Tag

làm giàu

Browsing

Năm 2017, tôi tốt nghiệp. Cho tới thời điểm này, tính ra đã 278 ngày, từ thực tập đến tuyển dụng chính thức, rồi thi lên biên chế, tất cả dường như thuận lợi. Nhưng có ai biết rằng, đằng sau lộ trình có vẻ thuận buồm xuôi gió ấy, có bao nhiêu câu chuyện phức tạp.

Tôi sinh ra tại một thành phố nhỏ, trong ấn tượng trước 12 tuổi của tôi, sự nghiệp cha tôi thành công, mẹ tôi hòa thuận hiền từ. Chúng tôi đã trải qua cuộc sống cực tốt ở thị trấn nhỏ này. Cho đến khi 12 tuổi, tôi dần dần phát hiện mỗi ngày cha tôi không còn hăng hái nữa, mẹ tôi cũng trở nên mày ủ mặt ê.

Có một ngày, tôi đòi tiền gia đình để chuẩn bị đi mua một đôi giày thể theo thật đẹp. Mẹ tôi nói qua vài ngày nữa rồi mua. Quen được nuông chiều quá rồi nên tôi không đồng ý. Cuối cùng tôi nổi giận thì lúc này, mẹ đột nhiên quay người lại, lau đi nước mắt. Chính là một động tác nhỏ được bà cật lực che giấu khiến tôi hiểu rõ một chuyện trong chớp mắt: Đúng vậy, những ngày tháng tốt đẹp của chúng tôi kết thúc rồi.

Thế là, tôi thoáng chốc trở nên rất hiểu chuyện, cũng không muốn đòi tiền mua này mua kia nữa. Sau đó, chúng tôi bán nhà. Sau khi cha xử lí xong chuyện, cả nhà chúng tôi đã rời khỏi nơi đau lòng ấy, ly biệt quê hương đến một thành phố khác. Ở đây tay trắng làm nên sự nghiệp, sinh sống gian khổ. Những nỗi khổ họ đã chịu, sự vất vả hy sinh, tôi đều nhìn thấy. Trong thời gian mười năm cất bước từ số 0 này, tôi cũng dần dần bỏ đi thói kiêu ngạo, tâm hồn kiên cường hơn, rèn luyện độc lập, kích phát giấc mơ.

Ừm thì không thể làm thế hệ thứ hai giàu có, vậy chúng ta hãy làm thế hệ đầu tiên giàu có!

Lời thề của một 9X: Không thể là thế hệ thứ hai giàu có, thì nhất định phải trở thành thế hệ đầu tiên giàu có - Ảnh 1.

Mặc dù danh tiếng trường Đại học của tôi không lớn, nhưng thật sự là trường học và chuyên ngành mình lựa chọn. Tôi đã dựa vào sự thích thú này để làm động lực như thế. Trong thời gian bốn năm học Đại học, nghiêm túc học tập khóa chuyên ngành, rèn luyện năng lực động tay thực tiễn.

Trong lúc người khác còn chưa hiểu rõ làm sao cân bằng máy quay phim, thì tôi đã dựa vào video tự chủ quay phim chế tác đạt được giải thưởng cấp thành phố. Tuy tôi cũng tham gia vào hội sinh viên, xã đoàn, tổ chức và tham gia không ít hoạt động, nhưng nếu như từ công việc tương quan kiến thức chuyên ngành với kĩ năng chuyên nghiệp mà nói, đó đều là những đám mây trôi phù phiếm.

Trong năm thứ ba, nhà trường vừa khéo có một cơ hội thực tập hăng hái. Tôi cũng đã được thông qua tuyển chọn với mấy bạn học khác cùng đến đài truyền hình ở một khu nào đó hăng hái thực tập. Trong lúc người khác còn tiếp tục lên lớp, tôi đã đi sớm hơn họ một bước.

Thời gian thực tập mấy tháng, tôi đã học được cách sử dụng các loại hình máy ảnh, học được nhiều thao tác của phần mềm biên chế, học được cách viết tin tức tình hình chính trị đương thời. Điều quan trọng hơn nữa là trong thời gian này, công việc của tôi đã được chủ nhiệm và trưởng đài thừa nhận. Vào lúc kết thúc thực tập, sắp tốt nghiệp, lãnh đạo cũng gọi điện nhiều lần bảo tôi sau khi tốt nghiệp quay trở lại làm, giải thích là nếu đã trải qua rồi thì có thể nghĩ cách biên chế cho sự nghiệp.

Tôi không đồng ý, sau khi thực tập kết thúc, tôi học lái xe ở trường, sau đó đã trở về quê nhà ở vài tháng. Lúc ở nhà, vừa đúng gặp một cuộc thi lớn lập nghiệp. Bởi vì bình thường bản thân có rất nhiều ý tưởng lập nghiệp, cũng tham gia cuộc thi lớn lập nghiệp của sinh viên Đại học một lần trong thời gian ở Đại học, lọt vào top 20 ở thành phố. Tuy nhiên vì địa điểm trận chung kết cách xa trường, lại không có nhiều thời gian đến thế nên đành phải từ bỏ.

Tôi cũng đã thực nghiệm thành lập trang web video ăn uống đầu tiên trong nước, tự lên kế hoạch, chạy nghiệp vụ, tạo trang web và quay video. Mặc dù là làm nhỏ đánh nhỏ, nhưng vẫn cứ sử dụng tư duy đặc biệt để tạo ra một con đường mà chưa ai đến. Cơ hội lần này thực sự không muốn để lại hối tiếc nữa. Thế là tôi lại mang theo ước mơ của tôi, sắp xếp những ý tưởng lập nghiệp, lấy dũng khí để tham gia vào cuộc thi.

