Category

Tin Tức Khỏe

Category
khi nhung ke li lom mong mo tin suc khoe

ăm 2018, đánh dấu một bước tiến mới của làng phim Việt: Thế hệ trẻ. Nếu như trước đây, những dự án phim được chú ý và gây tiếng vang thường đến từ những nhà sản xuất, đạo diễn danh tiếng, thì bắt đầu từ “Nhắm mắt thấy mùa hè”, người yêu phim Việt Nam đã dành thêm sự quan tâm tới những người trẻ đam mê điện ảnh, đang dấn thân vào một con đường vất vả và đầy những khó khăn.

Tất nhiên những Nguyễn Quang Dũng, Vũ Ngọc Đãng, Charlie Nguyễn hay Victor Vũ vẫn là những cái tên đảm bảo cho sự thành công của bất cứ người xem nào, thế nhưng đòi hỏi việc họ sản xuất mỗi năm một phim để đảm bảo cho thị trường là một điều bất khả. Ngay kể cả điều đó là khả thi, lượng phim được sản xuất cũng chẳng thể đáp ứng được nhu cầu khổng lồ của người xem hiện tại. Dù vậy, thị trường – gồm cả khán giả và những nhà đầu tư – lại quá đỗi khắt khe với những cái tên lạ. Và đó là khe cửa hẹp nhất mà những nhà làm phim trẻ phải vượt qua. 

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 2.

“Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè” như một phát súng để tất cả chúng ta nhận ra rằng hoá ra, vẫn có rất nhiều người trẻ đã, đang và sẽ còn nỗ lực mỗi ngày cho niềm say mê điện ảnh. Họ là những người có tài, sẵn sàng dấn thân đến cùng để theo đuổi con đường làm phim còn quá đỗi khó khăn và nhiều hoài nghi. Họ sẵn sàng mạo hiểm và cũng sẵn sàng đánh đổi để một lần thử biến giấc mơ và những ý tưởng ấp ủ trở thành hiện thực – dù nó có điên rồ, kỳ quặc hay quá đỗi khác biệt, đi ngược lại thị hiếu số đông. 

Có thể bạn không biết Cao Thúy Nhi, Phạm Thanh Tân, Trần Tuấn, Trịnh Đình Lê Minh, Duy Joseph, Nguyễn Hữu Hoàng… là ai nhưng thực tế họ đã sống trong “lòng chảo” của điện ảnh Việt đủ lâu, kinh qua đủ mọi công việc, mọi vị trí, mọi dự án – và cũng đủ kiên quyết để tìm cách bứt phá, tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ cho riêng mình. 

Khi gặp tất cả những nhà làm phim trẻ tuổi mà đầy hoài bão này, tôi đã giật mình khi cảm nhận được ngọn lửa mãnh liệt luôn bập bùng trong họ, ở cách họ nói chuyện, cách họ chia sẻ về đam mê và những dự định của mình, về tình yêu điện ảnh, những thước phim. Họ là những người trẻ khôn ngoan, hiểu được cuộc chơi mà mình đang đặt chân vào. Và ngay cả khi đã nhận hàng chục lời từ chối, những cái lắc đầu – họ vẫn bám vào một niềm tin và say mê chân chính với điện ảnh – để tiếp tục theo đuổi con đường mà mình đã chọn. 

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 3.
1533286064 12 khi nhung ke li lom mong mo tin suc khoe

ao Thuý Nhi – Sinh năm 1989, tốt nghiệp trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh, cô nàng là đạo diễn của bộ phim Việt đình đám nhất đầu mùa hè năm nay – Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè. Cô gái bé nhỏ, mỉm cười khẳng định rằng có những lúc bạn nên liều lĩnh một chút thì mới tìm thấy được thế giới của mình. Giống như cách mà Nhi từ Đà Lạt lên Sài Gòn để thi Đại Học và cô nhận ra mình thuộc về nơi nào. 

