Tag

người nghèo

Browsing

Điều tưởng như không thể ấy lại diễn ra tại khu trọ dành cho những người bệnh nhân nghèo của ông Nguyễn Thái Hiệp nằm trong con ngõ nhỏ 879 Đê La Thành (quận Đống Đa, TP Hà Nội).

Cái tên “Hiệp khùng” hay “nhà trọ của ông Hiệp khùng” không còn xa lạ với những người đưa con em đi chữa bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 1.

Người thuê trọ ông Hiệp vui vẻ trò chuyện với nhau.

Lao động nghèo, người dân các tỉnh lên chữa bệnh vào trọ nhà ông chỉ phải trả 15.000 đồng cho 1 ngày đêm giữa thành phố đắt đỏ là niềm mơ ước của họ nhất là khi Hà Nội đang trở thành “chảo lửa”, nhiệt độ lên đến 42 độ C.

Dù những căn nhà trọ không được rộng rãi, nhưng ông Hiệp đã biết cách sắp đặt những đồ dùng bên trong để người đến thuê trọ cảm thấy thoải, sạch sẽ gọn gàng.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 2.

Người chủ trọ tốt bụng tự bỏ tiền lắp điều hòa phục vụ người bệnh nghèo.

Điều đáng nói, những ngôi nhà trọ này đều được ông trang bị từ 3 đến 5 cái quạt bật suốt ngày, rồi lắp thêm 1 chiếc điều hòa.

Chính vì vậy, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm này, trong khi người khác phải điên đảo tìm cách tránh nắng thì người thuê trọ ở đây lại vui vẻ, thoải mái sống giữa cái nắng nóng vì có quạt và điều hòa phục vụ 24/24. Thậm chí đi ngủ còn phải đắp chăn.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 3.

Hình ảnh người thuê trọ đắp chăn giữa trời nắng hơn 45 độ C.

Những ngày nắng nóng nay may nhờ bác Hiệp lắp điều hòa cho mọi người nghỉ nghơi, rồi thêm mấy chiếc quạt nữa nên chúng tôi thấy rất thoải mái, mát mẻ.

Có lúc, buổi trưa chúng tôi còn phải đắp chăn ngủ vì để nhiệt độ điều hòa xuống thấp nên lạnh lắm. Tiền phòng thì bác ấy vẫn tính là 15 ngàn một ngày đêm một người, tiền điều hòa thì bác ý lấy tiền điện thôi, mà còn lấy rất ít.

Cũng nhờ vậy mà con em chúng tôi đỡ vất vả hơn, có được giấc ngủ, nếu không thì không biết sống sao giữa cái nắng khủng khiếp như thế này. Không ai nghĩ với giá 15 ngàn lại thuê được nhà trọ như vậy”, chị Giang (Nghệ An, người thuê trọ) chia sẻ.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 4.

Nước trà, đá lạnh miễn phí phục vụ người thuê trọ 24/24 tro khu trọ.

Theo tiết lộ của người chủ trọ tốt bụng, hiện gia đình ông có 54 căn phòng trọ, chia thành hai khu khác nhau, dành cho người nhà bệnh nhân từ khắp nơi thuê, tất cả đều có điều hòa.

Ngoài việc lắp quạt, điều hòa, ông còn lắp thêm hệ thống phun sướng làm mát, tự tay nấu nước và mua đá lạnh về phục vụ cho người thuê trọ.

Ngày nắng này, bệnh nhân đã khổ sở vì bệnh tật rồi, nên tôi muốn giúp họ giảm bớt đi chút vất vả. Tôi đã đầu tư điều hòa và hệ thống làm mát để phục vụ mọi người, tôi chỉ lấy tiền điện, người nào nghèo quá tôi miễn phí luôn. 

Trong trọ luôn luôn có nước trà, đá lạnh phục vụ mọi người. Hiện hệ thống làm mát đang gặp sự cố, tôi đang cho người khắc phục để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người thuê trọ“, ông Hiệp chia sẻ.

Một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được trưa 4/7:

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 5.

Trong những ngày nắng nóng kỷ lục ở Hà Nội, người dân phải vật lộn để tránh nắng. Hình ảnh người lao động nghèo phải vật vờ ngủ dưới gầm cầu, ghế công viên khiến nhiều người thương cảm.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 6.

Thế nhưng, với 15 ngàn đồng, nhiều người nghèo lại được tận hưởng cảm giác mát lạnh từ điều hòa, quạt gió, hệ thống phun sương làm mát. Tất cả những điều đó đang diễn ra tại khu nhà trọ dành cho người nghèo của ông Nguyễn Thế Hiệp.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 7.

