi thứ cần thiết để tự phát triển một thói quen. Nói cách khác, nó sẽ dạy bạn những bài học đỉnh nhất về leadership. Tác giả Daniel Pink đã đi ngược lại những nhận định chúng ta thường biết về điều thúc đẩy con người trong công việc. Thay vào đó, Pink giải thích cách tốt nhất để chúng ta có thể phát triển chính mình và những người khác là sử dụng các động lực nội tại.

Cuối cùng, đúc kết từ cuốn sách, Pink nhắn nhủ tới độc giả rằng, bạn không thể sống một cuộc sống thành công nếu không phát triển thói quen thúc đẩy bản thân. Và “Động lực” là nền tảng đầu tiên giúp bạn tìm ra điều đó.

3. “Tâm lí học thành công” của Carol Dweck (Mindset)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 3.

“Tâm lí học thành công” là một cuốn sách rất hay về việc thay đổi bản thân. Nó nói về sự khác biệt giữa những người có tư duy “cố định” và những người có tư duy “phát triển”. Tư duy sẽ xác định cách chúng ta đối phó với những tình huống khó khăn và thất bại cũng như sự sẵn sàng của bạn thân trước những tình huống đó. Cuốn sách này sẽ chứng minh cách bạn đạt được những mục tiêu lớn lao bằng cách thay đổi tư duy và sau đó phát triển nó thành những thói quen lâu dài. Sau khi những thói quen được hình thành, chúng bắt đầu được nâng cấp thành tâm lí, tính cách.

4. “Điều ý nghĩa nhất trong từng khoảnh khắc của cuộc đời” của Gary Keller, Jay Papasan (The ONE Thing)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 4.

Phỏng vấn tác giả của cuốn sách này, anh cho rằng, một trong những lí do lớn nhất khiến mọi người thất bại trong việc duy trì những dự định là vì họ đã đặt quá nhiều thứ để làm. Chìa khóa để tạo nên những quyết định thành công thực sự đơn giản: Tập trung vào một việc duy nhất và hoàn thành nó. Thành công đến một cách tuần tự, nó không phải là sự đồng thời.

5. “Suy ngẫm” của Marcus Aurelius (Meditations)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 5.

Cuốn sách này đã được viết từ hơn 1.800 năm trước. Trong nó chứa các nguyên tắc có tính thời đại vẫn được áp dụng vào thời đại ngày nay.

“Làm sao chúng ta có thể làm những điều thuộc về công lí nếu chúng ta bị phân tâm vởi những thứ không quan trong, hoặc nếu chúng ta ngây thơ, cả tin, hay thay đổi?”

Hãy đọc câu quote trên và suy ngẫm về thói quen vừa lái xe vừa nhắn tin của bạn. Bạn thấy gì?

Marcus Aurelius là một người theo phái khắc kỉ – chủ nghĩa đề cao những kỉ luật nghiêm khắc, đặc biệt khi nói về việc duy trì sự ổn định trong cảm xúc. Sự ổn định trong cảm xúc không thể xây dựng trong ngày một ngày hai, mà nó được hình thành dựa trên thói quen.

Nếu muốn vận dụng Chủ nghĩa khắc kỉ vào các thói quen của mình, hãy tìm đọc ngay “Suy ngẫm”.

6. “Ý chí” của John Tierney, Roy Baumeister (Willpower)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 6.

Cuốn sách nhằm nhắc lại một cuộc trò chuyện mà chúng ta thường bỏ qua: “Vai trò của ý chí trong việc giúp chúng ta đạt được mục tiêu là gì?” Câu trả lời trong cuốn sách sẽ khiến bạn thực sự ngạc nhiên.

John Tierney và Roy Baumeister sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp để định hình lại thói quen, lối sống. Theo cách đó, nó giúp bạn khởi động lại ý chí, kích thích bản thân để nhanh chóng đạt được sự thay đổi, tiến bộ và thành công lâu dài.

Nhiều thập kỉ trôi qua cùng các kết luận khoa học rút ra cho chúng ta biết rằng chìa khóa để hình thành và duy trì thói quen là ý chí. Và nếu bạn muốn xây dựng sự tự kiểm soát theo cách của riêng mình thì đây là cuốn sách bạn cần đọc.

7. “Những kẻ xuất chúng” của Malcolm Gladwell (Outliers)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 7.

