Tag

CEO

Browsing

Thư của người tử tù

Thưa Mẹ!

Con của mẹ ngày mai là phải ra pháp trường rồi. Con cũng không biết tại sao mình lại đi đến bước đường cùng như này, hiện tại con chỉ thấy mọi ký ức như đang trở về và hiển hiện trước mắt con…

Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã chạy đến và đỡ con đứng dậy. Mẹ vừa dỗ dành con không khóc vừa mắng hòn đá: “Sao mày lại làm con tao khóc, để mẹ đánh cho hòn đá một trận”. Con đang cố chịu đau để cầm nước mắt, nhưng nghe xong câu nói của mẹ, con đã khóc trong lòng mẹ rất lâu mới chịu nín. Mẹ đã cho con biết rằng, lý do con ngã là do hòn đá, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn dỗ dành cho con không khóc nữa.

Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã ân cần mang cơm đến và bón cho con ăn. Mẹ đã dạy cho con biết cách tận hưởng cuộc sống, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ sợ con làm vãi cơm làm bẩn quần áo, rồi tự mẹ lại phải đi giặt.

Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con là chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc cho đến khi mẹ chịu mua cho con mới thôi. Mẹ đã cho con biết dùng chiêu này là con có thể đòi được đồ mà mình yêu thích, nhưng con không biết rằng, mẹ mua cho con, chỉ vì không muốn mất mặt chỗ đông người.

Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã sợ con giặt không sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã sợ con làm vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã sợ con bị bỏng. Mẹ đã cho con thấy, trong cuộc sống này, hóa ra có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm mà con không thể đối diện. Nhưng con đã không hiểu rằng, mẹ chỉ không muốn mất công thu dọn và làm các việc do con có thể sơ ý gây ra.

Khi con được 10 tuổi, mẹ đã đăng ký cho con 3 lớp phụ đạo văn hóa, và 2 lớp học năng khiếu. Khi con con cảm thấy mệt mỏi đến mức không chịu nổi, mẹ đã nói: “Nếu con không chịu được khổ thì làm sao thành người tài giỏi được”. Mẹ đã cho con biết rằng, học tập là việc rất cực khổ, nhưng con không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn con sẽ có ngày thành đạt để có thể mở mày mở mặt trước mọi người.

Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm, mẹ đã dùng tiền để bồi thường và dắt con đi xin lỗi họ. Mẹ đã cho con biết rằng, khi gây ra chuyện chỉ cần nói “xin lỗi” là xong, nhưng con đã không biết, mẹ đang oán trách nhà hàng xóm đã đòi mình bồi thường quá nhiều tiền.

Khi con được 15 tuổi, con đòi chơi đàn piano, mẹ đã vay tiền để mua cho con một chiếc đàn. Nhưng chỉ sau một tháng, con đã không còn động đến nó nữa, mẹ đã cho con thấy, hóa ra không có tiền cũng có thể tùy ý sở hữu những đồ mà mình thích. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã phải vất vả làm việc 3 năm mới trả được hết nợ.

Năm 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ nói rằng, làm luật sư không những có nhiều tiền mà còn có địa vị trong xã hội, và nhất định muốn con học ngành luật. Mẹ đã cho con thấy rằng, chỉ cần con đi theo những gì mẹ sắp đặt là được. Nhưng con không biết rằng, mẹ chỉ muốn thông qua con để thực hiện giấc mơ mà trước đây mẹ đã không làm được.

Năm 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, với lý do có thể liên lạc với mẹ thường xuyên hơn. Mẹ đã không cần cân nhắc nhiều và chuyển ngay cho con 10 triệu đồng. Nhưng con chỉ dùng điện thoại để liên lạc với bạn gái, trong vòng 1 năm con chỉ gọi cho mẹ có mấy lần. Mẹ đã cho con thấy rằng, mẹ là một ngân hàng miễn phí mà con có thể lấy bất cứ lúc nào. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã nhiều lần chờ đợi con gọi điện để chúc mừng trong ngày sinh nhật mẹ.

Năm 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học, mẹ đã dùng tiền để con được vào làm tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Mẹ đã cho con thấy, 4 năm đại học chơi bời, khi ra trường vẫn có thể có được một công việc ổn định. Nhưng con đã không biết rằng, vì con mà mẹ đã phải đi cầu cạnh biết bao người.

