Tag

nghèo

Browsing

Có một câu nói mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi người chính là bản thân họ”. Chính sự do dự, thiếu tự tin, lười biếng và không nắm bắt cơ hội đã trở thành vật cản ngăn bước tới thành công của cá nhân mỗi người. Thay vì tìm kiếm hàng loạt phương pháp làm việc, kinh doanh với mong muốn gặt hái được thành công, đôi khi, chúng ta đơn giản chỉ cần được “đánh thức” nhận thức, ý thức được sai lầm của bản thân và thay đổi chính mình.

6 điểm khác biệt căn bản giữa người thành công và kẻ thất bại: Khoảng cách xa nhất giữa giàu - nghèo hoá ra cũng chính là đây! - Ảnh 1.

Dưới đây là những thói quen, điểm khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Nếu bạn nhận thấy mình đang có những dấu hiệu tiêu cực được nêu, đừng coi đó là một sự xúc phạm mà hãy xem nó như một lời thức tỉnh kịp thời và cần thiết để thay đổi bản thân, thay đổi sự nghiệp.

1. Kiên trì hành động # Dễ dàng bỏ cuộc 

Khi thực sự muốn một điều gì đó, người thành công sẽ kiên trì tìm mọi cách để có được nó. Họ sẽ hành động thực tế thay vì buông những lời nó suông. Họ không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng vượt qua chúng.

Ngược lại, với những người luôn chùn bước trước trở ngại, dễ dàng bỏ cuộc và bao biện cho hành động của mình bằng vô số lý do, rằng “vì thế này nên tôi không làm được”, “vì thế kia nên tôi không đi được”… thì rõ ràng, quãng đường đến thành công của họ vẫn còn là một khoảng cách rất xa.

2. Dám chịu trách nhiệm # Đổ lỗi cho người khác

Trong thực tế, những thăng trầm trong công việc và cuộc sống là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì ai. Cách mà bạn đối mặt và xử lí chúng sẽ quyết định mức độ thành công trong công việc của bạn. Người thành công sẽ phân tích nguyên nhân thất bại, chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình. Trong khi đó, người thất bại sẽ thường trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác.

Việc phàn nàn về mọi người, phàn nàn về mọi thứ và chối bỏ những sai lầm do thiếu sót của bản thân không những sẽ khiến bạn trở nên không đáng tin cậy mà còn ngăn trở bạn rút ra bài học từ những sai lầm đó. Vì vậy, khi gặp phải sai lầm, hãy dũng cảm đối mặt và tìm ra phương pháp hiệu quả để không gặp lại nó trong lần sau sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của bạn.

3. Nắm bắt cơ hội # Sợ phải đổi thay

Thay đổi mang lại những cơ hội mới, cũng mang lại những thách thức mới. Cùng với sự chuyển mình và thay đổi ngày càng nhanh của thế giới, người thành công luôn kịp thời thích ứng và có những thay đổi để phù hợp với thời đại. Nếu bạn chỉ khư khư ôm mình, tìm kiếm cảm giác an toàn trong sự cũ kỹ của bản thân, từ chối yêu cầu đổi mới của thời gian, chắc chắn bạn sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua của thời đại này.

Hãy nhớ rằng, những thay đổi, dù là không như mong muốn cũng sẽ là một cánh cửa đưa bạn khám phá và tìm kiếm những cơ hội, những viễn cảnh mà bạn chưa từng biết tới hay hình dung đến.

4. Lập kế hoạch, mục tiêu rõ ràng # Chờ đợi và hy vọng vào những điều kỳ diệu sẽ xảy đến

Tỷ phú Richard Branson vẫn luôn khẳng định về sự cần thiết của việc lập danh sách những ý tưởng và mục tiêu của bản thân. Đây cũng là lý do những người thành công thường mang theo sổ ghi chép để họ có thể ghi lại mục tiêu của mình và biến chúng thành kế hoạch cụ thể.

