Tag

người thành công

Browsing

Dù biết rằng, những báo cáo, công trình mà bạn bỏ tâm huyết hàng tuần, hàng tháng rốt cục cũng chẳng đi đến đâu, nhưng bạn vẫn luôn có một cám dỗ để thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa, chỉ để biện minh rằng bạn không để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Đây là một lí do hoàn toàn thiếu logic.

Thời báo New York giải thích hiện tượng này trong một bài báo gần đây về nghệ thuật “chiến lược buông bỏ”, một thuật ngữ được mượn từ tác giả và doanh nhân Seth Godin. Stephanie Lee giải thích lý do tại sao chúng ta thường không muốn ngừng lại việc theo đuổi một mục tiêu lâu năm, ngay cả khi mục tiêu đó đã được chứng minh là không thể đạt được. Lee cũng giải thích tại sao biết từ bỏ sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, và sẽ tạo cơ hội cho chúng ta theo đuổi tham vọng khác, thực tế hơn.

Đọc bài báo Times, tôi nghĩ lại lời khuyên của Jon Acuff trong cuốn sách “Kết thúc” năm 2017 của ông ấy: “Chọn điều gì để theo đuổi”. Acuff đã thay đổi tư duy của độc giả để họ hiểu rằng không có cách nào họ có thể đạt được mọi thứ họ muốn: Bạn không thể vừa là bậc cha mẹ tuyệt vời, là một nhân viên xuất sắc, vừa chăm sóc gia đình chu đáo, nấu bữa tối bổ dưỡng hàng đêm và vừa tham gia tình nguyện trong cộng đồng.

Thay vào đó, Acuff chia sẻ với độc giả để chọn ra những gì họ muốn “theo đuổi” và muốn đạt được điều đó. Logic ở đây là, bạn càng tiết kiệm thời gian và năng lượng, bạn càng đạt được ít tiến bộ hơn đối với từng mục tiêu riêng lẻ. Chọn một mục tiêu và giành cho nó mọi tâm huyết và bạn sẽ có một bước tiến gần hơn tới thành công.

Những người thành công hiểu rõ 1 điều mà số đông ít biết: Để đạt được mục tiêu lớn cần phải có chiến lược từ bỏ - Ảnh 1.

Bạn dường như không thể trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực mà không từ bỏ những thứ khác

Các nhà tâm lý học cũng đã nêu ra những lợi ích, và đôi khi là sự cần thiết khi từ bỏ một mục tiêu để tập trung vào một mục tiêu khác. Trong bài báo của tờ Times, Lee trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí Personality and Social Psychology Bulletin, phát hiện ra rằng khi người ta từ bỏ những mục tiêu không thực tế, họ sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Trong khi đó, Anders Ericsson, một giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Florida trước đó nói rằng ông ấy không biết của bất cứ ai trở thành một chuyên gia tầm cỡ thế giới với hơn một kỹ năng. Nếu bạn dành cuộc sống của bạn để làm chủ một lĩnh vực, các cơ hội khác sẽ biến mất – đó có thể là một điều tốt hay một điều xấu, tùy thuộc vào mức độ mà bạn muốn làm chủ lĩnh vực đó.

Gabriele Oettingen, giáo sư tại Đại học New York và Đại học Hamburg và là tác giả của cuốn “Cân nhắc lại việc suy nghĩ tích cực”, đã phát triển một phương pháp gọi là WOOP để giúp mọi người đạt được mục tiêu của họ. WOOP là viết tắt của mong muốn, kết quả, trở ngại, kế hoạch. Oettingen trước đó đã nói rằng, phương pháp WOOP thường đòi hỏi bạn phải từ bỏ khỏi một mục tiêu nếu nó xung đột với một mục tiêu khác, hoặc nếu nó có vẻ không khả thi.

Đôi khi quá trình này sẽ gây khó khăn. Nhưng về lâu dài, điều này tạo cho bạn một không gian riêng, sự chuyên tâm để làm thực hiện một điều gì đó khả thi, có ảnh hưởng và giá trị hơn.



Theo Minh An


Trí thức trẻ/Business Insider

Chuyện kể về một thanh niên có tên Mark Mills. Anh luôn thắc mắc vì sao chỉ có hãng Royal Mail được phép có hòm thư. Anh hy vọng có thể tìm được công việc kinh doanh ở đây. Và anh gọi điện đến hãng để hỏi. Họ cười và nói: “Hàng trăm người đã gọi điện đến và hỏi chúng tôi, theo luật, nó là độc quyền của chúng tôi.”