Ngày ấy, Nhi đã thi đỗ trường Đại học Ngân hàng. Bằng sự dũng cảm và một lòng tin nho nhỏ, Nhi cố tình hoãn ngày nhập học ở Đại học Ngân hàng để chờ kết quả của trường Sân khấu Điện ảnh. Nhưng tất nhiên, con đường đến một sản phẩm được công chúng “gọi là” đón nhận lại không hề đơn giản. Công việc trước khi ngồi vào ghế đạo diễn của Nhi trải dài từ dựng phim đến tổ chức sản xuất, cả những dự án mà tính chất công việc tương tự như đang… giải quyết hậu quả cho những người đi trước. Với Nhi, đó không phải là sự vất vả, đó chính là cách để cô được tiếp cận toàn diện nhất với công việc mình làm, hiểu được nó sâu rộng ra sao và quan trọng nhất, đó là biết được mình thật sự đam mê nó đến đâu để tiếp tục. 

Hay như Duy Joseph – sinh năm 1991 – đạo diễn của phim điện ảnh Trường Học Bá Vương sắp ra mắt, Duy cho biết mình đến với điện ảnh bằng những sự tình cờ. Gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thế nên từ nhỏ Duy đã được cha mẹ hướng theo nghề Y. Nhưng những lần đi chơi với anh rể, được tiếp xúc thử với công việc dựng phim đã khiến cho Duy nhận ra trái tim của mình nằm ở đâu. Duy đã xin cha mẹ được rẽ lối để đeo đuổi con đường điện ảnh. 

Để chạm được cột mốc có bộ phim đầu tay vào năm 27 tuổi, con đường mưu sinh của Duy trước đó chẳng hề dễ dàng. Duy làm mọi việc có thể để tiếp cận với phim ảnh, được thở và được sống trong bầu không khí của một ekip làm phim. Từ cuốn dây đèn, phục vụ hiện trường đến trợ lý đạo diễn, dựng phim, Duy đều đã được kinh qua. Là “được” chứ không phải “bị” vì đó là những kinh nghiệm quý giá mà không phải ai cũng có – Duy tâm niệm như vậy. 

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 5.

Đạo diễn trẻ Trịnh Đình Lê Minh, đạo diễn phim “Thưa mẹ con đi” và “Mùi hương nước mắm”.

Cả Nhi và Duy chưa hẳn là đã thành công, nhưng họ đã chạm vào giấc mơ của mình và thật sự ghi một dấu ấn nhỏ để dần được nhớ đến. Họ đã lựa chọn trái tim và niềm đam mê, nhưng theo đuổi nó với một sự tỉnh táo và lòng quyết tâm vô hạn. Chính sự nghiêm túc và trách nhiệm ấy đã giúp họ kiên trì vượt qua những cái lắc đầu, những thất bại, những vất vả từ công việc nhỏ bé nhất. Và cũng chính sự nghiêm túc đấy cũng là kim chỉ nam cho họ để từ chối thoả hiệp với những lời đề nghị hạ thấp giá trị và chất xám của mình. 

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 6.
1533286065 412 khi nhung ke li lom mong mo tin suc khoe

ôi từng được chào làm đạo diễn clip với giá một triệu, hoặc miễn phí vì lý do nếu cộng tác với người đó thì sẽ có cơ hội về sau này” – nhà sản xuất Phạm Thanh Tân chua chát nói. Tân sinh năm 1990, và là nhà sản xuất cho bộ phim đình đám “Nhắm mắt thấy mùa hè”. 

Theo Tân, tiền ít hay tiền nhiều không quan trọng bằng việc mình học được gì qua dự án đó, mình có hết lòng với nó không. Nhưng Tân kiên quyết nói không với những công việc không trả lương, vì đó là một hình thức thoả hiệp không đáng với bản thân và sản phẩm của mình. 

Vấn đề không chỉ là một khoản thù lao, mà còn là cách nhiều người nhìn nhận công sức của các bạn trẻ một cách không thoả đáng. Duy Joseph kể lại trải nghiệm với một bộ phim đình đám: “Khi tôi tham gia nhóm dựng và được trả 20 triệu, con số chỉ bằng một phần năm bình thường, nhưng tôi vẫn nhận lời vì muốn có thêm trải nghiệm. Tuy nhiên, đến khi phim chiếu xong, tôi liên hệ để nhận tiền thì vì lý do trục trặc bên bộ phận kế toán mà họ không thanh toán cho tôi. Dù sau này mọi chuyện đã được giải quyết bằng cách tôi nhận… 10 triệu để an ủi, nhưng câu nói khiến tôi cảm thấy mình phải cố gắng với công việc này hơn nữa vào lúc đó chính là câu: Chị không biết em là ai.” 