Cuộc thi được phát sóng trên ti vi, mặc dù đối mặt nhiều ủy viên bình chọn như thế, trong lòng vô cùng căng thẳng, nhưng tôi vẫn biểu hiện rất tự nhiên. Tôi vẫn đùa giỡn với anh quay phim, nói bình thường đều là tôi quay người khác, bây giờ đến người khác quay tôi rồi. Trong cuộc thi, tôi đã khí thế phấn khởi nói với hàng trăm vạn khán giả: “Tuy 9x chúng ta có sự áp lực trước nay chưa từng có, nhưng chúng ta sẽ không cúi đầu với hiện thực!” Câu nói này là do sự kiên định sau khi tôi trải qua biến cố gia đình, tâm hồn đau đớn mà nghĩ ra.

Lời thề của một 9X: Không thể là thế hệ thứ hai giàu có, thì nhất định phải trở thành thế hệ đầu tiên giàu có - Ảnh 2.

Trong cuộc thi căng thẳng lại thản nhiên như thế, tôi đã đạt được những thành công nho nhỏ, giành được sự đồng ý của ủy viên bình chọn. Đồng thời cũng giành được tiền thưởng 100 triệu. Phải biết, điều này đối với một người có ước mơ nhưng không có tự tin mà nói, có nhiều ý nghĩa to lớn biết bao.

Sau khi cuộc thi kết thúc, tôi đã dùng tiền thưởng này để bắt đầu kế hoạch lập nghiệp của mình. Sau khi nghiêm túc điều tra thị trường và đối chiếu, tôi chỉ tốn rất ít tiền thuê phòng làm việc của mình ở nơi phồn hoa nhất trong thành phố, mua sắm thiết bị và sáng lập phòng làm việc hình chiếu. Bởi vì đường đi là nghiêm ngặt khống chế giá thành, đẳng cấp, sách lược giá thấp, cùng với nền tảng chuyên nghiệp, còn có sự tuyên truyền tin tức từ các đài truyền hình địa phương. Vì vậy vừa bắt đầu đã thuận lợi nhận được rất nhiều nghiệp vụ, đạt được sự đồng ý của khách hàng.

Nhưng, trời không lường trước được phong vân, đồng thời Thượng Đế dường như đã mở ra cửa sổ mà đóng lại cánh cửa đó của tôi. Vào thời gian đó, tôi đã tra ra bệnh trạng trên người mình. Tôi đã ở bệnh viện hơn nửa tháng, sau khi ra ngoài, tôi ý thức được tôi đã đánh mất hoàn toàn sức khỏe của mình, tương lai của tôi đã bị giới hạn.

Thời gian đó tôi trở nên rất trầm tính, tôi đã tốn nhiều thời gian để điều chỉnh tâm trạng. Cho đến bây giờ, cũng không hoàn toàn nhìn thông suốt, điểm này không nói nhiều ở đây nữa. Cuối cùng, người nào đó nói rằng: Ý nghĩa của sinh mệnh không nằm ở chiều dài của tuổi thọ mà nằm ở bạn đã làm những gì.

Không thể không nói, có những giải thưởng chuyên nghiệp, sự trải nghiệm lập nghiệp, những điều này đối với sau này tìm công việc đều có lợi thế rất lớn. Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2017, tôi trở về thành phố để chuẩn bị chuyện tốt nghiệp. Đồng thời cũng gửi lý lịch sơ lược, tham gia vài lần khảo nghiệm đối mặt, cũng may xuất hiện rất nhiều người giỏi tiến cử nhân tài. Sau khi có được sự đồng ý của họ, tôi lại vì hoàn cảnh làm việc, các vấn đề thời gian làm việc, đứng trên góc độ khỏe mạnh mà đưa ra sự từ chối bất chấp.

Sau đó, tôi vẫn làm công việc tương quan với kiến thức chuyên ngành, đến một nơi xa lạ, một đơn vị xa lạ. Công việc này rất thuận buồm xuôi gió và thời gian làm việc tương đối quy luật. Đối với tôi mà nói rất thích hợp, như đã đề cập ở trên, trong thời gian hơn 9 tháng nay, tôi nghiêm túc làm việc. Từ thực tập đến tuyển dụng chính thức, sau đó gặp được bài kiểm tra sự nghiệp biên chế, lại thuận lợi thi viết, thông qua kiểm tra từng lần thực nghiệm đối mặt.

Từ khi tốt nghiệp đến làm việc mà nói, tôi vẫn luôn cố gắng tiết kiệm tiền. Bởi vì muốn làm thế hệ đầu tiên giàu có, nên phải cố gắng tích lũy vốn, quản lý tiền bạc cho tốt. 9 tháng tiếp đó, trong tay cũng tích trữ được một số tiền. Tôi là một người rất dằn vặt nên tạm thời không sử dụng tiền mua ngân sách, đầu tư cố định, lại dùng một phần tiền mua cổ phiếu, còn giúp ba mẹ mua sản phẩm quản lý tiền bạc ở ngân hàng. Ổn thỏa, lại có lãi cao hơn gửi ngân hàng.

Lời thề của một 9X: Không thể là thế hệ thứ hai giàu có, thì nhất định phải trở thành thế hệ đầu tiên giàu có - Ảnh 3.

