Tag

người trưởng thành

Browsing

Là một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2018, Sterling K.Brown vinh dự có bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của trường đại học danh giá Stanford. Thông qua lời dạy từ ba nhà hiền triết lớn, anh gửi gắm tới người trẻ những bài học sâu sắc về cách sống một cuộc sống thành công và có ý nghĩa.

Dưới đây là phần lớn lời khuyên trong bài phát biểu của anh dựa trên lời dạy của Socrates, Plato và Lão Tử. Chúng đã trở thành kim chỉ nam của anh trong những ngày tháng tuổi trẻ đầy hoài bão và đấu tranh cũng như đưa anh tới những thành công hôm nay.

“Các bạn à, tôi đã từng nhắc nhở bản thân rất nhiều về nỗi sợ. Mục tiêu trong đời của tôi là trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Nếu tất cả cuộc đời tôi chỉ có sự thuận lợi và dễ dàng, tự tôi đã cướp đi cho mình cơ hội để trưởng thành, vươn lên và tiến xa hơn.Khi tôi cảm thấy sợ hãi, tôi biết rằng mình đang trong một hoàn cảnh tốt. Cho dù bạn 22 tuổi hay 42 tuổi, đừng bao giờ cho phép nỗi sợ ngăn cản bạn phát triển bản thân mình nhiều hơn. Để vượt qua những khó khăn, từ thời trẻ, tôi đã tìm đến trí khôn của 3 nhà hiền triết lớn. Cho phép tôi đưa ra một vài lời dạy của bộ “Big Three” gồm Socrates, Plato và Lão Tử để gửi tới các bạn.

Socrates: “Một cuộc đời không được suy xét cẩn thận thì không đáng để sống”

Bạn có bao giờ đánh giá những điều bạn nghĩ hay để những suy nghĩ của mình tự do mà không kiểm soát chúng? Bạn không cần trả lời ở đây, chỉ cần đặt câu hỏi. Tôi nghĩ rằng đó là điều Socrates muốn bạn cân nhắc hơn.

Hãy luôn nhận thức được sự khô khan của cuộc sống bận rộn.

Sẽ có một sức kéo khổng lồ đến với bạn khi bạn bước vào cuộc sống thực và trở nên bận rộn. Luôn luôn phải làm, luôn luôn phải hối hả và luôn luôn phải ganh đua. Đã bao giờ bạn tận hưởng và nhận ra tầm quan trọng của sự yên tĩnh. Có phải bận rộn sẽ đồng nghĩa với hiệu quả không ?

“Tôi không phải là người Athens hay người Hy Lạp. Tôi là công dân của thế giới”. Tôi rất thích câu này. Chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa toàn cầu? Bạn có trách nhiệm cho những ai? Bạn có phải là người chăm sóc những anh em trai hay chị em gái không? Hay bạn chỉ có trách nhiệm cho những người liên quan tới bạn, cho con đường của riêng bạn hoặc điều gì khác ?

Tôi không biết gì ngoài sự thiếu hiểu biết của mình.

Bạn có biết những người đã có bài phát biểu như tôi thế này không? Tôi đang nói về những thẩm phán tòa án tối cao, thị trưởng của các đô thị lớn, những gã khổng lồ về công nghệ – người mà chỉ cần 1 cái tên như Gates, Jobs và cả nữ hoàng như Oprah (cách chúng ta gọi bà trong một cộng đồng).

Tại nơi tôi đang đứng, những người này có thể biết một vài thứ. Họ làm luật, vận hành thành phố, xây dựng ngân hàng và điều khiển văn hóa.

Tuy vậy, tôi và Socrates đang bơi trong một biển vô minh rộng lớn như chính Thái Bình Dương. Chúng tôi không biết gì cả.

Mọi người à… Tôi chỉ là anh chàng lấy những lời dạy từ người khác và đó là những gì tôi làm để kiếm sống!

