Tag

bài học

Browsing

Những người thành công nhất trên thế giới đều có xuất phát điểm giống nhau: họ là những người ham học hỏi, nhờ học hỏi mà trở nên khác biệt. Để bắt đầu công việc kinh doanh, chúng ta cần phải tìm hiểu rất nhiều thứ, tìm hiểu về tài chính, quản lý nhân viên, bán hàng, tiếp thị, đổi mới sản phẩm, quản trị rủi ro đều là những bài học quan trọng. Tuy nhiên, còn có những bài học khác cũng quan trọng đối với tương lai của doanh nghiệp nếu bạn muốn trở thành một ông chủ thành công.

Dưới đây là 4 bài học dành cho những doanh nhân trẻ để xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững.

1. Linh hoạt đổi mới là yếu tố sống còn

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ban đầu thường có xu hướng phát triển như một tên lửa. Bạn đầu tư tiền của mình vào việc xây dựng một sản phẩm hoặc dịch vụ hàng đầu, tập hợp một đội ngũ nhân viên tuyệt vời, thiết kế tài liệu tiếp thị và trang web thật bắt mắt.

Bạn đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc vào những điều trên trước khi công ty ra đời mà quên đi rằng nhu cầu của khách hàng và cách thức bán hàng của bạn mới là vấn đề quan trọng nhất. Đến khi công ty thực sự khởi động, tất cả những khách hàng mà bạn nghĩ sẽ gõ cửa công ty của bạn đều không có ở đó. Đó là một kịch bản thường thấy ở một startup và cuộc đấu tranh để vượt qua năm đầu tiên luôn đầy khó khăn.

Tất cả những gì bạn cần để phát triển doanh nghiệp là tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị trường và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở một mức giá hấp dẫn đối với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp nắm bắt được đúng nhu cầu thì trường trong năm đầu tiên kinh doanh. Bài học được những người đi trước đưa ra là: đừng nản chí. Thay vì cảm thấy thất vọng về việc khách hàng không mua hàng của bạn, hãy hỏi họ lí do không mua. Từ những dữ liệu thu thập được, sau đó bạn hãy xoay chiều chiến lược kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

2. Chi tiết nhỏ tạo ra thành công lớn

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 2.

Các doanh nhân thành công thường yêu thích các chi tiết nhỏ, họ thường tách những công việc phức tạp thành các nhiệm vụ nhỏ độc lập với nhau. Bằng cách đó họ có thể nhìn thấy và giải phóng các tắc nghẽn đồng thời vận hành cả cỗ máy lớn một cách hiệu quả hơn. Mọi quá trình trong doanh nghiệp của họ đều được quy định bằng văn bản với các bước cụ thể được xác định rõ ràng.

Trong ngắn hạn, để thúc đẩy doanh nghiệp, bạn cần tập trung thúc đẩy bán hàng, tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng và xây dựng các mối quan hệ. Đó là bức tranh tổng thể. Tuy nhiên, nếu bạn là một người nhìn xa trông rộng, bạn sẽ nhận ra cái đảm bảo cho quá trình bán hàng được diễn ra bình thường chính là sự vận hành trôi chảy của công ty. Một khi bạn không đưa ra các quy trình phù hợp, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại bất kể bạn bán được bao nhiêu hàng hóa hay danh sách khách hàng của bạn dài đến mức nào.

3. Người lãnh đạo thông minh thường thuê những nhân viên thông minh hơn mình

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 3.

Mọi người đều biết điều này, đúng không? Vấn đề ở đây là mặc dù chúng ta đều biết điều đó nhưng hầu hết đều lờ đi. Lí do là những nhà lãnh đạo thường sở hữu cái tôi quá lớn. Họ là những nhân vật lớn, hướng ngoại, và vì vậy họ phải là người đứng đầu tại nơi họ làm việc. Điều đó có nghĩa là khi nói đến việc thuê nhân viên, mặc dù họ nghĩ rằng nên tập trung vào việc tìm kiếm những người thông minh, trên thực tế họ lại đang chọn những người sẽ không đe dọa đến vị trí của họ.

Những doanh nhân thành công thì ngược lại. Họ hiểu rõ bản thân, cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Họ tự ý thức được rằng bản thân mình có thể là người cực kì thành công nhưng chỉ điều đó là chưa đủ. Họ cần có những người đồng nghiệp tài năng ở quanh mình, những người có thể đồng hành với họ trong mọi dự án, dám thách thức lẫn nhau để thúc đẩy sự tiến bộ chung. Vì thế, nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp đừng ngại thử thách bản thân bằng cách thu hút những nhân viên ưu tú về làm việc cho công ty của bạn.

4. Nỗi sợ là một phần không thể thiếu trên đường đi đến thành công

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 4.