Năm 27 tuổi, quan hệ của con với các bạn gái đều không được lâu dài, các cô gái đều nói con là người không có trách nhiệm, vẫn là một cậu bé chưa trưởng thành. Mẹ đã nói rằng, do duyên chưa đến, các cô gái đó đều không xứng với con. Mẹ đã cho con thấy rằng, những cô gái không lấy được con là do họ kém phúc phận. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà đi rất nhiều nơi để dò hỏi cho con người ưng ý.

Năm 32 tuổi, do đánh bạc thua, con nợ rất nhiều tiền, mẹ đã rất tức giận đến mức sinh bệnh, nhưng cuối cùng thì mẹ cũng trả hết nợ cho con. Mẹ đã cho con thấy, cho dù con có gây ra tội tình gì đi nữa, thì mẹ cũng đều giúp con gánh vác trách nhiệm. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà tiêu hết đi khoản tiền mẹ dành dụm cho tuổi già của mình.

Năm 35 tuổi, khi con biết mẹ đã không còn đồng nào trong người, con đã đi cướp của giết người. Khi con nghe thấy họ tuyên án tử hình, mẹ đã khóc và trách ông trời không công bằng, vất vả cả đời vì con, vậy mà cuối cùng lại ra nông nỗi này. Cuối cùng con đã biết, mẹ đã vì yêu con mà hết lần này đến lần khác cướp đoạt đi cơ hội trưởng thành của con, hết lần này đến lần khác bóp chết đi năng lực sinh tồn của con, lấy đi trách nhiệm đối với cuộc đời của chính con.

Hóa ra cho đến lúc cận kề cái chết, con vẫn chưa trưởng thành. Mẹ đã dùng phương pháp sai lầm và vất vả cả đời vì con cái, để đổi lấy sự đau khổ cho cả hai thế hệ. Hóa ra giáo dục con cái không có cơ hội để lặp lại lần thứ 2… Mẹ hãy bảo trọng! Ngày mai con phải đi rồi. Hy vọng ở một thế giới khác, con có thể học được cách có trách nhiệm với chính mình, tự mình tìm được hạnh phúc cho chính mình…

Sự khác biệt giữa thư gửi mẹ của tử tù và CEO khiến phụ huynh dậy sóng: Dạy con đôi khi chỉ sảy một li, đi một dặm - Ảnh 1.

Mỗi bậc phụ huynh nên lựa chọn phương pháp dạy con phù hợp và đúng đắn bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới tính cách, cuộc sống và tương lai của trẻ. Ảnh: Internet.

Thư của một CEO viết cho mẹ

Thưa Mẹ!

Con của mẹ ngày mai sẽ khởi công xây dựng một công xưởng mới. Để con có được thành công như ngày hôm nay, đều là do công dạy dỗ của mẹ. Bỗng nhiên mọi ký ức như đang trở về hiển hiện trước mắt con…

Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã để con tự đứng dậy và nói: “Lần sau cần phải cẩn thận hơn”. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước hành động của mình.

Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã nói, nếu không ăn thì phải chịu đói cho đến ngày hôm sau, con đã đồng ý, và nghĩ rằng mẹ chỉ nói vậy thôi. Nào ngờ, đến buổi tối con lục tìm đồ ăn… ngay cả một hạt cơm cũng không còn trong nồi. Mẹ đã dạy cho con biết, phải tự chịu trách nhiệm với sự bướng bỉnh của mình.

Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc, nào ngờ mẹ quay lưng bước đi để mặc con ở đó. Khi đó con chỉ biết đứng dậy, vừa lau nước mắt vừa chạy theo mẹ. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của bản thân.

Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã dạy con làm thế nào để giặt cho sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã dạy con phải cẩn thận để bát không bị vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã dạy con xới cơm cẩn thận để không bị bỏng. Mẹ đã dạy cho con biết phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình.

Khi con được 10 tuổi, mẹ thấy các buổi học thêm của con kín mít, mẹ nói rằng: “Đến lớp hãy cố gắng học, khi nghỉ hãy chơi cho thỏa thích, nếu còn thời gian thì đọc thêm sách vở, thì con sẽ không sợ thua kém ai cả”. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sở thích của mình.

Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm. Mẹ đã đưa con đến cửa hàng để mua kính, sơn và đinh, sau đó mẹ đã bảo con giúp mẹ cùng lắp lại cửa kính cho họ. Sau đó còn trừ tiền tiêu vặt của con vào tháng sau. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước những sai lầm của bản thân.

Khi con được 15 tuổi, con đòi chơi đàn piano, mẹ đã mua cho con kèn ácmônica. Mẹ nói với con rằng: “Thổi được kèn ácmônica đi đã rồi hãy nói đến chuyện mua đàn piano”. Con đã thổi kèn ácmônica cho đến bây giờ, còn nguyện vọng muốn chơi đàn piano, con đã quên từ lúc nào không biết. Mẹ đã dạy cho con biết phải kiên trì và có trách nhiệm với chính kiến của mình.

Năm 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ đã giúp cùng con phân tích những chuyên ngành mà con yêu thích và để cho con tự quyết định chuyên nghành mà mình muốn theo đuổi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm cho tương lai của bản thân.

Năm 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, mẹ nói rằng điện thoại cũ chưa hỏng thì không được đổi. Nếu như con nhất định muốn đổi thì tự đi làm ngoài giờ học lấy tiền mà tự mua. Khi con kiếm đủ tiền để mua điện thoại mới nhờ đi dạy thêm, cái cảm giác vui sướng khi thành công đó vượt xa hơn hẳn giá trị của một chiếc điện thoại mới.

Năm 24 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, con đã muốn tự gây dựng sự nghiệp. Mẹ đã khuyên con không nên nóng vội, hãy bắt đầu làm những việc mà con yêu thích, khi có kinh nghiệm rồi tính. Hai năm sau, con quyết định mở công ty, mẹ nói, nếu như con có thể chấp nhận một kết quả tồi tệ nhất, thì hãy mạnh dạn và đặt tâm vào mà làm. Mẹ đã cho con vay 300 triệu đồng, và yêu cầu con 4 năm sau phải trả. Con đã vỗ ngực và nói, con không những trả tiền cho mẹ, mà còn tặng mẹ một căn hộ nữa. Mẹ đã dạy con biết có trách nhiệm với sự nghiệp của chính mình.

Năm 27 tuổi, con đã đưa một cô gái thông minh và xinh đẹp về nhà, đó là lần đầu tiên mẹ khen ngợi con trước mặt cô ấy. Mẹ còn nói, chuyện vợ chồng là tự con quyết định, chỉ cần chúng con thành tâm thành ý thì mẹ đã rất hạnh phúc rồi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự có trách nhiệm với hạnh phúc của bản thân.

Năm 32 tuổi, con đã đưa chìa khóa của một căn hộ mà con mua để tặng mẹ, khi tay mẹ cầm chìa khóa và lập tức quay lưng ra sau. Nhìn thấy đôi vai mẹ khẽ rung rung, con biết rằng mắt mẹ đang nhòa đi vì hạnh phúc. Mẹ đã dạy cho còn biết phải có trách nhiệm với lời hứa củamình.

Năm con 35 tuổi, công ty của con không ngừng mở rộng, và phải xây dựng nhà máy mới, những người thường trách cứ mẹ nhẫn tâm, nay đã không còn gì để nói. Con vẫn thường dạy cho con của con biết phải có trách nhiệm với bản thân mình, giống như mẹ từng dạy con khi xưa. Con hy vọng rằng chúng sẽ làm được những điều còn to lớn hơn nữa.

Con yêu của mẹ!

Yêu thương con như nào cho đúng?

Đó thực sự là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Có lẽ, yêu thương không chỉ đơn giản xuất phát từ trái tim mà yêu thương đôi khi còn cần cả lý trí và sự học hỏi, trau dồi hàng ngày.

Mỗi đứa trẻ như một mầm cây nhỏ, sự vun trồng, chăm bón, tỉa tót cành cây mỗi ngày sẽ tạo nên thành quả khác biệt trong tương lai. Trên hành trình làm cha, làm mẹ của mình, có lẽ mỗi phụ huynh đều nên tâm niệm một điều: Hãy tin tưởng và trao cho con cơ hội được vấp ngã, được thất bại, được trải qua đớn đau và tiếc nuối… để học cách trưởng thành, học ách vượt qua nỗi sợ hãi để đi tới thành công.