“Tôi hiểu được ngoài việc mình lăn xả với nghề, học nhiều thứ bằng trải nghiệm thì mình còn phải có mục tiêu để phấn đấu. Tôi sẽ khiến mọi người biết đến mình qua chính sản phẩm của mình, đến chừng nào thành công thì thôi”.

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 8.

Nhưng, cũng sẽ có lúc bạn chấp nhận bán sức cho một công việc mà bạn biết chắc không thể thu lại tiền của. Việt Sử Kiêu Hùng là một ví dụ. 

Nếu có biết qua dự án Việt Sử Kiêu Hùng, bạn sẽ càng thấy sự thần kì của kết quả được đúc kết từ trách nhiệm và sự dấn thân của các bạn trẻ. Trần Tuấn – sinh năm 1988, người khởi xướng dự án này từ đầu là một người không đam mê điện ảnh, nhưng những cuộc gặp gỡ tình cờ đã đưa đẩy Tuấn đến với những người chung chí hướng, muốn thực hiện những dự án cho cộng đồng. Và Việt Sử Kiêu Hùng ra đời. Một series diễn hoạ lịch sử cực kì công phu và hoành tráng nhưng lại được thực hiện với mục đích phi lợi nhuận, từ những con người chẳng hề dư dả tài chính mà chắc chắn khi xem qua bạn sẽ giật mình.

“Lúc đầu dự án chỉ có 3 người là mình, đạo diễn Kỳ Thế Vinh và thầy lồng tiếng Đạt Phi. Tụi mình lấy tập Võ Tánh mà thầy đã lồng tiếng trong series Hùng Ca Sử Việt để diễn hoạ. Sau khi làm được tập đầu tiên đó thì tụi mình kêu gọi được nhiều người hơn tham gia, video cũng được đầu tư kỹ lưỡng hơn. Rồi được cộng đồng ủng hộ, dự án cứ bắt đầu lớn dần lớn dần… Tụi mình cũng đã từng trình bày với vài đơn vị lớn, nhưng khó khăn chung vẫn là kế hoạch tài chính. Mình và các anh chị cũng từng ngồi lại với nhau nhiều lần để thử lên bảng tính, để tính toán lợi ích trên chi phí bỏ ra. Hầu hết các trường hợp đều là “lỗ chắc”, hoặc không thì cũng quá mơ hồ. Nên đến hiện tại cũng không khả quan về mặt kinh phí hay phát hành phim ở đâu đó để có thể thu được tiền.  

 Mình rất hiểu nhà đầu tư bỏ tiền ra thì dĩ nhiên mình phải mang lại cho họ một cái gì đó tương xứng. Họ không phải là một cá nhân mà là một tổ chức, một doanh nghiệp, nên không thể chỉ thấy thích, thấy hay là ủng hộ được. Vậy nên tình trạng hiện tại vẫn là lực bất tòng tâm. Lý do phần lớn là do phía mình chưa đủ chuyên nghiệp, thị trường chưa đủ lớn, rủi ro về mặt phát hành quá cao,… nên vẫn chưa tìm được nhà đầu tư. Hy vọng tương lai bộ phim sẽ có chuyển biến mới tích cực hơn.

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 9.

Trước khi đến với “Việt sử kiêu hùng”, Trần Tuấn theo học khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Bách Khoa.

 Còn tương lai của tụi mình thì… vẫn rất bất định. Ngay lúc này mình không biết sẽ thế nào, đi về đâu, có thể làm tiếp hay không. Tất nhiên các bạn trong team cũng không thể “làm không công” mãi được. Mọi người còn rất nhiều thứ để lo nghĩ, cơm áo gạo tiền, tương lai sự nghiệp,… Nhưng ít nhất, tụi mình cũng sẽ làm xong phần “Tử chiến thành Đa Bang” rồi mới tính toán tương lai thế nào.” – Trần Tuấn chia sẻ.

Câu chuyện về nhà đầu tư luôn là bài toán khó mà các dự án phim ảnh non trẻ gặp phải. Không chỉ ở các bạn làm phim độc lập như Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè hay Việt Sử Kiêu Hùng mà cả những bộ phim đã gây được tiếng vang lớn như Em Chưa 18 cũng đã từng lâm vào hoàn cảnh tương tự. “Kịch bản không mới lạ, nội dung học đường không có tiềm năng, đạo diễn lẫn nam nữ chính đều không phải ngôi sao, làm sao dám đầu tư?” chính là câu trả lời mà nhà sản xuất Em Chưa 18 nhận được khi đi chào tài trợ. 

