Vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu , đông nam Lào khiến cho 26 người của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bị mắc kẹt bao gồm có 24 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại nông trường 12 (16 nam, 8 nữ) của Công ty Đại Thắng (công ty con của HAGL) và 2 trẻ em là con em của nhân viên.
Để giải cứu cho những người này, công ty của ông Đoàn Nguyên Đức ( bầu Đức ) đã thuê trực thăng xuất phát từ thủ đô Vientiane vào hiện trường giải cứu các công nhân. Bản thân bầu Đức – Chủ tịch HĐQT công ty cũng ở Attapeu, trực tiếp theo dõi tình hình, diễn biến của vụ vỡ thủy điện cũng như công tác giải cứu những người bị mắc kẹt tại vùng bị sự cố.
Trực thăng Hoàng Anh Gia Lai thuê để giải cứu các công nhân
Do số lượng chỗ trên trực thăng bị hạn chế nên để giải cứu cho 26 người trên, việc vận chuyển phải chia làm 3 đợt mới có thể hoàn tất.
Ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai cho biết, chi phí thuê trực thăng ứng cứu công nhân mắc kẹt không quan trọng bằng việc đảm bảo tính mạng và sức khỏe của những người này.
Chia sẻ trên tờ VTC News, ông Sơn nhấn mạnh: “Trong bối cảnh thiên tai như vậy, mười mấy ngàn đô la Mỹ, thậm chí 20.000 ngàn đô Mỹ cũng không quan trọng bằng công tác cứu trợ, đảm bảo sinh mạng con người. Hoàng Anh Gia Lai sẽ nỗ lực hết sức”.
Về phía tài sản, ông Sơn cho biết, cơ bản công ty không có thiệt hại gì bởi khu vực vỡ đập thủy điện là vùng trồng chủ yếu cao su của Hoàng Anh Gia Lai và phần lớn diện tích cao su đã trưởng thành.
Bữa cơm của các công nhân sau khi được giải cứu 2 ngày mắc kẹt do vỡ đập thủy điện
Để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn tại Attapeu, Tập đoàn HAGL đã cử đoàn 10 người gồm y, bác sĩ và điều dưỡng giỏi từ Bệnh viện HAGL sang phối hợp với Bệnh viện Attapeu để cứu chữa, điều trị các nạn nhân.
Tập đoàn này đã chuyển 100.000 gói mì ăn liền, 50 tấn gạo, 2.000 bộ quần áo, 100 túi đựng xác chuyên dùng trong y tế, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác để hỗ trợ cho phía bạn Lào.
Đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đang được xây dựng bởi Công ty Năng lượng Xepian-Xe Nam Noy (PNPC). PNPC được thành lập vào tháng 3/2012 bởi SK Engineering & Construction (SK E&C), công ty Western Power của Hàn Quốc (KOWEPO), công ty điện lực Ratchaburi của Thái Lan (RATCH) và tập đoàn nhà nước Lào Laos Holding State Enterprise. (LHSE).
Sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy khiến hàng trăm người thiệt mạng và mất tích. Trong đó, 6 ngôi làng ở Sanamxay bao gồm Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin, Samong. Thảm họa đã khiến khoảng 1.300 hộ dân với 6.600 bị ảnh hưởng.
Cuộc giải cứu đội bóng trong hang động Tham Luang là câu chuyện nhân văn về tình người. Ở đó không có sự phân biệt về sắc tộc, giới tính, quốc tịch mà chỉ là những con người đang làm hết sức mình để giúp đỡ những người hoạn nạn.
Câu chuyện về các cậu bé đội bóng Lợn Rừng và huấn luyện viên của họ là câu chuyện kỳ diệu về sự sống và sức mạnh của niềm hy vọng. Ảnh: Pixel8000.
Đó là những người trong đội bơm nước luôn dính đầy bùn đất. Nhiều người trong số họ thậm chí đã tự mang máy móc của mình tới Tham Luang để hút nước từ trong hang ra ngoài từ những ngày đầu biết tin đến nay.