Chúng ta không thể sống thay cuộc đời của con và cũng đừng bắt con sống thay cuộc đời mà chúng ta mong muốn!



Theo Việt Hà


Nhịp sống kinh tế

Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng chìa khóa để đạt được thành công là phải vượt qua những căng thẳng , stress trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tuy nhiên, để thành công không nhất thiết bạn phải chịu đựng sự căng thẳng, bận rộn. Điều này đã được rất nhiều nhà lãnh đạo chứng minh, trong đó có CEO Sundar Pichai của Google .

Là người quản lí của hơn 85.000 nhân viên trên khắp năm châu lục đồng thời là người trực tiếp tạo ra các chiến lược kinh doanh dài hạn của một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới nhưng Sundar vẫn giữ được nhiều thói quen giản đơn, lành mạnh, giúp anh tránh xa mọi căng thẳng. Mặc dù nhiều giám đốc điều hành hàng đầu thường có thói quen thức dậy trước lúc bình minh để giải quyết hàng tá các email, Pichai lại thích một khởi đầu đơn giản hơn. Đó là một thói quen rất đáng để học hỏi.

Theo một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Wharton, những người bắt đầu buổi sáng của họ trong một tâm trạng bình tĩnh thường có khả năng duy trì năng suất làm việc ở mức cao trong suốt cả ngày. Một buổi sáng thư giãn thực sự có ích đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ bận rộn.

Áp lực thành công khiến cho chúng ta có xu hướng làm việc quá sức. Tuy nhiên khi đó, bạn sẽ có nhiều khả năng phạm sai lầm trong công việc hơn, đồng thời sẽ luôn cảm thấy tức giận đối với các đồng nghiệp khác. Những người làm việc quá sức cũng thường xuyên gặp các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày.

Dưới đây là 5 cách mà CEO Sundar Pichai của Google đã thực hiện mỗi ngày để luôn giữ tâm thế bình tĩnh, tránh xa mọi căng thẳng, mệt mỏi.

1. Thức dậy sớm – nhưng không quá sớm

Thói quen buổi sáng rất bình tĩnh, thư thái CEO của Google: Bắt đầu ngày mới giản đơn là duy trì hiệu suất làm việc cao, tránh xa căng thẳng - Ảnh 1.

Trong khi một số doanh nhân nổi tiếng như Kevin O’Leary hay Tim Cook thường thức dậy từ rất sớm, 4 giờ 30 sáng hoặc sớm hơn, Pichai lại khác hẳn. Trong một cuộc phỏng vấn với Recode, Pichai thừa nhận: “Tôi không thuộc tuýp người có khả năng dậy sớm”. Vị giám đốc điều hành của Google có thói quen đón bình minh vào khoảng 6:30 đến 7 giờ sáng mỗi ngày.

Nếu bạn chưa có thói quen thức dậy sớm, một số nghiên cứu sau đây có thể làm thay đổi suy nghĩ của bạn. Các nhà sinh học đã phát hiện ra rằng trong kinh doanh, những người dậy sớm thường đạt được vị trí tốt hơn người bình thường bởi vì họ chủ động và thói quen của họ đồng bộ với lịch trình chung của công ty.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học lại nhận thấy những người ra khỏi giường từ lúc 7 giờ sáng sẽ làm việc tốt hơn và có ít nguy cơ bị trầm cảm, căng thẳng hay thừa cân.

2. Đọc sách hoặc báo

Thói quen buổi sáng rất bình tĩnh, thư thái CEO của Google: Bắt đầu ngày mới giản đơn là duy trì hiệu suất làm việc cao, tránh xa căng thẳng - Ảnh 2.

Việc đọc đối với não bộ cũng có tác dụng tương tự như việc tập thể dục đối với cơ thể nói chung – nó giúp cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn.Vì vậy, thay vì nằm trên giường để lướt web hoặc các trang mạng xã hội khi thức dậy, hãy thử dành thời gian cho một cuốn sách hoặc một tờ báo.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi đọc có thể nâng cao tổng thể chức năng của não bộ, tăng cường trí nhớ và cải thiện tính linh hoạt. Đọc sách cũng có thể làm giảm mức độ căng thẳng do công việc gây nên.

Đối với Pichai, anh luôn luôn dành thời gian đọc một vài trang sách hoặc báo giấy mỗi buổi sáng.