Cũng tương tự như câu chuyện ekip “Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè” đã gõ cửa 30 công ty sản xuất lớn nhỏ ở Việt Nam và nhận lại những cái lắc đầu, thậm chí là những cú điện thoại dập máy giữa chừng. Nhưng nếu ngày ấy, cả ekip của “Em chưa 18” hay “Nhắm mắt thấy mùa hè” đều chấp nhận sự từ chối ấy, thì có lẽ bây giờ chúng ta chưa biết đến một bộ phim đã trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất lịch sử, và cũng vẫn chưa có bộ phim độc lập nào gây ấn tượng nhiều đến thế cho khán giả về chất lượng, và cả về nỗ lực khôn cùng của đoàn làm phim trong việc biến những trang kịch bản tuyệt đẹp ấy trở thành hiện thực.

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 10.
1533286065 761 khi nhung ke li lom mong mo tin suc khoe

ức mạnh nào đã khiến những người trẻ kia quyết tâm hoàn thành dự án của họ, kể cả khi họ không có tiền, thậm chí là thuyết phục được bố mẹ để mượn… giấy tờ nhà đi thế chấp? 

Ngoại trừ cái trách nhiệm với đam mê, họ còn có sự tin tưởng. Họ tin vào đồng đội, tin vào giấc mơ chung, tin vào lý tưởng mà tất cả cùng theo đuổi. Chính người này sẽ là động lực, là trách nhiệm, là sự cam kết với người kia. Một niềm tin chung sẽ hun đúc cho bước chân tiếp tục tiến về phía trước thay vì quay đầu bỏ cuộc. Không phải bạn trẻ mê điện ảnh nào cũng có thể tạo ra một Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè hay Việt Sử Kiêu Hùng thứ hai, ngay cả chính những người đã làm ra nó. 

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 12.

Vậy, nếu bạn vẫn chưa tìm được đồng đội? Vẫn sẽ có cách để bạn tìm được đầu ra cho sản phẩm, chính là sự lì lợm. Duy Joseph kể rằng cậu đã ấp ủ một kịch bản về trường học mà ở đó thầy cô giáo và các học sinh sẽ là… sát thủ, một dự án tâm huyết phản ánh đúng cá tính của bản thân. Nhưng khi Duy mang dự án trình bày với nhà đầu tư, kể cả khi anh đã có được sự tín nhiệm sau một thời gian dài cộng tác với nhiều đơn vị, thì vẫn chỉ nhận được câu từ chối. Sự rủi ro trong gout thưởng thức của đại chúng, vì vấn đề kiểm duyệt gắt gao. Nhưng anh chàng không dừng lại ở đó. Duy viết ra một kịch bản khác, như một option 2 thay vì chỉnh sửa trên option 1, để rồi lại đem đi trình bày và tiếp tục nhận câu từ chối. Cứ như thế, Trường Học Bá Vương chính là kết quả của sự dung hoà từ rất nhiều option mà anh chàng đã nghĩ ra để bảo vệ “đứa con” của mình.

Khi được hỏi liệu rằng sự gật đầu của nhà đầu tư cho Trường Học Bá Vương có làm bộ phim mất đi cái chất cá nhân trước đó, Duy vẫn rất tự tin về những gì mình làm được. Anh nói rằng chắc chắn nó không thể vẹn nguyên như những gì mình nghĩ ra từ đầu, nhưng cũng không phải là sản phẩm từ sự thao túng của người khác. “Khi không được làm cái này, Duy sẽ nghĩ ra cái khác, cho đến khi nào làm được thì thôi. Chỉnh sửa là chuyện chắc chắn phải có vì mình đang dùng tiền của những người khác. Đặc biệt là với vấn đề kiểm duyệt, nếu mình không thể đùng một phát bắt số đông chấp nhận những thứ quá nặng nề thì hãy đi từng bước, rồi sẽ đến lúc sự thay đổi xuất hiện” – Duy Joseph chia sẻ về sự lì lợm rất… thông minh của mình. 