Cuốn sách này sẽ chỉ đường cho bạn cách tạo dựng sự thành công từ những nguồn lực khác, thay vì chỉ có mỗi thông minh và chăm chỉ. Có thể bạn đã nghe về nguyên tắc 10.000 giờ nổi tiếng của Gladwell và cách nó liên quan đến thành công. Nguyên tắc này nói rằng, nếu bạn dành 10.000 giờ để làm bất kỳ một công việc gì, bạn sẽ trở thành bậc thầy trong công việc đó.

“Những kẻ xuất chúng” là một cuốn sách cần phải đọc với những ai đang có khát khao mở rộng trí tuệ và tìm hiểu về các yếu tố tạo nên thành công của các biểu tượng như Bill Gates hay Steve Jobs.



Châu Anh


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

“Đọc sách giống như đổ xăng xe ô tô vậy, đổ đầy xăng rồi bạn cần phải biết đi đâu. Đổ quá nhiều xăng sẽ trở thành xe chở xăng. Tôi thấy có nhiều người đọc quá nhiều sách. Có hai loại người sẽ không bao giờ thành công: Một là người không đọc sách, hai là người đọc sách quá nhiều. Vì vậy hôm nay chúng ta chủ yếu là nói vui một chút, tôi đến để nói với các bạn rằng đừng nên đọc sách quá nhiều.

Mọi người đều cho rằng tôi không thích lắm những quyển sách hay. Lúc còn nhỏ tôi nhớ bố mẹ tôi có nói Hồng Lâu Mộng hay như thế nào, người không đọc Hồng Lâu Mộng là người không có văn hóa. Tôi lướt qua vài trang đầu rồi gập lại không đọc nữa, dù sao tôi cũng không đọc lại. Tôi nhớ hồi học cao trung có một quyển sách tên là Vây Thành, mọi người đều nói quyển sách này rất hay, tôi không thể nào đọc hết được. Có thể điều này có liên quan đến tôi, tôi thường có kỳ vọng quá lớn. Người khác nếu nói quyển sách hay, tôi đọc cũng không thấy hay lắm, tôi cũng không ghét quyển sách nào.”

Jack Ma cũng nói: “Tôi không nói dối với các bạn, thật ra tôi rất ít đọc sách. Thư viện mời tôi đến nhưng tôi từ chối, tôi nói tôi rất ít khi đọc sách. Thành công hay không không liên quan gì đến đọc sách, thế nhưng bạn thành công rồi thì đọc sách rất quan trọng. Tôi thấy nhiều người thành công nhưng lại không liên quan gì đến đọc sách cả, thế nhưng người đã thành công nếu không đọc sách sẽ trượt dốc, không những thế còn trượt dốc thê thảm. Tôi đã thấy nhiều ví dụ như vậy. Tôi nghĩ rằng đọc sách nên biết cách đọc, tôi không tính là người biết cách đọc sách, nhưng tôi sẽ cố gắng trở thành người biết cách đọc sách.

Jack Ma chỉ ra 2 kiểu người không bao giờ thành công: Một là chẳng bao giờ đọc sách, hai là người đọc sách quá nhiều! - Ảnh 1.

Ở công ty tôi gặp rất nhiều người rất biết đọc sách, họ đều là những người có chỉ số thông minh rất cao, thế nhưng chỉ số cảm xúc lại rất thấp. Thành công có liên quan đến chỉ số cảm xúc hay không? Tôi coi mỗi con người là một quyển sách, mỗi khi gặp ai đó, cho dù là người như thế nào tôi đều rất ngưỡng mộ anh ta. Tôi thường nói, anh chàng này khá thú vị, có cả những ý tưởng như vậy cơ à. Trong khi phần lớn sách tôi chỉ lướt qua mấy trang đầu, nội dung phía sau về cơ bản có thể đoán ra được, vì vậy đa phần tôi đều vứt đi. Dĩ nhiên, sách của Kim Dung thì tôi không bao giờ đoán ra được kết cục, tôi cho rằng khá thú vị”.