3. Ăn bữa sáng bổ dưỡng

Thói quen buổi sáng rất bình tĩnh, thư thái CEO của Google: Bắt đầu ngày mới giản đơn là duy trì hiệu suất làm việc cao, tránh xa căng thẳng - Ảnh 3.

Pichai chia sẻ: “Là một người ăn chay, tôi luôn chú ý cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể. Vì thế tôi chọn món trứng tráng ăn kèm với bánh mì nướng vào buổi sáng.”

Là bữa ăn đầu tiên trong ngày, chất lượng của bữa sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả ngày dài làm việc. Ăn một bữa sáng không đủ chất hoặc bỏ qua bữa sáng có thể dẫn đến sự suy giảm trí nhớ, sự tập trung, hiệu suất làm việc và các chức năng nhận thức khác của não bộ.

4. Uống trà

Thói quen buổi sáng rất bình tĩnh, thư thái CEO của Google: Bắt đầu ngày mới giản đơn là duy trì hiệu suất làm việc cao, tránh xa căng thẳng - Ảnh 4.

Xuất thân là một người gốc Ấn, Pichai cho biết anh rất thích có một cốc trà nóng trong bữa sáng của mình. Cũng theo anh, uống trà đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho người uống cà phê.

Theo MayoClinic, trà đen có một phần nhỏ caffein – chất được tìm thấy trong cà phê. Có nghĩa là uống trà cũng đem lại sự tỉnh táo và tập trung tương tự như khi sử dụng cà phê nhưng không gây ra các tác dụng phụ như triệu chứng căng thẳng, bồn chồn.

5. Suy nghĩ về tổng thể

Thói quen buổi sáng rất bình tĩnh, thư thái CEO của Google: Bắt đầu ngày mới giản đơn là duy trì hiệu suất làm việc cao, tránh xa căng thẳng - Ảnh 5.

Pichai nói rằng anh không xem xét công việc của Google như một “trò chơi có tổng bằng không” mà thay vào đó, anh luôn suy nghĩ về những giới hạn lớn hơn. Việc tập trung suy nghĩ về bức tranh tổng thể trước khi đến công ty giúp cho Pichai bao quát công việc quản lí tốt hơn và nhờ đó anh có thể điều phối hoạt động của các bộ phận khác nhau trong suốt cả ngày làm việc.



Theo Hoài Thu


Trí Thức Trẻ/CNBC

Cách tiêu tiền giúp ổn định cuộc sống và giới hạn ham muốn:

1. Nếu không đáp ứng được nhu cầu, dù một đồng cũng không bỏ tiền ra mua. Mua sắm nhìn vào nhu cầu, không nhìn vào giá.

2. Đồ dùng nếu không sử dụng trong một thời gian dài, bán hoặc cho, không giữ chật nhà.

3. Không cho vay, nếu đã xác định cho vay thì cũng tự xác định sẽ mất.

4. Nếu quyết mua một món đồ nào đó, dành thời gian tìm hiểu thật kỹ, hỏi người quen, luôn tính toán khả năng thanh khoản của món đồ. Mua rồi không hối hận.

5. Không mặc cả, không ép giá, luôn xác định cụ thể một khoản cần thanh toán so với nhu cầu, không quan trọng đắt rẻ, miễn là phù hợp với nhu cầu.

6. Khoảng 80% đồ dùng của cá nhân & gia đình không thực sự cần. 80% trong số đó có thể cho đi vô điều kiện. Quan điểm “xởi lởi trời cho”.

7. Nền kinh tế chia sẻ, con người cũng nên sẻ chia, mọi thứ quyền lợi và trách nhiệm. Đi ăn uống, không có khái niệm trả chung nếu không phải những trường hợp đặc biệt.

9. Tiền là công cụ, có thể tặng nhau vài chục, vài trăm triệu, nhưng có thể ki bo vài nghìn bạc, quan trọng mối quan hệ nào là xứng đáng.

10. Không có chuyện tự nhiên giàu lên nhanh chóng, tất cả phải đánh đổi bằng trí tuệ, sức khoẻ và thời gian. Phải rèn luyện và nỗ lực mỗi ngày!