Hay như dự án Thưa Mẹ Con Đi của Trịnh Đình Lê Minh, hiện Minh đang là Chủ nhiệm chương trình Quản trị Công nghệ Truyền thông và giảng viên môn sản xuất phim truyện của Đại học Hoa Sen và sắp sửa bấm máy phim điện ảnh Thưa Mẹ Con Đi trong thời gian tới. Với Minh, sự từ chối không phải là cái khổ sở hay nỗi đau sẽ giết chết đam mê của mình. 

“Việc làm phim là con đường rất chông chênh, cần nhiều người đồng sáng tạo với mình và cần có kinh phí. Thưa Mẹ Con Đi là dự án của một nhà sản xuất và một biên kịch khiến tôi thấy hứng thú và quyết định tham gia cùng họ với vai trò đạo diễn. Nhưng để tìm được nhà đầu tư như hiện tại cũng cần có nhiều yếu tố, mà theo tôi quan trọng trong đó là giải thưởng Phim truyện giải trí xuất sắc nhất mà bọn tôi đã làm được ở chương trình Gặp Gỡ Mùa Thu, nó như một sự bảo chứng cho mình với những người bỏ tiền vào dự án”.

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 14.
1533286065 118 khi nhung ke li lom mong mo tin suc khoe

hật ra thì đường vẫn luôn nằm đấy. Quan trọng là ta tiến vào đó bằng cách nào. Trịnh Quang Minh – sinh năm 1989, một người trẻ đang tìm kiếm cơ hội làm phim khẳng định những bạn trẻ Việt Nam đang ở trong giai đoạn thuận lợi hơn bao giờ hết về mặt công nghệ. Internet không chỉ giúp chúng ta tra cứu, đọc, mà còn có thể đối thoại trực tiếp với những người trong nghề để trao đổi kinh nghiệm. Quan trọng nhất của một người làm điện ảnh vẫn là sự quyết tâm để hành động, phải tự đi tìm cơ hội vì nó sẽ không tự xuất hiện, và cũng chẳng có ai tự dưng đến đặt vào tay bạn một bộ phim. 

Điện ảnh là một ngành nghề rất đa chiều, không nhất thiết ta muốn làm đạo diễn thì sẽ chỉ tìm kiếm cơ hội làm đạo diễn. Việc tiếp xúc và hoạt động trong nhiều vị trí khác nhau của điện ảnh sẽ càng giúp ta có nhiều kinh nghiệm hơn với nghề. Như tôi đã từng đi học đạo diễn ở Malaysia, nhưng khi về Việt Nam tôi đã từng làm qua mảng marketing trong một hãng phim lớn của Việt Nam, sau đó là làm chủ mục điện ảnh. Mỗi một giai đoạn tôi đều có cho mình những kinh nghiệm tích luỹ mà chắc chắn nó sẽ hữu ích khi tôi bắt đầu thực hiện một bộ phim của bản thân.” – anh Quang Minh chia sẻ.

Thế hệ người trẻ làm phim Việt: Khi những kẻ lì lợm mộng mơ - Ảnh 16.

Trịnh Quang Minh, đạo diễn trẻ với phim ngắn đầu tay “Đoạn tuyệt”.

Nguyễn Mỹ Trang, một biên kịch trẻ nhưng cũng thuộc hàng “chinh chiến” trong làng phim Việt cũng tán thành việc lăn xả và học hỏi. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ nhưng sau đó Trang bắt đầu nghề biên kịch từ thời đại học với đam mê điện ảnh, trở thành học viên của khó Biên kịch quỹ Ford, sau đó bỏ công việc hành chính và suốt nhiều năm vừa làm công việc báo chí vừa tham gia biên kịch cho nhiều dự án điện ảnh – truyền hình trong nước như 12 Chòm Sao: Vẽ Đường Cho Yêu Chạy, Cưới Ngay Kẻo Lỡ, Lời Thú Nhận Của Eva…. 

Tất cả những trải nghiệm này đã khiến Trang đúc kết được nhiều bài học đắt giá lẫn đau thương, nhưng vẫn giữ được tình yêu với phim ảnh. Càng làm nhiều, ta sẽ càng thấy nhiều khó khăn. Nhưng đã chọn lựa niềm đam mê, thì ta hãy đi đến cùng và đối mặt với những khó khăn đó, bởi không có cách này thì cũng sẽ có cách khác để ta chạm được vào giấc mơ của mình – chỉ cần ta nhẫn nại. 