“Bản thân tôi cảm thấy rằng ít nhất 24,000 nhân viên của công ty là 24,000 quyển sách, đa dạng và phong phú. Những trải nghiệm và sự việc mà mỗi con người trong số họ đã trải qua, mỗi cách xử lý vấn đề đều nằm ngoài dự đoán của tôi. Với các bạn trẻ ngồi đây, mặc dù đọc sách rất quan trọng, nhưng nhìn người và cách sống lại quan trọng hơn. Tôi nhớ khi Taobao và eBay cạnh tranh rất khốc liệt, có một người bạn cho tôi mượn một quyển sách và nói: “Jack Ma à, quyển sách này nên xem, anh xem xong quyển sách này sẽ đánh bại được eBay”. eBay năm đó xuất bản quyển sách Thị trường hoàn hảo trong đó trình bày làm thế nào mà eBay đánh bại được Yahoo. Tôi liền vứt quyển sách đó vào trong thùng rác, tôi hy vọng có ngày eBay sẽ nhìn thấy chúng tôi làm thế nào để đánh bại họ. Nếu bạn xem xong quyển sách này, bạn sẽ làm theo lộ trình đã được trình bày trong quyển sách, bạn cũng sẽ quá hiểu rõ họ, cũng như quá hiểu chiến lược của họ, càng xem bạn sẽ càng rơi vào tình trạng nguy hiểm”.

“Đọc sách là một cách giải trí, đọc xong sẽ cảm thấy cũng thú vị, hoặc là cười ha ha mà cũng có thể khóc sướt mướt. Tuy nhiên nếu bắt tôi học thuộc một đoạn hoặc kể lại một đoạn thì quả thực không thể làm được. Não tôi khá nhỏ, nên tôi hiểu được phương pháp vận dụng hợp lý não nhỏ, đó chính là hãy quên thật nhanh những thứ vừa đọc. Đọc sách giống như máy tính vậy, máy tính không phải cứ cài đặt nhiều phần mềm là sẽ chạy nhanh. Phần mềm cài càng nhiều, máy tính sẽ chạy càng chậm. Não tôi nhỏ, Thẩm Quốc Quân chạy được một vòng, tôi đã chạy được bốn vòng rưỡi rồi, chỉ có thể so tốc độ với người khác”.

“Ngoài ra, đọc sách đúng là đọc gì bổ nấy. Có người nói, Jack Ma ông đưa tôi mấy quyển sách, xem là ông đang đọc sách gì, tôi sẽ đọc hết số sách đó. Tôi nói, thứ nhất, tôi đúng là không thích đọc sách; thứ hai, sách tôi thích không có nghĩa là bạn sẽ thích, tôi lại thích đọc sách tiểu nhân đó.

Jack Ma chỉ ra 2 kiểu người không bao giờ thành công: Một là chẳng bao giờ đọc sách, hai là người đọc sách quá nhiều! - Ảnh 2.

Có người nói: Jack Ma, sao ông thích xem tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung vậy. Tôi đúng là thích xem tiểu thuyết do Kim Dung viết, thích xem, không có gì là đúng hay sai cả. Vì vậy, đọc sách cần tìm những loại sách mà bạn thích đọc. Hàng xóm của tôi Lão Thẩm rất chăm chỉ, ngày nào cũng đọc những quyển sách uyên thâm, tôi cũng xem được vài trang đã hoa hết cả mắt. Mỗi người nên lựa chọn cho mình những quyển sách mà mình cảm thấy có hứng thú. Khi mới khởi nghiệp tôi thường lựa chọn những việc khiến mình vui vẻ, chọn những việc dễ dàng nhất để làm, những việc mà người khác yêu thích để làm, những việc quan trọng nhất, khó làm nhất tôi để dành cho người khác. Tôi nói thật, đó chính là bí quyết khởi nghiệp.

Cuộc sống đã quá mệt mỏi, làm việc cho một ông chủ cũng đủ mệt rồi, không làm việc cho ông chủ nào thì vừa thích làm những việc đem lại niềm vui cho mình, vừa chọn đọc những quyển sách Lão Thẩm hàng xóm hay xem, bạn sẽ còn mệt mỏi hơn. Cuộc đời con người vốn ngắn ngủi, đọc sách là để đem lại niềm vui chứ không phải để đem lại áp lực cho bạn, đọc sách cũng không phải là để so bì xem ai đọc nhiều hơn, không nên như thế. Nhân viên công ty tôi hay các bạn trẻ cũng vậy, họ chăm chỉ đọc sách, tôi rất khâm phục họ, họ giống như cuốn từ điển sống vậy. Tôi hỏi anh ta cuộc biến pháp của Vương An Thạch xảy ra vào năm nào? Năm 1069. Mấy nhân mấy chỉ cần tra mạng là ra.