Nhưng khi tôi hít thở và tôi ghi nhớ rằng, bài phát biểu này không thể giống của người khác. Bài phát biểu của tôi là của chính tôi. Vì sao luôn cần cố gắng ở đây? Vì điều này không dành cho người khác, cũng không dành cho tôi mà dành cho các bạn. Bài phát biểu là một sự phản ánh về tôi và tôi hi vọng rằng nó thể hiện một cách chân thực con người tôi. Khi tôi tập trung vào nơi bài phát biểu của tôi thuộc về, tôi tập trung vào cơ hội tuyệt vời để có trách nhiệm cho tương lai của đất nước, tương lai của thế giới. Khi đó, tôi không còn lo lắng để so sánh bản thân mình với người khác. Tôi chỉ là mang tới các bạn điều tốt nhất mà tôi có.

Bài phát biểu sửng sốt tại Stanford về định hướng thành công cho người trẻ: Bi kịch lớn nhất là một người trưởng thành sợ ánh sáng - Ảnh 1.

Hãy cùng chuyển sang Plato. Lời dạy này truyền cảm hứng nhất cho tôi trong toàn bài phát biểu này.

Sự bắt đầu là phần quan trọng nhất của công việc. “Hãy cứ viết một vài điều. Nó không cần phải quá hoàn hảo hay cầu kì. Bạn có thể chỉnh nó sau và biến nó thành một quyết định sáng suốt. Nhưng hãy cứ bắt đầu bằng việc viết một vài thứ gì đó! ”

Một lời dạy nữa từ Plato: “Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho đứa trẻ bên trong mình nếu nó e sợ bóng tối. Bi kịch thật sự của cuộc sống này là khi một người trưởng thành sợ ánh sáng”. 

Lời dạy này ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới một lời dạy khác đã thay đổi cuộc sống của tôi.

Lời dạy đó là của Marianne Williamson, nó như sau: Nỗi sợ lớn nhất của chúng ta không phải là chúng ta thiếu thốn. Nỗi sợ hãi lớn nhất là chúng ta quyền lực vượt quá giới hạn. Đó là ánh sáng của chúng ta, không phải là bóng tối. Và đó lại chính là thứ làm chúng ta hoảng sợ nhiều nhất.

Chúng tôi tự hỏi bản thân mình: “Con người thông minh, rực rỡ, tài năng và nổi tiếng của tôi là ai?”. Thực ra, bạn không phải là ai cả. Bạn là con của Thượng đế. Những hành động để hạ thấp chính mình của bạn sẽ không phục vụ thế giới. Không có gì tốt đẹp về việc nhún mình xuống để mà người khác không cảm thấy tự ti khi ở cạnh chúng ta. Chúng ta được sinh ra để thể hiện ánh hào quang của Thượng Đế ở trong chúng ta. Hành động đó không chỉ dành cho một vài người mà là tất cả chúng ta. Khi chúng ta để ánh sáng của chính mình tỏa sáng, chúng ta vô thức để người khác tỏa sáng theo. Khi chúng ta được giải phóng khỏi nỗi sợ của chính mình, sự hiện diện của chúng ta sẽ tự động giải phóng người khác.

Các bạn sinh viên, đừng e ngại để tỏa sáng! Đó là quyền thừa kế của bạn, đó là trách nhiệm của bạn! Bởi vì chúng ta cùng nhau phát triển.

Tôi nhớ khi tôi diễn một vở kịch tại trường và giáo viên của tôi đã yêu cầu tôi hành động một cách cực kì khó chịu. Tôi thì rất ghét trông ngu ngốc. Thầy tôi biết điều này nhưng không cho phép tôi rút lui chỉ vì nỗi sợ hãi. Thầy không cho phép tôi sử dụng nó là cái cớ mà không chịu tiến lên phía trước. Thầy nói với tôi: “Em không được đi về. Tất cả chúng ta đều học hỏi từ kinh nghiệm của em”.

Bài phát biểu sửng sốt tại Stanford về định hướng thành công cho người trẻ: Bi kịch lớn nhất là một người trưởng thành sợ ánh sáng - Ảnh 2.