Nền điện ảnh non trẻ nhưng sung sức của Việt Nam cần những cá thể như vậy, những người trẻ có đủ tình yêu, đủ niềm say mê, pha trộn lẫn sự quyết tâm, tài năng và cả chút lì lợm của tuổi trẻ. Họ hiểu được giá trị của mình, biết rõ tình yêu với con đường mình chọn đến đâu, và sẽ không dừng lại khi thất bại. 

Điện ảnh Việt đang lật giở sang những trang mới và chính những người trẻ này sẽ là thế hệ viết tiếp những thành công mới. Tin chắc rằng, trong tương lai, họ sẽ không chỉ mang đến những sản phẩm mới, những ý tưởng và những bộ phim chỉn chu với góc nhìn sống động hơn, mà còn truyền được phần nào cảm hứng cho những ai đang muốn dấn thân vào cuộc chơi khắc nghiệt nhưng đầy những thử thách đẹp đẽ và mê hoặc: Điện ảnh. 

Theo thống kê, mọi người thường thức dậy vào khoảng 6 giờ đến 7 giờ 30 mỗi sáng.

Tôi không phải là một người như vậy. Tôi thường thức dậy lúc 7 giờ 45 phút, đi làm lúc 8 giờ, uống một cốc cà phê vội vã trên đường và đến văn phòng lúc 9 giờ sáng. Sau mỗi buổi tan sở, tôi đã kiệt sức đến mức chỉ muốn nằm xuống và không làm gì cả.

Một ngày, tôi quyết định thay đổi hoàn toàn lịch trình cuộc sống của mình, bắt đầu bằng việc thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng. Đó quả thực là một quyết định khiến cuộc đời tôi thay đổi. Nhờ nó, tôi đã hiểu vì sao thức dậy sớm là một thói quen thành công

1. Tôi làm việc hiệu quả hơn

Những người thành công dậy sớm. Tôi nghe thấy điều đó ở khắp mọi nơi. Steve Jobs từng thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng và đã dành đủ thời gian để bắt đầu với Apple. Rất nhiều người nổi tiếng khác cũng có thói quen tương tự.

Tôi từng nghĩ mình là một con cú đêm và sẽ chẳng bao giờ dậy sớm nổ. Nhưng khi bắt đầu thử nghiệm, tôi nhận ra, buổi sáng là thời điểm hoàn hảo nhất để làm việc hiệu quả đối với tôi. Bây giờ, tôi thức dậy với một tâm trí tỉnh táo, một cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đặt mục tiêu cho ngày mới ngay lập tức. Tôi đã bắt đầu một ngày mới tuyệt vời khi mà phần lớn mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say. Và hoàn thành mọi thứ khi trở về nhà sau giờ tan sở. Vì thế, tôi có nhiều thời gian buổi tối hơn cho gia đình.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 1.

2. Làm chủ thời gian của mình

Tôi từng thức dậy, nhảy ra khỏi giường khi nhận ra mình đã gần như muộn làm. Cuống cuồng chuẩn bị mọi thứ nhưng rồi vẫn đến công ty muộn. Ngồi vào bàn làm việc một cách lúng túng và gắt gỏng, tôi hầu như vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn để bắt đầu công việc. Đó chắc chắn không phải là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

Bắt đầu thực hiên thói quen dậy sớm, tôi có hơn 2 giờ trước khi đi làm để chuẩn bị mọi thứ. Trong khoảng thời gian này tôi không chỉ sắp xếp mọi thứ hoàn hảo mà đôi khi còn có thể thưởng thức một tách cà phê hay đọc một vài trang từ cuốn sách yêu thích. Những người dậy sớm không cần phải vội vã. Họ có thể khởi động ngày mới bình tĩnh và tự tin.

3. Phát triển thêm các thói quen mới

Rèn luyện thêm các thói quen mới rất quan trọng để cải thiện, phát triển bản thân và buổi sáng là một thời điểm hoàn hảo cho điều đó. Tận dụng buổi sáng của riêng bạn, hãy lập kế hoạch một danh sách những việc bạn sẽ là trong mỗi sáng, điều đó sẽ giúp bạn hình thành những thói quen tốt mà không cần ép buộc bản thân bất cứ điều gì.