Tôi dù sao cũng lớn tuổi rồi, đến cái tuổi này, sách đọc cũng không nhiều nữa rồi, vì vậy lời khuyên của tôi đối với mọi người là không đọc sách cũng tốt. Thích đọc sách cũng rất tốt, đừng bao giờ nghĩ nếu không đọc nhiều sách sẽ khó chịu hay cảm thấy mất mặt cả. Con người có thể ít đọc sách nhưng làm nhiều việc. Có người làm rất nhiều, tất nhiên thời gian là có hạn, coi cuộc đời của mình như một bộ sách, lật qua lật lại là quên ngay được”.

* Bài viết trích nội dung sách “Quản Trị Kinh Doanh Kiểu Jack Ma” của tác giả Triệu Vỹ.



Mộc Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

– 01 –

Mấy bữa trước, tôi hẹn cô bạn thân đi ăn, vì cô ấy không có xe nên tôi phải tự lặn lội lái xe xuống thành phố để hẹn gặp với cô ấy.

Vì tắc đường, nên vốn dĩ quãng đường chỉ mất hơn một tiếng mà nay biến thành hơn hai tiếng mới đến nơi. Hẹn cơm trưa thành hẹn cà phê chiều. Cũng may địa điểm hẹn là quán cà phê có kèm theo đồ ăn, chứ hẹn ở quán lẩu thì coi như xong.

Chờ đợi vốn là một chuyện hết sức phiền phức, những ai đã từng trải qua cảm giác chờ đợi chắc chắn sẽ hiểu được điều này, mà nhất là đợi trong nhà hàng. Một mình ngơ ngác ngồi đợi và đợi, chào đón bạn chắn chắn sẽ là vô vàn những ánh mắt khó chịu. Nếu là tôi chắc chỉ biết ngồi nghịch điện thoại cho đến khi sập nguồn thì thôi.

y vậy mà, cô bạn của tôi lại có cách cư xử hoàn toàn khác. Trong khi tôi vội vàng hấp tấp chạy đến nhà hàng, thì cô ấy đang an nhiên ngồi ở đó chăm chú đọc sách, thậm chí còn đang cầm bút viết viết vẽ vẽ gì đó. Nhìn thấy tôi, cô ấy liền gập sách lại, mỉm cười và điềm đạm nói: “Bạn đến rồi à?”

Tôi hết sức kinh ngạc trước sự cư xử đó của bạn tôi. Nếu là người khác chắc sớm đã bỏ về và cho tôi leo cây rồi. Tôi vô cùng bối rối, lúc đó, trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ đó là: “Cô bạn cùng tuổi này sao lại có thể điềm nhiên một cách đáng sợ như vậy nhỉ?”.

Không chết ở tuổi 25: Thay vì lên mạng đọc báo lá cải, lướt facebook, nghịch điện thoại, hãy đọc sách và chỉ đọc sách thôi - Ảnh 1.

– 02 –

Hai chúng tôi quen nhau đã gần 10 năm. 10 năm qua, bạn tôi đã thay đổi rất nhiều từ độc thân thành đã kết hôn, từ nhân viên quèn thành chân quản lý. Nhưng có một điều duy nhất mà không hề thay đổi đó là đi đâu cô ấy cũng mang theo sách.

Tôi còn nhớ, một lần hai chúng tôi cùng sang Mỹ du lịch, tôi mang theo cả một chiếc va li to đùng và trống rỗng dự định khi về sẽ mua, mua và mua, còn bạn tôi lại mang tới nửa va li là sách, có ấy thủ thỉ với tôi rằng: “mang đi để nhỡ lệch múi giờ không ngủ được còn có cái mà đọc”. Tôi chỉ cười nhạt và cảm thấy bạn tôi thật “dở”. Chuyến du lịch kết thúc, tôi trở về với hai va-li quần áo, giày dép và đồ ăn vặt, còn bạn tôi lại mua thêm cả một đống sách nguyên bản.

Hơn nữa số tiền mà cô ấy bỏ ra để mua đống sách đó còn đắt hơn cả số tiền mà tôi mua quần áo.