Tôi luôn cho rằng sinh mệnh là một quá trình tuần hoàn tiêu hao vốn và tích lũy vốn. Sau khi chúng ta ra đời, chúng ta luôn tiêu thụ vốn cha mẹ tích lũy, sau đó lại phải tích lũy vốn cho bản thân và thế hệ tiếp theo. Sự tuần hoàn như thế mới là quá trình đáng có của sinh mệnh.

Trong quá trình này, nếu chúng ta không phải là thế hệ thứ hai giàu có, cha mẹ không có nhiều vốn để chúng ta tiêu hao như thế, vậy thì chúng ta phải nên càng thêm nỗ lực tạo ra và tích lũy nhiều vốn sớm hơn. Sau đó sử dụng những của cải này để cho cha mẹ, bản thân cùng đời sau trải qua một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cho nên, các 9x không thể làm thế hệ thứ hai giàu có, thì hãy để chúng ta phải làm thế hệ đầu tiên giàu có! Mọi người hãy cùng nhau cố gắng làm giàu, có nhà, có xe, có tích lũy, chẳng phải sẽ tạo đà cho thế hệ sau của chúng ta có cuộc sống tốt hơn sao! 

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

Thời đại này, rất ít người quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ. Họ không hiểu rằng, việc giữ sức khoẻ không phải chỉ có lợi cho mình họ, mà còn có lợi cho cả gia đình, bạn bè, người thân của họ nữa.

Dành cả đời kiếm tiền để sau này trả tiền viện phí, cuộc sống thế này liệu có đáng?

Trước 30 tuổi, có mấy người nhận thức được xung quanh mình có bao nhiêu người mắc những căn bệnh vô phương cứu chữa. Ngày xưa, những căn bệnh như ung thư, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm là những căn bệnh nghe rất “lạ”. Còn bây giờ, số người mắc những căn bệnh đó ngày càng nhiều hơn, thoạt đầu ta choáng váng, sửng sốt, nhưng dần thấy quen thuộc đế nỗi dửng dưng, chẳng mấy bận tâm.

Đời sống của chúng ta ngày càng cao, ngày càng có nhiều người hướng đến “3 cao”: Cao huyết áp, hàm lượng mỡ trong máu cao, lượng đường huyết trong máu cao. Hệ quả, số lượng người mắc những căn bệnh về tim mạch tăng dần theo năm tháng. Một điều đáng e ngại là, căn bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những người độ tuổi khoảng 30.

GIỮ SỨC KHỎE là khoản đầu tư sinh lãi và là trách nhiệm lớn nhất của con người: Chúng ta nói hay nhưng làm dở nên phải gánh bệnh tật cả đời - Ảnh 1.

Hỏi thế gian này, chiếc giường nào là đắt nhất? Không phải chiếc giường dát vàng Baldacchino Supreme (133,8 tỉ), cũng không phải giường ngủ lơ lửng của Janjaap Ruijssenaars (34 tỉ), câu trả lời nghe khó tin nhưng đó lại là sự thật: Chiếc giường đắt nhất thế giới mà không ai muốn rước về, chính là giường bệnh.

Chúng ta luôn may mắn có người tương trợ những lúc khó khăn.

Nếu chúng ta không biết lái xe, luôn có người sẵn lòng đèo chúng ta đi khắp mọi nơi.

Nếu chúng ta không tự mình kiếm được bạn trai hay bạn gái, luôn có những người “mai mối” sẵn lòng giúp đỡ.

Nếu chúng ta không kiếm được tiền, sẽ có người kiếm tiền giúp chúng ta.

Nhưng khi chúng ta bị bệnh, không ai có thể chịu căn bệnh đó thay cho bạn!

Cái gì mất cũng có thể kiếm lại được, chỉ duy nhất một thứ không thể lấy lại, đó là cuộc đời.

Khi lưng bị ép chặt trên giường bệnh, người ta mới nhận ra dù đã đọc sách cả đời, trên tinh thiên văn dưới tường địa lý, nhưng có quyển sách quan trọng nhất lại quên mất không đọc: Làm thế nào để giữ gìn sức khoẻ?

GIỮ SỨC KHỎE là khoản đầu tư sinh lãi và là trách nhiệm lớn nhất của con người: Chúng ta nói hay nhưng làm dở nên phải gánh bệnh tật cả đời - Ảnh 2.

Có rất nhiều người Việt Nam, vào vài năm cuối cuộc đời, dùng toàn bộ số tiền mình tích cóp được để mua thuốc nội, thuốc ngoại. Họ để lại cho con cháu họ những khoản nợ lớn, sau đó qua đời. Nếu ngay từ đầu họ biết yêu bản thân, biết trân quý sức khoẻ, cuộc đời của họ rất có thể đã rẽ được sang một trang mới tươi đẹp hơn.

Còn bạn, ngay từ bây giờ hãy lo mà chăm sóc cho sức khoẻ của mình. Hãy dành thời gian để tập thể dục thể thao, bớt thức đêm đi, bớt ra ngoài ăn những món đồ thiếu lành mạnh,…

Nếu bạn là một người đi làm, hãy dành nửa tháng lương của bạn để mua những món đồ hỗ trợ cho sức khoẻ và tận hưởng cuộc sống. Bạn phải lập kế hoạch rèn luyện sức khoẻ ngay từ bây giờ, đừng chần chừ không lại tốn tiền cho bệnh viện đấy! Khi đó, bạn không chỉ làm khổ cho bản thân, mà còn làm khổ cho gia đình, người thân, bạn bè của bạn.

Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là bạn có rất nhiều tiền nhưng căn bệnh của bạn lại không thể chữa lành. Khi đó, đồng tiền còn giá trị gì nữa không?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tại sao chúng ta lại tiếc tiền để phòng bệnh, để rồi sau đó hối hận tiêu một đống tiền hi vọng chữa khỏi bệnh?

Bệnh tật đến bất ngờ không báo trước. Khi bạn thấy mình vẫn còn khoẻ mạnh, đừng chủ quan mà hãy chú ý đến sức khoẻ của mình. Không khoản tiền đầu tư nào giá trị hơn khoản tiền đầu tư vào sức khoẻ. Hãy rèn luyện cho mình những thói quen tốt, mạnh dạn vứt bỏ những thói quen xấu để có thể cùng sức khoẻ tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc của bạn.



Đình Trọng


Theo Trí Thức Trẻ

Con đường làm giàu số hai là làm “thủ lĩnh”. Tôi sẽ không đưa ra những tên tuổi lừng lẫy làm thủ lĩnh bạc tỉ đô như Jack Welch hay Steve Ballmer, những người vừa là nhà sáng lập, vừa là thủ lĩnh như Jeff Bezos, Bill Gates, Jack Ma… vì báo chí truyền thông đã viết về họ quá nhiều. Tôi xin chia sẻ những con người tôi biết sống quanh tôi, rất gần gũi như bạn đọc và tôi.

Nếu như con đường làm giàu số một tôi nói đến “làm chủ”, thì con đường số 2 là làm “thủ lĩnh”. Con đường này dài hơn, phải xây dựng bền vững hơn, an toàn hơn và cũng không kém hiệu quả. Bạn không chịu áp lực những rủi ro của người làm chủ, nhưng bạn có thể trở thành thủ lĩnh hoặc cả hai. 

Một người em trong gia đình chồng tôi làm “thủ lĩnh” của nhóm nhỏ nhân viên môi giới bất động sản thương mại như kho bãi, khu công nghiệp của công ty Colliers. Dần dần cậu ấy được cân nhắc lên làm thủ lĩnh của nhóm lớn hơn, với những thương vụ lớn hơn với trị giá hơn bạc chục triệu đô la. 

Cậu ấy đã làm giàu và trở thành triệu phú vì chiết khấu hoa hồng của những thương vụ lớn từ nhân viên của mình. Đến ngày hôm nay, cậu lại được đề cử vừa làm “thủ lĩnh” vừa là đối tác của công ty môi giới bất động sản Colliers tại thành phố Chicago.

Chuyến đi chơi vừa qua tại California, tôi được dịp gần gũi với vợ chồng người bạn. Anh chồng là thủ lĩnh của một nhóm những chuyên gia tư vấn tiền nhàn rỗi của người giàu và nổi tiếng địa phận Beverly Hills & Hollywood cho ngân hàng Wells Fargo. 

Bạn hãy tưởng tượng nếu một nhân viên xuất sắc nhất của anh nhận chiết khấu hoa hồng khoảng 9 triệu USD/năm; nhân viên tệ nhất nhận chiết khấu hoa hồng khoảng 2 triệu USD/năm. Và anh quản lý khoảng 100 chuyên gia. 

Muốn làm giàu không khó: Không làm chủ doanh nghiệp được thì chắc chắn phải là thủ lĩnh khiến đồng đội nể phục! - Ảnh 1.

Bạn có thể làm một bài toán đơn giản thì hiểu ngay vì sao vợ chồng anh có khả năng sống trong một căn nhà trên đồi Beverly Hills ngay cạnh những đạo diễn phim và nghệ sĩ nổi tiếng của Hollywood. Khi tiếp xúc thì tôi nhận ra ngay anh là một thủ lĩnh xuất sắc: biết tuyển người, dùng người, giữ người, tạo động lực, truyền lửa và có chiến lược để giúp chiến binh của mình đạt mục tiêu rất táo bạo.

Vậy bạn sẽ hỏi, nếu tôi làm thủ lĩnh cho công ty, nhưng vì bản chất của công việc khác nhau,  không có chế độ được hưởng chiết khấu hoa hồng dựa vào thành tích của đồng đội mình, thì làm sao làm giàu? 

Mo là giám đốc tài năng của Google X. Ngoài giờ làm việc cho công ty, anh dùng ảnh hưởng, mối quan hệ, chuyên môn của mình (và một cách gián tiếp uy tín là nhân tài của Google X), Mo xây dựng và đồng sáng lập một chuỗi những startup khác nhau. 

Các sáng lập viên đến tìm anh vì tên tuổi của anh ở Google X, mối quan hệ anh có được ở Google X, chuyên môn của anh ở Google X. Anh không chịu nhiều rủi ro về tài chính cũng như điều hành, nhưng vẫn là đồng sáng lập và có cổ phần.

Ở Việt Nam, tôi cũng có hai người bạn/đồng nghiệp cũ trở thành triệu phú do là thủ lĩnh xuất sắc và sử dụng tài tình thương hiệu lan tỏa của tập đoàn đa quốc gia. Một cách gián tiếp, thương hiệu cá nhân của hai bạn ấy được cộng hưởng và ảnh hưởng rất lớn bởi thương hiệu nổi tiếng đa quốc gia, những công ty tầm cỡ mà hai bạn đã từng làm thủ lĩnh rất thành công.

Muốn làm giàu không khó: Không làm chủ doanh nghiệp được thì chắc chắn phải là thủ lĩnh khiến đồng đội nể phục! - Ảnh 2.