Nhưng điều đó lại khơi gợi sự tò mò của Mark. Anh đăng ký học luật vào buổi tối. Anh dành thời gian nghiên cứu luật. Và anh phát hiện là hãng Royal Mail chỉ được phép độc quyền trong cung cấp khóa cho hòm thư. Và thực tế là bất kỳ ai cũng có thể cung cấp hòm thư.

Mark nhanh chóng đặt hàng loạt hòm thư ở các trạm xăng trên cả nước. Hãng Royal Mail cung cấp khóa. Sau đó, anh bán phần dành cho quảng cáo trên hòm thư cho một công ty dầu lửa đa quốc gia và cuối cùng bán doanh nghiệp.

Điều khác biệt ở Mark là anh dám hành động và không từ bỏ như hàng trăm người khác. Chính nỗ lực và động lực này đã làm nên những doanh nhân thành công.

Bài kiểm tra triệu phú trong năm giây

Một diễn viên điện ảnh Hollywood nổi tiếng đã dùng bài kiểm tra này để xem liệu những diễn viên có tham vọng có thể trở nên nổi tiếng hay không. Ông chỉ hỏi họ một câu đơn giản:

Bạn muốn trở thành diễn viên hay bạn phải trở thành diễn viên?

Sau đó, ông đếm thời gian họ trả lời. Nếu họ dừng khoảng một giây, ông nói họ sẽ không trở thành diễn viên.

Bạn có thể tự hỏi mình câu hỏi tương tự:

(a) Tôi có muốn trở thành người thành công? Tôi có thích việc sẽ không phải trả lời ông chủ, được thoải mái sáng tạo, có chiếc ô tô đẹp và những ngày nghỉ tuyệt vời?

Hay:

(b) Tôi phải thành công, bằng bất cứ giá nào?

Bạn có thể thành công nếu bạn chọn phương án (a), còn mức độ do dự khi bạn trả lời câu hỏi thể hiện mức độ thành công của bạn.

“Hai tuần trước, tôi rời khỏi công ty lớn mà tôi đã làm 14 năm – một vị trí cao, mức lương hậu hĩnh – với kế hoạch bắt đầu một điều gì đó hoàn toàn khác biệt từ con số không sau khi nghỉ. Tôi luôn muốn được tự do làm việc và nhận ra mình không thể chịu được sự cạnh tranh, không thể thích ứng như yêu cầu và không bị người khác sai khiến, vì vậy tôi đã quyết tâm hành động”. Bạn có thể thấy hình mẫu khá phổ biến trong khởi nghiệp nhau trên.

Làm sáng tỏ ước mơ của bạn

Khi những người leo núi ra khỏi lều vào buổi sáng, họ nhìn cái gì trước tiên? Họ nhìn lên đỉnh núi. Nếu họ chỉ nghĩ đến cuộc hành trình chậm chạp dài đằng đẵng trước mắt mỗi ngày thì chắc hẳn họ sẽ không bao giờ ra khỏi lều. Họ tiếp tục đi vì họ mơ về đỉnh cao.

Điều này cũng tương tự trong kinh doanh. Nếu bạn tập trung vào đỉnh cao, những núi đá bạn phải vượt qua trên con đường chỉ là một chút khó khăn. Nếu bạn đánh mất tầm nhìn về đỉnh cao, bạn chỉ thấy con đường đi khó nhọc chậm chạp từng ngày.

Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ thú vị khi còn nhỏ: trở thành một tay đua xe, triệu phú, bác sỹ giải phẫu. Và chúng ta đã để những giấc mơ đó tuột khỏi tay trên đường đi.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

Thói quen có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công hay thất bại của một người. Các thói quen tốt sẽ luôn giúp ta có cuộc sống tốt hơn, hoàn thiện cả tư duy lẫn con người và ngược lại. Thời điểm mà chúng ta hình thành thói quen xấu nhiều nhất có lẽ là cuối tuần, những khoảng thời gian rảnh rỗi mà chúng ta tự nuông chiều bản thân, cho phép mình được nghỉ ngơi hay phá lệ một chút.

Tuy nhiên, nếu biết những người thành công vẫn tuân thủ 8 thói quen tốt này cả vào cuối tuần thì bạn nhất định sẽ thay đổi quan điểm:

Rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mới

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 1.

Cuối tuần là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn thoát khỏi những áp lực quen thuộc để giải phóng cả tinh thần lẫn thể chất. Nhiều người lựa chọn cuối tuần để tập trung nâng cao một kỹ năng khác chuyên môn công việc. Điển hình như đầu bếp nổi tiếng Marcus Samuelsson thì chơi bóng đá, phóng viên truyền hình Bill McGowan thích vào rừng dã ngoại còn kiến trúc sư Rafael Vinoly thì lại hay luyện tập piano vào cuối tuần.

