Sẽ rất dễ dàng để nói đồng ý với tất cả mọi người vì thật ra, bạn cũng muốn nhận lại sự đồng tình từ người khác. Nếu nhận lại là cái lắc đầu thì 9 trên 10 người đều cảm thấy đây không phải là một người đồng nghiệp nhiệt tình, dễ mến. Nhưng hãy nhìn lại bạn xem, liệu có phải lúc nào bạn cũng muốn nói đồng ý với tất cả mọi chuyện không? Đã khi nào bạn thấy sự “dễ tính” của mình khiến bản thân cảm thấy khó chịu chưa? Đã khi nào bạn dũng cảm từ chối thẳng thừng với một lời đề nghị nào đó chưa?

Hãy trung thực với chính mình. Hãy suy nghĩ lại xem có khi nào bạn đã phải “vắt chân lên cổ” làm hộ bản báo cáo cho đồng nghiệp mà còn chưa xong việc của mình hay “lỡ” đồng ý với sếp là sẽ nhận thêm dự án mà chẳng kịp hoàn thành deadline nào nên phải chịu phạt chưa?

Nếu vậy, bạn hãy chỉ cần thẳng thắn nói rằng: không. “Ôm đồn” nhiều thứ rồi sẽ có lúc khiến bạn stress thực sự.

Khi chúng ta nói “có” mà đáng lẽ câu trả lời phải là “không”, chúng ta đã không sống thật với chính mình. Chúng ta hạ thấp nhu cầu và mong muốn của mình so với những người khác. Chúng ta thực hiện những lựa chọn mà chẳng hề tốt cho mình. Chúng ta phán xét nó, nghĩ rằng việc nói “có” không diễn ra quá lâu, nghĩ rằng nó không phải là một vấn đề lớn. Nó là một vấn đề lớn. Mỗi lần bạn làm như vây, nghĩa là bạn đã chọn không lắng nghe trái tim mình, tâm trí của mình và không tin tưởng vào bản thân mình nữa.

Muốn giảm stress công sở: Đừng ngần ngại, hãy thẳng thắn nói không! - Ảnh 1.

– Nói “không” có thể sẽ tốt hơn cho bạn: Nói “không” không phải là một hành động ích kỷ. Trong thực tế, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn cũng như cho những người thân của bạn. Khi bạn nói không, điều đó không có nghĩa là bạn kém cỏi hay không có năng lực, chỉ đơn giản là bạn không phù hợp với việc này mà thôi.

– Nói “không” giúp bạn nhận ra cái gì cũng có giới hạn: Cái gì cũng có giới hạn, bạn nên nói “không” những lúc cần thiết và biết dừng lại đúng lúc nếu như ai đó nói “không” với bạn. Mọi thứ luôn có giới hạn, ngay cả bản thân bạn cũng vậy. Đừng cố quá để rồi khiến bạn và cả đối phương đều rơi vào tình trạng khó xử, thậm chí là đồng ý thực hiện nhưng trong lòng rất ấm ức. Hãy chấp nhận và biết hài lòng với mọi thứ.

– Nói “không” bảo vệ bạn khỏi những tổn thương không đáng có: Con người rất kì lạ ở chỗ, đôi khi rõ ràng trong lòng mình không hề hài lòng, nhưng lại tỏ ra vui vẻ. Đôi khi rất khó chịu, nhưng lại cả nể không muốn làm mất lòng ai. Nói “không” chính là cách để bạn không còn phải tự dằn vặt bản thân vì làm những gì mình không muốn.

– “Vâng!” không phải lúc nào cũng là câu trả lời tốt nhất: Nếu bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng “open” (mở), sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người, làm tất cả mọi việc được giao thì đây là “cơ hội” để sự căng thẳng đi vào cuộc sống của bạn: sự mệt mỏi vì làm việc quá sức (đôi khi là những việc không phải của mình), việc căng mình ra để có thể làm vừa mọi người… Khi đó, sự căng thẳng xảy đến với bạn là điều tất yếu! Lúc này, sự nhiệt tình của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.

– Nói “không” dạy bạn biết trân trọng hơn giá trị của từ “có”: Nếu bị từ chối quá nhiều và cho đến khi có ai đó nói “có” với bạn là một cảm giác vô cùng tuyệt vời, là thời khắc bạn trân trọng cuộc sống hơn bao giờ hết. Từ “có” sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần khi chúng ta sử dụng chúng đúng lúc và đúng chỗ.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Write A Comment