Chuyện xảy ra trong công ty Ford

Vào đầu thế kỷ 20, công ty Ford của Mỹ ở vào giai đoạn phát triển hoàng kim. Tất cả các nhà máy, công xưởng của Ford đều phải hoạt động hết công suất mỗi ngày, hầu như không có lúc nào ngơi nghỉ.

Đơn đặt hàng của khách đã nhanh chóng lấp đầy văn phòng bán hàng của công ty. Mỗi một loạt xe mới ra lò, đã có rất nhiều người chờ đợi để mua ngay lập tức.

Đọt nhiên, có một hôm, một chiếc mô tơ trong nhà máy gặp sự cố khiến cả công xưởng không thể vận hành, việc sản xuất vì thế mà bị ngưng trệ.

Công ty đã điều đến một nhóm thợ để sửa chữa, lại mời cả chuyên gia đến kiểm tra nhưng không biết vấn đề nằm ở đâu chứ chưa nói đến việc sửa chữa.

Lãnh đạo công ty Ford bấy giờ vô cùng sốt ruột. Đừng nói dừng hoạt động một ngày, mà ngay cả một phút cũng gây ra tổn thất kinh tế vô cùng lớn.

Sửa 1 lỗi kỹ thuật, người đàn ông đòi mức thù lao không ai dám nghĩ đến và kết thúc bất ngờ - Ảnh 1.

Bên trong nhà máy sản xuất của Ford đầu thế kỷ 20.

Khi đó, có người kiến nghị nên mời nhà vật lý học nổi tiếng đồng thời là chuyên gia hàng đầu về mô tơ thời điểm đó – Charles Proteus Steinmetz đến giúp. Mọi người nghe có lý, liền lập tức cử người đi mời ông.

Steinmetz đầu tiên yêu cầu mọi người trải một cái chiếu cạnh mô tô, ông tập trung tinh thần chỉ để nghe suốt 3 ngày.

Sau đó, ông lại yêu cầu mọi người mang ra một chiếc ghế, ông leo lên rồi lại leo xuống mất nhiều giờ liền, cuối cùng mới lấy phấn khoanh tròn một vị trí trên mô tơ và viết: “Cuộn dây cảm điện ở chỗ này cần quấn thêm 16 vòng.”

Mọi người làm theo, và điều khiến ai cũng kinh ngạc là sự cố lập tức được tháo gỡ, công tác sản xuất tiếp tục được khôi phục.

Giám đốc công ty Ford khi đó đã hỏi Steinmetz rằng ông lấy bao nhiêu tiền công, Steinmetz nói: “Không nhiều, chỉ cần 10.000 USD.”

Câu trả lời của Steinmetz khiến vị giám đốc kinh ngạc, một đường vẽ mà đáng giá những 10.000 USD?

Cần phải nói thêm rằng khi đó, câu khẩu hiệu nổi tiếng của Ford là “lương 5 USD” – đó đã là mức đãi ngộ rất cao và không biết đã thu hút được bao nhiêu kỹ sư cũng như công nhân lành nghề đến với công ty này vào thời điểm đó.

Vậy mà một nét vẽ của Steinmetz lại đáng giá 10.000 USD, mức thù lao đó bằng tổng thu nhập hơn 100 năm của một người bình thường lúc ấy.

Steinmetz nhìn mọi người nghi hoặc, ông liền xoay người viết hóa đơn chi tiết: Một nét vẽ – 1 USD; Biết phải vẽ ở đâu: 9.999 USD.

Sửa 1 lỗi kỹ thuật, người đàn ông đòi mức thù lao không ai dám nghĩ đến và kết thúc bất ngờ - Ảnh 2.

Chân dung ông Charles Proteus Steinmetz.

Giám đốc công ty Ford sau khi xem hóa đơn xong, không những trả tiền mà còn đề nghị Steinmetz về làm cùng mình với khoản thù lao lớn.

Rất nhiều người kể câu chuyện đến đây là hết, kể cả trong sách giáo khoa của các em học sinh cấp 3 ở Trung Quốc và cuối cùng là rút ra một khẩu hiệu vô cùng xác đáng – trí tuệ chính là tài sản.

Và đi cùng với khẩu hiệu trên là làm thế nào để có được tri thứ, sau đó thông qua tri thức đề có được sự giàu có, còn về việc áp dụng các biện pháp gì thì hầu như không ai quan tâm.

Trên thực tế, câu chuyện này vẫn còn một phần ở phía sau:

Steinmetz vốn là một nhân viên kỹ thuật người Đức. Vì kinh tế Đức gặp khó khăn nên sau khi thất nghiệp, ông đã sang Mỹ.

Bởi không có người thân thích, không thể tìm được một chỗ đứng trong xã hội nên ông phải bôn ba khắp nơi cho đến khi được chủ một xưởng sản xuất nhỏ để mắt đến, thuê ông làm nhân viên kỹ thuật chuyên về mô tơ.

Steinmetz vô cùng biết ơn ông chủ này, ông chuyên tâm làm việc và nghiên cứu về mô tơ, không lâu sau đó thì nắm được các kỹ thuật cốt lõi trong việc sản xuất mô tơ, giúp công xưởng nhận thêm không ít đơn đặt hàng.

Sau khi biết đến Steinmetz, giám đốc công ty Ford không những trả đủ 10.000 USD tiền công mà còn đánh giá ông rất cao, đồng thời muốn mời ông về làm việc cùng với mức đãi ngộ hậu hĩnh.

Thế nhưng Steinmetz đã từ chối với lý do ông không thể rời bỏ nhà máy nhỏ mình đã làm, bởi ông chủ ở đó đã giúp đỡ ông trong lúc khó khăn nhất. Bây giờ nếu Steinmetz rời đi, nhà máy sẽ gặp không ít khó khăn.

Giám đốc công ty Ford dù rất lấy làm tiếc nhưng ông không giấu nổi sự cảm kích.

Vào thời điểm đó, Ford là công ty lớn giàu tiềm lực, mọi người đều coi việc được vào công ty làm việc làm niềm vinh hạnh, vậy mà Steinmetz lại từ chối cơ hội này…

Về sau, Ford quyết định mua lại nhà máy nơi Steinmetz làm việc.

Các thành viên trong hội đồng quản trị công ty đều cảm thấy khó hiểu, tại sao một nhà máy nhỏ bé như vậy có thể lọt vào tầm mắt của ngài giám đốc?

Giải đáp thắc mắc này, ngài Ford đã nói: “Vì ở công ty đó có một Steinmetz biết cảm ơn và sống có trách nhiệm.”

Sửa 1 lỗi kỹ thuật, người đàn ông đòi mức thù lao không ai dám nghĩ đến và kết thúc bất ngờ - Ảnh 3.

Lời bình

Ngày nay, không ít người chỉ tập trung ánh mắt của mình vào một chữ “tài sản”, họ đều nghĩ cách làm thế nào để bán tri thức, làm thế nào để biến tri thức thành tài sản.

Còn về định nghĩa thế nào là cảm ơn, thế nào là trách nhiệm, những cụm từ này chỉ là thứ yếu.

Trong thời đại này, nhiều người trong chúng ta có lẽ vẫn chưa tỉnh ngộ. Chúng ta tuyên truyền đi thông điệp “tri thức chính là tài sản” mà quên đi những điều quan trọng hơn, nhưng cũng chẳng mấy ai tự phản tỉnh xem bản thân mình đã mất đi thứ gì!



Theo Nguyễn Nhung


Trí Thức Trẻ

Write A Comment