Từ trước đến nay, trong lòng tôi cô ấy vẫn luôn là một người bạn vô cùng đặc biệt, dù có bận như thế nào tôi đều cố gắng bớt chút thời gian để hẹn hò tâm sự với cô ấy bởi tôi sợ “xa mặt sẽ cách lòng”.

Có lẽ trong lòng mỗi chúng ta đều sẽ có một người bạn, vừa là tấm gương vừa là kẻ địch giả tưởng. Tôi thường hy vọng rằng mình có điểm nào đó hơn cô ấy, hoặc là ngang bằng thôi cũng đã là rất tốt rồi.

Cô ấy trông cũng sàn sàn như tôi nhưng lúc nào tôi cũng trong trạng thái không thể bắt kịp cô ấy. Cô ấy lúc nào cũng hiểu biết nhiều hơn tôi, có tầm nhìn rộng hơn tôi. Tôi nói gì cô ấy cũng đều phân tích có đầu có cuối, hễ tranh luận một vấn đề nào đó là cô ấy sẵn sàng thao thao bất tuyệt và sổ ra cả một tràng đạo lý, có những lúc cô ấy nói gì mà tôi nghe không hiểu.

Có một người bạn như vậy thật khiến người ta buồn vui lẫn lộn. Vui vì cô ấy có thể thôi thúc để bạn tiến bộ hơn, buồn vì cô ấy lúc nào cũng trong trạng thái thôi thúc bạn.

Không chết ở tuổi 25: Thay vì lên mạng đọc báo lá cải, lướt facebook, nghịch điện thoại, hãy đọc sách và chỉ đọc sách thôi - Ảnh 2.

– 03 –

Tôi từng đọc được một câu hỏi hết sức thú vị ở trên mạng đó là: “Trong một buổi tiệc, bạn gặp hai người phụ nữ, người phụ nữ số một mang theo chiếc túi xách bình thường nhưng ăn nói gãy gọn, nói chuyện toàn là dẫn dắt nội dung tạp chí “The Economist” và phân tích về cuộc bầu cử nước Anh; Người phụ nữ số hai mang theo một chiếc túi hàng hiệu sang chảnh và đắt tiền, nói đủ các loại chuyện phiếm trên mạng xã hội, báo lá cải… Theo bạn ai hai người họ ai là người có địa vị xã hội cao hơn?”

Tôi suy nghĩ giây lát, chưa nói gì đến địa vị xã hội, ít nhất đối với tôi mà nói, tôi sẽ thích nói chuyện và giao tiếp với người phụ nữ số một hơn. Trên thế giới này, kiến thức là thứ vô cùng đắt đỏ và quý giá. Nó là “vốn văn hoá” của một người, hay chính là vốn tài sản để giao tiếp, nói chuyện.

Nói đến vốn tài sản để giao tiếp với người khác, điều mà tôi cảm nhận sâu sắc nhất trong vài năm gần đây đó là càng nói chuyện với người khác tôi lại càng ngại thậm chí là không dám giao tiếp.

Điều đáng sợ nhất của việc “múa rìu qua mắt thợ” không phải là mất mặt mà là bạn không hề biết mình đã bị mất mặt. Có những lúc sẽ không ai chủ động nói với bạn rằng “họ sớm đã nhìn thấu bản chất của bạn rồi chỉ gật đầu mỉm cười”. Thậm chí có những lúc bạn cảm thấy mình biết rất nhiều thứ nhưng khi người khác vừa hỏi thì bạn lại miệng câm như hến.

Gần đây cụm từ “nguy cơ tuổi trung niên” thường xuyên xuất hiện. Thực ra không chỉ có tuổi trung niên mà tất cả các giai đoạn tuổi tác đều có nguy cơ của nó. Công việc trong thời đại hiện nay có tính thay thế hết sức mãnh liệt. Bạn vừa mới chân ướt chân ráo nộp đơn xin thôi việc, còn chưa hết bùi ngùi thì ngay lập tức đã có người thế chân bạn.

Tôi đã từng lăn lộn nhiều năm trong chức trường, điều khiến tôi cảm thấy khiếp sợ nhất đó là khi gặp phải người ngoài nghề mà còn hiểu biết hơn cả những người trong nghề như tôi. Khi người khác nói về lĩnh vực sở trường của bạn nhưng họ lại nói thông suốt, triệt để hơn bạn thì sao lại không có cảm giác nguy cơ được chứ?