Thực hiện những hoạt động mới mẻ sẽ giúp tâm trí và cơ thể bạn phục hồi sau những căng thẳng của công việc. Hoặc chỉ cần đơn giản là đến phòng tập để nâng cao thể lực thôi.

Lên kế hoạch cho ngày cuối tuần

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 2.

Cuối tuần của bạn thường như thế nào? Ngủ nướng đến trưa rồi nằm dài xem TV, lướt facebook, thậm chí chẳng màng ăn uống? Đó là do bạn chưa biết làm gì, hay chính xác hơn là chưa có kế hoạch cụ thể cho những ngày nghỉ của mình.

Không cần phải vạch ra chi tiết từng hạng mục, từng khung giờ mà bạn chỉ cần phác hoa đôi ba hoạt động cần thực hiện cho bằng được vào thứ 7, chủ nhật . Việc lên kế hoạch cho phép bạn tận hưởng niềm vui của việc dự đoán kết quả, sự phấn khởi khi chờ đợi… Và hơn hết là biến những ngày cuối tuần trở nên “có ích” thay vì nằm ì ở nhà và cảm thấy phí thời gian vô ích.

Làm điều gì đó thú vị vào tối chủ nhật

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 3.

Niềm vui từ những hoạt động tích cực vào tối chủ nhật sẽ kéo dài sang tận sáng thứ 2 đấy. Đó có thể đơn giản chỉ là một bữa ăn gia đình lâu lâu mới đông đủ, một lớp yoga buổi tối hay tham gia một hoạt động tình nguyện, chẳng hạn như phục vụ bữa tối cho những hoàn cảnh kém may mắn.

Dù là hoạt động nào, chỉ cần nó đem lại cho bạn niềm vui và sự phấn khởi thì chắc chắn nó cũng sẽ giúp thứ 2 của bạn nhẹ nhàng, hứng khởi hơn rất nhiều.

Tối đa hóa hiệu suất mỗi sáng cuối tuần

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 4.

Điều này có nghĩa là, thay vì dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ hay xem lại đống phim trong máy tính thì bạn nên tận dụng buổi sáng cuối tuần để làm những hoạt động giúp nâng cao năng lực cá nhân hơn như chạy marathon chẳng hạn.

4 giờ chạy marathon vào buổi sáng cuối tuần chắc chắn sẽ đem lại nguồn năng lượng tích cực hơn rất nhiều mà lại chẳng làm phiền đến gia đình hay những người ở cùng như việc dọn dẹp ồn ào.

Tạo ra các hoạt động truyền thống của gia đình

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 5.

Những gia đình hạnh phúc thường có một số hoạt động đặc biệt mà các thành viên đều tự giác thực hiện mà không cần nhắc nhở hay lịch trình. Đó có thể là những tối thứ 6 cho món pizza, đi dã ngoại ở công viên hay ăn sáng tại nhà vào mỗi sáng chủ nhật… Những thói quen này sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp khi lớn lên và nó giúp tăng sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình – nền tảng để bạn có thể đi tới thành công.

Nghỉ trưa đầy đủ

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 6.

Ngủ trưa mang lại rất nhiều lợi ích. Các chuyên gia khuyên bạn nên có những giấc ngủ trưa dài vào những ngày cuối tuần vì nó cho phép cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau cả một tuần căng thẳng. Tuy nhiên bạn vẫn còn có giờ giấc cho giấc ngủ đó, để tránh ngủ mê mệt và ảnh hưởng đến tinh thần buổi tối nhé.

Làm hết việc vặt một lúc

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 7.

Bạn chỉ có 2 ngày nghỉ cuối tuần thôi và nếu thỉnh thoảng lại nghĩ ra vài việc lặt vặt để lau dọn thì nó sẽ tốn hàng giờ đồng hồ mất. Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên dành riêng một buổi hoặc một ngày thứ 7 để giải quyết hết đống công việc lộn xộn rồi trước khi giải phóng hết mình vào chủ nhật.

Hạn chế tiếp xúc với công nghệ

Ai cũng mong cuối tuần để nghỉ ngơi, còn người thành công làm những điều vừa có ích vừa thư giãn này để thành công hơn nữa - Ảnh 8.

Rời xa máy tính, điện thoại và những căng thẳng trong công việc giúp bạn có nhiều không gian hơn cho cuộc sống thực. Nó giúp bạn thắt chặt hơn các mối quan hệ với gia đình, bạn bè; cắt giảm những tác động xấu của công nghệ đến sức khỏe và sắp xếp lại công việc một cách thực tế, rõ ràng hơn. Hãy tập buông điện thoại xuống vài tiếng, bạn sẽ nhận ra không ít sự thay đổi.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/Reader Digest