Tag

cánh tay phải

Browsing

Sau công việc luật sư thành công, Charlie Munger đã tham gia công ty đầu tư Berkshire Hathaway với tư cách phó chủ tịch trong suốt 40 năm. Hiện nắm giữ trong tay giá trị tài sản tương đương 1,64 tỷ đô la Mỹ (theo tờ Forbes), người đàn ông 94 tuổi này đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong một bài phát biểu tại Lễ khai giảng năm 2007 tại trường Luật USC.

Munger nói rằng quan điểm cốt lõi theo ông suốt cả cuộc đời là chân lý “con đường an toàn nhất để đạt được những điều bạn muốn là cố gắng và nhận lại những gì bản thân xứng đáng”.

Nói cách khác là hãy đối xử với người khác như cách bạn đối xử với bản thân mình. Theo tâm lý học xã hội, nó thường được biết đến với cái tên “Luật nhân quả ” và châm ngôn này có thể thấy ở rất nhiều bối cảnh văn hóa và tôn giáo.

Các câu tục ngữ tương tự là “gieo nhân nào gặt quả nấy” và “hãy cho đi”. Nghĩa là khi bạn cho đi trước, bạn sẽ được nhận lại.

Munger đã nói với các sinh viên luật rằng: “Thông thường những người có tính cách này đều thành công trong cuộc sống, và họ không chỉ giàu về vật chất mà còn cả danh tiếng và thù lao. Họ có được sự kính trọng và niềm tin của những người mà họ làm việc cùng, và từ đó có được sự hài lòng trong cuộc sống.”

Nguyên tắc sống giúp cánh tay phải của Buffett giành cả tiền tài và danh tiếng: Sống để cho đi, sự nhân từ sẽ được đáp trả gấp 10 lần - Ảnh 1.

Charlie Munger không chỉ là “cánh tay phải” mà còn là một người bạn thân của Warren Buffett.

Các nhà tâm lý học xã hội thấy rằng nhân quả đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi của con người, vì mọi người thường có nhu cầu tâm lý “đáp trả” với người khác một cách sâu sắc. Nếu một người cư xử đẹp, chúng ta sẽ cảm thấy mình buộc phải đáp trả lại thật đẹp và ngược lại cũng vậy.

Trong khi luật lệ không nên dùng để bắt ép – thực tế thì luật này được sử dụng tốt nhất khi chúng ta không hi vọng được đáp trả – nó có thể có lợi cho người làm kinh doanh. Ví dụ như việc bạn giúp đỡ một đồng nghiệp có thể khiến họ giúp đỡ lại bạn trong dự án tiếp theo, và ở lại văn phòng làm việc muộn hơn sẽ làm sếp có khả năng cao thăng chức cho bạn.

Thêm nữa, nghiên cứu cho thấy rằng những gì bạn nhận lại đều lớn hơn những gì bạn cho đi.

Trong một nghiên cứu, nhà khoa học về hành vi David Stromehtz nhận thấy rằng bữa tối có thêm bạc hà sẽ khiến thực khách có thể hảo phóng tăng tiền tip lên tới 21%.

Trong một nghiên cứu khác, giáo sư xã hội học Phil Kunz đã gửi 578 chiếc thiệp giáng sinh cho những người lạ ngẫu nhiên và nhận lại 117 thiệp. Một số thiệp tặng lại còn là thiệp viết tay, những bức thư dài và ảnh gia đình cùng thú cưng và đám trẻ nhỏ, và chỉ có 6 người nói rằng họ không thể nhớ Kunz là ai.

Luật nhân quả của Munger thể hiện một câu nói ẩn ý nổi tiếng của Adam Smith, người tiên phong trong ngành triết học kinh tế phương Tây. Trong cuốn sách gây ảnh hưởng “Lý thuyết về cảm tính đạo đức”, Smith đã viết: “Không có người nhân từ nào là không nhận được sự nhân từ đáp trả. Nếu anh ta luôn luôn không nhận được sự đáp trả từ người mà anh ta nên nhận được, có lẽ là anh ta đã thất bại khi đón nhận từ người khác và với mức độ nhiều hơn gấp 10 lần. Sự tử tế cũng chính là cha của sự tử tế”.

Sống theo quy luật vàng này có thể tạo ra ảnh hưởng tới công việc hoặc nỗ lực kinh doanh của bạn, Munger nhấn mạnh rằng nó nên trở thành cách sống của bạn. Ông nhắc sinh viên rằng hãy cho đi những điều tốt đẹp nhiều hơn là thu về của cải.

Trong buổi lễ khai giảng đó, tỷ phú còn trích dẫn một giai thoại về một người giàu có đã mất. Trong đám tang của ông ta, mục sư yêu cầu mọi người tiến lên trước và nói những lời cầu nguyện tốt đẹp cho ông ta, nhưng không ai làm. Cuối cùng, một người đàn ông đã bước lên và nói “Ồ, em trai của ông ta còn tệ hơn nữa”.

Munger nói và cười: “Đó chắc chắn là con đường không ai muốn bước đi đâu. Khi trao đi sự tốt đẹp, không có một chuẩn mực nào cả, bất kỳ ai cũng có quan điểm của riêng mình”.



Theo Hà Lê


Nhịp sống kinh tế/CNBC