Tag

nguyên nhân

Browsing

Mặc dù không phải là loại ung thư phổ biến trên thế giới, nhưng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư miệng đang ngày càng cao. Nguyên nhân thường đến từ những vết tổn thương miệng, thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh… nên gây ra căn bệnh này.

Đặc biệt, nếu bạn ủ bệnh trong người quá lâu có thể gây ra các biến chứng trên khuôn mặt như sưng phù nề, biến dạng khuôn mặt… Do đó, cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư miệng từ sớm để kịp thời phòng tránh bạn nhé!

Vệ sinh răng miệng kém

Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Lúc này, các vi khuẩn sẽ tích tụ dần lại và hình thành nên chất nitrosamine – một tác nhân gây ung thư.

5 nguy cơ tiềm ẩn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng mà bạn không nên xem thường - Ảnh 1.

Hút thuốc lá

Với những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư là rất cao. Thậm chí, ngoài ung thư miệng còn có thể dẫn đến một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư gan… Vậy nên, bạn cần từ bỏ thói quen này từ sớm để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

5 nguy cơ tiềm ẩn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng mà bạn không nên xem thường - Ảnh 2.

Uống rượu quá nhiều

Rất nhiều trường hợp ung thư miệng xuất phát từ thói quen uống rượu thường xuyên. Trong số đó, có nhiều người còn vừa nghiện thuốc lá, vừa nghiện rượu nên rủi ro mắc bệnh ung thư miệng là rất cao.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A1, vitamin B2 cùng các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt… thì có thể làm tăng độ nhạy của cơ thể với chất gây ung thư, từ đó dẫn đến bệnh ung thư miệng.

5 nguy cơ tiềm ẩn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng mà bạn không nên xem thường - Ảnh 3.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên

Nếu môi trường làm việc của bạn thường xuyên phải ở ngoài trời thì chính ánh nắng mặt trời chiếu xuống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng.

Do việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những thời điểm có tia UV cao sẽ làm cả vùng đầu của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên bảo vệ vùng da đầu, nhất là ở xung quanh khoang miệng bằng cách đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng và đeo khẩu trang che kín.



Theo Quỳnh Phương


Helino

Trầm cảm là một trong những chứng bệnh rất nghiêm trọng mà con người trong xã hội hiện đại đang phải đối mặt. Nó có thể khiến con người ta chìm đắm trong u uất, luôn ngập tràn suy nghĩ tiêu cực, và về lâu về dài là nguy cơ tự tử tăng cao.

Tại sao con người bị trầm cảm? Có rất nhiều nguyên nhân, và đa phần là vì áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra được điểm chung giữa những người trầm cảm, và đó có thể là một bước ngoặt lớn đối với nền y học thế giới.

Hàng triệu người đang mắc trầm cảm và rất có thể đây chính là nguyên nhân - Ảnh 1.

Trầm cảm nguy hiểm thế nào chắc ai cũng hiểu.

Theo đó thì ở những người bị trầm cảm, nồng độ phân tử mang tên acetyl-L-carnitine trong máu là rất thấp. Trong đó, các trường hợp trầm cảm nặng là có nồng độ thấp nhất.

Acetyl-L-carnitine vốn là một chất do cơ thể sản sinh ra một cách tự nhiên, chịu trách nhiệm phân giải phân tử chất béo và tạo ra năng lượng. Nhưng với nghiên cứu này, acetyl-L-carnitine dường như còn có liên hệ với chứng trầm cảm nữa.

Trên thực tế thì những năm gần đây, có rất nhiều bằng chứng đã cho thấy mối liên hệ này. Năm 1991, các nhà khoa học đã xác nhận rằng việc bổ sung acetyl-L-carnitine sẽ mang lại tiềm năng điều trị trầm cảm – đặc biệt là với người già.

Hay nghiên cứu năm 2016 từ ĐH Rockefeller trên chuột cũng xác nhận khả năng chống trầm cảm của  acetyl-L-carnitine. Và thậm chí, tác dụng của nó chỉ mất vài ngày, thay vì hàng tuần như các loại thuốc trầm cảm phổ biến ngày nay.

Hàng triệu người đang mắc trầm cảm và rất có thể đây chính là nguyên nhân - Ảnh 2.

Bộ não của người trầm cảm (trái) và không trầm cảm (phải).

Và chính Carla Nasca – tác giả của nghiên cứu ấy – cùng các đồng nghiệp đã tiếp tục thực hiện các thử nghiệm xa hơn trên con người.

“Là bác sĩ tâm lý học, tôi đã từng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân trầm cảm” – trích lời Natalie Rasgon từ ĐH Stanford, một trong những chuyên gia thực hiện nghiên cứu.

“Trầm cảm là nguyên nhân làm giảm hiệu quả làm việc, và là tác nhân hàng đầu dẫn đến quyết định tự tử. Quan trọng hơn, các phương pháp điều trị trầm cảm hiện tại chỉ đạt hiệu quả 50%, lại đem đến những tác dụng phụ đáng sợ trong dài hạn.”

Để chứng minh, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 71 bệnh nhân trầm cảm với độ tuổi từ 20 – 70. Các bệnh nhân sẽ phải trả lời khảo sát, trải qua một số xét nghiệm và thử máu. Trong số 71 người, có 43 trường hợp trầm cảm nặng ở thời điểm thực hiện nghiên cứu.

Kết quả là khi so sánh, các chuyên gia nhận thấy nồng độ acetyl-L-carnitine trong máu của họ là rất thấp. Trong đó, những người trầm cảm nặng nhất cũng có nồng độ thấp nhất.

Hàng triệu người đang mắc trầm cảm và rất có thể đây chính là nguyên nhân - Ảnh 3.

Những người trầm cảm nặng nhất, cũng có nồng độ acetyl-L-carnitine thấp nhất.

Đáng chú ý, đây là những người hoặc đã kháng lại các loại thuốc trị trầm cảm thông thường, hoặc trầm cảm vì biến cố trong quá khứ như bạo hành, bạo lực, nghèo đói… Nhóm này chiếm 25% – 30% tổng số các ca trầm cảm, và cũng là những người cần được giúp đỡ nhất.

Theo Rasgon và Nasca, acetyl-L-carnitine thực sự có thể là cứu cánh. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều bước nữa trước khi việc bổ sung chất này có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị chính thức. Đơn giản là bởi hiệu quả của nó mới được chứng minh trên chuột thôi.

Hơn nữa, các chuyên gia cũng không biết lý do vì sao có mối liên hệ này. Nghiên cứu trên chuột cho thấy acetyl-L-carnitine có thể tác động vào não bộ, ngăn chặn các xung thần kinh trở nên quá kích thích. Nhưng như đã nêu, kết luận này cần được chứng minh thêm.

Dù vậy, đây vẫn được xem là bước đột phá. “Chúng tôi đã tìm ra một phương thuốc mới có tiềm năng điều trị trầm cảm” – Rasgon cho biết.

“Chúng tôi cũng chưa thử xem liệu bổ sung acetyl-L-carnitine có thực sự giúp bệnh nhân thoát khỏi trầm cảm không. Liều lượng thế nào, tần suất ra sao, và thời gian có hiệu lực? Có rất nhiều câu hỏi cần được trả lời.”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Tham khảo: Science Alert



Theo J.D


HELINO