Trái lại, có nhiều người thường để ý tưởng của họ trôi qua một cách hời hợt và hy vọng vào “một ngày nào đó”, phép màu sẽ xảy đến và biến chúng thành sự thật. Nếu bạn cũng đang bám lấy hy vọng thay vì viết xuống mục tiêu của mình thì hẳn đã đến lúc nên dừng lại sự mơ mộng viển vông đó và nhận ra rằng, cách duy nhất để ước mơ trở thành hiện thực là bạn phải hành động với toàn bộ sự nỗ lực của bản thân.

Hãy thử bắt đầu bằng hành động đơn giản nhất – viết xuống những ý tưởng, mục tiêu và mình và lập kế hoạch cho chúng.

5. Không ngừng học hỏi # Nghĩ mình biết mọi thứ

Trong một cuốn sách nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học nổi tiếng Carol S. Dweck đến từ Đại học Standford đã nêu ra hai loại tư duy: tư duy tăng trưởng và tư duy cố định. Những người thành công thường có tư duy tăng trưởng bởi họ có đam mê học hỏi.

Như Elon Musk, dù đã trở thành một tấm gương thiên tài với nhiều người, ông vẫn luôn để tâm quan sát và tìm tòi học hỏi mỗi lúc có thể. Ngược lại, những người không thành công lại giữ cho mình một tư duy cố định, họ cảm thấy phiền phức và từ chối việc tiếp nhận những lời khuyên hay học bất cứ thứ gì bởi cho rằng bản thân đã biết đủ. Đây chắc chắn là một sai lầm lớn, bởi trên hết, nó sẽ cản trở sự phát triển của chính bản thân bạn.

6. Thói quen đọc sách # Thói quen xem tivi

Lời khuyên đọc sách hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người, nhưng rõ ràng không nhiều người làm được. Theo Business Insider, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc đọc sách sẽ làm giảm căng thẳng, tăng sự đồng cảm và trí thông minh. Trong khi đó, việc xem tivi hay điện thoại di động liên tục sẽ có những tác động xấu tới não bộ, ảnh hưởng cả trí tuệ và thể chất của bạn. Đây cũng là lý do vì sao những người thành công thường tranh thủ dành thời gian cho việc đọc bất cứ khi nào họ có thể.

Rõ ràng, việc thay đổi tư tưởng và thói quen không phải là chuyện dễ dàng và nhanh chóng đạt được. Hãy khách quan đánh giá lại bản thân, sửa chữa những sai lầm, bù đắp những thiếu sót, học hỏi không ngừng. Đừng nóng vội, hãy từ từ từng bước một, tiến về phía trước một cách vững vàng, thành công sẽ đến với bạn.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

– Ám ảnh “đỗ Đại học”- 

Có một thực tế phải thừa nhận rằng dù đã thay đổi tư duy khá nhiều, xã hội vẫn xem đỗ Đại học là một điều gì đó to tát và quan trọng.

Không chỉ là bàn đạp cho cuộc đời sau này, Đại học còn được xã hội xem như một thứ điểm trang, thậm chí nhiều nơi vẫn coi đỗ Đại học là chỉ dấu cho sự hiếu học và danh giá của một gia đình hay một dòng họ.

Thế nên áp lực đỗ Đại học đè lên vai học sinh nặng nề không kém sức nặng của bầu trời trên vai thần Atlas.

“Phải đỗ Đại học”, đó vừa là mục tiêu, vừa là nghĩa vụ, vừa là mệnh lệnh phải chấp hành.

Tôi rất kinh hãi quãng thời gian ôn thi Đại học: những buổi lên lớp triền miên, những đêm ôn thi đến thâm quầng cả mắt, thần kinh căng thẳng, nơm nớp lo sợ. Trong đầu thậm chí còn vẽ ra đủ thứ kịch bản tồi tệ nếu không đỗ Đại học…

Cho đến bây giờ, khi đã tốt nghiệp Đại học được 3 năm, tôi vẫn không hiểu vì sao mình có thể vượt qua được giai đoạn đó.

Vì thế, tôi rất bức xúc khi có ai đó nói “thời học sinh là thời vô lo vô ưu…”. Vô lo vô ưu cái gì cơ chứ? Lo học, lo thi như một cuộc chiến cam go thực sự. Ắt hẳn tâm lý sĩ tử nào cũng đau đáu một nỗi: “Thi trượt Đại họct thì xác định cuộc đời tăm tối”. Có ai chưa đọc những tin tức về học sinh tự tử vì trượt Đại học không? Năm nào cũng có đấy!