Sau thương vụ nhượng lại công ty tư vấn kế hoạch tài chính Student Loan Hero cho Lending Tree với giá 60 triệu USD nhưng vẫn nắm quyền điều hành, CEO Andy Josuweit trở thành triệu phú, doanh nhân được chú ý trong giới tài chính. CEO Andy Josuweit đã đưa ý tưởng khởi nghiệ p thành công dù trình độ học vấn không cao và không có nhiều kinh nghiệm trong thế giới doanh nghiệp.

Tất nhiên, những ngày đầu khởi nghiệp, Andy Josuweit đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Anh cần có vốn để phát triển ý tưởng trong khi vẫn phải hoàn trả số tiền nợ sinh viên hơn 100.000 USD. Ngày đó, Andy luôn xác định bản thân phải chăm chỉ, kiên nhẫn và nỗ lực hơn người khác nhiều lần. Đó cũng là 3 nhân tố mà Andy tin sẽ giúp anh thành công trên con đường đã chọn.

Trong cuộc phỏng vấn với Business Insider, CEO Andy Josuweit thẳng thắn chia sẻ về cách anh vượt qua sự thiếu kinh nghiệm: “Khi còn học ở trường, tôi không bao giờ nghĩ mình là người thông minh nhất. Thành thật mà nói, thành tích học tập của tôi không tốt. Nhưng bù lại, tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ và nỗ lực mỗi ngày. Đó cũng là những điều quan trọng nhất để trở thành một doanh nhân thành công“.

Josuweit thành lập Student Loan Hero vào năm 2012. Nhận thấy có hàng triệu sinh viên phải phụ thuộc vào các khoản vay vốn, anh và cộng sự đã mất một tuần để thuyết phục các cố vấn của tổ chức ươm mầm khởi nghiệp Startup Chile đầu tư cho ý tưởng của mình, phát triển website tư vấn tài chính cá nhân cho sinh viên.

Dưới áp lực to lớn phải thành công để không phụ lòng cha mẹ, Andy Josuweit quyết tâm lên kế hoạch tài chính và tiết kiệm cho chính bản thân mình. Mỗi ngày, Andy Josuweit làm việc 14 giờ. Thay vì bỏ tiền mua một chiếc xe hơi thuận tiện hơn cho công việc, Andy Josuweit quyết định đi xe đạp. Thậm chí, anh còn chuyển nhà từ New York đến Austin, Texas để tiết kiệm thêm tiền thuế và chi phí sinh hoạt khác.

Nhờ sự kiên trì, Andy Josuweit đã nhanh chóng hoàn trả được số tiền vay vốn sinh viên. “Tôi đã đối xử với khoản nợ của mình giống như tham gia vào một cuộc chạy đua nước rút, nghĩa là tôi buộc phải hoàn thành càng nhanh càng tốt”. Andy Josuweit cũng cho biết Student Loan Hero đã giúp xóa sạch 1 tỷ USD về vay vốn sinh viên. Ngoài điều hành công ty, Andy Josuweit còn tham gia giảng dạy về giáo dục tài chính trên website cho những sinh viên có nhu cầu.

Andy Josuweit chỉ học hết đại học, không tiếp tục học lên thạc sĩ quản trị kinh doanh như nhiều CEO khác. Theo quan điểm của vị giám đốc điều hành trẻ tuổi, kinh doanh là một con đường có thể đi lên từng bước một, không cần phải có bằng cấp cao. Bạn có thể thất bại vài lần nhưng sẽ học hỏi được từ những thất bại. Nếu bạn có sự quyết tâm, chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực không ngừng thì sẽ tạo được những đột phá trong sự nghiệp.

CEO của Student Loan Hero cũng cho rằng, ngày nay, nhiều doanh nhân quá háo thắng trong quá trình khởi nghiệp, khi gặp thất bại hoặc không nhận được kết quả tốt thì họ dễ dàng bỏ cuộc. “Thành công và tương lai đều là những thứ không thể đoán trước. Rất nhiều người đã bỏ cuộc trước khi họ chạm đến thành công. Bởi vì, họ đã không có đủ sự kiên trì và quyết tâm. Nếu bạn thực sự muốn biết thành công là gì, hãy chăm chỉ làm việc, điều hành công ty của mình và phải bỏ thời gian cùng với tâm huyết cho nó”, Andy Josuweit nói.



Theo Nguyễn Linh


Trí Thức Trẻ/CNBC