Ví dụ, một ngày mới của tôi sẽ bắt đầu với việc vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ tập thể dục sau đó uống một ly nước ấm, vận động một chút sau đó đọc sách… Các nhiệm vụ tương tự phải được thực hiện giống như mọi ngày, kể cả cuối tuần.

4. Có cơ thể cân đối hơn

Khi bạn dậy sớm, bạn có thời gian linh động để luyện tập thể dục trước khi bộ não của bạn bị vắt kiệt sức sau một ngày làm việc. Bạn có thể đến phòng tập gym vào sáng sớm hoặc đơn giản chỉ là đi bộ quanh khu vực bạn sống.

Dĩ nhiên, bạn có thể luyện tập vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng tôi cảm thấy kế hoạch luyện tập sau giờ làm việc có thể dễ dàng bị hủy bỏ bởi rất nhiều cám dỗ khác. Trong khi đó, lịch trình luyện tập vào sáng sớm của bạn sẽ không bao giờ bị người khác can thiệp.

Nhờ dậy sớm, tôi có 30 phút để đi bộ hoặc tập thể dục mỗi sáng và giảm được gần 3kg trong vòng 1 tháng. Tất nhiên, tôi sẽ không dừng lại ở đó.

5. Tận hưởng không gian yên tĩnh

Điều tôi yêu thích nhất khi thức dậy sớm là sự yên tĩnh của buổi sáng: không có tiếng trẻ con kêu khóc, không có tiếng ồn của tivi, của xe cộ. Buổi sáng sớm của tôi thật sự yên bình. Không điều gì khiến tôi mất tập trung với những nhiệm vụ quan trọng, tôi có thể suy nghĩ tập trung, lên kế hoạch hiệu quả.

Jeremy Korst, cựu Tổng giám đốc của Microsoft có thói quen thức dậy vào khoảng 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng bởi 2 lí do: đầu óc minh mẫn và không gian yên tĩnh. Trong suốt 2 giờ của buổi sáng, ông thường làm hết các công việc quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự bất hạnh của ai đó là anh ta không biết cách giữ yên lặng khi ở trong căn phòng của chính mình”. Bây giờ, tôi tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy sự yên bình và hạnh phúc khi thức dậy sớm.

6. Tiết kiệm năng lượng và thời gian đi lại

Không ai thích giờ cao điểm với xe cộ đông đúc và tắc đường, khởi hành sớm có thể cải thiện được phần khó chịu này trong cuộc sống của bạn. Nếu như dậy sớm, bạn có thể thong thả bắt xe bus hay tự lái xe đi làm và tránh được cảnh tắc đường, muộn làm rồi bị sếp mắng. Nếu muốn vận động nhiều hơn một chút, bạn cũng có thể đi xe đạp như tôi đã làm.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 2.

7. Ăn bữa sáng lành mạnh

Khoa học đã khẳng định, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo các nghiên cứu mới nhất, chúng ta nên nạp 15 – 25% năng lượng dành cho cả ngày trong bữa sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, chúng ta thường cảm thấy đói cồn cào trước bữa trưa và có thể không kiểm soát được lượng đồ ăn cũng như tính chất lành mạnh của thực phẩm nạp vào.

Trước đây, tôi luôn dậy sát giờ đi làm vì thế tôi luôn bỏ bữa sáng. Nhưng bây giờ, khi thức dậy vào 5 giờ 30 mỗi ngày, tôi có đủ thời gian không chỉ để chuẩn bị bữa sáng mà còn có thể thong thả thưởng thức nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn, việc đó tốt hơn nhiều so với việc vừa đi vừa ăn hay ăn sáng tại bàn làm việc.

8. Có những giấc ngủ yên bình hơn

Những người có thói quen “cú đêm” thường đi ngủ và thức giấc vào những thời điểm ngẫu nhiên, trong khi những người dậy sớm thường đã thiết lập lịch trình giấc ngủ cho cơ thể. Thói quen ngủ không lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn như mức độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ béo phì…

Khi bắt đầu thói quen dậy sớm, tôi nhận ra rằng cơ thể và đầu óc luôn tỉnh táo, khoan khoái mà không cần phải ngủ liên tục trong 10 – 12 giờ như trước. Thức dậy lúc 5 giờ 30 khiến tôi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ, năng lượng tràn đầy để bắt đầu ngày mới. Một lịch trình ngủ lành mạnh sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và cho bạn một sức khỏe tốt hơn.