Bạn đã bao giờ bước vào một căn phòng và cảm thấy năng lượng của phòng thay đổi? Hay bạn đã bao giờ ở trong một căn phòng và khi có ai đó bước vào không gian đó, bạn cảm thấy nó thay đổi tốt hơn  hay tệ hơn? Mẹ tôi luôn nói với tôi: “Khi con ghé thăm nhà của người khác, hãy khiến mọi thứ tốt hơn cách con thấy chúng. Bằng cách này, con sẽ luôn luôn được mời lại”. Bạn muốn trở thành người thay đổi căn phòng để tốt hơn. Bạn muốn là người mà họ tiếp tục nhắn để trở lại. Hãy làm điều đó bằng cách để bản thân tỏa sáng!

Thỉnh thoảng khi tôi đang ở phòng tập thể hình, trên máy chạy bộ, tôi thường nghĩ trong đầu là: “Tập thế này là được rồi! Về nhà thôi!” Sau đó tôi nhìn xung quanh và thấy một vài người vẫn đang thể hiện bản thân họ. Và tôi được nhắc nhở lại về ánh hào quang trong mình.

Một số người sẽ nói đó là do bản chất cạnh tranh trong tôi. Đây chỉ là một cách nhìn. Với tôi, tôi coi việc này là để tính cách luôn được truyền cảm hứng của tôi thể hiện ra.

Tôi được truyền cảm hứng từ sự xuất sắc của những người khác.

Tôi phấn đấu cho sự xuất sắc cá nhân. Sẽ không có ý nghĩa gì nếu chỉ có làm mà không cố gắng hết sức. Thêm nữa, tôi biết rằng việc tôi cố gắng như vậy sẽ truyền cảm hứng cho sự xuất sắc bên trong những người khác! Tôi phải mang sự truyền cảm hứng tới mọi người. Nó không thể chỉ ở mãi trong tôi!

Tôi có người bạn là luật sư (một người đã chuyển sang nghề hài kịch vì anh ta biết đây là nơi anh ta tỏa sáng nhất), một thẩm phán, một chuyên gia tiết niệu và một tiến sĩ nghiên cứu hiệu suất. Chúng tôi luôn tự hào về nhau một cách đặc biệt. Thông qua những thử thách, chúng tôi thách thức lẫn nhau để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tôi để bản thân ở xung quanh những người mà họ luôn tự tin để tỏa sáng!

Các lời dạy của Lão Tử, chúng ta cùng suy ngẫm: “Khi bạn hạnh phúc vì được là chính mình và không so sánh hay ganh đua, mọi người sẽ tôn trọng bạn”.

Khi tôi bỏ qua việc tôi là ai, tôi trở thành người tôi muốn trở thành. Lần đầu tới Stanford, tôi nghĩ rằng mình đã có tất cả những điều đó. Tôi sẽ học chuyên ngành kinh tế, làm cho tập đoàn kinh doanh hoặc tài chính, lập nên ngân hàng và chăm sóc gia đình tôi. Những điều này thực tế và có triển vọng trong tương lai. Mặc dù tôi luôn yêu thích việc diễn xuất nhưng tôi vẫn nghĩ rằng nó không thực tế để làm.

Với tôi, sự nghiệp diễn xuất chỉ dành cho những đứa con trong gia đình giàu có – những người không phải lo lắng về việc phải đóng góp nhiều cho cuộc sống của cộng đồng và của gia đình họ. 

Nhưng tiếng gọi nơi sân khấu chưa bao giờ yếu trong tôi. Khát vọng tái hiện lại hoàn cảnh sống của con người luôn luôn là thứ mang đến cuộc sống của tôi những mục đích cao cả nhất. Tôi phải buông bỏ tôi trong quá khứ để trở thành tôi ở hiện tại. Nếu như bạn muốn tỏa sáng bản thân mình liên tục, đây là quy trình mà bạn phải vượt qua hàng ngày.

Cuối cùng…

Một người lữ hành tốt sẽ không có một kế hoạch cố định nào và không có dự định đi đến.

Bài phát biểu sửng sốt tại Stanford về định hướng thành công cho người trẻ: Bi kịch lớn nhất là một người trưởng thành sợ ánh sáng - Ảnh 3.