Một số cách giúp bạn trở thành thủ lĩnh theo lời khuyên của triệu phú Ken Fisher, tác giả cuốn sách “10 con đường đến sự giàu có”:

• Luôn xây dựng kỹ năng và kiến thức để trở thành “go-to-person” trong lĩnh vực chuyên môn hay điểm mạnh của mình (người mà người khác luôn tìm đến khi cần lời khuyên và giải quyết vấn đề cụ thể).

• Nếu có tiền, bạn có thể mua cổ phần công ty và thương lượng vị trí thủ lĩnh với công ty đó.

• Học, học nữa, học mãi để trau dồi những kỹ năng và kiến thức lãnh đạo, để biết tuyển người, dùng người, giữ người, tạo động lực, truyền lửa và có chiến lược để giúp chiến binh của mình đạt mục tiêu.

• Luôn có tâm thế, thần thái, tư duy của một người thủ lĩnh.

• Luôn đi học, luyện tập để kĩ năng nói chuyện, phản xạ, phỏng vấn, trình bày, truyền đạt một ý tưởng hiệu quả và tác động mạnh mẽ đến người nhận thông điệp đó.

• Làm quen, xây dựng mối quan hệ với những công ty tuyển dụng cấp cao.

• Bắt đầu là thủ lĩnh nhỏ, rồi từ từ xây dựng lên, rồi tiếp tục “bán” giá trị và thương hiệu của mình với trị giá cao hơn, và cao hơn, và cao hơn. Ví dụ bạn bắt đầu là tổ trưởng phòng IT, xây dựng để lên trưởng phòng, rồi quản lý, rồi lãnh đạo, rồi phó chủ tịch. Kế tiếp bạn có thể bán thương hiệu và tăng trị giá lên làm CEO, hoặc chuyển sang làm thủ lĩnh cho thương hiệu to hơn như Microsoft, Intel…

• Theo Ken Fisher, tỉ phú và tác giả của quyển “10 con đường làm giàu” thì bạn nên lãnh đạo theo kiểu của Julius Caesar. Điều này có nghĩa là “lãnh đạo từ phía trước” chứ không phải đứng từ phía sau. Bạn sẽ luôn làm gương, xông pha trận địa, đi sớm về muộn, làm những điều khó nhất để chiến binh của mình tin rằng nếu bạn làm được thì chiến binh sẽ làm được. Tiêu chí luôn xây dựng lòng tin và trung thành từ chiến binh của mình!

Muốn làm giàu không khó: Không làm chủ doanh nghiệp được thì chắc chắn phải là thủ lĩnh khiến đồng đội nể phục! - Ảnh 3.

Đào tạo lãnh đạo nhiều quốc gia hơn 10 năm nay, tôi cam đoan bạn sẽ trở thành thủ lĩnh xuất sắc nếu bạn chịu khó không ngừng học hỏi, ứng dụng, trải nghiệm, luyện tập và hành động.

Giàu có hay không giàu có là một khái niệm rất riêng tư của mỗi cá nhân. Riêng tôi, nếu bạn làm tốt hơn ngày hôm qua, hoặc nhân 10 những gì mình đã có, đã làm được… thì đó là một bước ngoặt lớn của sự thành công.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.



Lan Phan Bercu


Theo Trí Thức Trẻ

Tiết kiệm chắc hẳn là cách phổ biến nhất, được nhiều người truyền tai nhau nhất để trở nên giàu có. Nghe thì có vẻ hợp lý nhưng theo Steve Adcock, minh chứng cho việc nghỉ hưu sớm thành công, điều này không thực sự chính xác. Cặp vợ chồng Steve và Courtney Adcock đã nghỉ hưu ở tuổi 36 và dành toàn bộ thời gian để đi du lịch.

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 1.

Vợ chồng Steve và Courtney Adcock đã đạt được tự do tài chính để nghỉ hưu sớm từ khi 35 tuổi. Hiện nay, họ dành toàn bộ thời gian để đi du lịch.

Tiết kiệm tiền không giúp bạn giàu lên

Tiết kiệm tiền là tốt nhưng để giàu lên từ những đồng tiền tiết kiệm đó thì xin chia buồn là bạn sẽ khó đạt được ước nguyện. Bạn có thể uống nước để thay cho bia hay soda, tính ra một năm cũng tiết kiệm được vài trăm đô la. Nhưng con số đó liệu có thể coi là “giàu”? Chúng có thể giúp bạn thay đổi cuộc sống? Chúng có giúp bạn nghỉ hưu sớm và tận hưởng suốt quãng đời còn lại một cách nhàn nhã bên bờ biển?

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 2.

Đáng buồn là không!

Bạn có thể nghỉ hưu sớm hay không phụ thuộc vào nguồn tài chính bạn đang có. Cần nhấn mạnh rằng, đó là số tiền bạn có chứ không phải số tiền bạn tiết kiệm được.

Thay đổi thói quen chi tiêu, tập trung vào những thứ thiết yếu là tốt, là hành động tuyệt vời. Nhưng đó không phải là bí quyết để có thể nghỉ hưu sớm. Sự giàu có đến từ một nguồn rất khác: Đầu tư. Có câu “Đồng tiền nằm im là đồng tiền chết”, nếu bạn chỉ tiết kiệm tiền mà không biết tận dụng chúng thì không khác nào đây là sự chuẩn bị sớm cho cái chết của chính bạn chứ không phải là sự giàu sang. Bạn chỉ có thể nghỉ hưu sớm khi biết cách sản sinh ra tiền từ những đồng tiền tiết kiệm.