Đó là một người phụ nữ tên Rawinmart Luelert đã tình nguyện mang hết quần áo và tư trang của các nhân viên cứu hộ về giặt sạch. Cô chia sẻ rằng: “Một ngày, một người bạn gửi cho tôi vài bức ảnh về những nhân viên cứu hộ trong bộ đồ dính đầy bùn đất. Cảnh sát nói rằng đồng phục của họ đã không được giặt 4 ngày nay rồi. Tôi rất vui khi có thể giúp đỡ họ.”
Cô và những nhân viên, tình nguyện viên đã làm việc suốt đêm để những nhân viên cứu hộ có quần áo sạch mặc vào hôm sau.
Suwan Kankeaw, một nhân viên trong tiệm giặt bày tỏ:”Tôi thực sự hy vọng đội cứu hộ sẽ thành công. Tôi không có khả năng trực tiếp đưa bọn trẻ ra ngoài, những gì tôi có thể làm là giặt sạch những bộ đồ này. Trong những người đóng góp vào cuộc giải cứu, có những người mà trong chúng ta không ai nhớ mặt, nhớ tên họ những họ vẫn luôn làm việc và đóng góp trong thầm lặng với hy vọng duy nhất là cứu được các cậu bé và huấn luyện viên ra ngoài.
Hành trình giải cứu các cầu thủ nhí Thái Lan là câu chuyện phi thường về tình đoàn kết. Ảnh: Twitter.
Cuộc giải cứu kỳ diệu này còn là câu chuyện về tình đoàn kết khi cuộc giải cứu này có sự tham gia của nhiều thợ lặn và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Myanmar… Nếu nói ý chí sống mãnh liệt của đội bóng qua nhiều ngày trong hang động là một điều kỳ diệu thì cuộc giải cứu này là một kỳ tích.
Trong điều kiện địa hình đầy thách thức khi những người thợ lặn phải lặn sâu, bò qua bùn và các mảnh vụn với khe hẹp chỉ đủ cho một người chui qua cộng với việc thiếu ánh sáng và nhiều cầu thủ nhí không biết bơi thì việc đưa được các em ra khỏi hang động thực sự là một điều phi thường.
Hành trình đưa các cầu thủ nhí của đội bóng Lợn Rừng ra khỏi hang động còn là hành trình gắn với sự hy sinh, trong đó, không thể không nhắc đến người thợ lặn Saman Gunan.
Anh đã hy sinh trong cuộc giải cứu đội bóng nhí ở hang Tham Luang do thiếu oxy trong đường hầm cửa hang nhưng tấm gương về lòng dũng cảm của anh vẫn được kể mãi về sau. “Trong mắt của mọi người, anh ấy rất dễ mến. Tôi rất yêu anh ấy, thực sự yêu anh ấy. Saman từng nói không biết cái chết sẽ đến khi nào. Chúng ta không thể thay đổi được điều đó nên việc cần làm là hãy yêu thương, trân trọng nhau mỗi ngày. Tôi sẽ lấy lòng tự hào để quên đi nỗi buồn đau”, vợ anh Saman Gunan chia sẻ.
Để tới cửa hang, các thành viên trong đội bóng thiếu niên Thái Lan phải vượt qua những thách thức mà ngay cả thợ lặn chuyên nghiệp nhất cũng phải e sợ.
Tình cảm gia đình vốn là điều thiêng liêng và ý nghĩa nhất trong cuộc đời mỗi người. Trong hành trình trở về của các cầu thủ nhí Thái Lan, tình cảm giữa cha mẹ và con cái là một điểm sáng đáng quý. Chỉ có những người làm cha, làm mẹ mới hiểu nỗi lo lắng, bất an khi con cái gặp hiểm nguy.
Bên ngoài hang động Tham Luang, người ta không chỉ thấy những đội tình nguyện viên, những phóng viên báo đài, những nhân viên y tế, những chuyến xe ra vào mà còn thấy hình ảnh những người cha mẹ của các cầu thủ nhí đang khắc khoải mong ngóng từng giờ, từng phút thông tin về những đứa con của mình.