Học tập là chuyện cả đời, bởi trên đời này, kiến thức là thứ không bao giờ ổn định nó sẽ luôn không ngừng thay đổi và mở rộng. Kiến thức là chìa khoá thành công, là nền móng để bạn tồn tại và phát triển trong tương lai. Chính vì thế chỉ có việc không ngừng đọc, không ngừng học, không ngừng tiếp thu kiến thức mới khiến bạn có thể vững bước trong tương lai mà thôi.

Không chết ở tuổi 25: Thay vì lên mạng đọc báo lá cải, lướt facebook, nghịch điện thoại, hãy đọc sách và chỉ đọc sách thôi - Ảnh 3.

– 04 –

Con người ngày nay đã sớm quen với việc rảnh tay là xem điện thoại, ipad, lướt facebook, đọc báo lá cải… Chẳng còn mấy ai ủng hộ hay ngưỡng mộ những người đam mê sách nữa, một số người thậm chí cho rằng những người thường xuyên mang theo sách bên mình kia đều là “lưu manh giả danh trí thức”, đều là giả bộ cả.

Tôi lại không cho là như vậy, đối với tôi mà nói đọc sách không có sự phân biệt về thời gian, địa điểm cũng như phương pháp hay cách thức đọc, mà chỉ có sự khác biệt giữa đọc sách và không đọc sách mà thôi. Đọc sách là một phẩm chất thái độ, có những người oai nghiêm ngồi trong thư viện nhưng chỉ để lướt facebook; Còn có những người khác ngồi bên cạnh thùng rác lại đọc các tác phẩm kinh điển.

Những người yêu thích và thường xuyên đọc sách ngoài việc gìn giữ được sức cạnh tranh bền vững thì họ còn có rất nhiều những ưu thế mà người thường khó lòng so sánh được đó là chuyện gì họ cũng đều nghĩ rất thoáng, họ nhìn đời bằng lăng kính màu hồng, họ rất ít khi phải phiền não.

Lại nói về cô bạn mọt sách kia của tôi, mùa hè năm ngoái khi hai chúng tôi cùng sang Ma Cao chơi. Khi trở về, máy bay bị delay phải đợi mất hơn 3 tiếng đồng hồ. Tôi bồn chồn lo lắng đi đi lại lại, lúc thì nhắn tin cho người này lúc thì gọi điện cho người kia, hỏi này hỏi nọ. Còn cô bạn của tôi lại thong dong nhàn nhã ngồi trên sô pha ở sảnh chờ vừa thưởng thức cà phê vừa đọc sách, không ca không thán, không ưu không tư trông dáng vẻ như kiểu có sách là có tất cả vậy.

Gặp phải chuyện phiền phức, cô ấy rất ít khi kêu ca, thay vì kêu ca cố ấy chỉ lẳng lặng cầm một quyển sách và ngồi lì trong quán cà phê, giống như những gì mà Romain Rolland đã từng nói: “Sống với sách, sẽ không bao giờ phải than ngắn thở dài”.

Tôi còn nhớ một tình tiết nhỏ trong một bộ phim Mỹ nói về cô gái tên là Miya vì lời đồn gia đình lừa đảo mà cô bị đám phóng viên nhà báo truy sát đến khủng hoảng. Bạn cộng sự của cô ấy, Lucca chỉ cho cô ấy một lời khuyên đó là: “Hãy tìm lấy một cuốn sách để đọc, đừng lên mạng cũng đừng xem thời sự, chỉ đọc sách thôi”.

Đây có lẽ là lời khuyên hay nhất mà tôi đã từng nghe.

Có người nói rằng, càng đọc sách, bạn càng thấy rõ sự vô tri của mình. Vì vô tri nên bạn mới càng kính nể người khác và sẽ trở nên rộng lượng với cuộc sống hơn.

Không vì sự xấu đẹp của ngoại vật và sự được mất của mình mà vui hay buồn. Dù đối diện với thất bại hay thành công, cũng đều phải giữ được tâm tư bình thản, những người như vậy có lẽ sẽ là đối thủ mà cả đời chúng ta không thể đánh bại được. Họ chính là những người “đi đến đâu cũng mang theo sách”.



Ngọc Thủy


Theo Trí Thức Trẻ