Khi nào tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn nghỉ hưu sớm

Tất nhiên, tôi vẫn ủng hộ ý kiến tiết kiệm tiền. Mặc dù việc làm đó sẽ không giúp bạn thoát khỏi chốn công sở nhàm chán nhưng đó là một thói quen tốt, cần được phát huy. Còn nếu bạn muốn được nghỉ hưu sớm, tận hưởng sớm thì tôi có một công thức dành cho bạn: Mục đích tiêu tiền + Động lực = Cơ hội được tự do tài chính.

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 3.

Giả sử bạn có rất nhiều động lực, rất nhiều ham muốn được nghỉ hưu sớm, vậy là bạn đã có 1 vế của phương trình. Bạn cũng có một số tiền tiết kiệm nhất định, tuy chưa phải là quá giàu nhưng đối với bạn cũng là đã “xêm xêm”. Bây giờ bạn cần tự hỏi mình một câu, rằng mục đích của số tiền đó là gì? Nói cách khác, tiền của bạn đang làm việc cho bạn hay bạn đang làm việc cho số tiền đó? Nếu là ở vế trước, xin chúc mừng bạn đã đi đúng hướng. Nếu là vế sau, xin chia buồn vì có lẽ đến 60 tuổi bạn vẫn đang ngồi ì ở một văn phòng cũ kỹ nào đó thôi.

Tiền đầu tư có mục đích càng nhiều thì phương trình này càng dễ đạt được. Đừng chỉ “không chi tiêu”. Hãy đầu tư tiền tiết kiệm của bạn để đồng tiền phát huy ý nghĩa thực sự của nó.

Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu hay tiết kiệm từng nào

Mỗi người có một cách khác nhau để trở nên giàu có. Trừ khi bạn tự nhiên trúng sổ xố hoặc thừa kế một đống tiền, còn nếu không bạn cũng giống như phần lớn người dân trên thế giới này. Mỗi ngày bạn phải thức dậy, đi làm, kiếm sống, chiến đấu với những nhu cầu tối thiểu.

Nhưng bạn vẫn may mắn hơn nhiều người khi không phải chắt chiu từng đồng, không bị phá sản hay phải bán công ty để trả nợ. Bạn vẫn có thể mua những thứ mình muốn nếu nó nằm trong giới hạn chi tiêu. Tất cả những điều đó vẫn không quan trọng bằng một câu hỏi đơn giản nhưng sâu sắc: Mục đích cho những đồng tiền của bạn là gì?

Làm thế nào để đồng tiền có mục đích?

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 4.

Nếu bạn cũng giống như tôi, biến đồng tiền có mục đích thành chìa khóa để được nghỉ hưu sớm thì có thể tham khảo những điều sau.

– Biết được tiền của mình đang đi đâu: Bảng kê tài chính là một điều vô cùng cần thiết để bạn nắm được tình hình tài chính của bản thân, biết rằng tiền của mình đang thất thoát đi những nơi nào. Điển hình là những khoản thanh toán tự động cho những dịch vụ mà bạn không sử dụng nữa.

Suy nghĩ về tương lai của bạn: Hầu hết mọi người không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Tất nhiên, chúng ta đều muốn được “thành công”, nhưng điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là bạn sớm nghỉ hưu hay vẫn gắn bó với công việc đang làm một cách nhàn tản? Liệu 20 năm sau, bạn vẫn ở ngôi nhà đó, lái chiếc xe đó, làm công việc đó? Liệu có điều gì đổi khác hay không?

Dù bạn có muốn nghỉ hưu sớm hay không thì biết chính xác những gì bạn muốn cho tương lai của mình cũng sẽ giúp bạn định hướng mục đích cho đồng tiền.

– Đầu tư: Có rất nhiều nguồn đầu tư bạn có thể thực hiện như cổ phiếu hay đầu tư Hưu trí. Cần tìm hiểu kỹ các nguồn đầu tư này và nên nhớ là gắn bó với nó, cho nó thời gian. Gấp gáp không làm nên thành tựu đâu!

Kiên trì: Nghỉ hưu sớm rất dễ, nhưng không nhanh. Phải mất nhiều năm phấn đấu bạn mới có được một nguồn thu ổn định chứ chưa dám nói đến chuyện sống dư dả, thừa thãi. Bởi thế, hãy luôn đầu tư, luôn đổi mới phương thức kiếm tiền.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/CNBC

Trong nghiên cứu về những thói quen của người giàu của mình, tôi đã phỏng vấn tổng cộng 233 người giàu, trong đó có 177 người là triệu phú tự thân) với nguồn thu nhập khổng lồ mỗi năm ít nhất là 160,000 USD và tài sản giá trị ròng vào khoảng 3,2 triệu USD.

Tôi thấy rằng những người giàu này đều có 2 điểm chung:

– Biết tích lũy để giàu có.

– Biết giữ gìn sự giàu có đã tích lũy.

Trong một cuốn sách của mình, tôi có chia sẻ một số câu chuyện về cách các triệu phú tạo ra tài sản, trong số đó có những thói quen quan trọng sau:

– Ép mình theo sự tiến bộ: Hầu hết các triệu phú tự thân đều rất cố gắng để tự cải thiện bản thân mỗi ngày. Họ dành ít nhất 30 phút để đọc sách tích lũy kiến thức, đồng thời dành thời gian để học tập và ôn luyện các kĩ năng còn thiếu sót.