Họ đều chia sẻ niềm vui và sự mong chờ khi biết con mình vẫn còn sống và sắp được cứu ra ngoài. “Tôi rất hạnh phúc khi con trai mình vẫn còn sống, mạnh khỏe và bình an. Tôi không biết nói gì hơn nữa.Tôi cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi. Cảm ơn rất nhiều.” Một bà mẹ khác thì bày tỏ: “Tôi mong ngóng từng giây từng phút để gặp con trai tôi. Tôi rất nhớ nó. Tôi sẽ ôm thằng bé vào lòng. Tôi nhớ nó nhiều lắm.”
Còn các cầu thủ nhí, các em cũng thực sự là những cậu bé ngoan ngoãn và dũng cảm. Trong hang động tối tăm thiếu thốn đủ thứ chỉ trừ hy vọng, những cậu bé ấy vẫn nhắn nhủ những lời làm an lòng cha mẹ, dặn họ đừng lo lắng. “Ba mẹ đừng lo nhé, con ổn”; “Con yêu ba mẹ”; “Đừng lo lắng vì con vắng mặt hai tuần. Con sẽ sớm giúp mẹ bán hàng thôi”; “Con không sao cả, chỉ hơi lạnh chút thôi, đừng quá lo lắng và đừng quên sinh nhật con nhé”. Những dòng chữ dù nghuệch ngoạc nhưng khiến những người làm cha, làm mẹ thêm ấm lòng và an tâm hơn.
Có một từ không thể bỏ qua khi nhắc đến câu chuyện về đội bóng Lợn Rừng, chính là “hy vọng”. Câu chuyện về các cậu bé đội bóng Lợn Rừng và huấn luyện viên của họ là câu chuyện kỳ diệu về sức sống mãnh liệt của niềm hy vọng. Trong điều kiện thiếu thốn về thực phẩm, không có ánh sáng và nguồn oxy cạn kiệt, họ vẫn bình tĩnh và tin tưởng rằng sẽ có người tìm ra mình. Chính sự lạc quan ấy đã giúp họ trụ vững trong nhiều ngày và chờ đợi được đến ngày được cứu ra ngoài.
Cuộc giải cứu đội bóng Lợn Rừng không chỉ là một trong những cuộc giải cứu quy mô và phi thường nhất mà còn là câu chuyện đầy cảm hứng về tình người và lòng vị tha.
Dù huấn luyện viên Ekkapol là người đã đưa các cầu thủ nhí vào hang và dẫn đến việc cả đội bóng bị mắc kẹt nhưng thân nhân các cầu thủ vẫn không trách móc hay đổ lỗi cho anh mà còn bày tỏ rằng: “Chúng tôi mong huấn luyện viên Ekkapol tiếp tục chăm sóc tụi nhỏ. Anh không phải tự trách mình đâu. Chúng tôi muốn anh không quá nặng nề. Chúng tôi không tức giận gì anh cả. Chúng tôi hiểu tình thế của anh và muốn gửi tới anh hỗ trợ về tinh thần”.
Huấn luyện viên 25 tuổi cũng đã viết thư xin lỗi gia đình đám trẻ: “Thưa các vị phụ huynh, tụi nhỏ hiện vẫn ổn. Tôi hứa sẽ chăm sóc các em tốt nhất có thể. Tôi muốn cảm ơn các vị đã hỗ trợ và tôi cũng muốn xin lỗi quý vị”.
Ở đây, người ta không chỉ thấy câu chuyện về lòng vị tha mà còn là sự nhân văn và thấu hiểu trong cách con người đối xử với nhau.
Những câu chuyện truyền cảm hứng ấy giúp chúng ta không ngừng tin tưởng vào tình người, tình đoàn kết, sự hy sinh và lòng vị tha, ngay cả giữa những con người xa lạ. Cả thế giới đều dõi theo hành trình giải cứu đội bóng bởi từ trong câu chuyện ấy, người ta tìm ra những giá trị sống nhân văn và ý nghĩa tưởng như một lúc nào đó đã lạc mất trong cuộc sống này.