Theo lời ông Hiệp, gia đình ông có 54 ngôi nhà trọ dành cho người nghèo thuê, tuy nhiên dù giá thành rẻ nhưng phòng trọ ông lại khiến người thuê rất thoải mái.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 8.

Với giá thuê phòng trọ 15 ngàn một người một ngày đêm, ít ai biết rằng trong những căn phòng này đều được trang bị từ 3 đến 5 chiếc quạt và một chiếc điều hòa, hoạt động 24/24 phục vụ mọi người.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 9.

Dù không gian mỗi căn phòng khá nhỏ nhưng chủ trọ đã thiết kế, sắp xếp đồ đã của mọi người rất gọn gàng, ngăn nắp.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 10.

Trong khi người khác vật lộn với nắng nóng thì người thuê trọ ở đây lại rất thoải mái, dễ chịu.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 11.

Bởi lúc nào quạt và điều hòa cũng hoạt động liên tục, giảm nắng nóng.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 12.

Mọi người vui vẻ trò chuyện cùng nhau giữa buổi trưa.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 13.

Thậm chí, giữa trưa nắng gần 45 độ C người thuê trọ ông Hiệp còn phải đắp chăn để ngủ vì lạnh.

Những giấc ngủ ngon lành của những cháu bé giữa trưa nắng gắt.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 14.

Ngoài việc tự bỏ tiền mua điều hòa, hệ thông phun sương, người chủ nhà tốt bụng còn trích tiền túi mua đá lạnh, nấu nước phục vụ người thuê trọ.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 15.

Tủ lạnh chất đầy đá do ông Hiệp bỏ tiền túi mua về cho người thuê trọ.

Tình người trong dãy trọ 15k/ đêm ở Hà Nội: Ông chủ tự bỏ tiền túi lắp điều hòa, quạt mát cho người nghèo trốn nóng - Ảnh 16.

Người chủ nhà này còn lập tủ thuốc miễn phí để phục vụ các bệnh nhân nghèo.



Theo Ngọc Thắng


Trí Thức Trẻ

– 01- 

Đồ chơi dành cho con trẻ có thể ít ỏi, nhưng trong đó không thể thiếu một con lợn đút ống. Con lợn này thường được làm bằng những chất liệu như gốm, sứ hoặc nhựa, dùng để tích cóp những đồng xu hoặc tiền lẻ. Nó có nhiều hình dạng to nhỏ khác nhau, có những con được làm bằng sắt, kiên cố như những két đựng tiền.

Con lợn đút ống này rèn cho trẻ nhỏ tính tiết kiệm. Khi có tiền, cần phải biết tích cóp. Để đến khi không có tiền, vẫn có một khoản nhất định để trang trải cuộc sống, giúp chúng phần nào dễ thở hơn trong vấn nạn nghèo đói đang bao phủ đại đa số chúng ta bây giờ!

Chúng ta cật lực kiếm tiền, nhưng cũng dễ dàng để bị lừa mất trắng số tiền đó. Khi mất tiền ta cảm thấy hối hận, lại lăn xả vào kiếm tiền, rồi tích cóp, rồi lại để mất tiền vì lí do gì đó. Cuối cùng, nghèo vẫn hoàn nghèo.

Thực tế đã chứng minh, những đồng tiền ta đút vào trong con lợn đất, thường bị móc ra từ rất sớm. Đến khi đập lợn, chúng ta thường giật mình, không biết tiền đút bao năm đi đâu hết rồi. Vì vậy, tiền trong lợn đất thường ít khi đủ để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, gian khổ.

Khi chúng ta lớn lên thêm chút nữa, nhu cầu sử dụng tiền của chúng ta ngày một lớn hơn. Chúng ta nhìn gì cũng muốn mua, trong tay khi ấy thường không có lấy một đồng. Những lúc đó, chỉ muốn hét thật to…

Khi chúng ta đến tuổi trưởng thành, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề về tiền lương. Nếu mặt chúng ta không đủ dày, hay không có đủ sự dũng cảm cần thiết, tiền lương sẽ luôn là vấn đề ám ảnh. Và cứ như vậy, cả đời chúng ta vẫn không thể thoát nghèo.

Đời người, là quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ với cái nghèo. Nếu chúng ta có thể đạt thoả thuận đình chiến với cái nghèo, hoặc trong lúc tranh đấu ta vẫn có thời gian để làm việc ta muốn, khi ấy ta mới có thể trở thành người chiến thắng thực sự.

Điểm mạnh của người nghèo: Càng nghèo, cuộc sống càng vui vẻ? - Ảnh 1.

– 02 – 

Cái gọi là nghèo, thật ra chỉ mang tính chất tương đối.