– Thiết lập mục tiêu: Đối với mỗi một ước mơ, người giàu lại cố gắng đặt một mục tiêu cho mình. Bởi chỉ có như thế, bạn mới nhận ra mình cần phải nỗ lực để đạt được những điều mình mong muốn, không bắt tay vào làm thì sẽ chẳng có điều gì xảy ra cả. Theo điều tra của tôi, có đến 80% tỷ phú tự thân đều thành lập thói quen đặt mục tiêu cho mỗi giấc mơ của mình.

Nghiên cứu giới triệu phú tự thân 5 năm, tôi nhận ra muốn giàu có chỉ cần phấn đấu 2 điểm này - Ảnh 1.

– Tiết kiệm: 94% người giàu đã tiết kiệm được khoảng 20% hoặc hơn số đó từ thu nhập trong nhiều năm để trở nên giàu có. Họ còn tính toán và sử dụng tiền tiết kiệm để phòng những trường hợp rủi ro.  

– Tính toán rủi ro: 51% các triệu phú tự thân trong điều tra của tôi đã tính toán rủi ro về thời gian và tiền bạc. Những rủi ro được xác định trước sẽ giúp bạn bớt phần nào không hoảng hốt khi gặp phải trường hợp khó khăn.

– Lạc quan: 71% người giàu mà tôi biết đều rất lạc quan về cuộc sống hiện tại. Hơn hết, sự lạc quan này có thể lan tỏa tới những người xung quanh. Họ trở thành nam châm hút những người thành công khác.  

– Cởi mở: Mở ra những ý tưởng mới, cách thức mới để làm việc và tiếp thu ý kiến của người khác rất quan trọng trong việc phát triển bản thân. Bạn phải phát triển thành người bạn hướng tới cho đến khi thành công tới thăm bạn.

– Kết thúc những gì đã bắt đầu: Người giàu không bỏ cuộc. Một khi đã “dính” vào cái gì đó thì họ sẽ nỗ lực cho đến khi họ thành công, phá sản, hoặc chết. 88% trong số họ đã tập trung vào việc đạt được một số mục tiêu và 55% đã dành hơn 1 năm để nhắm vào một mục tiêu.

Nghiên cứu giới triệu phú tự thân 5 năm, tôi nhận ra muốn giàu có chỉ cần phấn đấu 2 điểm này - Ảnh 2.

Nhưng tích lũy của cải cũng chỉ là một phần bí quyết giúp họ giàu lên. Ngoài ra, họ còn có những thói quen khác để duy trì sự giàu có của bản thân:  

– Dùng sự giàu có để kiếm ra tiền: Nghe có vẻ phi lí, nhưng không, nếu biết đầu tư một cách khôn ngoan vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… thì chắc chắn tiền sẽ “đẻ” ra tiền.

– Dùng một phần của cải để dành cho khi nghỉ hưu: Tiết kiệm 10-20% thu nhập của bạn và đưa số tiền đó vào tài sản hưu trí dài hạn mà bạn không “đụng” vào cho đến khi bạn nghỉ hưu.

– Kiểm tra lại việc chi tiêu: Bạn có biết tiền của bạn đã “đi” những đâu không? Bạn nên kiểm tra việc chi tiêu của mình. Theo dõi chi tiêu cho phép bạn điều chỉnh cách bạn tiêu tiền. Nếu bạn không theo dõi chi tiêu, có thể đến lúc nào đấy, bạn mất tầm kiểm soát với thói quen “vung tiền không suy nghĩ” và khối tài sản bạn có sẽ “không cánh mà bay”.

– Tránh mua hàng tự phát: Thói quen này thực sự là một thói quen hại ví tiền và bạn cần rũ bỏ nó ngay lập tức. Mua những thứ bạn thích ngay lúc đó, chắc gì 10 phút sau ngắm nhìn lại bạn lại muốn có nó. Phần lớn đều là những thứ bạn không thực sự cần và những thứ đó chỉ khiến bạn cảm thấy phiền lòng, ngán ngẩm mà thôi.

Hãy nhớ, làm giàu luôn có hai bước. Bạn phải rèn luyện những thói quen làm giàu để đảm bảo sự giàu có mà bạn tích lũy được trong một thời gian dài.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

Tỷ phú tự thân Steve Siebold nói rằng làm giàu là một kỹ năng có thể học được. Ông viết trong cuốn “How rich people think”: “Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, việc trở nên giỏi kiếm tiền không khác so với việc trở nên giỏi trong lĩnh vực nào đó, trở thành một tay golf, giảm cân hay làm chủ một ngôn ngữ thứ hai.”

Đối với đa số chúng ta, làm giàu cũng giống việc cố gắng để sử dụng trôi chảy một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ, sẽ không đơn giản thành công chỉ trong một ngày mà cần một quá trình làm việc dài lâu, liên tục. Và đây chính là 6 khó khăn mà bạn cần phải đối mặt và vượt qua nếu muốn tiến gần hơn tới ước mơ trở nên giàu có.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 1.

Siebold, người đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu về những người giàu nhất trên thế giới, cho hay những người giàu thường xây dựng sự nghiệp theo cách tự làm chủ trong khi những người bình thường lại có xu hướng thích cuộc sống ổn định hơn.

“Không phải là không có những người giàu trên thế giới nhận lương theo một chu kỳ nhất định nhưng đối với hầu hết chúng ta, đây là con đường chậm nhất dẫn tới sự phát đạt, giàu có nhưng được coi là con đường an toàn nhất. Những người xuất sắc nhất đều biết rằng tự làm chủ là con đường nhanh nhất để làm giàu” – ông viết trong cuốn “How rich people think” của mình.

Điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ công việc hàng ngày của bạn ngay lập tức. Theo triệu phú tự thân Daymond John, ý tưởng rằng bạn phải bỏ công việc nhàm chán của mình để trở thành một doanh nhân thành công trên thực tế là “rác rưởi”. Thay vào đó, John – người sống nhờ vào “tiền bo” khi làm phục vụ bàn ở Red Lobster trong khi tung ra dòng trang phục mà sau này phát triển thành thương hiệu trị giá 6 tỷ USD – khuyên bạn hãy bắt đầu một việc khác song vẫn duy trì công việc bạn đang làm.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 2.

Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn hay muốn tiến lên phía trước trong cuộc sống, bạn phải sẵn sàng bước ra khỏi vùng thoải mái của bản thân. Siebold chia sẻ: “Những nhà tư tưởng nổi tiếng thế giới từ sớm đã biết việc trở thành triệu phú không đơn giản và nhu cầu muốn được thoải mái có thể phá hủy điều đó. Họ học cách làm mình thoải mái trong khi làm việc trong tình trạng bất ổn liên tục.”

Muốn bước ra khỏi vùng thoải mái, bạn có thể chọn một công việc mà bạn cảm thấy mình không đủ khả năng để làm, học một kỹ năng mới hay gọi điện cho mọi người để tư vấn. Triệu phú tự thân Bobbi Brown và doanh nhân Koel Thomae đều bắt đầu sự nghiệp thành công của họ từ “cold-calling” (Gọi điện cho khách hàng tiềm năng).

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 3.

Thương lượng có thể là một cách kinh doanh khôn khéo nhưng việc không nhận được mức lương xứng đáng với những gì bạn cống hiến lại chính là điểm khác biệt giữa cuộc sống của người bình thường và những người giàu có. Tuy nhiên, nhiều người lại không dám đề cập vấn đề này với cấp trên cho dù mức tiền họ nhận được hoàn toàn chưa xứng với những gì bỏ ra.

Triệu phú tự thân Grant Sabatier cho hay: “Yếu tố hàng đầu sẽ quyết định tiềm năng thu nhập trong tương lai của bạn và giúp bạn kiếm được 1 triệu USD nhanh nhất là số tiền bạn kiếm được hôm nay”.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 4.

Triệu phú tự thân Grant Cardone, người đã phải vật lộn đủ đường để kiếm sống trước khi kiếm được số tiền đạt tới 7 con số, chia sẻ: “Tôi đã không mua chiếc đồng hồ hay xe hơi đắt tiền, xa xỉ đầu tiên của mình cho tới khi việc kinh doanh và đầu tư của tôi tạo ra nhiều nguồn thu nhập ổn định. Tôi vẫn đi chiếc Toyota Camry ngay cả khi tôi đã là một triệu phú. Hãy để bản thân nổi tiếng nhờ vào đạo đức nghề nghiệp thay vì những thứ mà bạn mua.”

Warren Buffett cũng có một triết lý sống tương tự. Nhà đầu tư huyền thoại thích ăn ở cửa hàng McDonald’s và không bao giờ chi quá 3.17 USD cho một chiếc sandwich buổi sáng dù sở hữu trong tay khối tài sản trị giá hàng tỷ USD.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 5.

Người giàu không e ngại việc kêu gọi tài trợ. Nếu họ nảy ra một ý tưởng tuyệt vời nhưng lại không đủ khả năng tài chính để thực hiện, họ “sẽ sử dụng tiền của người khác để biến nó thành sự thực,” Siebold cho hay.

“Những người giàu biết rằng việc không đủ khả năng để tự mình chi trả cho thứ gì đó là việc không liên quan tới con đường làm giàu. Câu hỏi thực sự cần đặt ra là ‘Cái đó có đang để mua, để đầu tư hay để theo đuổi không?’ Những người giàu biết rằng tiền luôn sẵn có vì họ luôn tìm kiếm những khoản đầu tư lớn và những người tài giỏi để khiến những khoản đầu tư đó sinh lời.”

Nhà làm phim – triệu phú tự thân Spike Lee là một minh chứng cho điều này. Ông chia sẻ với dịch vụ đầu tư trực tuyến Wealthsimple: “Tôi không gặp vấn đề gì khi kêu gọi vốn đầu tư. Bởi tôi tin, tôi tin vào tài năng, khả năng ăn nói cũng như những người xung quanh tôi trong những dự án mà tôi tạo ra.”

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 6.

Triệu phú tự thân kiêm M.C chương trình “The Profit” của CNBC, Marcus Lemonis, nói rằng quá nhiều người trong số chúng ta đang để nỗi sợ hãi ngăn trở bản thân đưa ra những quyết định quan trọng.

“Bạn sẽ gặp phải những thất bại nhưng ai quan tâm tới điều đó?” Thay vì sợ hãi việc phải đối mặt với những rủi ro, hãy coi mỗi cơ hội như một cách để học các kỹ năng mới.

Tỷ phú tự thân Richard Branson cũng từng nói: “Không ai làm đúng, làm tốt mọi việc ngay từ lần đầu tiên. Kinh doanh giống như chơi một bàn cờ khổng lồ và và bạn phải nhanh chóng rút ra bài học cho bản thân từ những thất bại. Các doanh nhân thành công không sợ thất bại, họ học từ những thất bại đó và tiếp tục tiến lên phía trước.”



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế/Tổng hợp