Sau hơn 2 tuần trong hang sâu Tham Luang, miền bắc Thái Lan, toàn bộ 12 thành viên đội bóng Lợn Hoang và huấn luyện viên của các em đã được đưa ra ngoài an toàn. Có nhiều yếu tố tạo nên thành công của cuộc giải cứu vĩ đại, một trong số đó là khả năng điều phối tài tình của huấn luyện viên 25 tuổi Ekkapol Chantawong khi cả đội bị kẹt lại trong hang tối.
Có lẽ sẽ chẳng có ai trong chúng ta phải trải qua thử thách khó khăn như 12 cầu thủ trẻ của đội bóng đá Wild Boars ở Thái Lan trong những ngày qua. 18 ngày bị mắc kẹt là 18 ngày cả đội phải chịu đựng những cơn đói, khát và sự đe dọa tính mạng khi lũ nguồn dâng cao trong khu phức hợp hang động hoang vắng ở miền Bắc Thái Lan.
Trong khi hàng triệu người tỏ ra vui mừng và hân hoan khi chiến dịch giải cứu đầy phức tạp đã hoàn thành, nhiều người khác đã tỏ ra ngạc nhiên trước sự sống sót kì diệu của thầy trò huấn luyện viên Ekkapol Chantawong trong điều kiện hết sức ngặt nghèo của hang động. Phụ huynh của các thành viên đội bóng đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Ekkapol vì đã cố hết sức giữ vững tinh thần cho con em họ trong suốt thời gian chờ giải cứu. Theo các quan chức và những người trực tiếp tham gia chiến dịch, huấn luyện viên Ek đã thể hiện khả năng lãnh đạo tuyệt vời, giúp cả đội sống sót chờ viện trợ.
Không chỉ là câu chuyện về phép nhiệm mầu, nếu suy ngẫm một chút, chúng ta có thể học hỏi ở vị huấn luyện viên trẻ tuổi này rất nhiều về nghệ thuật lãnh đạo.
Trong nhiều tình huống, người lãnh đạo không phải bao giờ cũng hoàn hảo. Họ có thể bị chùn bước và phạm sai lầm, thậm chí là những sai lầm phải trả giá đắt. Nhưng sau tất cả, nếu là một người lãnh đạo chân chính, họ sẽ sẵn sàng thừa nhận và học hỏi từ những sai lầm của mình, để trở nên hoàn thiện hơn.
Huấn luyện viên Ek có thể đã phạm sai lầm lớn nhất trong cuộc đời anh khi đưa những đứa trẻ vào hang. Nhưng anh cũng là người tạo ra sức mạnh, lòng can đảm khi đội bóng cần nhất. Và tất cả những điều đó cũng chính là tố chất hình thành nên năng lực lãnh đạo mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi từ Ek.
Dưới đây là những tố chất lãnh đạo mà huấn luyện viên Ek đã vận dụng một cách thuyết phục trong những ngày qua.
1. Giữ bình tĩnh trước áp lực
Giả sử nếu bị kẹt lại trong hang tối như Ek và đội bóng, bất cứ ai cũng có thể rơi vào tình trạng hoảng loạn. Nhưng khi mọi thứ trở nên căng thẳng, việc giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo và bình tĩnh là điều quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của cả đội.
Là một người từng tu hành và thường xuyên tập thiền, huấn luyện viên Ek đã giúp cho bản thân và các học trò của mình giữ được bình tĩnh trong suốt quá trình chờ viện trợ. Một số chuyên gia tham gia chiến dịch giải cứu cho biết: “Trong hang động, Ek dạy các chàng trai phương pháp thiền định để làm chủ thời gian mà không bị hoảng loạn. Chính điều đó đã cứu mạng họ”. Thật vậy, khi các thợ lặn hang động tìm thấy đội bóng sau 10 ngày mất tích, họ đang ngồi thiền với một tinh thần khá tốt, không hề có sự hoảng loạn hay sợ hãi.