Mỗi doanh nhân đều có những đêm không ngủ. Tất cả những người sáng lập startup đều lo ngại rằng công việc kinh doanh của họ sẽ bị phá sản vào ngày mai. Tất cả các doanh nhân đều nghĩ rằng họ sẽ phát điên với khối lượng công việc khổng lồ. Điều này là hoàn toàn bình thường, và hoàn toàn không có gì phải lo lắng. Trên thực tế, đó là một phần của việc xây dựng một doanh nghiệp thành công. Quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo rằng những nỗi lo sẽ không làm tổn hại đến sức khỏe và năng lực của bạn.

Chúng ta có thể nghe truyền thông kể rất nhiều về những doanh nhân chỉ ngủ bốn giờ mỗi đêm, và làm việc 80 giờ mỗi tuần trong nhiều năm. Tuy nhiên điều đó là không khả thi. Thực tế đã chứng minh làm việc quá sức không đem lại hiệu quả cao mà còn khiến cho cơ thể chúng ta bị suy nhược.

Ngoài giờ làm việc, hãy dành thời gian cho bản thân mình. Ngủ đủ giấc, tập thể dục, làm những điều mình thích… mới là phương pháp đúng đắn để bạn vượt qua căng thẳng, mệt mỏi và những nỗi sợ vô hình.



Theo Hoài Thu


Nhịp sống kinh tế

1. Sylvia Metayer, Giám đốc điều hành của Sodexo Corporate Services

 “Phục vụ mọi người” - phong cách lãnh đạo tưởng như lạ đời, hiếm gặp lại đang giúp 5 nữ CEO này gặt hái thành công ngoài sức mong đợi - Ảnh 1.

Giám đốc điều hành Sylvia Metayer.

Giám đốc điều hành Sylvia Metayer là công dân ba nước Pháp, Anh và Canada. Cùng với kinh nghiệm lãnh đạo của bà về mảng dịch vụ công ty, Sodexo – công ty cung cấp dịch vụ chất lượng cuộc sống – đã nâng cao chất lượng cuộc sống của bảy mươi lăm triệu người.

Sự tập trung rõ ràng của bà và cộng sự về việc hiểu được cách con người phát triển trong công việc đã giúp các nhân viên được sáu khía cạnh chất lượng cuộc sống:

– Môi trường thể chất: Bảo đảm rằng nhân viên an toàn và cảm thấy thoải mái.

– Y tế và Sức khỏe: Cung cấp cơ hội để làm cho nhân viên lành mạnh hơn.

– Tương tác xã hội: Củng cố mối quan hệ giữa các cá nhân và tạo điều kiện tiếp cận với văn hoá và giải trí.

– Công nhận: Làm cho nhân viên cảm thấy được trân trọng.

– Dễ dàng và hiệu quả: Đơn giản hóa kinh nghiệm của nhân viên hàng ngày và cải thiện cân bằng cuộc sống trong công việc.

– Tăng trưởng cá nhân: Giúp nhân viên phát triển lớn mạnh.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí Chief Learning Officer, bà nói: “Tôi được bổ nhiệm là giám đốc điều hành được 18 tháng, vì vậy tôi đang tiếp tục cố gắng với vai trò mới này. Tôi nhận ra rằng trở thành một giám đốc điều hành là trở thành một người phục vụ. Công việc chính của tôi là hỗ trợ nhân viên và hỗ trợ khách hàng. Trong việc hỗ trợ nhân viên của chúng tôi, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là tạo môi trường làm việc thoải mái cho mọi người”.

2. Melissa Reiff, Giám đốc điều hành của The Container Store

 “Phục vụ mọi người” - phong cách lãnh đạo tưởng như lạ đời, hiếm gặp lại đang giúp 5 nữ CEO này gặt hái thành công ngoài sức mong đợi - Ảnh 2.

Bà Melissa Reiff gia nhập The Container Store vào năm 1995 với vị trí Phó chủ tịch kinh doanh và tiếp thị. Bà đã tạo ra và chính thức hóa bộ phận kinh doanh và tiếp thị, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý bán hàng, đào tạo, quảng cáo, tiếp thị doanh nghiệp điện tử, quan hệ công chúng và mở cửa hàng mới khai trương

Cửa hàng Container vẫn là một trong những nơi tốt nhất để làm việc và mua sắm ở Mỹ và đứng thứ 49 trong danh sách hàng năm của Fortune Top 100 công ty có môi trường làm việc tuyệt vời nhất trong mười tám năm liên tiếp

Trả lời với báo chí, bà Reiff khẳng định: “Chúng tôi liên tục phấn đấu để tạo ra một nơi sáng tạo và hấp dẫn hơn để mua hàng và làm việc. Vì sự thành công gần và lâu dài của công ty, chúng tôi đã thông qua các nguyên tắc cơ bản và cam kết với sự lãnh đạo có ý thức“.

