Dù biết rằng, những báo cáo, công trình mà bạn bỏ tâm huyết hàng tuần, hàng tháng rốt cục cũng chẳng đi đến đâu, nhưng bạn vẫn luôn có một cám dỗ để thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa, chỉ để biện minh rằng bạn không để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Đây là một lí do hoàn toàn thiếu logic.

Thời báo New York giải thích hiện tượng này trong một bài báo gần đây về nghệ thuật “chiến lược buông bỏ”, một thuật ngữ được mượn từ tác giả và doanh nhân Seth Godin. Stephanie Lee giải thích lý do tại sao chúng ta thường không muốn ngừng lại việc theo đuổi một mục tiêu lâu năm, ngay cả khi mục tiêu đó đã được chứng minh là không thể đạt được. Lee cũng giải thích tại sao biết từ bỏ sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, và sẽ tạo cơ hội cho chúng ta theo đuổi tham vọng khác, thực tế hơn.

Đọc bài báo Times, tôi nghĩ lại lời khuyên của Jon Acuff trong cuốn sách “Kết thúc” năm 2017 của ông ấy: “Chọn điều gì để theo đuổi”. Acuff đã thay đổi tư duy của độc giả để họ hiểu rằng không có cách nào họ có thể đạt được mọi thứ họ muốn: Bạn không thể vừa là bậc cha mẹ tuyệt vời, là một nhân viên xuất sắc, vừa chăm sóc gia đình chu đáo, nấu bữa tối bổ dưỡng hàng đêm và vừa tham gia tình nguyện trong cộng đồng.

Thay vào đó, Acuff chia sẻ với độc giả để chọn ra những gì họ muốn “theo đuổi” và muốn đạt được điều đó. Logic ở đây là, bạn càng tiết kiệm thời gian và năng lượng, bạn càng đạt được ít tiến bộ hơn đối với từng mục tiêu riêng lẻ. Chọn một mục tiêu và giành cho nó mọi tâm huyết và bạn sẽ có một bước tiến gần hơn tới thành công.

Những người thành công hiểu rõ 1 điều mà số đông ít biết: Để đạt được mục tiêu lớn cần phải có chiến lược từ bỏ - Ảnh 1.

Bạn dường như không thể trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực mà không từ bỏ những thứ khác

Các nhà tâm lý học cũng đã nêu ra những lợi ích, và đôi khi là sự cần thiết khi từ bỏ một mục tiêu để tập trung vào một mục tiêu khác. Trong bài báo của tờ Times, Lee trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí Personality and Social Psychology Bulletin, phát hiện ra rằng khi người ta từ bỏ những mục tiêu không thực tế, họ sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Trong khi đó, Anders Ericsson, một giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Florida trước đó nói rằng ông ấy không biết của bất cứ ai trở thành một chuyên gia tầm cỡ thế giới với hơn một kỹ năng. Nếu bạn dành cuộc sống của bạn để làm chủ một lĩnh vực, các cơ hội khác sẽ biến mất – đó có thể là một điều tốt hay một điều xấu, tùy thuộc vào mức độ mà bạn muốn làm chủ lĩnh vực đó.

Gabriele Oettingen, giáo sư tại Đại học New York và Đại học Hamburg và là tác giả của cuốn “Cân nhắc lại việc suy nghĩ tích cực”, đã phát triển một phương pháp gọi là WOOP để giúp mọi người đạt được mục tiêu của họ. WOOP là viết tắt của mong muốn, kết quả, trở ngại, kế hoạch. Oettingen trước đó đã nói rằng, phương pháp WOOP thường đòi hỏi bạn phải từ bỏ khỏi một mục tiêu nếu nó xung đột với một mục tiêu khác, hoặc nếu nó có vẻ không khả thi.

Đôi khi quá trình này sẽ gây khó khăn. Nhưng về lâu dài, điều này tạo cho bạn một không gian riêng, sự chuyên tâm để làm thực hiện một điều gì đó khả thi, có ảnh hưởng và giá trị hơn.



Theo Minh An


Trí thức trẻ/Business Insider

Write A Comment