Từ phong thái bình tĩnh của huấn luyện viên Ek, các nhà lãnh đạo của chúng ta có thể học tập để vận dụng vào các vấn đề cụ thể. Trong thời đại mà khủng hoảng tài chính và khủng hoảng PR diễn ra với tần suất nhiều như hiện nay, các doanh nhân dễ dàng trở nên bối rối và mất phương hướng. Nhưng nếu nhà lãnh đạo giữ được sự tỉnh táo và bình tĩnh (như huấn luyện viên người Thái) thì họ có thể lèo lái con thuyền kinh doanh vượt qua mọi khó khăn, đồng thời truyền cảm hứng cho chính nhân viên của mình.
2. Luôn có trách nhiệm với những sai lầm của bản thân
Khi phạm sai lầm, thông thường các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và sáng suốt sẽ dũng cảm nhận lỗi và tìm cách sửa sai bằng những điều đúng đắn. Họ là người có trách nhiệm với những hành động của mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
Dù sự cố hang động là ngoài ý muốn, nhưng huấn luyện viên vẫn luôn bày tỏ sự hối hận vô cùng khi là người dẫn đội lạc vào hang tối. Khi các thợ lặn Hải quân Thái Lan tiếp cận được với anh và đội bóng, Ek đã gửi đến phụ huynh của các cầu thủ nhí lời xin lỗi cũng như lời hứa sẽ chăm sóc tốt cho các em.
Bức thư HLV Ek gửi các phụ huynh.
Trong một tờ giấy note gửi ra bên ngoài, anh viết: “Tôi muốn cảm ơn tất cả sự hỗ trợ và tôi muốn xin lỗi cha mẹ các em. Tôi hứa sẽ chăm sóc cho những đứa trẻ tốt nhất có thể”. Và trên thực tế, Ek đã giữ đúng lời hứa của mình khi anh đã giữ cho cả đội được an toàn trong thời gian chờ giải cứu.
3. Là người ở lại sau cùng
Câu chuyện 18 ngày đêm của đội bóng Lợn Hoang kết thúc hôm thứ ba khi các thợ lặn từ Hải quân Thái Lan đưa được thành viên cuối cùng ra khỏi hang động. Và người cuối cùng rời hang không ai khác chính là huấn luyện viên Ekkapol Chantawong.
Theo một số thợ lặn tham gia giải cứu, huấn luyện viên Ek đã nhường phần thức ăn của mình cho các học trò. Anh cũng giúp các em uống nước nhỏ từ trên hang xuống thay vì dùng nước bẩn dưới lòng hang. Nopparat Khanthawong, huấn luyện viên trưởng của đội trong một bài phỏng vấn trên tờ New York Times đã nói rằng: “Ek thương bọn trẻ hơn chính bản thân mình. Anh thà chết chứ không để những chàng trai của chúng ta chịu đói khát”.
Sự quan tâm thật lòng đối với những người xung quanh cũng chính là tố chất cần thiết của một người lãnh đạo giỏi. Simon Sinek, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Leaders Eat Last (Lãnh đạo ăn sau cùng), nói rằng các nhà lãnh đạo nên đặt mình vào vị trí ngang hàng với nhân viên của họ bởi vì “nó tạo ra một môi trường tin tưởng và hợp tác”. Có lẽ đó là lí do vì sao mà vị huấn luyện viên trẻ tuổi này luôn nhận được sự tin tưởng và tôn trọng tuyết đối, không chỉ từ các học trò của mình mà còn từ phía phụ huynh các em.
Sự tò mò, sáng tạo và khả năng giao tiếp là 3 kỹ năng được đề cập xuyên suốt trong 6 nghề nghiệp tương lai trong ngành ngân hàng do HSBC dự báo. Đây là những tố chất mà máy móc không thể sánh bằng con người.
Mark Zuckerberg đã vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới của Bloomberg khi cổ phiếu Facebook tăng 2,4%.
Vì quá lạnh, khách ngồi 15 phút rồi ra nên mỗi ngày quán cà phê mang tên Ice Coffee đón tận 400 – 500, thậm chí 1.000 khách. Quán do 3 bạn sinh viên ĐH Kiến trúc TPHCM mở ra, cứ 10 ngày thì quán phải đóng cửa để thay băng một lần, để băng mới và trong.