Có một sự thật nghiệt ngã là: Áp lực phải đỗ đại học không đáng sợ bằng combo hậu đại học: Nghèo + Thất nghiệp + Thất tình - Ảnh 1.

– Nhưng “hậu Đại học” còn kinh sợ hơn… – 

Áp lực vào được Đại học là đã kinh khủng nhưng áp lực sau khi tốt nghiệp Đại học còn kinh khủng hơn.

4 năm ăn học, kinh phí đã có cha mẹ chu cấp, dù ít dù nhiều, nhưng sau ngày nhận tấm bằng cử nhân, nguồn “viện trợ” này lập tức bị cắt. Với những sinh viên chỉ quen “ăn và học”, mất nguồn viện trợ từ cha mẹ đồng nghĩa với khó khăn bủa vây.

“Đói thì đầu gối phải bò”, hậu Đại học là những chuỗi ngày lang thang rải CV tìm việc. Không ít người dành hàng tháng trời đi rải hàng chục CV mà vẫn không được nơi nào gọi đến phỏng vấn.

Hết tiền sinh hoạt nhưng không dám về quê “ăn bám” cha mẹ thêm nữa, người ta đành phải làm nghề tay trái để kiếm sống. Có người làm bồi bàn, có người chạy xe ôm, có người xin vào làm công nhân trong khu công nghiệp, hàng tháng nhận “đồng lương chết đói”, nhưng không làm thì không được.

Buồn bã, chán nản, ủ rũ, tuyệt vọng… những cảm xúc này ai rồi cũng sẽ nếm đủ. Nhất là khi nhìn sang những bạn bè xưa được cha mẹ xin cho một chỗ làm trong cơ quan nhà nước. Ờ, rõ ràng chúng học kém hơn mình, vì sao lại có cuộc sống tốt hơn mình đến vậy?

Bấy giờ người ta mới hiểu thế nào là đời, là thế, là lực, là bất công, là nghịch lý. Bấy giờ, bao ước mơ, dự định, bao tương lai vẽ vời… mới chính thức sụp đổ tan tành mây khói.

Tấm bằng Đại học để im trong rương gỗ – niềm tự hào ngày nào – phút chốc hóa thành lời mỉa mai đầy cay đắng.

Nhưng chưa hết… 

Người ta yêu một thuở trên giảng đường, “một ngày đẹp trời” bỗng nói lời chia tay đầy cương quyết. Người nói không thể đợi đến ngày ta thành sự nghiệp. Dù không muốn nhưng có thể không chấp nhận không? Tình yêu, vốn dĩ không phải chỉ yêu là đủ được.

Vậy là combo “nghèo + thất nghiệp + thất tình” đều đủ cả. Nếu nói như Trịnh Công Sơn “hãy đi đến cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa” thì hỏi mấy ai có thể bình tâm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp này?

Có một sự thật nghiệt ngã là: Áp lực phải đỗ đại học không đáng sợ bằng combo hậu đại học: Nghèo + Thất nghiệp + Thất tình - Ảnh 2.

Cô đơn là một “đặc sản” của thời hậu Đại học. Là khi đi làm về, không muốn tự tay nấu một bữa cơm, đành nuốt tạm bát bún ngoài quán cho qua bữa. Là khi buồn chán, muốn tụ tập bạn bè uống một trận say đã đời nhưng chợt nhận ra bạn bè thân thiết nhất đều đã mỗi người một phương. Là khi lúc tuyệt vọng, mở điện thoại ra, lướt một lượt danh bạ nhưng không biết gọi cho ai và nói gì…

Hà Nội có những đêm không ngủ, lấy xe máy lượn khắp phố phường, đốt thuốc một mình, giấu kín tâm sự để cho mọi người thấy rằng mình đang ổn.

Hậu Đại học chính là như vậy, là chênh vênh, là day dứt, là những tháng ngày vật lộn mưu sinh. Nếu so sánh với những áp lực phải đỗ Đại học năm xưa thì lo lắng ấy quả thực không đáng nhắc đến nữa.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)



Đại Hiệp


Theo Trí Thức Trẻ