Điều này dành cho các bạn và ngay cả với bản thân tôi, người luôn phải đấu tranh với sự hoàn hảo. Có mục tiêu là tốt. Chúng giúp chúng ta có được cảm giác hoàn thành và giúp thiết lập một lộ trình cho quỹ đạo chung của cuộc sống. Hi vọng rằng quỹ đạo đó đang đi lên và hướng lên trên.

Tuy nhiên, cũng không nên quá bị ám ảnh với việc làm bánh pudding mà quên tận hưởng quá trình tạo ra nó. Vì cuộc sống là quá trình. Bạn dành nhiều thời gian hơn cho hành trình thay vì tới điểm đến cuối cùng.

Hãy suy nghĩ về sự hoàn hảo như một đường tiệm cận. Cuộc hành trình hướng tới cái hoàn hảo là vô hạn nhưng sẽ không bao giờ đạt được cái đích.

Nếu bạn đi trên hành trình này và tận hưởng nó, điều đó sẽ rất tuyệt vì bạn có những không gian vô tận để phát triển bản thân. Nếu bạn vẫn lừa dối bản thân rằng điểm cuối của sự hoàn hảo là thứ gì đó có thể đạt được, tôi lo lắng rằng bạn có thể bỏ lỡ những đường cong đẹp của cuộc sống này. Bạn có thể không bao giờ tận hưởng được hoàn cảnh hiện tại của mình, luôn muốn mình ở một nơi nào đó, có những điều khác và ở cạnh những người khác.

Sợ hãi có thể là một động lực lớn và nó giúp bạn tiến lên phía trước. Bạn có cơ hội và trách nhiệm để rời khỏi thế giới này tốt hơn khi bạn tới. Hãy luôn làm điều này! Hãy trở nên tốt đẹp và để bản thân tỏa sáng!

Đừng lo lắng về ánh sáng của người khác hay cố gắng để so sánh bản thân mình với ai đó. Nếu bạn tìm thấy mục đích sống của cuộc đời, nó sẽ khiến bạn có nguồn năng lực mạnh nhất, hãy tin vào điều đó!

Tôi không đề cập đến một công việc hay nghề nghiệp nào. Tôi đang nói tới tiếng gọi bên trong mình! Tiếng gọi ấy sẽ giúp bạn tỏa sáng đến nỗi người khác phải đeo kính râm mỗi khi bạn xuất hiện!

Đây không phải là lối sống ích kỉ! Bởi những người có được sự ảnh hưởng từ bạn sẽ biết rằng điều gì tốt cho bạn sẽ tốt cho họ. Khi bạn thấy ai đó đang tỏa sáng, đừng ganh tị với họ và làm họ chìm xuống. Hãy chúc mừng thành công của họ như thành công của bạn. Bởi vì bạn để ý mà xem, chúng ta luôn cùng lên và xuống với nhau.

Đối thoại với những quan điểm khác nhau giúp chúng ta phát triển sự đồng cảm. Là một diễn viên, tôi không thích nhiều vai diễn. Nhưng tôi phải cố gắng để hiểu vì tôi không thể đánh giá chúng dựa trên câu chuyện của mình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Giáo dục là con đường thích hợp để phát triển sự thấu cảm và lòng khoan dung trong xã hội”. Tôi nhắc nhở bản thân về điều này thường xuyên: Không bao giờ để lối cho sự ghét bỏ. Không bao giờ để ai cướp đi ánh sáng của mình.

Các bạn à, không ai là một hòn đảo của chính mình. Chúng ta đều có lợi ích từ nhau và hỗ trợ nhau trong một cộng đồng. Gia đình chúng ta, những người bạn của chúng ta và thầy cô chúng ta. Cách đơn giản nhất để bày tỏ sự biết ơn tới công sức của họ là bản thân chúng ta hãy tỏa sáng!

Bây giờ đã là thời điểm. Hãy nắm lấy ánh sáng của bạn và chỉ đường cho chúng ta !”



Thúy Hằng


Theo Trí Thức Trẻ