3. Kristen Hadeed, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Student Maid

 “Phục vụ mọi người” - phong cách lãnh đạo tưởng như lạ đời, hiếm gặp lại đang giúp 5 nữ CEO này gặt hái thành công ngoài sức mong đợi - Ảnh 3.

Kristen Hadeed, người sáng lập Student Maid.

Năm 2009, bà Kristen Hadeed bắt đầu Student Maid, một công ty dọn dẹp dành cho sinh viên sau đó phát triển thành công ty thuê hàng trăm sinh viên.

Bà gặp thất bại trong việc lãnh đạo ngay bước đầu. Bà Hadeed đã chia sẻ vào năm 2014: “Đó là khi tôi nhận ra rằng lãnh đạo không phải là một đặc ân để làm ít hơn. Lãnh đạo là một trách nhiệm để làm nhiều hơn nữa”.

Giờ đây mọi thứ khác biệt và công ty mà bà thành lập được biết đến nhờ tỷ lệ duy trì nhân viên hàng đầu của ngành. Kristen đào tạo mọi người xây dựng mối quan hệ tuyệt vời với khách hàng và “người giúp việc” của họ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho mọi người.

Câu chuyện đầu tiên tại TEDx Talk của bà mang tên “Làm thế nào để nghỉ hưu trước 20 tuổi” đã nhận được hơn hai triệu lượt truy cập, nói về niềm đam mê thực sự của mình đó là làm những việc tốt cho người khác. Điều này giải thích lý do tại sao Student Maid thanh toán miễn phí cho bệnh nhân ung thư.

4. Brittany Merrill Underwood , Giám đốc điều hành & Người sáng lập Akola Jewelry

 “Phục vụ mọi người” - phong cách lãnh đạo tưởng như lạ đời, hiếm gặp lại đang giúp 5 nữ CEO này gặt hái thành công ngoài sức mong đợi - Ảnh 4.

CEO Brittany Merrill Underwood.

Bà Brittany Merrill Underwood là một ví dụ rõ ràng về một lãnh đạo “phục vụ” thực hiện chủ nghĩa tư bản có ý thức để biến đổi cuộc sống của phụ nữ và gia đình nghèo khó. Thông qua kinh doanh xã hội phi lợi nhuận, dòng đồ trang sức của Akola là thương hiệu Full-Impact đầu tiên được bán trong không gian sang trọng.

Akola tái đầu tư 100% lợi nhuận của họ để hỗ trợ các cơ hội làm việc, đào tạo, các chương trình xã hội và xây dựng các trung tâm đào tạo và nguồn nước ở các cộng đồng nghèo trên toàn cầu.

Mô hình tác động của họ đối với kinh doanh xã hội đang mở đường cho các doanh nghiệp có tỷ lệ tác động cao đang hoạt động hàng ngàn năm nhằm tìm kiếm tác động trên thế giới.

Bà tiếp tục cống hiến cuộc đời mình để tạo ra một thương hiệu trao quyền cho phụ nữ thông qua phát triển kinh tế và toàn diện.

5. Cheryl Bachelder, Tổng giám đốc của Popeyes Louisiana Kitchen

 “Phục vụ mọi người” - phong cách lãnh đạo tưởng như lạ đời, hiếm gặp lại đang giúp 5 nữ CEO này gặt hái thành công ngoài sức mong đợi - Ảnh 5.

Cheryl Bachelder, cựu CEO của Popeyes.

Cuốn sách “Dám phục vụ: Làm thế nào để thúc đẩy những kết quả cao cấp bằng cách phục vụ những người khác” của bà là một nghiên cứu điển hình hấp dẫn nhất thể hiện sức mạnh của sự lãnh đạo của người phục vụ để tái tạo lại một công ty từ bên trong.

Khi bà được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành vào năm 2007, khách hàng đã giảm trong nhiều năm, doanh thu nhà hàng và xu hướng lợi nhuận âm và giá cổ phiếu công ty đã giảm từ ba mươi tư đô la trong năm 2002 xuống còn mười ba đô la. Đến năm 2014, doanh thu tăng 25%, lợi nhuận tăng 40%. Thị phần đã tăng từ 14% lên 21% và giá cổ phiếu trên 40 USD (hiện tại đang giữ ở mức 78 USD).

Bà nói ngắn gọn về việc chuyển đổi Popeyes: “Chúng tôi cần phải phục vụ những người đã đầu tư nhiều nhất cho Popeyes“.

Bằng cách cải thiện trải nghiệm của người nhận quyền thông qua các phương pháp lãnh đạo” phục vụ”, trải nghiệm của khách hàng ngày càng trở nên phong phú và thỏa mãn hơn dẫn đến nhiều khách hàng trung thành hơn.

Bà Cheryl đã nhận được giải thưởng Norman năm 2015 của ngành công nghiệp nhà hàng của Mỹ, một giải thưởng để công nhận khả năng lãnh đạo của một giám đốc điều hành có ảnh hưởng tới những người lãnh đạo cùng ngành.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế