Category

Tin Tức Khỏe

Category

Khi đứng giữa những người lạ, chúng ta thường có tâm lý cảnh giác cao độ, luôn giữ thái độ im lặng và đề phòng, tỉ mỉ quan sát, từ bên ngoài nhìn vào trông sẽ giống với cái mà chúng ta hay gọi là hướng nội. 

Thực ra lúc này bạn đang trải qua quá trình tâm lý phức tạp, có xu hướng sử dụng tất cả các cơ quan cảm giác có độ nhạy cao để thăm dò các thông tin xung quanh bạn rồi truyền đến bộ não để nó nhanh chóng phân tích những ý nghĩa đằng sau thông tin đó. Trừ phi bạn cảm thấy an toàn, nếu không thì bạn vẫn sẽ tiếp tục quan sát và phân tích, tiếp tục trạng thái hướng nội đó.

Đại khái là bởi lẽ cảm giác không quen thuộc với người lạ khiến bạn sản sinh ra tâm lý e dè, không biết đối phương sẽ phản ứng ra sao với biểu hiện của mình, không biết liệu đối phương có thích phong cách nói chuyện của mình không. Dù sao thì ấn tượng ban đầu cũng rất quan trọng, chẳng ai muốn để lại ấn tượng không tốt hay có phần tùy tiện với người mình vừa quen biết cả.

Còn ở trước mặt người quen thì lại trở nên hướng ngoại, đó là bởi vì bạn đã quá hiểu rõ đối phương, biết về tính cách của họ. Bạn sẽ không phải bận tâm hay lo lắng mình lỡ nói cái gì khiến họ không vui. Thực ra tôi thấy không nhất định là hướng nội hay hướng ngoại, chỉ là có những khi bạn không có gì để nói với đối phương mà thôi.

Thường thì nếu đã là người hướng ngoại thì cho dù là với người quen hay người không quen, bạn đều có thể bắt chuyện rất nhanh chóng, những người như vậy thường khá tự tin, tin vào năng lực của bản thân, tin rằng mình có thể xử lý được những chuyện mà người khác không làm được. 

Có phải chúng ta thường như vậy: Gặp người quen thì hướng ngoại, nhưng gặp người lạ liền thành hướng nội? - Ảnh 1.

Vậy nên, không cần biết là người quen hay không quen họ vẫn đều có thể thao thao bất tuyệt. Trong cuộc sống, những người như vậy thường được nói vui là vứt ở đâu cũng sống được. Còn trong công việc, với tính cách như vậy thì họ cũng sẽ rất dễ được thăng tiến, có tiền đồ.

Những người hướng nội thường là những người điềm đạm, ôn hòa. Với người lạ thì ít nói, với người thân thì nói nhiều bất ngờ. Bên ngoài trông có vẻ rất nghe lời, rất biết tiếp thu ý kiến của người khác, nhưng khi xử lý mọi chuyện thì vẫn rất có chủ trương, có giải pháp, ý tưởng của riêng mình, chỉ là họ không dễ dàng thể hiện điều đó ra bên ngoài. 

Đối với người ngoài thì rất khiêm nhường, nhẫn nại, dĩ hòa vi quý, một điều nhịn chín điều lành, còn đối với người thân thì độ nhẫn nại lại khá kém. Tuýp người này thường khá bó buộc bản thân, trong giao tiếp họ khá khó mở lòng với người khác. 

Đôi khi, họ thà chịu khổ một chút, thà chấp nhận khó khăn hơn một chút cũng không muốn nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Họ sợ cảm giác mang ơn người khác cũng được, sợ không biết phải đối xử với người giúp đỡ họ cũng được, hay bởi lẽ họ không giỏi trong việc thể hiện cảm xúc cũng được, nhưng họ chính là như vậy.

Cũng có những người họ là vì tự ti mà trở nên hướng nội với những người lạ. Họ có thể vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cảm thấy mình không cùng tầng lớp với những người khác, có thể vì sợ mình là cha/mẹ đơn thân, sợ người khác coi thường mình, có thể vì học tập, công việc, ngoại hình bình thường, không nổi bật… Họ cho rằng mình thuộc tầng lớp ở dưới, không thể giao tiếp bình thường, cởi mở với người khác.

Có phải chúng ta thường như vậy: Gặp người quen thì hướng ngoại, nhưng gặp người lạ liền thành hướng nội? - Ảnh 2.

Ai ai cũng có trong mình một phần hướng nội, một phần hướng ngoại. Đừng cảm thấy u buồn hay suốt ngày băn khoăn tại sao mình không thể trở nên cởi mở hơn với những người lạ, tại sao mình khó mở lòng với người khác, nếu bạn cảm thấy thoải mái với nó thì hãy cứ sống như vậy vì bạn được là chính mình. 

Còn nếu không thì gửi đến những người muốn thay đổi, muốn trở nên cởi mở hơn, hãy bắt đầu thay đổi từ bây giờ, chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi cả, hướng nội có thể là tính cách nhưng cũng có thể không nếu bạn muốn khắc phục nó. 

Bí quyết là hãy tự tin, biết tôn trọng, tôn trọng mình, tôn trọng đối phương, để tâm đến mọi chuyện xung quanh một chút, tốt nhất là hãy cố gắng tạo cho mình thói quen có những phán đoán và quan điểm riêng, đọc nhiều sách, đọc sách mang lại cho bạn nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới, đôi khi những tri thức trong sách có thể là chủ đề cho những cuộc trò chuyện giúp thu hẹp khoảng cách giữa mình và người khác, và quan trọng nhất đó là hãy luôn luôn nở nụ cười, “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, cười không chỉ bổ cho bạn mà nó còn giúp tiếp thêm năng lượng cho đối phương, giúp bạn tạo được thiện cảm trong mắt đối phương.

Đừng bao giờ xem những gì mình có là rơm rác, là cỏ dại, khuyết điểm của bạn trong mắt người này đôi khi nó lại là ưu điểm của bạn trong mắt người khác. Đừng suốt ngày ưu phiền về tính cách của mình hay về cách mọi người nghĩ về mình, bởi mỗi một tính cách đều có điểm tốt riêng, quan trọng là cách bạn thể hiện nó ra cho người khác thấy nó như thế nào!



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Trận Hạnh Châu (Haengju) là một phần của chiến tranh Imjin (1592-1598), cuộc chiến xâm lược Joseon của Toyotomi Hideyoshi, người đứng đầu Nhật Bản lúc bấy giờ.

Vào khoảng đầu năm 1592, Nhật Bản đưa gần 16 vạn quân rời khỏi đảo Tsushima để thực hiện dã tâm thống trị châu Á của mình. Theo tính toán của Hideyoshi, đầu tiên sẽ là láng giềng Joseon (Triều Tiên), sau đó là Trung Quốc rồi tiếp theo là chinh phạt khắp lục địa.

Trong vài tháng đầu tiên, đội quân từ đất nước mặt trời mọc hành quân, đánh chiếm thành lũy với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên càng về sau, mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là các cuộc chiến trên biển khi phải đối đấu với đại tướng Yi Sun-sin (Lý Thuấn Thuần).

Trận Hạnh Châu: 2.300 lính Triều Tiên làm nên kỳ tích trước 3 vạn quân Nhật! - Ảnh 1.

Trận hải chiến Myeongnyang kinh điển do tướng Yi Sun-sin chỉ huy.

Yi Sun-sin và hạm đội của mình đã đánh tan tác gần như mọi cuộc tấn công từ phía Nhật Bản, thậm chí ngay cả khi chỉ có 13 tàu chiến trong tay, ông cũng bẻ gãy được đợt tiến công của 130 chiến hạm Nhật vào Myeongnyang.

Những chiến thắng vang dội trên biển đã phần nào ngăn chặn được đà tiến công bên phía Nhật Bản vào Hoàng Hải.

Tuy nhiên, đến tháng 3/1593, quân Nhật đánh bại liên minh Joseon – nhà Minh trong trận chiến Pyokje. Thương vong bên phía bại trận là vô cùng lớn, rất nhiều binh sĩ đã đánh mất ý chí chiến đấu bởi nghịch cảnh trước mắt.

Thế nhưng vẫn có một nơi hừng hực khí thế dù cho quân số không nhiều.

Đó là 2.300 chiến binh được chỉ huy bởi đại tướng Kwon Yul của tỉnh Cholla. Họ cố thủ trong một pháo đài đất nhỏ nhìn ra sông Hàn. Đây cũng được xem là một trong những vị trí quan trọng. Nếu quân Nhật muốn tiến sâu hơn, họ buộc phải hạ gục được thành trì này trước.

Tướng Kwon Yul nhận thức rõ ràng được sức mạnh quân sự cũng như áp lực mà đội quân hơn 30.000 người mang lại, việc đối đầu trực diện với kẻ thù đông gấp 10 lần lực lượng bên mình không khác gì tự sát. Không khó để ông quyết định sẽ chiến đấu ở đằng sau những bức tường thành lớn.

Ông thực hiện những nỗ lực đầu tiên của mình vào tháng 10 năm 1592 tại căn cứ Tok-san – một ngọn núi chắc chắn ở phía Nam thủ đô. Pháo đài của Kwon Yul tại Haengju nổi lên là mối đe dọa trực tiếp lớn nhất đối với người Nhật đang đóng ở Seoul. Và một trận chiến là không thể tránh khỏi.

Bên phía Nhật bản, rất nhiều tướng lĩnh quan trọng trong quân đội có mặt, từ Kobayakawa Takakage – vị tướng có công lớn bên phía Nhật trong trận Pyokje đến con trai nuôi của Hideyoshi là Ukita Hideie. Và kèm theo họ là hơn 30.000 binh lính thiện chiến.

Trận Hạnh Châu: 2.300 lính Triều Tiên làm nên kỳ tích trước 3 vạn quân Nhật! - Ảnh 2.

Ukita Hideie – Con nuôi của Hideyoshi. Ảnh: samuelhawley

Bên trong pháo đài Haengju, tướng Kwon nắm trong tay 2.300 lính, bao gồm cả binh sĩ chính quy lẫn tình nguyện viên dân sự. Thậm chí cả phụ nữ từ các vùng xung quanh cũng tham gia, đưa số lượng người bảo vệ thành lên đến gần 10.000 người.

Dù số lượng tăng lên đáng kể thì cũng chưa là gì so với con số 3 vạn bên phía Nhật. Hơn thế nữa, thực tế trong số đó chỉ có khoàng 2-3.000 người có thể chiến đấu tốt. Không khó hiểu khi không khí trong thành ngày một nặng nề, sự lo lắng cũng ngày một tăng cao.

Trận chiến quyết định tại Haengju

Ngày 12/2/1593, trận chiến bắt đầu ngay sau khi mặt trời lặn. Nhật Bản tuy áp đảo về số lượng nhưng do địa hình của pháo đài, họ không thể nhất loại xông lên mà buộc phải chia thành các nhóm và thay phiên nhau tiến lên.

Sức mạnh của Nhật Bản lúc này là không thể bàn cãi, áo đảo so với bên phía Joseon. Tuy nhiên, một lần nữa địa hình lại gây khó khăn khi cung thủ bên phía Nhật không thể nhắm chính xác vào những binh sĩ bảo vệ thành vì họ phải bắn hướng lên dốc.

Đương nhiên, bên phía tướng Kwon không bỏ qua lợi thế đáng kể từ địa hình mà phản công trở lại bằng cung tên, gạch đá hay bất cứ thứ gì có thể cầm ném được. Họ cũng có một số vũ khí sử dụng thuốc súng, gồm một số khẩu pháo lớn chongtong và một hỏa tiễn hwacha .

Trận Hạnh Châu: 2.300 lính Triều Tiên làm nên kỳ tích trước 3 vạn quân Nhật! - Ảnh 3.

Cụ thể, với mỗi cuộc tấn công của quân Nhật, Kwon Yul luôn chờ đợi cho đến khi kẻ địch đã bước hoàn toàn vào phạm vi tầm bắn rồi mới ra hiệu cho toàn bộ cung thủ, pháo thủ và hỏa tiễn Hwacha nhất loạt bắn lên.

Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả khi đẩy lùi liên tiếp 3 đợt tấn công của quân Nhật, buộc chúng phải rút lui.

Những đợt tấn công liên tiếp nổ ra, những chiến thuật khác nhau cũng được tướng lĩnh Nhật áp dụng. Họ còn mang cả cỏ khô, rơm kho để kín dưới chân tường thành để chuẩn bị cho hỏa công nhưng rất may, binh lính của Kwon đủ tỉnh táo để kiểm soát tình hình.

Nhưng càng đánh lâu, phía Joseon càng bất lợi khi những mũi tên cạn kiệt dần, nếu hết hẳn, họ không thể cầm chân quân Nhật ở ngoài thành và đó sẽ là ác mộng thực sự! Đúng lúc này, tướng Yi Bun mang đến 10.000 mũi tên giúp cho Kwon Yul và binh sĩ của mình đứng vững đến cuối ngày khi các đợt tấn công kết thúc.

Kết quả, phía Nhật không chiếm được “địa lợi” nên tổn thất nặng nề về quân số, hàng nghìn người đã chết, thậm chí những tướng lĩnh quan trọng như Ukita Hideie, Ishida Mitsunari và Kikkawa Hiroie cũng bị trọng thương.

Trận Hạnh Châu: 2.300 lính Triều Tiên làm nên kỳ tích trước 3 vạn quân Nhật! - Ảnh 4.

Không thể chiếm được thành lũy này không khác gì một gáo nước lạnh dội vào tham vọng chinh phạt của Hideyoshi. Suốt buổi tối hôm đó, những binh sĩ Nhật còn sống tập trung hết những gì có thể mang đi rồi trở về bởi họ không thể hạ gục được tinh thần cũng như quân đội “chắp vá” của Kwon Yul.

Đây được biết là một trong những thắng lợi quan trọng nhất trong chiến tranh Imjin, cùng với trận đại thủy chiến Myeongnyang, nó thay đổi cục diện “ván bài” và giúp nhà Joseon nâng cao sĩ khí thêm một lần nữa để đối đầu với quân Nhật hùng mạnh.



Theo Gohan


HELINO

11 giờ đêm:

– “Sao anh còn chưa về? Anh có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?”

– Ừ đây, anh đang chuẩn bị về rồi, em ngủ trước đi.

1h sáng:

– Anh có về không thì bảo, không về ngay, đừng trách tôi ác, chơi bời cũng phải có…

– Đây đây về ngay đây, làm gì mà căng. Tút tút…

Trong cuộc sống hiện đại, cuộc hội thoại trên chắc chẳng hề xa lạ với các cặp vợ chồng. Câu chuyện nhậu nhẹt vốn là một khái niệm quen thuộc với các đấng mày râu. 

Chỉ cần hỏi “chị Google” về vấn đề này, bạn sẽ bắt gặp không ít các câu chuyện dở khóc dở cười về phản ứng của các mẹ bỉm sữa trước “vấn nạn” chồng đi nhậu: người thì sốt ruột đến nỗi không chợp mắt nổi vì “chờ người nơi ấy”, chị thì đầu óc đang “nảy số” với 7749 mối nghi hoặc, bất an “Hay anh ta lại đi bia ôm, karaoke đèn mờ”, “Sao giờ này còn chưa về, hay lại xảy ra tai nạn trên đường về nhà”; chị lại giở bài “Ra mà đứng cửa cho chừa cái thói rượu chè” quen thuộc hay sẵn sàng tuyên bố ly dị vì thú vui của chồng… 

Thế nhưng, chừng ấy biện pháp liệu có giúp họ thu phục người đàn ông của mình khỏi nanh vuốt của con quái vật men rượu? Câu trả lời là không. 

Một người phụ nữ khôn ngoan sẽ giữ chồng theo cách “lạt mềm buộc chặt”, sẽ thì thầm bên tai đức lang quân của họ rằng: “Em không ngại đợi anh đi nhậu về khuya. Em chỉ cần một lý do (chính đáng) mà thôi.” 

Hãy thử tìm hiểu xem tại sao chồng bạn lại hay sa đà vào bàn nhậu đến vậy, hãy dùng giác quan thứ 6 trời ban cho nữ giới chúng ta để học cách lắng nghe, thấu hiểu và thông cảm.

Lời bênh vực dành cho các ông chồng dùng cả tuổi trung niên để nhậu nhẹt: Chồng nhậu thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa không đời nào khê - Ảnh 1.

Lời bênh vực dành cho các gã chồng dùng cả tuổi trung niên để nhậu nhẹt

Gửi các bà vợ, xin đừng nhìn chuyện rượu bia của chồng bằng ánh mặt hằn học.

Nếu chồng bạn thuộc giới kinh doanh, xin đừng dày vò anh ta bởi chuyện đi ăn nhậu là “luật bất thành văn”, là điều bất đắc dĩ khó tránh khỏi với họ rồi. Bạn biết đấy, phần lớn các bản hợp đồng được kí kết với đối tác làm ăn trên bàn nhậu. Công việc “chốt sale” với khách hàng cũng được thực hiện trên bàn nhậu. 

Là người phụ nữ thông minh, thay vì làm khó, hoạnh họe họ sau mỗi trận chiến chinh phục khách hàng, đối tác bằng rượu thịt đầy gian truân; hãy thông cảm, pha cho họ một bát canh giải rượu ấm nóng và chân thành thủ thỉ với họ rằng: “Cảm ơn anh vì đã vất vả kiếm tiền cho gia đình mình.”

Với một số ông chồng, nhậu nhẹt đơn giản chỉ là thú tiêu khiển giúp cuộc sống của họ bớt nhàm chán, vô vị. Nhưng ở đây, nhậu nhẹt không đồng nghĩa với việc bê tha, nát rượu, “rượu vào lời ra” để chửi rủa, bạo hành người khác. 

Tôi chợt nhớ đến lời răn dạy của cô giáo tôi: “Không có người đàn ông hoàn hảo. Người đàn ông sẽ có ít nhất một tật xấu: không rượu chè thì cờ bạc, gái gú. Nếu không có tật xấu nào, họ không phải là đàn ông.” 

Khi đấng nam nhi của đời bạn lỡ “bén duyên” vào ly rượu cay, hãy chấp nhận “tật xấu” ấy bởi đó là sở thích của họ. Hãy nghĩ đơn giản thế này: nếu bạn không thể giúp cuộc sống của họ bớt nhạt nhẽo, đơn điệu, hãy để men rượu cay nồng làm việc đó bởi uống rượu cũng là để giải sầu, và dù gì, rượu chè vẫn đỡ hơn cờ bạc, gái gú.

“Hôm nay, anh về muộn nhé, lâu lắm mới gặp thằng Đức tri kỷ từ hồi mẫu giáo, lâu rồi hai đứa mới được dịp hàn huyên tâm sự với nhau.” Gặp phải tình huống này, chắc hẳn một số chị vợ sẽ ức chế yêu cầu chồng gác lại cuộc vui để về đón con ngay lập tức: “Thế giờ bạn anh còn quan trọng hơn cả cái nhà này à?” 

Thưa các chị, giả sử, một ngày đẹp trời, các chị tình cờ gặp được cô bạn thân chơi với nhau từ hồi “cởi chuồng tắm mưa” trong quán trà sữa, họa hoằn lắm mới có dịp tái ngộ, liệu các chị có chắc là mình sẽ không ở lại để tán gẫu với người bạn đó ít nhất trong vòng 2 tiếng không? 

Lời bênh vực dành cho các ông chồng dùng cả tuổi trung niên để nhậu nhẹt: Chồng nhậu thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa không đời nào khê - Ảnh 2.

Hãy đặt mình vào vị trí của người đàn ông để thấu hiểu họ. Bên cạnh gia đình, công việc, đồng nghiệp, họ cũng có các mối quan hệ bằng hữu, tri kỷ để chăm sóc, nâng niu. Câu thành ngữ người xưa truyền lại đâu chỉ có vế “sang vì vợ”, còn có vế “giàu vì bạn” nữa mà.

Khi được hỏi về vấn đề nhức nhối muôn thuở mang tên chồng hay đi nhậu, chị tôi, người phụ nữ “nuôi đủ hai con với một chồng”, cho rằng: “Không rượu bia, không giao du với đồng nghiệp hay mượn rượu để “chém gió” tạo dựng mối quan hệ với sếp thì biết chơi với ai trong cơ quan”. 

Thật vậy, nhậu nhẹt cũng là dịp để thắt chặt tình đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới và thậm chí, nó còn giúp tạo dựng các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Muốn vợ bớt lời, các ông chồng cũng cần hành động đáng mặt nam nhi sao cho vợ “tâm phục khẩu phục”.

Nếu trong và sau khi nhậu, bạn không thể giữ bản thân tỉnh táo, sáng suốt, hãy tỉnh táo từ trước khi bắt đầu cuộc vui. Nếu biết trước tửu lượng của mình không đủ tốt, dễ bị chuốc say, khi còn tỉnh táo, hãy ngỏ lời nhờ đồng nghiệp gọi taxi hoặc vợ bạn đến đón để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Sau tiệc nhậu, trở về nhà, nếu cô ấy tra khảo, dày vò bạn, dù bực bội, ức chế đến mấy, xin hãy nhẫn nhịn và bình tĩnh nói với nàng một câu: “Để sáng mai anh tỉnh táo rồi chúng ta nói chuyện”. Nếu khi ấy, bạn cũng phản kháng lại, thử nghĩ xem, lời nói của một người ngà ngà say và lời nói của một người hoàn toàn tỉnh táo chỉ như hai thứ ngôn ngữ khác nhau, không hề có một điểm chung.

Hãy học cách từ chối một số lời mời không quá quan trọng để bù đắp, dành nhiều thời gian cho gia đình hơn. Mỗi người đàn ông trưởng thành cũng giống như một nghệ sĩ điệu nghệ, cùng một lúc, bạn phải tung hứng ba quả bóng thủy tinh dễ vỡ: gia đình – công việc – bạn bè. Hãy cố gắng đừng vì giọt rượu tràn li mà đánh rơi một trong ba quả bóng đó.

Lời bênh vực dành cho các ông chồng dùng cả tuổi trung niên để nhậu nhẹt: Chồng nhậu thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa không đời nào khê - Ảnh 3.

Hãy học cách cảm ơn vợ vì đã thông cảm cho câu chuyện bàn nhậu của bạn vì ở ngoài kia, biết bao người vợ sẵn sàng đoạn tuyệt, ly hôn vì người chồng “bê tha” của họ.

Hãy học cách cảm ơn vợ vì đã thức cả đêm mong ngóng bạn quay về vì ở ngoài kia, biết bao người vợ sẵn sàng khóa cửa trừng phạt cho chồng đứng ngoài trong đêm đông buốt giá.

Hãy học cách cảm ơn vợ vì đã chịu khó lau dọn “bãi chiến trường” của bạn vì ở ngoài kia, biết bao người vợ đã lạnh lùng tuyên bố: “Của ai người ấy dọn”.

Hỡi các ông chồng, muốn được vợ thông cảm và thấu hiểu cho thú vui của mình, bạn cũng phải biết cảm thông cho nỗi niềm, sự vất vả, hi sinh, nhẫn nhịn của họ đã chứ!



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ

Trong cuộc sống, bất cứ ai thành công cũng từng nếm trải thất bại. Chặng đường của mỗi người là một câu chuyện, một tấm gương. Tỷ phú Richard Branson từng thất bại 400 lần trước khi ông thành lập công ty Vigin Galactic. Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối 1.009 lần khi ông chào bán công thức gà rán.

Doanh nhân người Singapore 40 tuổi – Bryan Long cũng không phải là người ngoại lệ. Anh không chỉ thất bại một lần, mà chính xác là anh đã thất bại, thất bại, và thất bại lần nữa.

Đối với Long – từng là một sinh viên luôn dẫn đầu lớp với số điểm GPA tuyệt đối là 4.0, đó là một đòn chí mạng. Thậm chí, điều đó đủ khiến anh từ bỏ ý định lập nghiệp và quay trở lại làm một anh kỹ sư bình thường. Tuy nhiên, Long đã không đi theo lối mòn đó.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 1.

Long bắt đầu khởi nghiệp lần đầu tiên vào năm 2010. Khi đó, chàng trai 32 tuổi đã rất xuất sắc để có trong tay chiếc bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Vì vậy, anh quyết định biến thành công này thành hành động với việc thành lập Big Life Treats, một công ty quà tặng trải nghiệm.

“Tôi đã làm tất cả những gì mà tấm bằng MBA bảo tôi phải làm”, Long nói.

Trong vòng 2 năm, Long đã bơm 120.000 SGD (khoảng 88.000 USD) tiền tiết kiệm của chính mình vào công ty và nhanh chóng xây dựng được một nhóm làm việc. Tuy nhiên, phải đối mặt với chính người bạn đồng sáng lập cùng sự cạnh tranh khốc liệt từ Groupon , công việc kinh doanh của anh dần giảm sút.

“Lúc đó tôi thực sự điên cuồng và quẫn trí”,” Long nói, bởi chính anh từng tự nhận mình là một người luôn được chở che. Nhưng ngày hôm sau, anh đã tìm được một cuốn sách khiến anh thay đổi ngay thái độ của mình.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 2.

“Tôi nhận ra rằng đó không phải là một trường hợp phải nói câu “Hãy từ bỏ”. Nói đúng hơn cuốn sách đã chỉ cho tôi biết tại sao tôi thất bại và mình cần thay đổi những gì, “Long chia sẻ.

Bạn phải học cách tiếp cận vấn đề một cách trung lập. Suy cho cùng, thành công và thất bại chỉ là một điểm, và nếu bạn không thể đánh giá chúng, thì thành công hay thất bại cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn thành công, bạn không nên phấn khích; nếu bạn thất bại, bạn không nên buồn. Điều bạn nên làm là tự hỏi mình tại sao lại có được kết quả này trong cả hai trường hợp.

Vì vậy, Long nhanh chóng coi thất bại đó như một bài học và tự cho mình thêm một cơ hội nữa.

Thử … và thử lại

Tuy nhiên, lần này, thay vì liều lĩnh đầu tư lớn, Long áp dụng cách tiếp cận “xây dựng, tính toán, học hỏi” của Ries. Anh đã tạo ra một trang web cơ bản – về bản chất là một “bản sao” của công ty chuyên về dịch vụ gia công phần mềm TaskRabbit – và sau đó cho phép người dùng phản hồi. Trong chưa đầy 2 tháng, anh nhận ra không có thị trường ở Singapore và cuối cùng phải dừng lại.

Mặc dù Long đã mất khoảng 1.000 SGD cho dự án này, anh cũng cảm thấy mình đã tiến được một bước lớn. Năm 2015, anh đồng sáng lập công ty thứ ba, Stacck, một hệ thống quản lý thông tin nhà hàng. Anh đã điều hành công ty và giúp thu về 1,7 triệu SGD, xây dựng một đội ngũ quốc tế và có được khoản tiền lương lần đầu tiên.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 3.

“Tôi đã học hỏi một cách nhanh chóng để mở rộng kiến thức của bản thân. Tôi đã có một tư duy tăng trưởng mà không phải là một tư duy cố định”, Long nói.

Khi được hỏi về bí quyết cho một doanh nghiệp thành công Long cho rằng đó là đội ngũ và thời gian. Chính vì thế, sau hai năm mở Stacck, người bạn góp vốn mở công ty cùng anh đã rẽ hướng khác, Long không thể đủ sức để gánh vác cả một công ty, do đó anh cảm thấy lựa chọn tốt nhất là cắt lỗ và bán doanh nghiệp.

“Tôi không phải là doanh nhân lần đầu tiên làm việc đó. Mọi người đều mong mọi chuyện trở nên tốt đẹp nhưng trên thực tế, tôi nhận ra cần có thời gian để xây dựng các kỹ năng cũng như các vấn đề về đội ngũ làm việc. Chỉ có khoảng 0,01% người đầu tiên có thời gian và đội ngũ làm việc xuất sắc” – Long chia sẻ.

Hiện tại, với vai trò là một diễn giả, chuyên gia tư vấn, Long hy vọng sẽ có thể thay đổi cách nhìn truyền thống về thành công và thất bại và khuyến khích những người trẻ tuổi năm 2020 đặt ra và đạt được mục tiêu đặc biệt vào năm 2020. Anh cũng lên kế hoạch kiếm tiền từ dịch vụ thông qua phí tài trợ hoặc phí thành viên và sẽ tiếp tục làm việc bán thời gian tại Citibank.

“Rất nhiều người nhìn thất bại như một điểm kết thúc, nhưng thực tế nó dẫn bạn đến cánh cửa tương tự như cánh cửa của thành công. Đó có thể là chữ “Thoát” nhưng nếu bạn quay đầu lại thì đó sẽ là “Lối vào”, Long chia sẻ.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế/CNBC

Polo hay mã cầu (theo cách gọi của người Trung Quốc) được coi là môn thể thao quý tộc có nguồn gốc từ Ba Tư. Trong môn này, người chơi vừa cưỡi ngựa vừa phải khéo léo đánh bóng vào cầu môn đối phương để giành chiến thắng. Mỗi trận polo hiện đại kéo dài khoảng 2 giờ.

Người Ấn Độ đã hiện đại hóa môn thể thao này và mở ra câu lạc bộ polo đầu tiên vào năm 1833 tại Assam. Trong khi đó, người Anh được cho là đã truyền bá polo phổ biến tới nhiều quốc gia trên thế giới. Câu lạc bộ Polo Calcutta đầu tiên của Anh được thành lập năm 1862 bởi trung úy Joseph Sherer và thuyền trưởng Robert Stewart. Tại Mỹ, trận đấu polo đầu tiên được tổ chức tại Học viện Cưỡi ngựa Dickle trên Đại lộ số 5.

Bộ môn này cũng không quá xa lạ ở Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng đế nhà Đường (617 – 908AD) đã từng lựa chọn những con ngựa cái tốt nhất để tổ chức trận thi đấu mã cầu giải trí với tầng lớp quan chức quý tộc tại kinh thành Trường An.

Sau đó, rất hiếm khi có người chơi cho đến một thập kỷ gần đây, polo dần được thay đổi và phát triển trở thành bộ môn thể thao được những người cực giàu và người giàu mới nổi đặc biệt quan tâm. Ở Trung Quốc, polo chính là môn thể thao tinh nhuệ biểu hiện sự lịch thiệp, đẳng cấp và địa vị chỉ phù hợp với lối sống xa xỉ của giới siêu giàu .

Quên golf đi, đây mới là bộ môn thể thao đang được giới siêu giàu Trung Quốc yêu thích - Ảnh 1.

Câu lạc bộ Polo Goldin Metropolitan Thiên Tân.

Câu lạc bộ Polo Goldin Metropolitan Thiên Tân, thuộc sở hữu của tập đoàn Goldin Properties Holdings, là câu lạc bộ polo giá trị nhất tại quốc gia này và là địa điểm giải trí nghỉ dưỡng yêu thích của những người giàu có ở Trung Quốc kể từ khi thành lập. Thẻ thành viên của câu lạc bộ này có mức giá tối thiểu 380.000 tệ (khoảng hơn 1.2 tỷ đồng).

Quên golf đi, đây mới là bộ môn thể thao đang được giới siêu giàu Trung Quốc yêu thích - Ảnh 2.

Câu lạc bộ bao gồm hệ thống trường đua, học viện đào tạo và hệ thống khách sạn cao cấp phục vụ cho các đại gia đến nghỉ dưỡng.

Ngoài khu vực trường đua rộng lớn, địa điểm còn có 4.000 chuồng ngựa, học viện quốc tế về huấn luyện cưỡi ngựa, sân vận đồng mái vòm và hệ thống khách sạn sang trọng bao gồm 12 nhà hàng, hầm rượu chỉ phục vụ những loại rượu vang đắt đỏ nhất thế giới. Đây cũng là địa điểm tổ chức nhiều giải đấu Polo toàn cầu.

Quên golf đi, đây mới là bộ môn thể thao đang được giới siêu giàu Trung Quốc yêu thích - Ảnh 3.

Trường đua lớn là nơi tổ chức nhiều giải đấu polo quốc tế.

Những sự kiện polo được tổ chức dưới hình thức dành riêng cho khách có vé mời là cơ hội để mở rộng quan hệ xã hội nhưng trên thực tế, người tham gia đều đã có mọi thứ trong tay, tiền bạc và địa vị.

Bất chấp chi phí cao, Polo vẫn chiếm được chỗ đứng vững chắc, bởi Trung Quốc đang giàu lên, ngày càng có nhiều người Trung Quốc sẵn sàng chi ra khoản tiền lớn để chơi thể thao, nhất là cho đầu tư cho con cái.

Quên golf đi, đây mới là bộ môn thể thao đang được giới siêu giàu Trung Quốc yêu thích - Ảnh 4.

Những người giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng chi hàng tỷ đồng mỗi năm cho hình thức giải trí này.

Có nhiều câu lạc bộ trên khắp đất nước và để tài trợ cho một đội chơi, bạn phải là người cực kì giàu có. Bởi người chơi cần được trang bị những con ngựa chiến thật tốt, sân polo rộng lớn, tất cả các loại thiết bị cao cấp và huấn luyện viên chuyên nghiệp. Cũng vì thế thị trường mục tiêu của loại hình thể thao này đa phần là các tỷ phú, doanh nhân giàu có và con em của họ.

Sức hấp dẫn của môn thể thao nằm ở khía cạnh xã hội đối với những người thích cưỡi ngựa và đam mê tốc độ. Nó thực sự không chỉ là nghệ thuật về thể thao mà còn là phong thái của lối sống thượng lưu.

Theo South China Morning Post



Theo Nguyễn Nguyễn


Helino

Từng có một thời gian mọi người đều vô cùng bàng hoàng trước một tin tức.

Nhân vật chính của tin tức này là anh G. Anh xuất thân trong gia đình bình thường, thành tích học tập xuất sắc nhất trường, tốt nghiệp thạc sĩ đại học trọng điểm, 8 năm làm ở Huawei, 6 năm làm ở ZTE, sự nghiệp phát triển vẫn được tính là thuận buồm xuôi gió.

Từ năm tốt nghiệp cho đến nay đã hai mươi năm, trổ hết tài năng từ trong cạnh tranh khốc liệt, anh G bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của cổ tức, mua nhà lập nghiệp, vợ đảm con ngoan, sống cuộc sống thoải mái đủ đầy. Anh đã thành công trong việc nâng bản thân lên một tầng lớp cao hơn.

Tuy nhiên, còn chưa kịp thưởng thức cảnh đẹp từ trên đỉnh cao, bởi vì anh bị công ty sa thải nên dẫn đến tranh chấp, vào ngày 10 tháng 12 đã nhảy lầu tự tử tại lầu thông tin của ZTE. Nguyên nhân là do bị cuốn vào tranh cãi nội bộ cùng với bất đồng công ty về việc bán lại cổ phần, anh đã nhảy lầu, kết thúc cuộc đời của mình ở tuổi 42.

Trong mắt rất nhiều người, anh G là đại diện cho đối tượng ưu tú chốn công sở được nhiều người trẻ học hỏi và ngưỡng mộ, nhưng một điều ít người biết là, nhóm người ưu tú chốn công sở đang từng bước rơi vào “cái bẫy của sự hào nhoáng”: Không gian của bản thân ngày càng trở nên chật hẹp, thiếu nhận thức về thế giới thực bên ngoài ngoại trừ công việc, thậm chí không có kế hoạch tổng thể để ứng phó với rủi ro.

Đằng sau câu chuyện nhân viên 42 tuổi tự sát: “Cái bẫy của sự hào nhoáng” mà bất kì ai cũng nên lưu tâm để tuổi trung niên không phải hối hận - Ảnh 1.

Hình ảnh nơi anh G đã từng làm việc.

1. Vì sao tài giỏi lại trở thành một lời nguyền?

Nửa cuối năm nay, tôi lần lượt nhận được những trường hợp nhờ tư vấn của rất nhiều quản lý doanh nghiệp khoảng 40 tuổi, thông thường họ có xuất phát điểm rất cao, sự nghiệp cũng phát triển vô cùng suôn sẻ, họ là những cư dân sống ở tầng lớp trên của thành phố, thuộc vào nhóm người có trình độ cao nhất của thành phố: sở hữu hơn hai căn nhà, là trụ cột của doanh nghiệp, hoặc có tiếng tăm trong nghề, hoặc được hưởng khoản lãi từ tài sản mình có, cuộc đời nở mày nở mặt, bình yên hạnh phúc. 

Nếu như không phải công việc mình đang làm buộc phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, họ sẽ không bao giờ ngờ rằng cuộc đời sự nghiệp của họ lại gặp khủng hoảng. 

Như những người nhờ tư vấn này cảm khái vậy, họ ngày càng nhận ra một điều, vũ khí mà năm đó họ sử dụng để vượt qua khoảng cách tầng lớp, đến nay đã trở thành thủ phạm chính ngăn cản quá trình thay đổi của họ: con đường dẫn đến thành công của họ không phức tạp, đó chính là dựa vào một kỹ năng duy nhất để có được tất cả mọi thứ như ngày hôm nay. 

Bây giờ phải đối mặt với tình trạng sa sút của sự nghiệp, họ không biết bản thân còn có loại năng lực nào khác hay không, cũng không biết ngoại trừ kỹ năng và chức vụ hiện tại, bản thân họ còn có thể làm những việc gì? Mục tiêu cạnh tranh đơn giản và duy nhất đã tạo nên bức tường vô hình ngăn cách họ với thế giới bên ngoài. 

Đa phần nhóm người ưu tú này đều trẻ trung khỏe mạnh, trên dưới 40 tuổi, sau nhiều năm dốc sức làm việc và tích lũy, cuối cùng đã được nếm trải quả ngọt của sự thành đạt, của cải và địa vị đã đạt đến đỉnh cao cuộc đời. 

Hầu hết trong số họ thuộc đời cuối 7x và đời đầu 8x, từ nhỏ đến lớn bất kể ngồi học tại mái trường hay giai đoạn trưởng thành đều có một đặc điểm chung, đó là chỉ có một mục tiêu duy nhất. Khi còn đi học, ai thi được điểm cao, người đó sẽ trở nên nổi bật, được nhận tất cả những thứ tốt nhất, được học vượt cấp, thưởng học bổng, cuộc sống tràn ngập trong hoa tươi và tiếng vỗ tay, sự quan tâm của giáo viên, sự ngưỡng mộ của bè bạn… tất cả đều thuộc về họ. 

Cả giáo viên và phụ huynh đều sẽ bảo bạn rằng, chỉ cần có thành tích học tập tốt, bạn có thể học nghiên cứu sinh cũng có thể làm việc tại một công ty tốt, nhiều công ty đều đang đổ xô tranh giành sinh viên ưu tú. 

Ở trường đại học, mặc dù cũng có các tổ chức như hiệp hội sinh viên cùng với các loại hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung chỉ có duy nhất một mục tiêu, đó chính là học tập thật tốt nâng cao thành tích, không hề đề cập đến phần tự nhận thức về bản thân, đồng thời thiếu sự đào tạo và trải nghiệm các kỹ năng đánh giá đa chiều con người và sự việc. 

Đến khi tốt nghiệp, những người ưu tú trong số họ lao đầu vào nơi gọi là “công ty lớn” hoặc thể chế, trong mắt họ, cái gọi là phát triển sự nghiệp chính là làm việc chăm chỉ trong một công ty, theo sự phát triển và mở rộng của công ty, chức vụ của chính mình sẽ ngày càng cao hơn, tiền lương đương nhiên cũng ngày càng nhiều. 

Đằng sau câu chuyện nhân viên 42 tuổi tự sát: “Cái bẫy của sự hào nhoáng” mà bất kì ai cũng nên lưu tâm để tuổi trung niên không phải hối hận - Ảnh 2.

Nói đến chức vụ công việc, mục tiêu của những nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp mà anh G là đại diện cũng đơn giản và duy nhất. Công ty chia cho họ nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển cụ thể, những người này có thể hoàn thành một cách suôn sẻ nhờ chuyên môn kỹ thuật, còn những năng lực khác ngoài chuyên môn kỹ thuật ra hầu như đều không được dùng đến, bao gồm tố chất, nguồn lực, các mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp và điều phối… 

Theo thời gian, họ sử dụng kỹ năng duy nhất của mình cộng với những năm tháng vùi đầu miệt mài, trùng hợp bắt kịp xu thế phát triển nào đó của thành phố, thành công trong việc bước lên tầng lớp khác, trở thành một trong số ít nhân tài ưu tú đứng đầu một lĩnh vực nào đó. 

Tuy nhiên, họ vẫn có một sai lầm, đó chính là kỹ năng quá ít, họ sinh hoạt và làm việc cả ngày trong một vòng tròn tương đối khép kín, điểm tích lũy nguồn lực và các mối quan hệ nằm ngoài kỹ năng gần như bằng không. Có lẽ bạn sẽ hỏi: tại sao họ không xây dựng thêm cho mình một “khả năng ít người có”, cũng chính là “năng lực cạnh tranh quan trọng nhất” mà người ta thường hay nói đến? 

Trên thực tế công ty không hy vọng bất kì ai trở nên không thể thay thế. 

Đối với cá nhân, nếu như có thể trở thành một người không ai thay thế đương nhiên là một kết quả lí tưởng nhất, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, đứng trên quan điểm lợi ích của công ty hoặc tổ chức, họ không hy vọng bất kì nhân viên nào trở nên không thể thay thế.

Đặc biệt đối với những công ty lớn, cái gọi là chuẩn mực, chính là vận dụng những quy định và hệ thống để đảm bảo các công việc được thực hiện bình thường, mà nguyên nhân công ty lập ra hằng hà sa số các quy định từ lớn đến nhỏ nhặt, chính là vì để đạt được một mục đích, đó chính là ngăn chặn bất kỳ nhân viên nào nắm vững nguồn lực quan trọng và khách hàng chủ chốt, ngăn cản họ trở nên “khan hiếm” để giảm thiểu rủi ro của công ty, phòng trường hợp quá phụ thuộc vào một nhân viên nào đó dẫn đến đến lượt nhân viên muốn thương lượng chuyện tăng lương khiến công ty rơi vào tình cảnh bị động. 

Từ góc độ này mà nói, giữa việc phát triển của cá nhân và lợi ích của công ty mãi mãi tồn tại một mâu thuẫn không cách nào thỏa hiệp. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh cãi nội bộ trong công ty, và cũng là thuật cân bằng quyền lực của người xưa được thể hiện cụ thể tại nơi làm việc: vừa dụng người, vừa ngăn chặn sự bành trướng quyền lực của họ. 

Do đó nếu một người muốn thực hiện lí tưởng cá nhân bằng cách phấn đấu tại nơi làm việc, có thể nói là khó khăn trùng trùng, đúng hơn thì thành công này là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau, bao gồm các mối quan hệ, tác phong, bố cục làm việc, cách tư duy, thậm chí là vận may… đều nằm trong số đó. 

2. Vô cùng lạc quan về tương lai, không có kế hoạch tổng thể để ứng phó rủi ro

Đằng sau câu chuyện nhân viên 42 tuổi tự sát: “Cái bẫy của sự hào nhoáng” mà bất kì ai cũng nên lưu tâm để tuổi trung niên không phải hối hận - Ảnh 3.

Anh G là trụ cột kinh tế duy nhất của gia đình, chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất, vợ của anh làm nội trợ, hơn nữa họ còn có hai đứa con. Bố cục gia đình như vậy chắc chắn sẽ tồn tại rủi ro rất cao, một khi công việc này của anh G xảy ra sơ xuất, nền kinh tế của cả gia đình sẽ sụp đổ ngay lập tức. 

Ngày 1 tháng 12, bên nhân sự tìm anh G để nói chuyện, đưa ra phương án đền bù và thảo luận về việc mua lại cổ phần; ngày 10 tháng 12, hai bên xảy ra tranh chấp, anh G nhảy lầu tự tử. Từ đây không khó để chúng ta nhận ra hai mẩu thông tin, đó chính là: 

1. Anh G rất nhạy cảm với tiền bạc; 

2. Ngoại trừ công việc của mình, anh G biết rất ít về thế giới ngoài kia. 

Nguyên nhân của thông tin đầu tiên, có thể là do sự sắp xếp tài chính trong gia đình, chẳng hạn như chi tiêu nhiều, dành dụm ít, vì vậy về phương án mua lại cổ phần với giá thấp, chúng ta có thể tưởng tượng cảm xúc kịch liệt của anh khi đó, dẫn đến tình huống không kịp bình tĩnh suy nghĩ. 

Với thông tin thứ hai, trên thực tế, việc công ty mua lại cổ phần với giá cực thấp là hoàn toàn không có tác dụng nếu anh G biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Tại sao anh G lại gặp “lỗi thông tin” ở đây? Điều này không phải là không liên quan đến môi trường làm việc của anh. 

Từ những trường hợp tư vấn do tôi phụ trách, dân văn phòng làm việc trên 10 năm tại doanh nghiệp lớn thường có một điểm chung, đó chính là tư duy ngày càng nông cạn, nhận thức ngày càng hạn hẹp: họ hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra bên ngoài, sau khi đã làm lâu, làm đến quen thuộc với chức vụ này, họ chưa bao giờ nghĩ tới một ngày nào đó xảy ra biến cố, mình còn có thể làm gì? 

Làm thế nào để xây dựng mạng lưới an toàn tài chính của riêng mình, cũng như làm thế nào mới không dẫn đến hậu quả tai hại trong trường hợp công việc toàn thời gian có thể biến mất bất cứ lúc nào, có lẽ đây là hai vấn đề lớn mà câu chuyện trên mang đến cho chúng ta. 

3. Lên kế hoạch tổng thể cho tương lai của mình

Đằng sau câu chuyện nhân viên 42 tuổi tự sát: “Cái bẫy của sự hào nhoáng” mà bất kì ai cũng nên lưu tâm để tuổi trung niên không phải hối hận - Ảnh 4.

Với những thay đổi và phát triển của thời đại, rõ ràng tập trung hết sức lực và thời gian vào một kỹ năng duy nhất là một việc vô cùng nguy hiểm. Chỉ dựa vào một nguồn thu nhập thôi thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với một tương lai đáng lo ngại, đó chính là một ngày nào đó, nguồn thu nhập này của bạn bỗng nhiên sa sút thậm chí dừng lại, do đó, cách ứng phó tốt nhất chính là lập kế hoạch vào thời kì công việc toàn thời gian đang phát triển mạnh mẽ, mà không phải đợi đến khi điều bất trắc xảy ra mới đắn đo suy nghĩ. 

Thứ nhất: Lợi nhuận lớn nhất là mục tiêu hàng đầu mà mọi công ty đều theo đuổi. Dù là những người hiện tại trẻ trung khỏe mạnh không phải lo lắng về thất nghiệp hay nuôi sống gia đình cũng sẽ phải đối mặt với các mức độ khác nhau của sự không chắc chắn về mặt tài chính, đây không chỉ là mối lo âu của một vài người. 

Như Kimberly Palmer đã từng nói: sự không chắc chắn về tài chính không là điều gì khác, mà chính là bản chất của cuộc sống trong môi trường kinh tế hiện nay. 

Thứ hai: Tôi đã từng tiến hành thống kê và phân tích các trường hợp tư vấn trong vài năm qua và nhận ra rằng hầu hết mọi người bắt đầu từ tuổi trung niên thì thu nhập không còn tăng trưởng nữa (trung bình trên dưới 35 tuổi ở nữ và trung bình trên dưới 40 tuổi ở nam). 

Từ góc độ của tâm lý học phát triển, giai đoạn ngoài 20 tuổi của một người là thời kì học tập có hiệu quả, vào khoảng tuổi 40 họ sẽ dần trưởng thành về mọi mặt, cũng là lúc dễ dàng tạo ra thành quả nhất, nhưng đến thời điểm đó các doanh nghiệp lại có xu hướng “thu hoạch” những nhân viên trung niên này, đặc biệt là những nhân viên chỉ giỏi duy nhất một kỹ năng, bởi vì nhân viên ở độ tuổi này đã phát huy giá trị của kỹ năng đó đến mức tối đa, càng về sau chi phí cho họ càng cao, trong khi sức sáng tạo và niềm hăng say của người trung niên không còn nữa, khiến lợi ích của doanh nghiệp giảm dần. 

Thứ ba: Toàn xã hội đang gửi những tín hiệu không thân thiện cho những người trung niên. 

“Ngán ngẩm dân trung niên”, “cốc giữ nhiệt” và còn những văn hóa thịnh hành khác, thực chất là cả xã hội đang giúp đỡ chủ nghĩa thanh niên đánh đổ tập thể người trung niên, họ chĩa thẳng mũi dao vào những người trung niên đã từng cống hiến cho công ty. Ngày càng có nhiều sự thật đã gióng lên từng hồi chuông cảnh báo cho chúng ta, đó chính là: Một người làm việc cả đời cho một công ty, ngày càng không còn ý nghĩa thực tiễn. 

Nếu như thật sự muốn trách móc, thì chỉ có thể trách sự hiền lành trung hậu và ngu ngốc của thế hệ này. Tại thời kì đỉnh cao sự nghiệp, họ chưa bao giờ nghĩ đến việc tích lũy một nguồn lực cho chính mình. Chi phí nhà đất cao, đồ vật tăng giá, kinh tế bất ổn, công thương nghiệp suy yếu, những tháng ngày như vậy không phải dễ dàng mà trải qua, đặc biệt là ở các thành phố lớn. 

Cho dù là những nhân viên ưu tú như anh G, họ chẳng qua chỉ khoác lên một bộ cánh đẹp đẽ khiến mọi người ngưỡng mộ, khi bạn vén nó ra thì sẽ nhận thấy, tuy rằng thông qua nỗ lực họ đã thoát khỏi việc phải lao động vất vả của tầng lớp cấp thấp, nhưng họ vẫn có nguy cơ bị đánh đổ, vừa không để ý thì sẽ bị thời đại bỏ rơi một cách không thương tiếc.

Đằng sau câu chuyện nhân viên 42 tuổi tự sát: “Cái bẫy của sự hào nhoáng” mà bất kì ai cũng nên lưu tâm để tuổi trung niên không phải hối hận - Ảnh 5.

Thứ tư: Nhanh chóng tạo ra một hình thức làm việc mới.

Theo hình thức truyền thống, việc phát triển tại nơi làm việc của chúng ta gắn liền với việc tiếp xúc doanh nghiệp nhiều hơn là gặp mặt trực tiếp khách hàng. Chúng ta dựa vào kỹ năng của mình để tạo ra giá trị cho công ty. 

Với hình thức này, thu nhập và sự thăng tiến của cá nhân chịu ảnh hưởng bởi những quy định và các yếu tố khác nhau, khiến bạn khó có thể tích luỹ nguồn lực cá nhân thông qua công ty, điều này cũng có nghĩa là, chúng ta không cách nào kiểm soát được số phận của chính mình, từ đó dễ rơi vào tình cảnh bị động. 

Muốn giải quyết hoàn toàn vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải can đảm để phá vỡ hình thức làm việc, hoặc từ nền tảng của hình thức đó, tạo ra phương thức “tự thuê”: trực tiếp bán cho khách hàng những kỹ năng sở trường của mình. 

Ví dụ như việc bạn tạo một trang web đọc truyện online thu hút mọi người trả phí để đọc, dựng quầy bán hàng, về bản chất hai việc này không có sự khác biệt, chỉ có điều hoàn cảnh, công cụ, cách làm… sẽ khác nhau. Trên thực tế, cách thức làm việc với khách hàng này sẽ dễ dàng kiểm soát hơn, nếu dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn cung cấp có chất lượng tốt, bạn sẽ tích lũy được một số lượng khách hàng trung thành, họ sẽ trở thành một trong những nguồn lực của bạn, thu nhập cao hơn thù lao khi tăng ca là chuyện đương nhiên. 

Đối với nhiều nhân viên ưu tú mà nói, ban đầu họ vốn dĩ chỉ một lòng muốn leo đến vị trí cao nhất, nhưng đứng trước một cuộc sống và nơi làm việc có nhiều biến đổi, mọi thứ đều khiến cách nhìn nhận giá trị, phương thức sinh tồn và phát triển của họ trở nên khác đi. 

Vả lại, một số môi trường làm việc lại khiến chúng ta thất vọng lần này đến lần khác, trong mắt của nhiều công ty, con người như một cỗ máy, sử dụng xong rồi thì sẽ vứt đi. Khác với máy móc khô khan, con người có những xúc cảm của riêng mình, “cá thể” không chỉ là một cách gọi, đằng sau họ là những chuyện buồn vui ly hợp của một gia đình. 

Đừng nói rằng bạn sẽ không đến tuổi trung niên. Các câu chuyện về cắt giảm, sa thải vẫn thường xuất hiện trên mặt báo, không bao giờ có cái kết đẹp nếu bạn muốn làm việc suốt đời cho một công ty. 

Dưới nền kinh tế mới, chúng ta cần phải tích cực sáng tạo một cuộc đời sự nghiệp đa dạng hơn, sáng tạo ra nhiều phương thức kiếm tiền, nếu không thì một ngày nào đó bạn hay tôi sẽ rơi vào tình cảnh bị động và bất lực, như câu miêu tả sau: Khi đá vụn thi nhau không ngừng rơi thẳng xuống, sống tạm bợ còn khó, nên trốn vào đâu, bản thân hoàn toàn không biết.



Tu An


Theo Trí Thức Trẻ

Marion Potriquet (22 tuổi) là một cô gái người Pháp gốc Việt. Năm 1996, Marion được sinh ra tại Bệnh viện phụ sản TPHCM (nay là Bệnh viện Từ Dũ). Nhưng chỉ vài giờ sau khi chào đời, vì một lý do nào đó, mẹ đã bỏ lại Marion một mình ở bệnh viện, cô đơn và trống vắng. Chỉ có một tờ giấy ghi lại đôi ba thông tin mỏng manh nhưng vô cùng quý giá. Mẹ là Niêm Nhục Kiếu – 25 tuổi, và mẹ đặt cho Marion một cái tên rất hay, Niêm Thục Nữ.

Sau 22 năm, trên một hành trình đơn độc nhưng vô cùng mạnh mẽ, Marion chọn Việt Nam cho những tháng ngày học tập của mình. Có lẽ đằng sau quyết định này là khát khao được tìm về nguồn cội, gốc rễ. Và trong sâu thẳm trái tim người con gái Pháp là nguyện ước cháy bỏng tìm thấy mẹ đẻ của mình – bà Niêm Nhục Kiếu, bây giờ đã 47 tuổi.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 1.

Marion Potriquet, tên Việt Nam là Niêm Thục Nữ – cô gái trẻ người Pháp gốc Việt đầy bản lĩnh trên hành trình tìm mẹ.

“2 tháng tuổi, tôi được mẹ nuôi bế lên máy bay đi Pháp”

Chúng tôi hẹn gặp Marion vào buổi sáng Hà Nội trong lành và thoáng đãng. Đó là một cô gái người Pháp gốc Việt với làn da rám nắng tràn đầy sức sống. Đôi má lúm đồng tiền nở nụ cười có chút bẽn lẽn, khuôn mặt tròn trịa và vô cùng xinh đẹp. Marion không nói được tiếng Việt, nhưng cô cảm giác như mình thuộc về đất nước này. Nơi mà cách đây 22 năm, cô được sinh ra và đến với cuộc đời này một cách đặc biệt.

Tháng 3/1996, đúng 1 tháng trước khi Marion chào đời, bố mẹ người Pháp đã bắt chuyến bay kéo dài hàng chục tiếng tìm đến cô nhi viện Gò Vấp (nay là Trung tâm nuôi dưỡng và phát triển trẻ em Gò Vấp) chờ nhận nuôi một đứa trẻ. Tuy nhiên thời điểm đó, trung tâm lại không có đứa trẻ nào.

Tháng 4/1996, mẹ Kiếu hạ sinh Marion tại Bệnh viện Phụ sản TPHCM (nay là Bệnh viện Từ Dũ). Marion khi đó chỉ nặng hơn 2kg, gầy gò và ốm yếu. Vài tiếng sau sinh, mẹ để Marion lại một mình. 

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 2.
Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 3.
Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 4.
Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 5.

Một vài giấy tờ liên quan tới Marion phía Trung tâm Gò Vấp cung cấp. Ảnh: NVCC

“Tôi đã được đón về cô nhi viện ở Gò Vấp và ngay sau đó được một gia đình người Pháp nhận nuôi. Bố mẹ đã đợi 1 tháng để đón tôi về. Thời điểm đó, họ biết có nhiều gia đình nhận con nuôi ở Việt Nam. Họ đã nghĩ tại sao mình không làm điều tương tự và đã quyết định đến Việt Nam vào tháng 3 năm 1996. 2 tháng tuổi, tôi được mẹ bế lên máy bay đi Pháp”.

Marion có một người chị gái hơn mình 5 tuổi. Cô ấy cao, da trắng, tóc vàng, mắt xanh, hoàn toàn khác với ngoại hình của Marion. Khi bố mẹ nhận nuôi Marion, chị gái đã ôm ấp em bé ngay từ lần đầu gặp mặt tại Sài Gòn. Những tấm ảnh chụp lại khoảnh khắc tuyệt vời ấy vẫn được gia đình lưu giữ. Cả nhà đã cười sung sướng khi bồng Marion và cho mãi đến sau này. 

Từ khi còn rất nhỏ, Marion đã biết mình là một đứa trẻ được bố mẹ nhận nuôi. Họ đã nói chuyện nghiêm túc với Marion khi cô đủ tuổi để hiểu, không giấu giếm bất cứ điều gì. Dĩ nhiên bản thân cô cũng nhận ra mình là con nuôi ngay từ khi còn rất nhỏ, vì màu da, mái tóc, đôi mắt khác biệt của mình trong gia đình.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 6.

Mẹ và chị gái người Pháp của Marion. Ảnh: NVCC

“Tôi không gặp bất cứ vấn đề nào khi đón nhận điều đó. Trái lại, tôi nghĩ mình đã được lớn lên với câu chuyện độc đáo và hạnh phúc với nó. Cuộc sống ở Pháp rất tốt, chị gái luôn ân cần chăm sóc tôi, vì đó là chị gái lớn của tôi mà”. 

Ở trường học đôi khi Marion bị trêu chọc, thậm chí có những câu hỏi tò mò nhưng rồi mọi thứ đều qua nhanh. Cô tự hào về nguồn gốc của mình. Marion biết mình khác biệt, nhưng không hoàn toàn như thế vì cô không đơn độc. Marion có 2 người bạn cũng là người Việt và đều được nhận nuôi như cô. Một trong 2 người đã may mắn tìm lại được mẹ đẻ của mình một vài năm về trước. 

“Cậu ấy đã quay lại Việt Nam tìm mẹ, và nhờ vào một người bạn phiên dịch, điều kỳ diệu đã xảy đến. Cậu ấy tìm thấy mẹ đẻ và 2 người em gái khác nữa. Với tôi, đó thực sự là một cú sốc và quá đỗi bất ngờ. Nhưng cho đến tận cùng, bà mẹ của hiện tại vẫn chẳng thể lý giải được việc đã bỏ rơi con mình. Điều ấy quá khó để nói ra và cũng khó để hiểu…”.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 7.

Chị gái cách Marion 5 tuổi, rất thương yêu cô. Ảnh: NVCC

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 8.

Tất cả những bức ảnh, tài liệu về cuộc đời đều được Marion cất giữ cẩn thận.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 9.

Bức ảnh cả gia đình cô trên chuyến bay về Pháp năm 1996, khi đó Marion mới 2 tháng tuổi.

“Mẹ ơi, hi vọng của mẹ đã được đền đáp”

Cuộc sống mới của Marion bắt đầu từ chuyến bay sang Pháp năm xưa. Từ một đứa trẻ tưởng như mồ côi, cô đơn trong cô nhi viện, bỗng chốc Marion có một gia đình êm ấm. Nơi đó có bố, có mẹ và cả chị gái. Cả gia đình luôn bên nhau, du lịch cùng nhau qua khắp thế giới trong những mùa hè: Ý, Hi Lạp, Croatia, Indonesia, Lào và cả Việt Nam nữa…

Không hề có sự phân biệt đối xử nào giữa cha mẹ và hai chị em. Mọi người đều mong Marion thành công và hạnh phúc. Và hơn nữa, cả gia đình đều khuyến khích cô kết nối với Việt Nam, tìm lại mẹ Kiếu. Khi bố mẹ quay lại Việt Nam, họ đã làm quen với những gia đình khác cũng đã nhận nuôi những đứa trẻ từ cô nhi viện Gò Vấp. Mọi người giữ liên lạc với nhau và mỗi năm cùng hẹn một ngày gặp mặt, đoàn viên. 

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 10.

Marion khát khao tìm thấy mẹ đẻ của mình.

“Tôi đã đến Việt Nam tổng cộng 3 lần kể từ khi được sinh ra, hầu hết đều là những chuyến nghỉ mát với bố mẹ. Tuy nhiên khi đó tôi còn quá bé để có thể nhớ mọi chuyện. Tôi đã từng thử đoán lý do mình bị bỏ rơi, có thể mẹ còn trẻ, khó khăn và mẹ đã đơn độc một mình sinh tôi. Mẹ bỏ lại tôi có lẽ vì nghĩ mình không thể cho tôi được một đời sống tốt. Mẹ hi vọng sẽ có một ai đó khác làm tốt hơn mẹ điều ấy. 

Và mẹ ơi, hy vọng của mẹ đã được đền đáp…”.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 11.

Marion trong vòng tay mẹ nuôi thời điểm 2 tháng tuổi. Ảnh: NVCC.

Tại Pháp, Marion theo học một trường Đại học về kinh tế. Trong một chương trình trao đổi về đào tạo quản lý giữa các trường Đại học, Marion đã quyết định đến Việt Nam học tập, du lịch và chắc chắn là để tìm mẹ.

Tháng 2/2017, cô đến Hà Nội theo học chương trình liên kết tại Đại học Kinh tế quốc dân. “Cảm giác lúc đó khá sốc vì tôi đi một mình và mọi thứ rất lạ lẫm. Nhưng chỉ một thời gian sau, tôi quý Hà Nội nhiều lắm. Tôi chưa bao giờ tiếc nuối về hành trình này. Để thuận tiện cho việc tìm mẹ, lúc thì tôi ở Hà Nội, lúc lại Sài Gòn. Tuy nhiên phần lớn thời gian phải dành cho việc học, những người bạn sẽ giúp tôi tìm kiếm mẹ”. 

Cô gái trẻ đã “đi dạo” một vòng để nhìn ngắm Việt Nam, quê hương của mẹ Kiếu và cũng là của cô. Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Mai Châu, Hà Giang… phong cảnh thật tuyệt vời, con người thật nồng hậu với những giá trị văn hóa thật quý giá. Marion đã học tiếng Việt nhưng rất tiếc là chưa thành công vì tiếng Việt thật khó. 

“Hành trình này cho phép tôi kết nối với đất nước quê hương, mặc dù tôi không có bất cứ kỷ vật nào thời điểm bị bỏ rơi. Nhưng tôi đã quay về Việt Nam và cảm thấy thân quen”. 

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 12.

Hình ảnh sơ sinh của Marion.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 13.

Đã 10 năm, kể từ khi là một thiếu niên đến khi đã trưởng thành, chưa khi nào Marion ngớt nghĩ về mẹ mình.

“Bước chân tìm về cô nhi viện là một bước đi dài nhất trong đời tôi cho đến bây giờ”

Cách đây mấy tháng, Marion đã đến Sài Gòn, quay lại nơi cô được đón về từ bệnh viện. Cô nhi viện Gò Vấp nay đã thành Trung tâm nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. Khung cảnh chưa thay đổi nhiều. Bước chân đi vào đó là một bước đi dài nhất trong đời Marion cho đến bây giờ. Một trải nghiệm thật nhiều cảm xúc. Nhìn thấy những bé sơ sinh đang nằm trong nôi, những em bé đang bò, đang tập đi, cô như thấy chính mình ở đó cách nay 22 năm.

Họ bảo rằng thời đó mẹ Kiếu rất trẻ, chỉ mới 25 tuổi. Để tìm mẹ, Marion cầu viện sự giúp đỡ từ trung tâm Gò Vấp. Phía trung tâm đã liên kết với một tổ chức và mời Marion tham gia vào chiến dịch “Tìm kiếm nguồn cội cho người Việt Nam” cùng những người bạn cùng cảnh ngộ.

“Cuối tháng 7 tới, tôi có một cuộc gặp gỡ với phía Trung tâm nuôi dưỡng và phát triển trẻ em Gò Vấp. Họ sẽ cho tôi tiếp cận với những dữ liệu mới nhất để kiếm tìm mẹ Kiếu. Tuy nhiên, vì nữ sơ chăm sóc tôi đã qua đời cách đây không lâu nên có vẻ chặng đường phía trước vẫn sẽ còn rất nhiều gian nan”. 

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 14.

Có rất nhiều trăn trở và khó khăn nhưng nụ cười tươi này sẽ mãi đồng hành trên con đường phía trước với Marion.

Trên hành trình tìm kiếm mẹ, Marion muốn biết bố mẹ đẻ mình là ai, liệu họ có sống tốt không? Nếu họ có cần bất cứ sự trợ giúp nào, cô luôn sẵn sàng bên cạnh. Bố mẹ sống ở đâu, liệu cô có anh chị em nào khác nữa không? Nhưng quan trọng nhất, là lý do vì sao mẹ lại bỏ rơi Marion.

“Tôi nghĩ vì mẹ quá khó khăn thời điểm đó và không đủ bình tĩnh xử lý mọi chuyện dẫn đến việc buộc phải bỏ rơi tôi. Tôi đã bắt đầu mong muốn tìm mẹ đẻ từ khi còn là một thiếu niên, cách đây tầm 10 năm. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi, buồn và áp lực nữa vì tôi không biết mình nên bắt đầu từ đâu và hành trình này có đi tới kết quả nào hay không.

Đây là một hành trình dài, một chặng đường dài, nhưng tôi vẫn luôn lạc quan và có nhiều hy vọng để bước tiếp và tìm mẹ”.

Cách đây 10 năm, Marion chưa có cơ hội để một mình đương đầu với “cuộc chiến”. Nhưng chính thời điểm này, khi Marion 22 tuổi, cô nghĩ bản thân đủ kiên cường và dũng cảm để bước đi tìm mẹ Kiếu. “Sự phát triển của Internet, mạng xã hội sẽ giúp tôi tìm thấy mẹ dễ dàng hơn. Việc của tôi hiện giờ là phải luôn mạnh mẽ! Cuối tháng 8 tôi phải về Pháp cho việc học tập, nhưng chắc chắn tôi sẽ quay lại Việt Nam. Vì mẹ Kiếu vẫn ở Việt Nam mà, tôi phải tìm ra bà chứ! 

Tôi đã viết một lá thư cho mẹ…”.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 15.

Dù nhiều khó khăn, và thậm chí đã có những lúc mệt mỏi, nhưng Marion rất kiên định với hành trình này.

“Con đã bật khóc vì biết ơn những cô bảo mẫu, những người làm việc ở cô nhi viện, và bật khóc vì biết mình may mắn. Con tự hỏi nếu mình đã không được nhận làm con nuôi thì hôm nay cuộc sống đã ra sao? Nhìn các em nhỏ rất dễ thương này, con cầu cho các em sẽ có được một gia đình mới yêu thương như con đã may mắn có được. Và con nghĩ đến mẹ. Mẹ là ai? Mẹ đang ở đâu? Cuộc sống của mẹ như thế nào? Mẹ có được hạnh phúc, mạnh khỏe không? Mẹ đã cho con cuộc sống này, con đã rất hạnh phúc và không giận, không ghét mẹ.

Con đã nghĩ đến khoảnh khắc được gặp mẹ một ngàn lần, nhưng vẫn chưa biết mình sẽ phản ứng thế nào, sẽ nói gì, nhưng chắc chắn là con sẽ rất hạnh phúc. Và chắc chắn cuộc đời con sẽ có những thay đổi lớn lao, mãi mãi với việc được gặp mẹ. Con đã sẵn sàng rồi.

Con còn trẻ và tràn đầy năng lượng. Con biết một lúc nào đó ngày ấy sẽ đến. Dù việc tìm kiếm có khó khăn, con sẽ không từ bỏ. Lá thư này con viết như một cách để tìm sự giúp đỡ từ những người bạn Việt Nam. Nếu mẹ đọc được, xin hãy liên lạc với họ để tìm con nhé, mẹ Niêm Nhục Kiếu.

Cảm ơn mẹ vì đã cho con cuộc sống tốt đẹp này.

Con gái mẹ,

Niêm Thục Nữ”.

Cô gái Pháp về Việt Nam tìm mẹ ruột suốt 10 năm: Tôi được sinh ra tại BV Từ Dũ, mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi quận Gò Vấp - Ảnh 16.

“Mẹ đã cho con cuộc sống này, con đã rất hạnh phúc và không giận, không ghét mẹ”.

Marion Potriquet, tên Việt Nam: Niêm Thục Nữ.

Sinh ngày 10/4/1996 tại Bệnh viện Phụ sản TPHCM, nay là Bệnh viện Từ Dũ.

Được vợ chồng Pháp nhận nuôi từ năm 2 tháng tuổi.

Email: marion_62@live.fr.

Trích bài chia sẻ mong muốn sự trợ giúp của Marion trên trang facebook cá nhân:

“Xin chào!

Tôi đang cần tìm những người đã làm việc tại BV Từ Dũ: Bác sỹ Lê Diễm Hương (trưởng khoa) và bà Nguyễn Thế Mười (y tá/ hộ sinh). Tôi sinh vào ngày 10/04/1996 tại bệnh viện Từ Dũ, vài ngày sau mẹ bỏ lại tôi ở một trại trẻ mồ côi khu vực Gò Vấp.

Rồi tôi được một gia đình người Pháp nhận nuôi. Tôi muốn tìm lại cha mẹ ruột của mình. Những bác sĩ, y tá này có thể còn nhớ những chi tiết về tôi vì họ có mặt khi tôi được sinh ra. Nếu các bạn biết thông tin gì về họ, làm ơn cho tôi biết nhé!

Xin chân thành cảm ơn!”.



Theo MINH NHÂN – ẢNH: QUÝ NGUYỄN – CLIP: MUTEX


Trí thức trẻ

Sau thương vụ nhượng lại công ty tư vấn kế hoạch tài chính Student Loan Hero cho Lending Tree với giá 60 triệu USD nhưng vẫn nắm quyền điều hành, CEO Andy Josuweit trở thành triệu phú, doanh nhân được chú ý trong giới tài chính. CEO Andy Josuweit đã đưa ý tưởng khởi nghiệ p thành công dù trình độ học vấn không cao và không có nhiều kinh nghiệm trong thế giới doanh nghiệp.

Tất nhiên, những ngày đầu khởi nghiệp, Andy Josuweit đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Anh cần có vốn để phát triển ý tưởng trong khi vẫn phải hoàn trả số tiền nợ sinh viên hơn 100.000 USD. Ngày đó, Andy luôn xác định bản thân phải chăm chỉ, kiên nhẫn và nỗ lực hơn người khác nhiều lần. Đó cũng là 3 nhân tố mà Andy tin sẽ giúp anh thành công trên con đường đã chọn.

Trong cuộc phỏng vấn với Business Insider, CEO Andy Josuweit thẳng thắn chia sẻ về cách anh vượt qua sự thiếu kinh nghiệm: “Khi còn học ở trường, tôi không bao giờ nghĩ mình là người thông minh nhất. Thành thật mà nói, thành tích học tập của tôi không tốt. Nhưng bù lại, tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ và nỗ lực mỗi ngày. Đó cũng là những điều quan trọng nhất để trở thành một doanh nhân thành công“.

Josuweit thành lập Student Loan Hero vào năm 2012. Nhận thấy có hàng triệu sinh viên phải phụ thuộc vào các khoản vay vốn, anh và cộng sự đã mất một tuần để thuyết phục các cố vấn của tổ chức ươm mầm khởi nghiệp Startup Chile đầu tư cho ý tưởng của mình, phát triển website tư vấn tài chính cá nhân cho sinh viên.

Dưới áp lực to lớn phải thành công để không phụ lòng cha mẹ, Andy Josuweit quyết tâm lên kế hoạch tài chính và tiết kiệm cho chính bản thân mình. Mỗi ngày, Andy Josuweit làm việc 14 giờ. Thay vì bỏ tiền mua một chiếc xe hơi thuận tiện hơn cho công việc, Andy Josuweit quyết định đi xe đạp. Thậm chí, anh còn chuyển nhà từ New York đến Austin, Texas để tiết kiệm thêm tiền thuế và chi phí sinh hoạt khác.

Nhờ sự kiên trì, Andy Josuweit đã nhanh chóng hoàn trả được số tiền vay vốn sinh viên. “Tôi đã đối xử với khoản nợ của mình giống như tham gia vào một cuộc chạy đua nước rút, nghĩa là tôi buộc phải hoàn thành càng nhanh càng tốt”. Andy Josuweit cũng cho biết Student Loan Hero đã giúp xóa sạch 1 tỷ USD về vay vốn sinh viên. Ngoài điều hành công ty, Andy Josuweit còn tham gia giảng dạy về giáo dục tài chính trên website cho những sinh viên có nhu cầu.

Andy Josuweit chỉ học hết đại học, không tiếp tục học lên thạc sĩ quản trị kinh doanh như nhiều CEO khác. Theo quan điểm của vị giám đốc điều hành trẻ tuổi, kinh doanh là một con đường có thể đi lên từng bước một, không cần phải có bằng cấp cao. Bạn có thể thất bại vài lần nhưng sẽ học hỏi được từ những thất bại. Nếu bạn có sự quyết tâm, chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực không ngừng thì sẽ tạo được những đột phá trong sự nghiệp.

CEO của Student Loan Hero cũng cho rằng, ngày nay, nhiều doanh nhân quá háo thắng trong quá trình khởi nghiệp, khi gặp thất bại hoặc không nhận được kết quả tốt thì họ dễ dàng bỏ cuộc. “Thành công và tương lai đều là những thứ không thể đoán trước. Rất nhiều người đã bỏ cuộc trước khi họ chạm đến thành công. Bởi vì, họ đã không có đủ sự kiên trì và quyết tâm. Nếu bạn thực sự muốn biết thành công là gì, hãy chăm chỉ làm việc, điều hành công ty của mình và phải bỏ thời gian cùng với tâm huyết cho nó”, Andy Josuweit nói.



Theo Nguyễn Linh


Trí Thức Trẻ/CNBC

– 01 – 

Ninh đăng bức ảnh trường mầm non của con gái trên trang cá nhân khi gửi con về quê, là một nơi tương đối lạc hậu

Khi bạn bè hỏi tại sao hết 6 tháng thai sản, bắt đầu đi làm không gửi về luôn mà phải đợi đến giờ, cô lập tức trả lời: Vì lúc đó ở bên mẹ vẫn có sữa để uống, tiết kiệm được một khoản lớn tiền mua sữa!

Giờ bà đưa về quê cho đi học, học phí không bằng phần đuôi ở Hà Nội

Đây chính là Ninh, tất cả đều được mang lên bàn tính, tất cả đều có thể tiết kiệm.

Cô ấy là một trong mười nhân vật tiết kiệm nhất trong số bạn bè chúng tôi, và cô ấy, xếp thứ nhất!

Ninh là đồng nghiệp đầu tiên khi tôi đi làm ở Hà Nội, cô ấy giản dị nhiệt tình, dễ tiếp xúc, nhưng không có bạn bè. Nguyên nhân rất đơn giản, sở thích đặc biệt của cô ấy là: tiết kiệm tiền!

Người tiết kiệm tiền sẽ không chủ động thanh toán, người không thanh toán sẽ thiếu đi bạn bè.

Cô ấy tiết kiệm đến mức, có thể không tiêu nhất định không tiêu, nếu bắt buộc phải tiêu thì sẽ chia nhỏ đến 10 lần để tiêu.

Ăn bữa sáng tại công ty, nhất định không ăn quá tiêu chuẩn được miễn phí. 

Tan làm nhất định về nhà ăn cơm, trừ khi được mời.

Mua quần áo nhất định phải mua lúc giảm giá, thấp hơn 50% nhất định không mua.

Váy áo luôn là kiểu dáng của mấy năm về trước.

Những bữa ăn tụ tập mà mất tiền nhất định không đi;

Nhất định không lãng phí tiền ở những nơi không cần thiết, ví dụ như đi du lịch, mua hoa, đi xem phim…

Những khoản chi phí hàng tháng là cố định, gần như chỉ có ăn uống và tiền thuê nhà.

Giấy ăn, cốc giấy… đều lấy từ công ty, cô ấy làm bên vật tư, vừa hay là bộ phận cung cấp những thứ đó cho công ty.

Đến sữa tắm, dầu gội đầu…, cô cũng có thể “nhân tiện” giúp công ty mua quà tặng, thương lượng lấy hàng dùng thử, đủ dùng cho 1 năm…

Có năm sinh nhật cô, chúng tôi mua hoa tặng, cô nói, không bằng mua cho mình đồ gì đó có thể dùng được, mình còn có thể tiết kiệm được chút tiền. Ninh – chính là người như vậy, từ lời nói đến hành động đều hướng đến tiết kiệm. Hỏi cô ấy tiết kiệm để làm gì – Cô nói để mua nhà

Chần chừ mãi, khi giá nhà tăng cao, không nỡ mua, cô lại mua ở vùng ven. Bạn bè hỏi, cô nói ai chẳng muốn ở ngay trung tâm chứ, nhưng giờ giá nhà tăng cao, thay vì việc bỏ ra số tiền ấy, mua ở đây cô có thể tiết kiệm được thêm một khoản.

Bây giờ con gái đã về quê ở cùng ông bà, 2 vợ chồng cô trọ chung với chủ nhà trong một căn hộ cũ.

Thực ra thu nhập của vợ chồng họ không hề thấp, đủ để cho con học ở một trường tốt ngay Hà Nội, có một môi trường tốt hơn, có một cuộc sống đầy đủ hơn.

Trong mắt rất nhiều người, cách sống của họ là tự làm khổ mình, nhưng Ninh hoàn toàn không để ý. Cô ấy lấy tiết kiệm làm niềm vui, không  một ai có quyền đánh giá và chỉ trích.

Tiết kiệm tiền và biết tiêu tiền, vì vậy mà có cách sống có sự khác biệt.

Người tiết kiệm, mỗi ngày đều trải qua cuộc sống giống nhau, niềm vui duy nhất đến từ việc, số dư trong tài khoản đang tăng lên từng ngày.

Còn người biết tiêu tiền, sẽ dùng tiền để đổi lấy niềm vui, đổi lấy chất lượng cuộc sống tốt hơn, niềm vui của họ muôn màu muôn vẻ, cuộc sống phong phú đặc sắc.

Tiền đồ khác biệt của người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền: Con đường ngắn nhất đi tới thành công! - Ảnh 1.

– 02 – 

Người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền không chỉ khác nhau về phương thức sống, mà còn khác nhau về tầm nhìn 

Làm ăn kinh doanh thường sẽ đều biết cách để tiết kiệm tiền, tiết kiệm vốn. Còn những người làm ăn lớn được thì đều không phải do biết tiết kiệm tiền, mà biết cách tiêu tiền.

Tôi có hai người quen cùng làm  trong dịch vụ ăn uống. 

Một người không phải rất giỏi về nấu ăn, nhưng tính tình hào sảng, quan tâm đến cả tâm tư, gia đình nhân viên, coi nhân viên như người thân, lương thưởng hậu hĩnh. Vì vậy nhân viên của cậu khi phục vụ khách hàng cũng vui vẻ bằng chính chân tình của mình. Đồ ăn từ hoa quả tráng miệng miễn phí cậu cũng chưa từng xem nhẹ” đã là đồ tặng càng phải là đồ ngon, không được phép tiết kiệm chi phí” vì vậy cửa hàng ngày càng phát triển, chi nhánh mở ra ở nhiều nơi. Sự thành công cuả cậu đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là tư duy về cách tiêu tiền của cậu.

Cũng là kinh doanh lẩu, cũng đạt được những thành công bước đầu khi mở nhà hàng. Ông giỏi nấu nướng, nước lẩu có vị đặc trưng riêng, ban đầu mới mở rất hút khách vì hương vị ngon đặc biệt, trong thời gian đầu khi khai trương, khách luôn ngồi kín quán.

Nhưng dần dà, khách đến thưa dần, vì dù nước lẩu ngon, nhưng đồ ăn vì để tiết kiệm chi phí thường dùng những loại thực phẩm không tươi mới, thậm chí rau của ngày hôm trc đã úa vàng, khách đến vắng dần, cuối cùng phải đóng cửa. Vài lần mở cửa hàng, nhưng ông lại không nhìn ra được điểm đó, cố tìm cách để giảm giá thành, giảm chi phí và cuối cùng cũng vẫn không thể vực lên được.

Tiết kiệm tiền và biết cách tiêu tiền, rốt cuộc sẽ khác nhau về nhân sinh quan, giá trị quan, cuối cùng sẽ kéo theo cả tầm nhìn cao thấp.

Người tiết kiệm tiền luôn quá coi trọng lợi ích trước mắt. Dùng cách “khôn vặt” để tiết kiệm những khoản đáng lẽ phải chi tiêu, lấy những khoản lẽ ra thuộc về người khác đều cho hết về túi của mình, nhìn thì có vẻ chỉ lãi không lỗ, nhưng về lâu dài lại tồn tại những cái “lỗ” tiềm ẩn. Vì vậy càng bước về phía trước, tiền đồ càng thu hẹp.

Người biết tiêu tiền sẽ ngày càng phát triển; Tiêu tiền ngày hôm nay, để mở đường cho ngày mai. Cách làm này trông có vẻ ngốc nghếch, nhưng lại là con đường ngắn nhất đi đến thành công.

Tiền tiêu càng nhiều, đường đi càng rộng, con người càng ngày càng khoáng đạt.

Tiền đồ khác biệt của người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền: Con đường ngắn nhất đi tới thành công! - Ảnh 2.

– 03 –

Một người tiết kiệm tiền và một người biết tiêu tiền không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bản thân, mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến con cái.

Linh và Tú lớn lên cũng nhau

Hồi còn nhỏ, gia đình Linh khó khăn, còn Tú gia cảnh khá giả, nhưng bề ngoài của 2 người lại hoàn toàn trái ngược. Tú trước giờ đều mặc đồ thừa của chị gái, từ nhỏ đã rất ít khi mua quần áo mới, gia đình họ cũng sống rất tiết kiệm. Cô thường ngưỡng mộ bộ đồ mới của Linh, những hoa quả đầu mùa mà bố mẹ Linh mua, khi nộp học phí ở trường có thể nộp đúng hẹn… Mỗi lần nhà trường yêu cầu đóng tiền, Tú đều là người cuối cùng. 

Mỗi lần nhận được giấy báo đóng tiền, mẹ Tú thường hay nói mát, nói trường học thu quỹ đen, vừa mới đóng gần đây đã lại thu nữa … Nói nuôi con quá đắt đỏ, nuôi ăn học xong không biết có thành người không… Mắng xong cũng không cho tiền, đợi giáo viên giục đến ba bốn lần mới chịu bỏ tiền ra. Còn bố mẹ Linh lại hoàn toàn ngược lại, trước nay chưa từng tiết kiệm với con cái, chưa từng trước mặt con cái than phiền chuyện tiền nong. Thậm chí đôi  khi chỉ vì để con nộp tiền đúng hạn, bố mẹ lại lặng lẽ đi vay tiền bạn bè họ hàng.

Vì vậy, từ bé Linh đã lạc quan hơn Tú rất nhiều

Có lần về nhà đi chợ cùng mẹ, Linh gặp Tú. Con Tú đang đứng trước quầy bán cam loại 1 đòi khóc, cô tức giận nói “đều là cam cả, việc gì phải mua loại đắt thế”. Đứa bé khóc thét nói, đã ăn cam  này ở nhà bạn, loại này ngon hơn…

Để giải vây, tôi mua cho bé một ít cam, nhân tiện  nói chuyện với bạn. Cô như gặp người để xả, tức giận nói xấu mẹ mình, nói mẹ keo kiệt, thiên vị, cô mua nhà thì không cho tiền, nhưng lại mua nhà cho anh cô…

Nói đến Linh, Tú vô cùng ngưỡng mộ, nói nhà cô có tiền, thường ngày thích ăn gì mua nấy, con nhỏ cho theo học trường quốc tế, tháng trước cả nhà vừa đi biển du lịch…

Nhìn bộ dạng rầu rĩ của bạn mà tôi thấy buồn thay cô, nghĩ cô có cuộc sống không tốt.

Ra về, mẹ mới nói, thực ra điều kiện gia đình Tú cũng rất tốt, chồng là công chức nhà nước, còn cô mở một shop quần áo, buôn bán đắt khách. Mẹ cô tiết kiệm, trong cuộc sống luôn xem tiền là số một. Cô từ bé đã ảnh hưởng suy nghĩ từ mẹ cô, lớn lên thói quen sống và tiêu tiên cũng học từ mẹ, tự làm cho cuộc sống khổ cực hơn. Trong khi bố mẹ Linh dùng hết bản năng của người làm cha làm mẹ để đem đến cho con cái những gì tốt đẹp nhất, không bao giờ tiếc tiền cho con cái của mình.

Những phụ huynh tiết kiệm sẽ để ý chi tiêu từng đồng, trẻ nhỏ không được đáp ứng nhu cầu về lâu dài sẽ trở nên mặc cảm tự ti. Cảm thấy bản thân không đáng có được những thứ tốt đẹp, không xứng với cuộc sống tươi đẹp hơn. Sự tự ti truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến cả n thế hệ sau. Còn những phụ huynh biết tiêu tiền, đều muốn dành cho con những thứ tốt đẹp nhất.

Nếu những mong muốn của con cái được đáp ứng, chúng sẽ trở nên tự tin, sẽ quen dần với việc vươn mình để theo đuổi những thứ mình thích, trở nên tích cực hơn, nỗ lực hơn. Những người sống vừa tích cực vừa nỗ lực, may mắn sẽ luôn mỉm cười

Những bậc phụ huynh quá tiết kiệm, cuộc sống của con cái cũng ngày càng ảm đạm và suy nghĩ hạn hẹp.

Phụ huynh biết tiêu tiền, cuộc sống của con cái sẽ ngày càng rộng mở và đầy màu sắc.

Từ xưa, vật chất khan hiếm, và những người tiết kiệm tiền thường được xem là những người biết tiêu tiền, họ cố gắng sử dụng một số tiền để làm được nhiều việc hơn và cuối cùng trở thành người có của cải để dành trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, sự dư thừa vật chất và cạnh tranh khốc liệt.

Những người biết tiết kiệm tiền không còn ưu thế nữa. Quyết định tiềm lực kinh tế của một người, sẽ là người đó có biết tiêu tiền hay không. Biết tiết kiệm tiền và biết tiêu tiền đã trở thành hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, người biết tiêu tiền sẽ biết kiếm tiền.

Những người biết tiêu tiền, thông thường sẽ không để tâm đến việc làm thế nào để tiết kiệm tiền. Điều họ hướng tới là tương lai, tiêu tiền ngày hôm này để đổi lại sự trưởng thành của bản thân và tạo ra nhiều điều “có thể” hơn trong tương lai.

Vì vậy tiền của họ càng tiêu càng nhiều, thế giới trước mắt càng khám phá càng đặc sắc, tiền đồ cũng ngày càng rộng mở.



Vũ Đình


Theo Trí Thức Trẻ

Thời gian qua, những câu chuyện xoay quanh mức thu nhập của người trẻ cũng như cách họ chi tiêu và tiết kiệm thế nào để có một cuộc sống cân bằng luôn là đề tài nóng hổi được dư luận quan tâm.

Sau câu chuyện cô gái có lương 5 triệu vẫn mua nhà tiền tỷ, du học tự túc đi châu Âu như “đi chợ” thì mới đây, dân mạng đã dành nhiều sự chú ý cho tâm sự của một chàng trai.

Cậu bạn tên Mạc Đức Thành đã chia sẻ về thu nhập của mình vào một group kín trên MXH như sau: “Tớ 27 các bạn ạ. Đây là công việc của mình. Vì nhà mình buôn bán lâu năm rồi nên mình cũng nối nghiệp. Vậy mà mình luôn bị nhìn với ánh mắt coi thường đấy các bạn. Tán gái nó cũng sợ mình không lo được cho chúng nó. Mình cũng không ngại công khai, trừ chi tiêu rồi mình cũng để ra được 20-25 triệu/tháng. Buôn rau thì có gì sai???”.

Xôn xao câu chuyện 9X Hải Dương có bằng trung cấp Y, buôn rau củ tiết kiệm 20-25 triệu/tháng - Ảnh 1.

Đây là hình ảnh “vựa rau” nhà Đức Thành giúp cậu bỏ túi và tiết kiệm hơn 1.000 USD tháng.

Liên hệ với Đức Thành cậu cho biết mình sinh năm 1991, quê Hải Dương. Trước khi về bán rau phụ giúp gia đình cậu tốt nghiệp Trung cấp Y tế Hải Dương. Bức ảnh hàng rau được đăng tải lên MXH, Đức Thành cho biết đó mới là một nửa số hàng mà cậu bán.

“Để kiếm được tiền lời mình không phải thức khuya nhưng phải dậy rất sớm, có khi chỉ mới 2h sáng đã phải dậy. Thu nhập từ việc bán rau 1 tháng 20 đến 30 triệu là chuyện bình thường. Tháng Tết, có khi mình bán được 40-50 triệu tiền rau cơ, quan trọng là đồ phải tươi ngon. Vì đang sống cùng với gia đình nên gần như số tiền lời mình đều dùng để tiết kiệm. Hiện tại, mình đang bán lẻ ở chợ Địa Chất, Quảng Ninh”, Đức Thành tiếp lời, Nói chung làm cái gì cũng phải bỏ sức lao động ra cả. Học thấp thì làm gì có việc nhàn lương cao đâu”.

Đức Thành cũng tâm sự thêm gia đình mình có truyền thống bán rau ở chợ Địa Chất đã ngót nghét 20 năm. Cậu đến với nghề buôn bán rau củ quả cũng là một cái duyên.

Nhà Thành bán rất nhiều loại rau. Mỗi mớ rau tiền lời từ 2-3k. Một ngày, Thành cho biết mình bán được 150 đến 200 mớ rau muống, ngày “ế” cũng được tầm 50 -70 mớ rau chưa kể các loại rau củ quả khác. Mỗi thứ lãi ra một ít, tích tiểu thành đại. Với dân buôn, thu nhập tháng 20-30 triệu là điều quá sức bình thường.

“Bạn mình buôn cà chua, mỗi tháng lãi cả trăm triệu. Nhưng nói thật là mình cũng không thích theo nghề này đâu. Bỏ bán rau thì tiếc nhưng ngành Y học xong thì không xin được việc nên vẫn tiếp tục làm. Đến người yêu nó cũng chia tay mình vì thấy mình bán rau sợ không lo được cho nó”, Đức Thành than thở dù có thu nhập cao vẫn không… hạnh phúc.

Câu chuyện và những chia sẻ của Đức Thành đã gây sốt MXH hôm nay. Rất nhiều Fanpage đã chia sẻ lại bức ảnh trên và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dân mạng. Có khá nhiều người tin rằng bán rau có thể có thu nhập hơn 1.000 USD/tháng.

Ngọc Thanh San: “Quê mình mấy nhà buôn rau toàn nhà lầu xe hơi. Rau bầy bán ra như thế này là rau còn thừa của bán cất sỉ cho các chợ khác đấy”.

Vũ Viết Trường: “Rau lãi mà. Mưa gió này 5k/mớ. Nhập về bèo mà. Nhà tớ có người trồng rau tớ biết”.

Nguyễn Hoàng Khánh: “Buôn rau nhỏ lẻ sau này thành buôn mối, rồi chở xe tải các kiểu, rich mấy hồi, có mấy người không hiểu mới nói buôn rau là khổ là nghèo. Buôn như hình thì tháng tiêu xài khỏi lo nghĩ rồi”.

Em Su: “Tuy là thu nhập ổn nhưng lấy mày thì rất vất vả, vì gần nhà mình có 2 bác này buôn rau mưa rét hay như thế nào cũng vẫn phải dậy đi từ lúc 3h sáng, xong rồi đi về mệt thì nấu ăn uống qua loa chứ chả buồn cơm nước hẳn hoi mà ăn nữa. Chưa kể có tiền nhưng ít khi có dịp ăn mặc hẳn hoi lắm, đi chợ mà mặc đẹp người ta cũng cười cho nữa. Nếu là mình, mình cũng không muốn người yêu làm nghề này, nó vất vả quá đối với mình”.



Cô Hàng Xóm


HELINO

Gần đây tôi có nghe một doanh nhân nổi tiếng Trung Quốc phát biểu chương trình “Đối thoại” của đài truyền hình CCTV rằng: “Doanh nghiệp của tôi rất khó quản lý, cho dù là CEO tiền nhiệm của General Electric – Jack Welch đi chăng nữa cũng không trụ được quá 3 ngày”. Tôi không đồng tình với câu nói này.

Thứ nhất, Jack Welch sẽ không chỉ ở lại 3 ngày; Thứ hai, Jack Welch đến chắc chắn sẽ thay đổi doanh nghiệp của anh. Điều đáng sợ không phải là khoảng cách, mà là anh không biết có khoảng cách. Điều này tôi đã viết trên mạng Internet.

Xin lấy một ví dụ, tôi có một người bạn làm huấn luyện viên đội tuyển võ thuật tỉnh Chiết Giang, anh ấy kể cho tôi một câu chuyện như thế này:

Dưới núi Võ Đang có một anh chàng võ công hết sức cao cường, anh ta đã đánh bại tất cả mọi người ở đó. Anh chàng này cho rằng mình là thiên hạ vô địch, liền khăn gói quả mướp lên Bắc Kinh tìm đến huấn luyện viên đội tuyển võ thuật Bắc Kinh, thách thức: “Tôi muốn tỉ thí võ thuật với thành viên đội tuyển võ thuật của anh”. Vị huấn luyện viên không đồng ý, điều này khiến anh ta càng nóng lòng muốn được đấu võ. Cuối cùng vị huấn luyện viên cũng đồng ý, chưa đầy 5 phút anh chàng kia đã bại trận. Vị huấn luyện viên nói: “Chàng trai à, anh mỗi ngày luyện 2 tiếng đồng hồ, chỉ đánh bại được người mỗi ngày luyện nửa tiếng mà thôi. Thành viên đội tuyển chúng tôi mỗi ngày luyện 10 tiếng, anh làm sao mà thắng nổi? Đấy là chưa kể thành viên đội tuyển chúng tôi còn chưa đánh hết sức. Núi này cao còn có núi khác cao hơn, cao nhân ắt có cao nhân trị”.

Jack Ma cho rằng: “Trên phương tiện quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn đầu tư, hoạt động trên quy mô toàn cầu cần sáng suốt xúc tiến quá trình toàn cầu hóa một cách toàn diện. Điều mà Alibaba cần làm là phải có tầm nhìn xa, thách thức với cả thế giới, thực sự xâm nhập vào thị trường thế giới”. Dù mục tiêu mà Jack Ma đặt ra là lâu dài và đúng đắn, nhưng lại sai lầm về thời điểm, sử dụng sai sách lược dẫn đến suýt nữa thất bại thảm hại khi tham gia cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Đừng đổ lỗi tại định mệnh, định mệnh là khi con người biết rằng mình thua kém mà không chịu nỗ lực để thay đổi - Ảnh 1.

Sau đó, Jack Ma đã ý thức được khoảng cách giữa mình và thế giới, ông bắt đầu suy ngẫm về những sai lầm, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong bài diễn thuyết tại Trường Đại học Stanford, Jack Ma có nhắc đến điều này: “Hôm nay, mọi người thường viết về câu chuyện thành công của Alibaba. Nhưng tôi không cho rằng chúng tôi thông minh đến vậy, chúng tôi vi phạm rất nhiều sai lầm, và quả thực lúc đó chúng tôi rất ngu ngốc, cho nên tôi nghĩ rằng nếu một ngày nào đó tôi muốn viết một cuốn sách nói về Alibaba, tôi sẽ lựa chọn viết về 1001 sai lầm của Alibaba.

Đó mới chính là những điều mà mọi người cần ghi nhớ, cần học tập. Nếu bạn muốn biết người khác thành công như thế nào, điều này rất khó, bởi để có được thành công ẩn chứa rất nhiều yếu tố may mắn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu xem người khác thất bại như thế nào, bạn sẽ thu được rất nhiều bài học.

Tôi rất thích đọc những quyển sách nghiên cứu thảo luận vì sao người ta thất bại. Bởi vì nếu anh đã tìm hiểu kĩ lưỡng thì sẽ biết rằng, nguyên nhân dẫn đến thất bại của mỗi công ty đều không giống nhau, đây mới là điều quan trọng nhất. Sau khi trang web Taobao thành công, chúng tôi bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển công cụ thanh toán Alipay. Mọi người đều nói Trung Quốc vẫn chưa có một hệ thống tín dụng, từ dịch vụ ngân hàng cho đến dịch vụ logistics đều rất tệ hại, tại sao anh lại đâm đầu nghiên cứu và phát triển thương mại điện tử?

Hôm nay, tôi đứng đây không phải là để giảng giải với mọi người “thánh kinh” về kinh doanh, tôi không chuẩn bị bản trình chiếu PPT bởi vì tôi vẫn chưa có cổ phiếu để bán cho mọi người. Tuy nhiên, tôi nghĩ, bởi chính sự lạc hâu của hệ thống logistics, hệ thống tín dụng và hệ thống ngân hàng nên chúng tôi mới cần có tinh thần khởi nghiệp và xây dựng một bản kế hoạch cho riêng mình. Cho nên tôi tin tưởng rằng cứ mạnh dạn làm trước, dần dần rồi sẽ trở thành tiêu chuẩn của Trung Quốc”.

Nhiệm Chính Phi – người sáng lập ra Huawei đã từng nói: “Giữa người với người vốn tồn tại sự chênh lệch, chúng ta cần phải thừa nhận điều đó chứ không nên có sự so bì tị nạnh. Nếu chúng ta không thỏa mãn với sự nỗ lực của bản thân thì sẽ không ngừng tự dằn vặt làm khổ mình. Đừng đổ lỗi tại định mệnh, định mệnh là khi con người biết rằng mình thua kém mà không chịu nỗ lực để thay đổi.”

* Bài viết trích nội dung sách “Quản Trị Kinh Doanh Kiểu Jack Ma” của tác giả Triệu Vỹ.



Mộc Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Mới đây một “bản kiểm điểm” thú vị của một người mẹ gửi cho con trai trước ngưỡng cửa cuộc đời được truyền tải rộng rãi trên mạng. Đúng tính chất là một “bản kiểm điểm”, người mẹ này đã thừa nhận những khuyết điểm của bản thân trong quãng đường nuôi dạy con, đồng thời gửi tới con những lời nhắn nhủ chân thành, sâu sắc. Với văn phong dí dỏm, vị phụ huynh này thể hiện là người có suy nghĩ vô cùng hiện đại, phóng khoáng. Ngẫm một chút, những trở trăn của người mẹ này, không chỉ Đúng với gia đình họ, mà các bậc phụ huynh khác khi đọc cũng sẽ thấy bóng dáng của mình trong đó…

Con yêu!

Mẹ đã suy nghĩ và viết ra bản kiểm điểm này – để con hiểu rõ mọi suy tư trong lòng mẹ, để tấm chân tình này như một gói nhỏ hành trang – mẹ trao trước khi con tự tin sải cánh vào đời.

Khuyết điểm thứ nhất: Mẹ đã để sự vụng về, non nớt kinh nghiệm và cả những định kiến sai lầm dẫn lối trong những năm đầu đời chăm sóc và nuôi dưỡng con.

Ví dụ như: Chế độ ăn “nấu chín ninh nhừ” toàn bộ rau củ quả – đã triệt tiêu hết nguồn sinh tố vitamins và phytochemical, các enzyme hỗ trợ tiêu hoá và làm biến chất các khoáng chất vô cùng quý giá giúp kiến tạo nên sức khoẻ.

Mẹ cũng đã quá ỷ lại vào đơn khám bác sĩ và thuốc tây trong việc trị bệnh cho con mà không lường được rằng điều đó sẽ dẫn lối cho việc lạm dụng kháng sinh, rồi đẩy con vào vòng luẩn quẩn: ho sốt, giảm cân, biếng ăn, ép ăn, cáu giận,…

Thật may là mẹ đã tự nhận ra, đã dành nhiều năm gần đây để học hỏi về dinh dưỡng và sức khoẻ, đã cố gắng dạy lại các kiến thức đó cho các con, đã cố gắng hết sức áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả gia đình mình để chuộc lại những sai lầm trong quá khứ.

Mẹ mong con sẽ luôn nhớ và đồng ý với mẹ rằng: SỨC KHOẺ là tài sản đầu tiên và quý giá nhất mà chúng ta có thể tự mình tạo ra cho chính bản thân mình, đó không phải là đặc ân của Tạo hoá, mà là sự lựa chọn của chính con trong từng miếng ăn ngụm uống.

Bản kiểm điểm mẹ gửi con trai: Con hãy sáng suốt để biết lúc nào nên bỏ cuộc chứ đừng ngoan cố như một con lừa! - Ảnh 1.

Khuyết điểm thứ hai: Giống như nhiều bậc làm cha mẹ khác, cha mẹ đã luôn tâm niệm cố gắng dành cho con mọi thứ tốt đẹp nhất: Trường học tốt nhất, những chuyến nghỉ dưỡng ở resort sang trọng, những bộ quần áo và đồ chơi “xịn” nhất có thể.

Khi đó, mẹ không hề nhận ra rằng đứa con bé nhỏ của mình cần hơn hết là thời gian mà bố mẹ có thể chơi đùa cùng nó, trò chuyện với nó bằng tư duy và ngôn ngữ trẻ con, tự tay làm ra một món đồ chơi cho nó, hay chỉ đơn giản là ôm chặt nó vào lòng mà không cần nói gì hết cả.

Mẹ chỉ nhận ra những điều quan trọng đó nhờ thời gian, khi đã có nhiều trải nghiệm trong đời sống. Đôi khi mẹ vẫn mắc sai lầm, nhưng vẫn luôn cố gắng để thực sự trở thành BẠN THÂN của con, và có một điều quan trọng mà con cần biết: Mẹ cảm thấy thật hạnh phúc khi con có thể chia sẻ với mẹ rất nhiều những tâm tư thầm kín – điều mà trước đây mẹ đã không làm được với bà ngoại – mẹ của mẹ.

Khuyết điểm thứ ba: “Mong con nên người” là một trạng thái tâm lý mang tính phổ quát của các bậc cha mẹ trên đời. Từ “nên người’ ở đây mang ý nghĩa thành công, thành đạt và có lẽ khác biệt ít nhiều tuỳ vào các giá trị văn hoá, đạo đức, văn minh ở các xã hội khác nhau.

Trong ít nhiều ý niệm của mình, khi con còn bé xíu đi mẫu giáo, mẹ đã mong con được làm lớp trưởng, được là học sinh giỏi khi con bắt đầu vào lớp 1 và những năm phổ thông sau đó, và tới gần đây nhất là mong ước con sẽ vào học tại một trường đại học danh giá. Để làm chi?

Phần lớn là để mẹ có thể tự hào con mình giỏi giang hơn hay chí ít cũng không kém “con nhà người ta”. Mẹ không phủ nhận những cảm giác như vậy đã từng tồn tại trong suy nghĩ của mẹ, trong cả những câu nói kiểu như “con nhìn bạn A,B,C mà xem”,…

Nhưng rồi cuối cùng, mẹ cũng hiểu được rằng, ngược lại, con cũng có thể phán xét bố mẹ theo đúng cách như vậy, và mẹ thấy mình đã thật thiếu công bằng với con. Mẹ sẽ phải nhẫn nại và khiêm nhường thật nhiều hơn nữa – để TÔN TRỌNG và TRÂN QUÝ những giá trị riêng biệt của con, tài năng đặc biệt theo cách mà Đấng Tạo hoá dành tặng cho con, và nhiều giá trị khác mà không bao giờ mẹ được phép áp đặt lên con.

Nhưng cũng nhờ phạm phải những sai lầm đó mà giờ đây, mẹ đã có thể dạy các em của con rằng người đàn ông homeless vẫn ngồi gục đầu im lặng trước cửa tiệm tạp hoá đầu phố không hẳn đã đáng thương hơn người đàn ông luôn mặc vét có chiếc xe hơi rất sang trọng đỗ ở cửa văn phòng gần đó.

Họ đều có những giá trị riêng biệt, có nỗi buồn niềm vui chẳng giống nhau, và càng không thể khẳng định ai đáng ngưỡng mộ hơn ai, ai thành công và hạnh phúc hơn ai. Cuộc đời không cho ta quyền phán xét như vậy, chỉ cho phép ta – nếu có thể, lấy một đồng xu trong ví, nhẹ nhàng thả vào cái cốc đặt trước mặt người đàn ông trước cửa tiệm tạp hoá, và đừng bao giờ quên một lời nhỏ nhẹ chân thành: God bless you!

Bản kiểm điểm mẹ gửi con trai: Con hãy sáng suốt để biết lúc nào nên bỏ cuộc chứ đừng ngoan cố như một con lừa! - Ảnh 2.

Và, mẹ có thêm vài món quà nhỏ – dù không hề mới mẻ, muốn dành tặng cho con

# Món quà 1: Mẹ hoàn toàn không có bất kì KỲ VỌNG nào đặt vào con hết! Từ nay, con hãy sống trọn vẹn từng giây phút cuộc đời của con, cho con, vì con – đừng mảy may suy nghĩ mẹ sẽ cảm thấy thế nào. Vì mẹ cũng bận rộn để sống cho trọn vẹn cuộc đời của riêng mẹ, chả có rảnh mà tham dự vào đời con đâu. Nhớ nhé!

# Món quà 2: Mẹ hoàn toàn không có nhu cầu cần con BÁO HIẾU, kiểu như tới thăm mẹ mỗi tháng một đôi lần, năm mới giáng sinh phải về nhà bố mẹ vui vẻ đoàn viên. Nếu thích, nếu thấy cần, con có thể VỀ NHÀ bất cứ lúc nào – cánh cửa  sẽ luôn mở rộng đón con. Mẹ sẽ cố gắng để tự lo cho mình lúc tuổi già, sống vui vẻ an yên cho tới giây phút mỉm cười nhìn các con lần cuối.

# Món quà 3: Hãy tự mình viết tiếp những trang tự điển của cuộc đời con, nhớ đừng bỏ quên những điều chúng mình đã tranh luận và định nghĩa cùng nhau, như là:

– Làm việc thông minh tốt hơn là làm việc cần cù.

– Hãy sáng suốt để biết lúc nào nên bỏ cuộc chứ đừng ngoan cố như một con lừa.

– Trường học hay giáo viên giỏi không quan trọng bằng khát khao hiểu biết và khả năng tự học và học tập suốt đời của con.

– Các bác sĩ chỉ được dạy cách chữa bệnh là chính chứ ít được dạy về dinh dưỡng – cách phòng ngừa bệnh tật hữu hiệu nhất. Trường học là nơi dạy các kỹ năng công việc để đào tạo nên những người làm công lành nghề chứ không hề dạy chúng ta những hiểu biết cơ bản về tài chính và trở nên tự do. Vì vậy, hãy tự học hỏi về dinh dưỡng phòng chữa bệnh tật, kiến thức tài chính cá nhân, cách lập trình tư duy để hạnh phúc,… và tất cả những gì con thấy thực sự hứng thú và cần thiết cho sự phát triển của bản thân mình.

– Sống đơn giản và hiệu quả bằng cách mua sắm đồ thật tốt, đắt cũng được, và nhớ luôn tự hỏi “mình MUỐN hay CẦN cái này”. Hãy chỉ mua những thứ con CẦN chứ đừng mua những gì con muốn. Tiền bạc khó nhọc kiếm ra nên hãy sử dụng nó một cách thông minh- nếu con không muốn suốt đời khổ sở kiếm tiền rồi chỉ để tiêu đi.

– Hãy bồi đắp và tăng dần lên những tính từ để tạo nên giá trị của bản thân con: Khoẻ mạnh, vui vẻ, tử tế, lương thiện, chân thành, nhiệt huyết, sáng tạo,… không quan trọng mọi người xung quanh có công nhận hay không. Đừng quá để ý đến chuyện người khác nghĩ gì về con – mẹ không chắc có ai rảnh để làm việc đó thay cho con đâu. Khi con có đủ tự tin với những giá trị nêu trên – thì con sẽ thấy quần áo, xe cộ, hay nhà cửa chỉ là những vật ngoài thân, chỉ phục vụ một số nhu cầu của con chứ không mảy may làm nên giá trị gì cho con hết.

# Món quà 4: Hôm qua, mẹ con mình đã có một nửa ngày đi shopping, cắt tóc, ăn tối cùng nhau, và đặc biệt là trò chuyện về TÌNH YÊU. Cũng không phải là lần đầu tiên con tâm sự với mẹ về chủ đề này, nhưng hôm qua mẹ đã bất ngờ khi con mở lòng nhiều hơn, đã gật đầu và mỉm cười khi mẹ khẳng định: Tình yêu là tình cảm tự do và đẹp đẽ vô cùng, con không cần mảy may vướng bận với những giới hạn về tuổi tác, về xuất thân, về ngày sau có đến được với nhau hay không…

Mẹ là người tin vào nhân duyên, tin vào thuyết luân hồi, nên mẹ sẽ luôn khuyên con: Hãy cứ là chính con, hãy cứ để tình yêu trong lòng mình được tự do tung cánh, và hãy dũng cảm đón nhận mọi khả năng.

# Món quà cuối cùng: Mẹ đã, đang và sẽ mãi mãi YÊU CON!



Hà Phương


Theo Trí Thức Trẻ

Ghi nhận của chúng tôi vào chiều tối ngày 31/7, cơn mưa nặng hạt kéo dài đúng giờ cao điểm đã khiến nhiều tuyến phố tắc nghẽn kinh hoàng, hàng ngàn phương tiện chôn chân dưới mưa. Nhiều người tham gia giao thông đã điều khiển xe lên vỉa hè để tránh ách tắc, lấn chiếm làn đường của người đi bộ.

Bên cạnh đó, do mưa lớn một số tuyến phố rơi vào tình trạng ngập sâu, giao thông đi lại rất khó khăn, nhiều phương tiện chết máy giữa đường.

Một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được:

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 1.

Chiều 31/7 cơn mưa lớn kéo dài đúng giờ cao điểm khiến nhiều tuyến phố xảy ra tình trạng ngập úng, tắc nghẽn giao thông. Ảnh: Ngọc Thắng.

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 2.

Càng về cuối ngày mưa càng lớn, phương tiện đi lại đông, tầm nhìn hạn chế khiến giao thông đi lại rất khó khăn, vất vả. Ảnh: Ngọc Thắng

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 3.
Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 4.
Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 5.

Cảnh tắc đường kinh hoàng ở phố Nguyễn Trãi. Ảnh: Ngọc Thắng

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 6.

Nguyễn Xiển tê liệt giao thông vì mưa ngập. Hàng ngàn phương tiện đứng dưới nước ngập hoặc trú dưới gầm cầu cạn vành đai 3. Ảnh: Hoàng Anh.

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 7.
Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 8.

Nhiều người đứng trú mưa dưới chân cầu đường sắt trên cao. Ảnh: Hoàng Anh.

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 9.
Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 10.

Vẻ mệt mỏi của người dân khi đứng dưới mưa quá lâu. Ảnh: Ngọc Thắng.

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 11.

Phải mất 2 giờ đồng hồ để di chuyển trên một đoạn đường 3km.

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 12.

Cũng do mưa lớn nhiều tuyến phố bị ngập sâu trong nước.

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 13.

Phố Chính Kinh ngập sâu, người dân đi lại khó khăn. Ảnh: Ngọc Thắng.

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 14.
Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 15.

Đến 20h, người dân mới có thể về đến nhà…

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 16.

Nhiều xe máy phải dắt bộ vì đi vào đoạn đường ngập sâu. Ảnh: Phương Thảo

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 17.

Dòng phương tiện nối dài nhưng không thể di chuyển sau cơn mưa lớn. Ảnh: Phương Thảo

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 18.

Trục đường Nguyễn Trãi từ cầu vượt Ngã 4 Sơ tới hầm Khuất Duy Tiến tê liệt hoàn toàn. Ảnh: Phương Thảo

Một nửa tuyến đường ngập sâu, các phương tiện phải dạt về một phía di chuyển. Ảnh: Phương ThảoĐang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 19.

Một nửa tuyến đường ngập sâu, các phương tiện phải dạt về một phía di chuyển. Ảnh: Phương Thảo

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 20.

Bất chấp cảnh báo, nhiều xe máy vẫn cố vượt qua đoạn đường ngập như sông

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 21.

Khu vực đường Vương Thừa Vũ sóng nước đánh đổ cả xe máy dựng trên vỉa hè. Ảnh: Phương Thảo

Đang ngập hàng loạt tuyến phố ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn kinh hoàng suốt nhiều gi - Ảnh 22.

Một số hàng quan ven đường đã phải dùng tấm gỗ chắn cửa để hạn chế nước tràn vào nhà. Ảnh: Phương Thảo

Tiếp tục cập nhật…



Theo Ngọc Thắng – Hoàng Oanh


Trí Thức Trẻ

25 tuổi, khi nhiệt huyết thanh xuân bắt đầu phải đối mặt với hiện thực cuộc sống.

Khi còn nhỏ, tôi chỉ muốn lớn thật mau. Bởi vì lớn rồi mới có thể đi làm, độc lập về kinh tế, được làm mọi việc mình thích. Muốn ngồi ở đâu, sống thế nào, yêu người ra sao, mặc quần áo kiểu gì, tất cả đều do chính mình quyết định.

Sau khi tốt nghiệp, nhiệt huyết căng tràn, tiền vốn chỉ có hai bàn tay trắng, một thân một mình chuyến đến một thành phố xa lạ, tích cực kết bạn, tự cho rằng tương lai sẽ vô cùng xán lạn.

Nhà, xe, đối tượng kết hôn… mới 20 tuổi đầu ai lại đi lo mấy chuyện người già ấy? Khi đó, tôi chỉ thấy mấy chuyện này thật xa vời, như thể chúng chỉ tồn tại để bó buộc tự do của mình.

Trong khi người khác tiết kiệm chắt chiu để có tiền mua nhà, mua xe thì tôi lại sống vô cùng thoải mái, tự do, không lo nghĩ gì.

Thoáng một cái đã đến tuổi 25.

Cảm giác dường như chỉ sau một đêm, cuộc sống của tôi đã bước sang thế giới khác. Ai đó sắp kết hôn, ai đó sắp đủ tiền mua chung cư, ai đó đang xây nhà cho bố mẹ ở quê… Những tin tức như vậy cứ vô tình chui vào tai tôi. Đến bố mẹ khi gọi điện lên cũng bắt đầu giục kết hôn, sinh con.

Sao đột nhiên chúng ta lại trưởng thành rồi?

Chủ đề nói chuyện trong các buổi tụ họp dần trở thành giá nhà đất và hôn nhân. Khi nhắc đến giá nhà đất, cũng không còn như trước tặc lưỡi cho qua, mà bắt đầu ngồi tính nhẩm xem khi nào lương của mình mới đủ mua được một căn hộ.

25 tuổi vẫn mơ du lịch nước ngoài, có nhà để ở còn 30 tuổi chỉ mơ nhà to hơn một chút, giá BĐS tăng lại giật mình - Ảnh 1.

Tuổi 25, một độ tuổi nói lớn cũng lớn mà nói nhỏ cũng nhỏ, là ranh giới giữa tuổi trẻ và tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này chúng ta phải định nghĩa lại cuộc sống, tình cảm, cũng như công việc.

Có lẽ ngày trước khi bị ai đó hỏi “Sao em vẫn không yêu đi?”, “Sao em không tìm một công việc chính thức ổn định mà làm?”… chúng ta vẫn có thể trả lời rằng “vì em còn bé mà” để cho qua chuyện. Nhưng ở tuổi 25, câu trả lời này đã không còn được chấp nhận nữa, “25 tuổi mà còn nhỏ cái gì?”.

Không thể viện cớ tuổi tác nữa, rất nhiều người bắt đầu cảm thấy sợ hãi.

Thế giới này không hoan nghênh “em bé khổng lồ”, sau 25 tuổi, bạn phải học cách rời vòng tay mẹ, tự đứng lên bằng năng lực của bản thân, lo nghĩ cho các vấn đế của cuộc sống tương lai sau này.

Nhiều người thường tự lập cho mình một list những việc cần làm: dậy sớm, thăng chức tăng lương, du lịch nước ngoài, học ngoại ngữ, có người yêu… Nhưng kế hoạch là một chuyện, có thực hiện hay không lại là một chuyện khác.

Nhưng khi bạn 25, dù có vứt cái kế hoạch đó sang một bên y như lúc trước hay làm, thì bạn cũng không thể dễ dàng quên nó đi nữa. Bởi bạn phát hiện mình vẫn chẳng có gì trong tay. Những kế hoạch biến thành những vết thương trên người bạn, khiến bạn âm ỉ đau.

Đến độ tuổi này, dù đã đặt ra mục tiêu cho bản thân mình hay chưa, thì cảm giác mơ hồ trong bạn cũng sẽ dần mất đi. Tự nhiên bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng mình nên hoàn thành những việc gì.

Tuổi 25, chẳng ai là ngoại lệ, tôi, bạn, chúng ta, đều sẽ có nhiều điều cần lo nghĩ hơn trước đó rất nhiều.

25 tuổi vẫn mơ du lịch nước ngoài, có nhà để ở còn 30 tuổi chỉ mơ nhà to hơn một chút, giá BĐS tăng lại giật mình - Ảnh 2.

Tết năm ngoái khi tôi nói chuyện với mẹ về những dự định tương lai, cuộc sống lí tưởng, không hưởng ứng ủng hộ như mọi khi, lần này mẹ tỏ ra không đồng ý, mẹ bày ra những hiện thực mà tôi phải đối mặt: lập gia đình, xây nhà… Những chuyện mà tôi chưa bao giờ để tâm, hoặc cố ý không để tâm. 

Mẹ nói, không phải mẹ muốn ép buộc hay trách mắng gì, trước giờ mẹ luôn để tôi tự do làm điều tôi muốn, nhưng đến một độ tuổi nhất định, tôi vẫn cần phải suy nghĩ thực tế hơn, không thể sống mộng mơ mãi được. Khi những vấn đề cơ bản này chưa được giải quyết, mẹ không thể trơ mắt đứng nhìn tôi theo đuổi những thứ mà mẹ, cũng như phần đông mọi người thấy không mấy quan trọng.

“Đừng chỉ biết nghĩ cho bản thân mình.” Mẹ nói.

Quan hệ huyết thống giữa người với người là không thể cắt đứt được. Hoàn cảnh trưởng thành khác nhau khiến cho chúng ta không thể hoàn toàn thấu hiểu được cảm nhận của người khác. Đồng thời, môi trường sống cũng để lại trên chúng ta những dấu vết vĩnh hằng. Mặc dù rất nhiều người cố gắng hết sức để chứng minh rằng mình có thể thoát khỏi những quan niệm áp đặt, mình vẫn sẽ sống tốt. Nhưng cuối cùng vẫn phải miễn cưỡng giơ cờ trắng đầu hàng.

Nếu không đủ kiên cường, sẽ rất khó để chống lại cả thế giới này.

Dù bạn có khoác lên mình áo giáp kiên cố đến đâu, cũng khó có thể chống lại những dị nghị, những lời ra tiếng vào. Những chi phí sinh hoạt, giá nhà đất, hôn nhân, bệnh tật… có thể hạ gục bạn bất cứ lúc nào.

Bước vào tuổi 25, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những chuyện đại sự trong đời.

Bắt đầu từ tuổi 25, chúng ta sẽ luôn có chuyện để lo nghĩ.

Nhưng bạn đoán xem, khi bạn 30, những nỗi lo ấy có còn mãi được không?

25 tuổi vẫn mơ du lịch nước ngoài, có nhà để ở còn 30 tuổi chỉ mơ nhà to hơn một chút, giá BĐS tăng lại giật mình - Ảnh 3.

Theo một cuộc điều tra về các mối lo nghĩ ở độ tuổi 26-30, kết quả như sau:

96% mọi người đều có chuyện để lo, trong đó 54% ngày nào cũng lo nghĩ.

Top 3 chuyện người ta hay lo là: mục tiêu cuộc sống, tiền và sự nghiệp. Nói một cách khác, thế cũng tức là: không có mục tiêu, nghèo và làm công việc mà bản thân không thích.

“Đã độc thân, công việc lại chẳng có gì nổi bật, tương lai mờ mịt, không có mục tiêu, cả ngày chỉ biết lo lo nghĩ nghĩ.” Một người đi làm văn phòng 28 tuổi, sống ở Hà Nội, lương tháng 9 triệu chia sẻ.

Thiết nghĩ, những vấn đề khiến người ta đau đầu cũng chỉ quanh quẩn với mấy chuyện đó mà thôi.

Đi làm rồi, thời gian lâu dần, tuổi tác của bạn tăng, chứ con số chuyển vào thẻ ngân hàng mỗi tháng thì vẫn thế. Rảnh rỗi thì lại lên mạng xã hội, nhìn người này đi du lịch đó đây, người kia đăng ảnh khoe tình cảm vợ chồng, người nọ khoe nhà khoe cửa…

Con nhà người ta, nam thanh nữ tú nhà người ta, xe sang nhà đẹp nhà người ta… Tất cả làm nổi bật lên bạn, một người gần 30 tuổi, vẫn không có tiền, không có người yêu, không có mục tiêu, sống không khác gì kẻ thất bại. Thế là sau khi tắt Facebook, dường như bên bạn chỉ còn lại những mối lo.

Khi được hỏi “Bạn cho cuộc sống hiện tại của bạn bao nhiêu điểm?”, đa số mọi người đều chọn 6-7 điểm.

“Nếu tôi kiếm được nhiều tiền hơn, có lẽ tôi sẽ hạnh phúc hơn.”

“Nếu tôi làm công việc khác, có khi tôi sẽ vui hơn.”

“Nếu tôi có người yêu, hẳn cuộc sống này sẽ dễ dàng hơn.”

Nhiều người cho rằng cuộc sống của mình còn cách cái ngưỡng hoàn mỹ xa lắm, bởi vì giờ họ chưa có được thứ mình mong muốn.

Nhưng nếu cứ lo nghĩ về tiền, bạn có bao giờ hết lo được không?

25 tuổi vẫn mơ du lịch nước ngoài, có nhà để ở còn 30 tuổi chỉ mơ nhà to hơn một chút, giá BĐS tăng lại giật mình - Ảnh 4.

Tôi có quen một anh bạn, 29 tuổi, lương tháng 25 triệu, có nhà, có vợ, có công việc tốt, nhưng không như mọi người nghĩ, anh ấy vẫn hay lo nghĩ.

“Bà xã nói muốn chuyển nhà, muốn chuyển sang căn hộ tốt hơn, ba phòng ngủ, tôi hơi lo.”

Với tình hình kinh tế hiện tại của họ, cũng không phải là không đổi được, nhưng nếu chuyển nhà thì sẽ kéo theo một loạt các chi phí khác. Tất nhiên chỗ này cần thêm tiền thì chỗ kia phải bớt tiêu đi, chất lượng cuộc sống sẽ không được như hiện tại nữa.

“Con người luôn như vậy, lúc chưa có nhà thì muốn có nhà, có rồi lại muốn cái rộng hơn, tốt hơn.”

Theo đuổi vật chất cũng không khác gì cố lấp đầy cái thùng không đáy. Khi lương tháng 10 triệu thì muốn lương tháng 15 triệu, được 15 triệu rồi lại muốn 20 triệu, 25 triệu. Ánh mắt của bạn luôn luôn hướng lên cao, đến nơi bạn cảm thấy chỉ cần bạn cố gắng thêm nữa là có thể chạm tay vào được. Nơi đó, bạn được mặc đồ đẹp hơn, được ăn ở những nhà hàng sang hơn, được đi xe xịn hơn, được ở phòng rộng hơn… Trên đời này, không có thứ tốt nhất chỉ có thứ tốt hơn, cũng như những lo lắng vì vật chất của bạn, không bao giờ hết.

Tương tự, những người không hài lòng với công việc, đổi việc liệu có khiến bạn hết lo nghĩ hay không?

Thực ra nếu đi làm khiến bạn cảm thấy không thoải mái, thì ngoài những yếu tố khách quan ra, đa số là do chính bản thân bạn.

Chưa hiểu rõ vấn đề của mình là ở đâu, chỉ biết mình muốn đòi hỏi cái nọ cái kia, thế là đã mơ mộng đổi sang việc khác tốt hơn. Nếu vậy, kiểu gì bạn cũng sẽ lại giẫm lên vết xe đổ mà thôi

Nói thật lòng, có ai lại chưa từng lo nghĩ chứ?

Có một khoảng thời gian, công việc của tôi lương cao nhưng lại quá nhàn hạ, gần như đến công ty cũng chỉ làm vài việc linh tinh là hết. Lúc đó tôi chợt cảm thấy, mình vẫn còn trẻ như thế, làm công việc thế này liệu có quá lãng phí thời gian không?

Tôi lo lắng. Tôi có nên đổi việc?

25 tuổi vẫn mơ du lịch nước ngoài, có nhà để ở còn 30 tuổi chỉ mơ nhà to hơn một chút, giá BĐS tăng lại giật mình - Ảnh 5.

Sau đó tôi đi chạy bộ, chạy một lúc lâu, vừa chạy vừa nghĩ: Tôi là ai? Tôi đang ở đâu? Đang làm gì? Sống vì cái gì? Muốn sống thế nào?

Sau đó, những nỗi lo cũng tan biến, dường như tôi đã tìm được cho mình mục tiêu cuộc sống, có lẽ tôi sẽ đổi việc.

Sau này, còn rất nhiều những mối lo khác, nhưng tôi mặc kệ chúng, không quan tâm đến chúng nữa, cho chúng tự sinh tự diệt.

Cũng giống như chạy bền vậy.

Không biết các bạn đã từng thử chạy 30 phút bao giờ chưa. Thường thì khi chạy được một đoạn nhất định, hai chân của tôi liền rã rời, nặng trịch, rất muốn từ bỏ. Nhưng chính lúc này, nếu chuyển lực chú ý lên việc khác, vượt qua được giai đoạn này, thì sẽ không thấy mệt nữa.

Tôi gọi hiện tượng này là điểm giới hạn của đau khổ.

Khi gặp khó khăn, tôi luôn tự nhắc nhở mình rồi tất cả sẽ qua, mọi chuyện rồi sẽ tốt hơn. Tôi cũng không làm gì đặc biệt cả, vẫn sống như bình thường. Thế rồi khó khăn trôi đi lúc nào không biết và tôi thì vẫn lành lặn đứng đây.

Cuối cùng, chẳng chuyện gì tôi từng lo lắng thực sự xảy ra cả.

Nhiều khi tôi cảm thấy, các mối lo nghĩ là điều tất yếu trong đời, lúc nào chúng ta cũng sẽ phải lo cái này cái nọ. Nhưng mong rằng trong từng giai đoạn cuộc đời, bạn sẽ tìm ra cách để đối mặt với chúng, để vượt qua chúng, và sống một cuộc đời thật ý nghĩa.



Sandy


Theo Trí Thức Trẻ

Liên quan đến vụ sai phạm nâng điểm thi gây xôn xao dư luận, chiều 20/7, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Giang đã phát đi thông tin chính thức liên quan đến kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại địa phương này.

Báo cáo nêu: Ngày 7/7, lãnh đạo Hội đồng thi phát hiện ông Vũ Trọng Lương – Phó trưởng Ban thư ký Hội đồng thi có hành vi di chuyển các hòm đựng bài thi trắc nghiệm đã quét xong và một số thiết bị phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm (máy tính và 2 máy quét bài thi) về Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang.

Ông Lương thực hiện việc này khi chưa được sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng thi.

 Ông Vũ Trọng Lương nhận chìa khóa phòng lưu giữ bài thi từ ai? - Ảnh 1.

Các đơn vị tiến hành rà soát công tác chấm thi tại Hà Giang.

Trước tình hình trên, Chủ tịch Hội đồng thi đã chỉ đạo tổ chức thu hồi ngay các hồ sơ , tài liệu, thiết bị trên về khu vực chấm thi, tiếp tục niêm phong, lưu giữ theo chế độ bảo mật. Hội đồng cũng ban hành quyết định đình chỉ nhiệm vụ với ông Vũ Trọng Lương. Công tác chấm thi các bài thi tự luận vẫn diễn ra bình thường theo kế hoạch.

Ngày 12/7, lãnh đạo Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Giang đã quyết định mở 1 hòm đựng túi bài thi trắc nghiệm (đã quét xong, đang được lưu trữ tại trụ sở Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) để kiểm tra thực tế.

Quá trình kiểm tra có sự chứng kiến của toàn bộ Ban lãnh đạo Hội đồng thi, đại diện Đoàn Thanh tra công tác chấm thi của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang; đại diện thành viên Ban thư ký Hội đồng thi và các cá nhân có liên quan.

Căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát sơ bộ, Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Giang đã ban hành Quyết định đình chỉ thực hiện nhiệm vụ liên quan tới Kỳ thi đối với ông Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở GD-ĐT) – Phó Trưởng Ban chấm thi, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng thi.

Ông Hoài được xác định là người đã đưa chìa khóa nơi lưu giữ bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm đã chấm cho ông Vũ Trọng Lương. Hành vi này của ông Hoài trái với quy chế.

Kết quả ghi nhận, 5 trên tổng số 6 túi đựng bài thi trắc nghiệm trong hòm có nhãn niêm phong không phải là nhãn niêm phong do Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, Ban chấm thi thực hiện khi bàn giao cho Ban thư ký Hội đồng thi.

Toàn bộ quá trình mở hòm đựng túi bài thi đã được ghi nhận bằng biên bản, có xác nhận của các thành viên chứng kiến và tham gia quá trình.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo, thời gian tới, Hội đồng thi tiếp tục kiểm tra, rà soát lại quá trình tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, phục vụ công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng.

Tăng cường các biện pháp quản lý, lưu giữ bài thi, hồ sơ thi (năm 2017, năm 2018) đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chỉ đạo Sở GD&ĐT cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh; in và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.

Sau khi có kết luận của các cơ quan chức năng, theo thẩm quyền Sở GD&ĐT triển khai các công việc xử lí đối với cán bộ, công chức, viên chức của ngành có liên quan đến vụ việc (nếu có).



Theo Hoàng Hải


Trí thức trẻ

Các mối quan hệ – phép định nghĩa mỗi bản ngã con người

Khi bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững, không thứ gì có thể đánh gục bạn hay khiến bạn “thêm một lần đau”.

Nhưng khi phần lớn các mối quan hệ của bạn chỉ dừng lại ở mức “xã giao”, hời hợt, cho dù bạn thành đạt đến đâu, mọi thành tựu bạn đạt được sẽ chỉ như “mây mù giăng lối”, vô nghĩa lắm bởi khi ấy, bạn sẽ không có một ai bên cạnh để cùng nhau hoan hỉ và nâng cao chiếc cup vô địch.

Trong một nghiên cứu gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hoa Kỳ (NSF) đã phỏng vấn 1500 người về việc họ có bao nhiêu người bạn để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.

Và thử đoán xem, kết quả họ thu được ra sao? 1/4 trong số những người được hỏi chia sẻ rằng họ không có lấy một người bạn thân để cùng trò chuyện. 2/3 trong số đó cho biết hơn 90% số “người thương” của họ “cũng hóa người dưng” chỉ sau 10 năm. Khá khẩm hơn, nhiều người lại cho hay họ có 2 người bạn thân (cũng có thể là ít hơn).

Tại sao phần lớn chúng ta lại có những mối quan hệ “dần chết yểu” đến vậy? Thậm chí, một số người còn không có cho mình lấy một mảnh tình (bạn) vắt vai.

Tại sao phần lớn chúng ta không thể xây dựng và gìn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp?

Bởi cụm từ “học cách giao tiếp hiệu quả” nghe thì hay ho, mà lắm kẻ lại ngại khó khi tiếp thu và thực hành nó.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 1.

“Khi ai đó đang nói, hãy chú tâm lắng nghe. Đa số chúng ta chẳng bao giờ lắng nghe cả.” – Ernest Hemingway.

Khi vợ chồng tôi tham gia buổi tư vấn tiền hôn nhân, chúng tôi đã đọc cuốn sách với tựa đề “5 ngôn ngữ của tình yêu”.

Và 5 ngôn ngữ này chính là:

-Thời gian “chất lượng” dành cho nhau

-Cử chỉ thân mật

-Những lời nói chân thành

-Sự chiều chuộng

-Quà tặng

Mọi người luôn muốn yêu và được yêu theo 5 phương thức này. Nhưng tình trạng các mối quan hệ đang dần “chết mòn” của một số cá nhân đều bắt rễ sâu sa từ việc họ không hề nỗ lực tìm hiểu xem đối phương muốn được yêu thương theo cách nào.

Và khi không hề hay biết người thương của bạn muốn được yêu theo cách nào, đừng hỏi tại sao “chúng ta không thuộc về nhau”.

-Một người cha sống-để-làm-việc thay vì làm-việc-để sống, luôn mua cho con mình mọi thứ, mà không hề hay biết món quà mà chúng thực sự khao khát là thời gian cùng bố chơi một trận bóng chày.

-Một người chồng chẳng bao giờ có hứng trò chuyện cùng vợ trên bàn ăn, mà chỉ có hứng trên chiếc giường ái ân.

-Một người bạn luôn dán mắt vào smartphone thay vì người bạn thân của mình đang trút bầu tâm sự.

Đa số chúng ta đều tỏ ra ngần ngại khi phải học cách giao tiếp và bày tỏ tình yêu của ta đến bạn bè/ bạn đời theo cách họ muốn “được yêu”. Và khi đó, các mối quan hệ chỉ là đóa phù dung sớm nở tối tàn.

Việc giao tiếp vốn chẳng dễ dàng gì. Nó luôn đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải có sự cảm thông, sự chú tâm và nỗ lực để trao cho bạn bè ta thứ mà họ thực sự cần, chứ không phải thứ mà ta nghĩ họ sẽ cần.

Bởi như Jim Rohn đã từng chia sẻ: “Nếu bạn cứ tiếp tục duy trì lối sống cũ kỹ hiện tại, tương lai cũng chẳng thể khấm khá hơn.”

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 2.

Hãy học cách “nói ra” để cứu sống một tình bạn đang ngắc ngoải

“Giọt nước mắt đắng cay nhất thường lăn dài trên gò má vì những lời chưa kịp nói, những việc chưa kịp làm.” – Harriet Beecher Stowe

Trong buổi tư vấn tiền hôn nhân, chuyên gia tư vấn cũng tặng chúng tôi một lời khuyên vô cùng quý giá:

Hãy luôn là người chủ động.

Ý nghĩa của câu nói này vô cùng dễ hiểu: nếu bạn có thể cứu sống mối quan hệ khi nó đang dần thoi thóp, đừng chần chừ, hãy hành động luôn đi. Tại sao phải đợi chờ cho tới khi đối phương chủ động ngỏ lời trước?

Đa số chúng ta vẫn có những mối quan hệ khá hời hợt, căng thẳng với gia đình hay thậm chí cả bạn bè. Đó chính là những tàn dư còn sót lại khi ta cứ luôn luôn chờ đợi người khác chủ động trước… chủ động cất lời chào trước, chủ động ngỏ lời hẹn hò trước và phổ biến nhất, chủ động xin lỗi trước.

Bạn cho rằng người phải chủ động xin lỗi trước là bạn chứ không phải đối phương tức là bạn đang phải hạ thấp cái tôi vĩ đại của mình hay sao? Và suy nghĩ đó chính là con dao tàn nhẫn cứa nát các cuộc hôn nhân, những tình bạn và thậm chí, là cả các gia đình.

Nếu bạn muốn xây đắp những tình bạn, tình thân trong gia đình sâu sắc, vẹn tròn ý nghĩa, hay thậm chí cả những mối quan hệ mới chớm nở với những người xa lạ, hãy chủ động, hãy mạnh mẽ lên. Hãy là người đầu tiên:

-Bắt đầu cuộc trò chuyện

-Gửi những dòng tin nhắn thân thương

-Thổ lộ rằng bạn thực sự nhớ họ hay yêu họ biết nhường nào

-Xin lỗi và xin được tha thứ

-Ngỏ lời mời hẹn hò

-Động viên, khích lệ họ

-Cảm ơn họ

-Nói cho họ biết rằng bạn trân quý những gì họ hi sinh vì bạn biết bao

Trước đây, mỗi khi tôi muốn thì thầm với mấy đứa em của mình rằng: “Anh yêu tất cả các em”, nỗi ngại ngùng khó tả đã chặn lưỡi tôi lại và tôi không thể thốt ra chính tâm tư của lòng mình.

Còn bây giờ, tôi sẵn sàng thổ lộ điều giản đơn mà khó thốt thành lời ấy bất cứ lúc nào, khi nhắn tin, lúc gọi điện, thậm chỉ cả khi cuộc khủng hoảng khắc nghiệt ập xuống đầu tôi. Tôi tâm sự với cả bạn bè, gia đình, đồng nghiệp để nói cho họ biết rằng họ trở nên đặc biệt với tôi như thế nào.

Cảm giác ngại ngần khi thổ lộ những điều “sến sẩm” ấy với người thương nghe có vẻ khó hiểu. Nhưng, ở ngoài kia, nhiều người vẫn không thể thốt lên nổi một “tiếng lòng” giản đơn mà có thể hàn gắn cả một mối quan hệ sắp rạn nứt.

-Anh yêu em.

-Vâng, em cũng yêu bản thân em.

Vâng, đa số chúng ta đều biết quan tâm đến người khác, nhưng họ còn bận quan tâm đến chính bản thân họ nhiều hơn.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 3.

Tác giả Stephen Pressfield đã từng viết: “Không ai trong chúng tôi muốn lắng nghe nhu cầu cần được quan tâm và chú ý của bạn cả. Tại sao? Bởi nó quá nhạt nhẽo. Bởi nó chỉ xung quanh bạn, chứ không phải chúng tôi.”

Cũng như một người nghệ sĩ chỉ có thể tương tác với khán giả của mình bằng cách trao cho họ một giá trị nào đó, để sở hữu những mối quan hệ sâu sắc, bạn phải biết học cách cho đi.

Cho những gì? Hãy cho đi vài giây phút trong quỹ thời gian của bạn, sự chú tâm, năng lượng, tình yêu nồng nhiệt của bạn để xây đắp và nuôi dưỡng mối quan hệ đó.

Không phải ai cũng đủ hào phóng để cho đi lắm cùng “tài sản” quý giá đến vậy. Nhưng “đắt xắt ra miếng”, bất cứ ai làm được điều đó đều sẽ nhận lại những mối quan hệ đẹp đẽ như ý.

Bởi, “Thế giới sẽ trao tặng cho những người sẵn sàng cho đi và sẵn sàng lấy đi bất cứ thứ gì của những kẻ chỉ thích nhận lại” – Adam Grant.

Trong các câu hỏi điển hình mà các chuyên gia trong “lĩnh vực quan hệ xã giao” thường tự hỏi chính họ, bạn tự hỏi mình được mấy câu?

“Người thành công thường sẵn sàng làm những thứ mà kẻ thất bại không dám làm” – Darren Hardy.

Và tương tự, những bậc thầy ngoại giao thường đối đãi với bạn bè theo cách hoàn toàn khác biệt. Họ thường tự hỏi chính mình những câu hỏi mà phần lớn chúng ta không hề nghĩ tới.

Chuyên gia hôn nhân Dave và Polly P. đã từng chia sẻ:

“Hãy tự hỏi chính mình: Đã bao giờ tôi cho rằng cô ấy và tôi là 2 cá thể đang hòa làm một trong một mái ấm chưa hay chỉ là 2 cá thể hoàn toàn tách biệt? Bởi sự ích kỷ, luôn tự cho mình là trung tâm chính là nguồn gốc của mọi vấn đề.

Trong tâm trí bạn, bạn có bao giờ nghĩ đến các từ ngữ như ngôi nhà của chúng ta, xe của chúng ta, đồ đạc chúng ta của chúng ta?

Hay chỉ là chiếc xe của tôi, tiền của tôi, đồ đạc của tôi.

Nếu mọi thứ chỉ xoay quanh 2 chữ “của tôi” thì bạn càng chẳng hề xứng đáng với một mối quan hệ đáng mơ ước có thể đem lại cho bạn niềm vui, sự hạnh phúc.”

Phần lớn chúng ta đều chằng bao giờ tự hỏi bạn thân những câu hỏi đáng suy ngẫm trên. Có một sự thật “đắng lòng” là, việc bạn chỉ có những mối quan hệ tồi tệ đồng nghĩa với việc bạn đang quá ích kỷ, luôn tự cho mình là trung tâm.

Nhưng bạn có thể nói rằng: “Tôi đỡ ích kỷ hơn tháng trước nhiều rồi” không?

Nhiều người không thể.

Nhưng tin vui là, hành trình thay đổi, lột xác luôn luôn đau đớn, nhưng sau đó, một hình hài đẹp đẽ sẽ xuất hiện.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 4.

Hành động – bạn phải thực hành, mọi thứ mới “động đẩy”, chuyển biến

Tác giả Grant Cardone từng viết:

“Phần lớn mọi vấn đề chúng ta gặp phải đều là hậu quả của việc hành động chưa đủ”

Nếu bạn muốn “nâng cấp”, “tăng hạng” mối quan hệ của mình từ tồi tệ lên “đỡ tệ”, bạn phải thể hiện những cử chỉ, hành động mà bạn chưa từng làm trước kia.

Hàn gắn những tổn thương trong tim bạn cũng là hàn gắn các mối quan hệ

“Hai ta đều không thể chạy trốn khỏi bức tường mang tên “nỗi khốn khổ” đang ngăn cách chúng ta.” – Arthur Golden.

Trong mối quan hệ, tất cả chúng ta đều có thể bị tổn thương, bị cười nhạo, bị cho “ra rìa”, bị nâng lên rồi lại đặt xuống, và bị lãng quên.

Nhưng điểm khác biệt giữa người thành công và người chưa thành công là, người thành công sẽ tự cố gắng chữa lành những vết cứa cảm xúc đó, thay vì chạy trốn với một vết thương đang rỉ máu.

-Khi tôi 7 tuổi, tôi từng bị bắt nạt chỉ vì tật nói lắp của mình.

-Khi tôi 10 tuổi, đứa bạn thân Donald của tôi đã kêu gọi cả nhóm tẩy chay và ném đá tôi.

Nhưng tôi vẫn phải đứng lên sau chừng ấy lần vấp ngã và tiếp tục đường hoàng bước đi. Và tôi tin tôi mạnh mẽ, bạn cũng vậy.

Và bí quyết của các bậc thầy ngoại giao chính là họ cũng gặp những nghịch cảnh trớ trêu trong khi đang kiểm soát các mối quan hệ, nhưng họ chọn cách tự mình xử lý, gỡ bỏ các “rào cản”, tổn thương về mặt cảm xúc có thể khiến họ dần mất niềm tin vào các mối quan hệ.

Và nếu bạn muốn sở hữu những mối quan hệ tuyệt đẹp, trước hết, hãy “làm đẹp” bạn đã, hãy đầu tư thời gian, năng lượng, sự tập trung để nâng cấp “hình ảnh” cũng như “nội dung” của bạn trong mắt đối phương.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 5.

Lời kết

“Ta cho đi theo cách nào, ta sẽ được nhận lại theo cách đó.”

Khi bạn nỗ lực dành càng nhiều thời gian, năng lượng, sự tập trung để “làm đẹp” chính bản thân mình “từ trong ra ngoài”, chất lượng mối quan hệ bạn nhận lại được càng tốt.

Nếu bạn không chau chuốt chính bản thân mình…

Nếu bạn không chịu khó học phương pháp giao tiếp tối ưu…

Nếu bạn không hề quan tâm đến việc người bạn thương muốn được yêu theo cách nào…

Bạn sẽ chỉ có những mối quan hệ tồi tàn.

Nếu bạn muốn sở hữu những mối quan hệ với tuổi thọ thách thức cả thời gian, hãy hành động và chữa lành những tổn thương trong quá khứ đang vướng chân bạn khi bạn muốn bay cao, bay xa để chinh phục các mối quan hệ tốt đẹp khác.



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ

Nhiều mày rụng và thưa thớt mà không biết nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và lo lắng. Trong trường hợp bình thường, lông mày có thể bị rụng một vài lần, điều này không ảnh hưởng nhiều. Nhưng trong một số trường hợp bạn thấy lông mày khó kiểm tra thì nên kiểm tra lại tình trạng bệnh của mình để tìm ra cách rụng lông nhanh chóng.

Rụng lông mày có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Thông thường, lông mày dùng 1-2 cộng đồng là chuyện bình thường, nhưng nếu thấy nhiều lông mày rụng, bị mất kiểm soát thì nên tìm kiếm nguyên nhân để biết cách phục hồi hiệu quả. Và đây là những nhân:

1. Do bẩm sinh 

Ở một số người, ngay từ khi sinh ra, lông mày thưa và khó mọc, đen lại.

nho long may khong dung cach

Đối với những trường hợp lông mày thưa hoặc rụng, rất khó để cải thiện tình trạng của lông mày. Trong trường hợp này, một số người thường sử dụng phương pháp cắt lông mày hoặc lông mày như cách khắc phục, tuy nhiên với phương pháp này chi phí thực hiện khá cao và lông mày thiếu tự nhiên.

Cách làm mặt nạ trắng da cho bà bầu

2. Lão hóa mật mã và thay đổi hormone

Lão hóa thể chất thường bắt đầu ở tuổi 25. Ở giai đoạn này, nồng độ hormone ở nữ giới và nồng độ testosterone ở nam giới hạn dần, ảnh hưởng trực tiếp đến chân lông, lông rụng và mỏng hơn.

Hầu hết như ai trong đời cũng sẽ trải qua quá trình lão hóa và khi chúng tôi đi quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Kéo theo đó là những nếp nhăn, dấu chân chim trên mặt sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển lông mày.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không đủ chất, thức ăn, sớm mai sẽ khiến da bị lão hóa, giảm nồng độ hormone nữ và testosterone nam, ảnh hưởng không nhỏ đến lông mày.

Top 9 Phương Pháp Điều Trị Khớp Tốt Nhất Hiện Nay

3. Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của lông mày

To the basic activity good, we we need to cung cấp đầy đủ các yếu tố chất dinh dưỡng, cần thiết cho hiệu quả hoạt động của các cơ quan. Một số chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người có thể giống như axit amin, chất dinh dưỡng, vitamin, protein, tinh bột… Đây là những phần quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong có thể.

che do an uong lanh manh

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta thường không biết cách cân bằng các chất dinh dưỡng, và có thể thiếu các chất dinh dưỡng như da, sắt… Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của lông mày, vì vậy nếu thiếu những chất này có thể làm cho lông rụng nhiều hơn bình thường.

Trong một số trường hợp chúng ta giảm bớt cân bằng, nồng độ protein trong cơ thể giảm xuống, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tình trạng rụng và rụng lông.

Top 9+ Spa Phun Xăm Thẩm Mỹ, Chăm Sóc Da Tại Khánh Hòa

4. Hay lông mày và ứng dụng trang điểm

Thói quen rút lông mày được nhiều người áp dụng, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Tự nhiên, đặc biệt là lông vũ cần lưu ý, vì quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các lông, các chi phí thương mại lớn, khiến các sợi lông mày yêu thích và dễ rụng. 

Ở nhiều chị em, thói quen trang điểm quá đậm và sử dụng hóa chất để làm đẹp là một trong những nguyên nhân làm rụng lông. Đặc biệt nếu bạn trang điểm trong thời gian dài mà không tẩy trang, trong thời gian dài, các chất hóa học sẽ dần dần và ảnh hưởng đến các bộ lông, dẫn đến lông mày bị thương và lông mày bị rụng nhiều.

5. Căng thẳng và lo lắng kéo dài

Lo lắng, căng thẳng quá mức và làm việc không đúng phương pháp có thể ảnh hưởng đến làn da, từ đó ảnh hưởng đến các vùng, đặc biệt là vùng lông mày, có thể gây rụng hiện tượng.
Áp lực quá mức cũng có thể tạo ra hormone dao động trong cơ thể, không đủ oxy để đưa vào da lông rụng, lông khó phát triển và không thể mọc thêm lông mới.

Mách bạn những công thức làm đẹp từ khoai tây

6. Bệnh ngoài da

Nói chung, bệnh da phổ biến nhất ảnh hưởng đến cánh mày râu là viêm da cơ địa. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của căn bệnh nổi mụn đỏ, vùng lông bị rụng.

ngua long may

Nếu gặp phải trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ và nhanh nhất.

Một số cách khắc phục tình trạng Rụng mày:

  • Ăn uống điều độ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để.
  • Hợp tác chế độ, hạn chế làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Work point to make up, gây thương hiệu cho vùng da ở chân mày.
  • Sử dụng các sản phẩm, tinh dầu giúp việc kích hoạt lông mày.
  • Không có lông mày quá nhiều, để lông mày có thể khôi phục lại các trang bị từ bỏ thương hiệu cho da.
  • Phun xăm – điêu khắc lông mày.

dieu khac chan may

Bạn đang xem bài viết Điểm Danh 6 Nguyên Nhân Khiến Lông Mày Thường Xuyên Bị vỡ của chuyên mục  Tin tức . Chúc bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cải thiện được tình trạng lông mày của mình!

Tham khảo dịch vụ Phu thu mày tại:

Miss Tram – Natural Beauty Center

Trang web: thammymisstram.vn

Hotline:  19007018

Dưới đây là chia sẻ của tỷ phú Richard Branson về con đường đi tới thành công:

“Lại một cuộc thi VOOM – sân chơi cho các doanh nghiệp được Virgin Media Business tổ chức hằng năm – tuyệt vời nữa diễn ra. Cuộc thi này đã dấy lên trong tôi suy nghĩ về căn nguyên sâu xa, nguồn trợ lực giúp Bill Gates, Warren Buffett hay nhiều doanh nhân khác gây dựng nên những công ty, tập đoàn đồ sộ và nổi tiếng như vậy.

Điều mà tôi nghiệm ra sẽ có thể khiến bạn phải bất ngờ: phần lớn trong số họ từng trải qua cảm giác nản lòng, thoái chí vì một điều gì đó nhưng rồi họ đã biến điều đó thành nguồn cảm hứng để vượt qua thách thức.

Chiêm nghiệm đắt giá của tỷ phú Richard Branson: Cơ hội thành công ít hay nhiều, tất cả đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bản thân bạn! - Ảnh 1.

Một số giám khảo của cuộc thi VOOM chính là những ví dụ chân thực chứng minh cho điều này. Người đầu tiên là nhà đồng sáng lập của Innocent, Richard Reed. Anh chia sẻ rằng công việc đầu tiên của anh là làm việc tại một nhà máy chuyên sản xuất bánh quy cho chó ở Huddersfield (Anh). Với công việc này, ông kiếm được 2 pound/ giờ.

Ngày đầu tiên bắt đầu công việc, anh nhận ra công việc của mình chỉ là vận dụng tay và đầu gối để nhặt những chiếc bánh quy rơi từ băng chuyền xuống sàn. Lúc đó, anh từng nghĩ chắc chắn phải có một cách kiếm sống khác tốt hơn cách này nhưng lại cứ thế để nó trôi qua.

Là một người trẻ tuổi, gan dạ, anh thấy được hiệu suất làm việc của mình sẽ cao hơn nếu sử dụng công cụ hỗ trợ. Vì thế, anh hỏi mượn quản đốc nhà máy một chiếc bàn chải. Người quản đốc đáp lại: “Con trai à, con chính là chiếc bàn chải đó!”. Đây chính là khoảnh khắc khiến Richard nhận ra anh phải trở thành ông chủ của chính mình và phải trở thành một doanh nhân.

Chiêm nghiệm đắt giá của tỷ phú Richard Branson: Cơ hội thành công ít hay nhiều, tất cả đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bản thân bạn! - Ảnh 2.

Cuộc thi VOOM – sân chơi cho các doanh nghiệp – được Virgin Media Business tổ chức hằng năm (Ảnh: Virgin Media Business)

Người thứ hai là giám khảo Sophie Morgan. Cô đã chia sẻ về cách cô biến khoảnh khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời mình – gặp tai nạn xe hơi – thành động lực để tiến lên phía trước, tiến về tương lai. Ngồi trên xe lăn, cô phải đối mặt với vô vàn vấn đề nhưng thay vì chán nản, tuyệt vọng, cô tạo lập nên các doanh nghiệp để vượt qua những thử thách.

Từ đây ta có thể dễ dàng thấy được tất cả đều thuộc về tư duy và suy nghĩ. Richard Reed, Sophie Morgan hay nhiều doanh nhân khác, họ luôn suy nghĩ tích cực, luôn biết tìm tòi, mở ra cơ hội tiềm ẩn trong những khó khăn. Và một điều quan trọng là thay vì gục ngã trước những trở ngại, họ lại biết biến chúng thành động lực, không ngừng phấn đấu.

Cuối cùng, đạo diễn chương trình Going to The Extra Mile của Virgin Media, Mo Farah, đã đưa ra một số lời khuyên về lĩnh vực thể thao nhưng cũng là bài học quan trọng đối với các doanh nhân: Trong cả hai lĩnh vực, bạn đều phải trung thực với chính bản thân mình và phải tàn nhẫn để có thể chạm tới thành công.

Sẽ có những lúc bạn thất bại, bạn mắc lỗi nhưng nếu bạn không nản lòng, trái lại còn biết biến những sai lầm đó thành động lực thúc đẩy bản thân tiến về phía trước, thành tích, hiệu suất công việc của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt.

Đối với bất cứ điều gì bạn đang thực hiên trong cuộc sống của mình – chạy đua, khởi nghiệp hay bất cứ việc gì khác – hãy coi thất bại, sai lầm là động lực, là nguồn cảm hứng, cơ hội thành công của bạn sẽ nhiều hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ có được nhiều niềm vui hơn trên con đường đi tới thành công.



Theo Nguyễn Linh


Nhịp sống kinh tế

Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động “CEO Kids – Ngày hội thương gia nhí 2018” do trường Quốc tế Bắc Mỹ – SNA (TP HCM) vừa tổ chức. Trong buổi huấn luyện đầu tiên ngày 21-7, các em được giới thiệu về vai trò lãnh đạo, những tố chất mà nhà lãnh đạo cần có như tự tin, vui vẻ, khả năng quản lý, phân chia công việc…

Để có thể vận hành cho hoạt động nhóm, các em phải tìm đủ số lượng 11 thành viên cho đội mình. Các thành viên này sẽ được phân công vai trò gồm chủ tịch, phó chủ tịch, kinh doanh, tài chính, nhân sự, sản xuất.

Một chủ tịch quản lý chung toàn đội, mỗi bộ phận có hai bạn đảm nhiệm từng công việc khác nhau. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là phụ trách trưng bày và lên ý tưởng trang trí gian hàng. Hai bạn tài chính quản lý tiền đầu tư và mua bán hàng. Nhân sự làm công việc quản lý đội nhóm và chăm sóc khách hàng. Các nhà sản xuất trang trí và trưng bày sản phẩm.

Sau khi được giới thiệu về vai trò của từng thành viên trong nhóm, các em hào hứng làm quen cùng bạn mới nhằm tuyển dụng thành viên cho đội. Đây là bước đầu tiên để các em học cách hình thành tổ chức, vận hành hoạt động kinh doanh, bán hàng trong các buổi huấn luyện tiếp theo.

Ngày hội Thương Gia: Sân chơi bổ ích dành cho các CEO tương lai - Ảnh 1.

Các em tự tin thể hiện khả năng lãnh đạo, chia sẻ về hoạt động của nhóm.

Dù là buổi huấn luyện đầu tiên về chương trình, nhưng các em đã hình dung sơ nét về các mặt hàng dự định kinh doanh. Nhiều đội lựa chọn các mặt hàng phổ biến, được nhiều người ưa chuộng như đồ chơi, truyện tranh, thức ăn nhanh, quà lưu niệm, thức uống… Dưới sự hướng dẫn của Ban tổ chức, các em đã biết đối tượng khách hàng tiềm năng của mình là những phụ huynh, học sinh sẽ tham gia vào ngày hội “Phiên chợ của những thiên thần” vào ngày 11/8.

Nhiều bạn nhỏ dù chỉ mới 5-6 tuổi nhưng rất tự tin, xung phong thể hiện khả năng lãnh đạo trong nhóm. Chỉ mới hơn 5 tuổi nhưng An Nhiên tự ứng cử mình làm lãnh đạo. Em Bảo Duy (7 tuổi) cho biết: “Con có thể lãnh đạo được anh con, các bạn, con biết cách phân chia công việc”.

Tiếp theo hoạt động sôi nổi của chương trình, vào ngày 28/7, các nhà lãnh đạo nhí sẽ tiếp tục được huấn luyện kỹ năng tuyển chọn và thu hút đội ngũ. Kỹ năng lập kế hoạch Sales và Marketing để thuyết trình nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngày 4/8 là chương trình bổ ích tiếp theo cho các em. Học sinh được hướng dẫn trực tiếp bởi những diễn giả nhiều kinh nghiệm.

Mỗi đội nhận khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh là 3 triệu đồng. Số tiền vốn này giúp các em có chi phí để kinh doanh những mặt hàng trong “Phiên chợ của những thiên thần” vào ngày 11/8. Đội chiến thắng sẽ là đội thuyết phục được nhiều khách hàng mua sản phẩm để thu lại doanh thu cao nhất.

Ngày hội Thương Gia: Sân chơi bổ ích dành cho các CEO tương lai - Ảnh 2.

Các em học sinh hào hứng tham gia chương trình “CEO Kids – Ngày hội thương gia nhí 2018” do trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) tổ chức.

Với phương châm Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) là “Ngôi trường của các nhà lãnh đạo tương lai”. Từ năm học 2018-2019, SNA được tổ chức IB công nhận là ứng viên giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế IB, bắt đầu từ tiểu học – PYP. Giúp các em học sinh có đẩy đủ kiến thức trở thành”lớp trẻ của tri thức” với đầy đủ kỹ năng tiên tiến mà còn là “lớp trẻ của đạo đức” đây là bước đệm vững chắc cho học sinh trong tương lai.

Nhân dịp này, SNA mang đến gói đầu tư học phí hấp dẫn 12 năm đươc hoàn lại (150.000 – 180.000 USD). Phụ huynh được phép chuyển nhượng không giới hạn gói này và mỗi lần chuyển nhượng, phụ huynh có thể cho con học bất cứ lớp nào. Đây là giải pháp thông minh vừa tiện lợi, vừa an toàn và đặc biệt là tiết kiệm chi phí. Gói học phí này còn giúp các em có cơ hội nhận được học bổng trị giá gần 7 tỷ đồng.

Xem thêm thông tin tại đây



A.D


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Thưởng thức một bình trà nấm Linh Chi không chỉ bổ dưỡng cho cơ thể mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc. Tuy nhiên, kỹ thuật pha trà như thế nào mới ngon vẫn là điều mà nhiều người chưa biết.

Trà nấm Linh Chi với đa công dụng cho sức khỏe

Nấm Linh Chi với hàng loạt thành phần dược tính mang đến công dụng hỗ trợ phòng, điều trị nhiều bệnh cũng như bồi bổ sức khỏe. Các loại nấm Linh Chi có công dụng điển hình như: tốt cho hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tim mạch, bài tiết, tiết niệu, thần kinh,… hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, bệnh gout, mỡ máu, ổn định huyết áp, phòng các bệnh về gan, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, tốt cho phụ nữ có thai và sau sinh,… Đặc biệt, nấm Linh Chi có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.  Đồng thời chúng còn có công dụng làm đẹp da, chống lão hóa cũng như giảm cân, chống béo phì.

tra nam linh chi thanhnhiet giai doc

Nấm Linh Chi có nhiều công dụng cho sức khỏe

Hiện nay, nấm Linh Chi ngày càng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng theo các cách khác nhau. Trong đó, pha trà nấm Linh Chi và thưởng thức hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của loại nấm này đang là phương pháp đơn giản và được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh những công dụng chung thì trà nấm Linh Chi có tác dụng điển hình trong thanh nhiệt, giải độc gan, chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra, trà nấm Linh Chi còn có khả năng chống oxy hóa cơ thể và ngăn ngừa ung thư khá tốt. Thường xuyên uống trà Linh Chi sẽ giảm cholesterol, tránh nguy cơ máu nhiễm mỡ, đái tháo đường và xơ vỡ động mạch, giảm các triệu chứng về đường hô hấp. Đặc biệt, thưởng thức một ly trà thơm mát còn giúp con người giảm stress, căng thẳng, tinh thần thư giãn và tươi trẻ.

cach thanh nhiet giai doc tu tra nam linh chi

Trà nấm Linh Chi giúp thanh nhiệt, giải độc và tốt cho cơ thể

Hướng dẫn cách pha trà nấm Linh Chi ngon khó cưỡng

Pha trà nấm Linh Chi có thể thực hiện theo nhiều cách, thậm chí nếu kết hợp với một số nguyên liệu khác sẽ dậy lên hương thơm cũng như vị ngon khó cưỡng cho ly trà bổ dưỡng này. Dưới đây là hướng dẫn một số cách đơn giản:

Pha trà nấm Linh Chi nguyên chất

Trà nấm Linh Chi nguyên chất mang đến hương thơm dịu nhẹ và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đây cũng là cách đơn giản nhất mà nhiều người đang áp dụng.

Chuẩn bị:

– Nấm Linh Chi thái lát khoảng 6-10g

– Nước sôi

– Bình trà

– Thêm một chút đường phèn hay cam thảo để trà dễ uống hơn.

Cách thực hiện:

– Đầu tiên, cho nấm Linh Chi vào bình trà cùng một chút cam thảo (nếu có) và đổ nước sôi ngập (Tùy bình trà to hay nhỏ mà có thể pha lượng nấm Linh Chi thích hợp).

– Đổ nước trà lần 1 đi và cho thêm nước sôi vào đầy bình trà rồi đậy nắp kín.

– Chờ khoảng 30 phút để các dưỡng chất phai ra nước là có thể thưởng thức trà nấm Linh Chi.

tra nam linh chi giai doc nhu the nao

Trà nấm Linh Chi nguyên chất được pha chế đơn giản

Pha trà nấm Linh Chi cùng mật ong và bạc hà

Chuẩn bị:

– Nấm Linh Chi lượng vừa đủ tùy mỗi người pha nhiều hay ít (khoảng 6g)

– Vài lá bạc hà tươi2 muỗng canh mật ong nguyên chất2 giọt tinh dầu bạc hà

– Nước

– Nồi và bình trà

Cách thực hiện:

– Sau khi rửa sạch các nguyên liệu thì cho nấm Linh Chi vào nồi đun khoảng 15 phút.

– Tiếp đến đổ chúng vào bình trà và cho lá bạc hà tươi, tinh dầu bạc hà, mật ong vào khuấy đều, đậy nắp kín.

– Sau khoảng vài phút có thể thưởng thức hương vị trà nấm Linh Chi hấp dẫn và tốt cho sức khỏe.

bi quyet giai nhiet tu tra nam linh chi

Nấm Linh Chi cùng mật ong và bạc hà làm nên loại trà đặc biệt thơm ngon

Sự kết hợp giữa nấm Linh Chi cùng mật ong và bạc hà vẫn giữ nguyên được giá trị dược tính cũng như công dụng của loại nấm trên.

Nấm Linh Chi kết hợp củ tam thất

Nấu nước nấm Linh Chi và củ tam thất mang đến nhiều công dụng và điển hình là thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Chuẩn bị:

– Khoảng 9g nấm Linh Chi

– 6g tam thất

– Nước sạch

– Nồi

Cách thực hiện:

– Sử dụng nấm Linh Chi cùng tam thất đem sắc nước bình thường.

– Sau đó thưởng thức chúng như một loại trà với vị đắng sảng khoái.

Đây cũng là một trong những loại trà được những người kiêng ngọt vô cùng yêu thích.

tra nam linh chi chat luong cao

Nên uống trà nấm Linh Chi vào buổi sáng và bụng đói là tốt nhất cho cơ thể

Chú ý nên uống trà nấm Linh Chi vào mỗi buổi sáng và lúc bụng đói là tốt nhất. Đây là thời điểm giúp tăng cường khả năng thải độc của nấm cũng như các tác dụng bổ dưỡng khác cho cơ thể. Nếu đi tiểu nhiều hơn so với những ngày bình thường thì chứng tỏ hiệu quả thải độc của loại nấm trên đang rất tốt. Ngoài ra, theo một số nhà khoa học khuyên nên kết hợp thêm vitamin C khi uống Linh Chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm và tăng cường công dụng cho cơ thể.

Hiện nay trên thị trường, nấm Linh Chi Nông Lâm đang là thương hiệu nhận được sự quan tâm cũng như lựa chọn của nhiều người. Thương hiệu trên uy tín với các sản phẩm đã được kiểm định, đánh giá cao về chất lượng. Đây cũng là thương hiệu đạt chứng nhận An Toàn Chất Lượng CCI 2015 do Viện Nghiên Cứu Kinh Tế, Trung Tâm Nghiên Cứu Người Tiêu Dùng Việt Nam, Tổ Chức Liên Kết Thương Mại Toàn Cầu – Global GTA, Tổ Chức Đánh Giá Và Chứng Nhận Quốc Tế InterConformity (CHLB Đức – Châu Âu) đánh giá và công nhận cho nhóm ngành hàng sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng.  

Thương hiệu Nấm Linh Chi Nông Lâm luôn nhận được đánh giá cao và bình chọn từ người tiêu dùng. Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao,… cùng hàng loạt những danh hiệu danh giá là minh chứng rõ ràng cho uy tín của thương hiệu trên. Giữa hàng loạt thương hiệu, sự khó khăn trong nhận biết hàng thật với các sản phẩm hàng giả, kém chất lượng thì địa điểm uy tín như Linh Chi Nông Lâm là lựa chọn của nhiều người.

THÔNG TIN LIÊN HỆ LINH CHI NÔNG LÂM:

Địa chỉ: Số 14 đường N1, KP6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức (bên trong Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)

Điện thoại: (028).7107.6668

Hotline: 0938.877.743

Website: https://linhchinonglam.com

Fanpage: https://www.facebook.com/linhchinonglam.pazado/

Xem thông tin chi tiết: https://linhchinonglam.com/tra-nam-linh-chi-bi-quyet-thanh-nhiet-giai-doc/