Có người lúc nào cũng khản cổ gào lên kêu mình không có tiền. Họ tích cực đầu tư vào chứng khoán, với số tiền lớn không tưởng. Sau đó lấy tay chỉ bộ quần áo họ đang mặc, đôi giày họ đang đeo như một bằng chứng không thể chối cãi cho sự nghèo của họ.

Có người làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, cũng đủ ăn, đủ mặc. Nhưng lúc nào họ cũng lo sợ một ngày nào đó không trả được tiền học phí cho con, để rồi làm bản thân u mê, mộng mị trong tư tưởng nghèo đói.

Không có khái niệm nghèo nhất. Trong mắt những người nghèo luôn tồn tại những người nghèo hơn họ.

Nghèo thật ra cũng có điểm tốt của nó. Những người sống trong sự giàu có, thịnh vượng, bản chất của họ có thể bị chính sự giàu có, thịnh vượng này che mờ. Hệ quả, những người khác sẽ khó nhìn thấy bản chất con người họ, dễ nảy sinh với họ những hiểu lầm đáng tiếc.

Người nghèo thì không. Khi không có tiền, những phẩm chất đạo đức của họ nổi bật lên trên. Người khác nhìn vào, dễ dàng đoán biết được chính xác một người nghèo là tốt hay xấu.

Người nghèo cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Họ ít khi bị người khác nhờ làm một việc gì đó phức tạp. Thời gian của họ ít khi phải chia sẻ với bất kì một ai.

Người nghèo cũng thường là những người hào phóng nhất, bởi không có khoảng cách giữa người nghèo với nhau. Họ chung sống trong hoà bình, không có sự ghen ghét, đố kị, khi gặp khó khăn họ cũng sẽ được nhiều người nghèo khác giúp đỡ.

Người nghèo không có nhiều tiền. Họ không có đủ tiền để mua nhà, ăn không đủ no, nhưng ít nhất vẫn đủ sống. Cuộc đời có thể lay lắt, nhưng họ vẫn có thời gian để tận hưởng niềm vui sống.

Điểm mạnh của người nghèo: Càng nghèo, cuộc sống càng vui vẻ? - Ảnh 2.

– 03 – 

Những người nghèo chỉ có một điểm yếu duy nhất, đó là dễ bị nhiễm phải một thứ virus tên là: Sợ. Họ sợ để người khác nhìn thấy.

“Đừng nhìn vào quần áo của tôi, chúng nhàu nhĩ lắm!”

“Đừng nhìn vào gương mặt của tôi, gương mặt đã hằn chặt những nếp nhăn do ngày đêm suy nghĩ khốn khổ.”

Người nghèo luôn có mặc cảm tự ti. 

Tuy nhiên, nghèo không phải một cái tội, nếu họ tìm được một thuốc đề kháng để ngăn virus này xâm nhập, tình trạng nghèo khó của họ sẽ không thể kéo dài mãi. Trời không mưa liền ba ngày, người không nghèo khổ suốt đời, chỉ cần họ có niềm tin, tương lai tươi sáng đang chờ họ phía trước.



Đình Trọng


Theo Trí Thức Trẻ

Năng lực học tập không cao, thành tích ở trường cũng bình bình, thậm chí còn nghịch ngợm phá phách, vậy mà khi bước chân vào xã hội lại làm ông chủ, phát tài, lý ở đâu và vì sao? 

Người thường tìm kiếm sự ổn định, người giàu thích những thách thức

Lựa chọn nghề nghiệp của 2 nhóm người này vốn đã là một khác biệt lớn: những người bình thường luôn mong được làm trong một công ty lớn, công việc ổn định. Còn người giàu thì dạy con gái của mình, đừng để ý tới những công ty thực tập, thậm chí là khuyến khích con gái tự lập 1 công ty nhỏ.

Chọn dịch vụ quản lý tài chính của ngân hàng cũng là một khác biệt: người bình thường chọn một dịch vụ “được đảm bảo”, lợi nhuận hàng năm từ 3%-5%. Còn người giàu lại thích mạo hiểm, mua bán nhất định phải có lợi lớn, mua một tỷ lên vốn cổ phần nhất định và nhận lại lợi nhuận cao hơn. “Tư duy giàu có” sẽ không mua một quỹ bảo tồn vốn – “rủi ro thấp tức là lợi nhuận thấp”.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 1.

Người thường một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu

Người bình thường có lẽ so với người giàu thì càng nỗ lực nhiều hơn trong công việc, sự khác biệt lần này xuất phát từ cách định nghĩa khác nhau của cái gọi là “nỗ lực công việc”. Người phổ thông luôn nỗ lực bằng sức lực bản thân từ sớm tới tối muộn, dù mệt mỏi cũng không oán thán.

Cái mà một người giàu coi là “nỗ lực làm việc” bao gồm 3 phương diện: 

– Thứ nhất, là sự nỗ lực của cả một đội nhóm. Họ có thói quen dẫn dắt, lãnh đạo một đội nhóm kinh doanh, thay vì một mình chiến đấu. Nó hay ở chỗ là khích lệ được đồng đội cùng phấn đầu vì một mục tiêu, đặt ra kỳ vọng và để mọi người chia nhau xử lý công việc. 

– Thứ 2, để tiền “nỗ lực làm việc”. Người thường vì sợ rủi ro mà gửi tiền của họ tại ngân hàng, lúc này tiền của họ như một kẻ “lười biếng” không hề “sản xuất” thêm lợi nhuận. Người giàu thì yêu cầu tài sản của mình mỗi năm phải đem về ít nhất 10% lợi nhuận. “Tư duy giàu có” hay ở chỗ, dù có ngủ cũng phải để tiền sinh ra tiền. Ví dụ như: cho người khác vay tiền mở nhà hàng phải yêu cầu một tỷ lệ lãi nhất định, và đồ thế chấp; hoặc là đầu tư tiền vào bất động sản để hưởng lợi chênh lệch. 

– Thứ 3, người giàu dùng tiền của người khác để kiếm tiền cho mình. “Tư duy nghèo” là chỉ sử dụng tiền trong túi, không dám vay mượn.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 2.

Người thường luôn nói Có, người giàu dám nói Không

Những “tư duy nghèo” hay người nghèo chính là thường nói theo những gì người khác nói, có khi là mê tín, có khi là nghe lời cha mẹ, có khi chỉ vì sợ khác biệt, những người này chắc chắn đều rơi vào tình trạng “tiền nhỏ thì tằn tiện, tiền lớn thì trở nên hồ đồ”. Ví dụ mua một căn nhà, anh ta nhất định sẽ kì kèo phí quản lý nhà để phí càng ít càng tốt.

Người thường tựa bầy cừu, người giàu như sói

Quan sát 2 người trẻ tuổi, liệu có biết được 20 năm sau, ai sẽ thành phú ông không? Tất nhiên là có thể, xem xem gan bọn họ to nhỏ thế nào là có thể dự đoán rồi.

Đa số người giàu và người “tư duy giàu có” đều là từ nhỏ đã lớn gan lớn mật rồi, tức là họ dám làm những việc mà người khác không dám làm, những việc chưa ai làm thì anh ta lại thích làm. 

Ví dụ như: sắp tới công ty muốn phát triển thị trường các tỉnh miền Tây, muốn điều cử một số nhân lực cốt lõi vào đó, hầu hết nhân viên tại trụ sở chính đều không nỡ rời Hà Nội, nên đều suy nghĩ rất lâu cũng không ai dám tiến cử, chỉ có một hai thanh niên năng nổ không chút do dự mà nhận luôn. 

Tất nhiên, gan càng lớn thì cơ hội càng nhiều; gan càng nhỏ thì cơ hội cũng sẽ trôi qua. Bạn nói xem, ai trong số họ có khả năng thành công cao hơn nào?

Hiệu ứng bày đàn nói chung là rất hiển nhiên. Đa số mọi người đều là kiểu “nước chảy bèo trôi”, không dám để mình nổi bật, không dám làm gì đó khác biệt đám đông; mà chỉ đợi khi có tiếng nói số đông mới dám hành động, đương nhiên khả năng thành công của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều. 

Ví dụ như: những người cả gan họ sẵn sàng mua vào cổ phiếu khi nó đạt 1.30 điểm, còn những người khác vì tâm lý bầy đàn mà cứ đợi đến 2.30 điểm mới chịu mua vào vì đó là lúc thấy có nhiều người mua vào nhất. Như vậy thì lúc mà phú ông đang ngồi đếm tiền rồi thì họ mới vội tranh nhau mua vào với giá cao hơn, cứ cho là được lợi nhuận thì tỷ lệ thu được cũng không ăn thua.

Người thường chăm chú vào chi tiết, người giàu lưu tâm ở đại sự

Những người ưa ổn định, tâm lý của đàn cừu thì đương nhiên họ cũng thuộc nhóm những người quá chăm chú vào chi tiết mà quên đi đại sự. Đôi khi với những việc nhỏ nhặt họ rất chặt chẽ, nhưng khi gặp việc lớn thì họ lại trở nên hồ đồ, hoặc là xử lý không tốt hoặc là chưa từng nghĩ đến. 

“Tư duy làm giàu” là để tâm ở đại sự, thay vì làm con tốt thì phải làm con xe đi đường dài như thế mới có thể đi nhanh hơn người khác và về đích thành công.



Tiểu Lý


Theo Trí Thức Trẻ