Theo Hoài Thu


Thời đại

Lã Bất Vi (292-235 TCN), từng giữ chức Thừa tướng, trọng phụ nước Tần. Xuất thân từ một thương gia nước Triệu, ông đã phất lên nhanh chóng nhờ thành công áp dụng đầu óc kinh doanh khôn khéo của mình để bước lên vũ đài chính trị.

Có giai thoại truyền lại rằng, Tần Thủy Hoàng thực chất là con trai ruột của Lã Bất Vi. Nếu điều này quả đúng là sự thật, thì thương vụ mua bán quyền lực và ngôi báu của Tần quốc đích thị là cuộc làm ăn thành công nhất trong cuộc đời của ông.

Để thương vụ ấy diễn ra thuận lợi, thương nhân họ Lã đã không tiếc tiền của, công sức, dồn hết mọi tâm tư, trí lực để biến các nhân vật trong hoàng gia nhà Tần trở thành “hàng hóa” kinh doanh của mình.

Hành trình khởi nghiệp của Lã Bất Vi: Công cuộc săn tìm “nguồn hàng” vừa rẻ vừa tốt

Buôn ngai vàng bán quyền lực và bài học kinh doanh táo bạo từ thương nhân Lã Bất Vi - Ảnh 1.

Hình tượng nhân vật mưu trí Lã Bất Vi đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh minh họa).

Thương vụ buôn ngai vàng, bán quyền lực của Lã Bất Vi đã được nung nấu và tiến hành những bước đầu tiên từ thời ông cha của Tần Thủy Hoàng.

Năm 276 TCN, Thái tử Tần quốc qua đời, nhà vua lập con thứ là An Quốc Quân lên ngôi thái tử.

An Quốc Quân vốn nhiều thê thiếp, vì thế có tới hơn 20 người con. Trong số đó, người vợ được sủng ái nhất là Hoa Dương phu nhân lại không sinh được con nối dõi. 

Trong đó, Doanh Tử Sở (trên danh nghĩa là cha của Doanh Chính) là con của Hạ Cơ, vốn không được An Quốc Dân yêu thích nên phải làm con tin ở nước Triệu.

Nếu đánh giá dưới mắt nhìn của thương nhân bình thường, Tử Sở chính là loại hàng hóa không có sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhưng đối với tay buôn lão làng như Lã Bất Vi mà nói, ông luôn coi chính trị và quyền lực làm lợi nhuận, xác định sứ mệnh của mình là giúp vua lập vị, thâu tóm quyền hành quốc gia, mà Doanh Tử Sở và quyền thừa kế ngai vị chính là mục tiêu của thương vụ kinh doanh này.

Đối với “mặt hàng” Tử Sở này, nếu trực tiếp mang ra chào hàng cho An Quốc Quân thì khó có thể tiêu thụ được. Vì vậy, Lã Bất Vi đã áp dụng một chiến lược nhạy bén khác, đó chính là mở rộng thị trường.

Ông tìm cách để Hoa Dương phu nhân nhận Tử Sở làm con nuôi, từ đó mới tác động đến khách hàng là An Quốc Quân.

Sau khi đã xác định được mục tiêu, chiến lược rõ ràng, bước tiếp theo chính là lập kế hoạch kinh doanh và thi hành đến nơi đến chốn.

Lã Bất Vi hành sự rất mực cẩn thận. Đầu tiên, ông cho người thu thập đầy đủ tin tức và phân tích rõ hoàn cảnh.

Họ Lã coi thương vụ lần này để “đầu tư kiếm lời”, tích trữ hàng khan hiếm và bán ra với mức giá cao.

Ở thời điểm đó, ông đã thành công đưa Tử Sở làm vốn của mình, giờ chỉ cần đợi thời cơ tung ra thị trường là có thể thu về cả danh lợi lẫn địa vị.

Sau khi đã hiểu rõ hoàn cảnh của Doanh Tử Sở, Lã Bất Vi tìm cách thuyết phục triệt để mặt hàng của mình, coi đó là “một mũi tên trúng hai đích”.

Giai đoạn thứ hai trong kế hoạch của Lã Bất Vi là tìm cách giúp Tử Sở cạnh tranh, chiếm ưu thế. Mà yếu tố mấu chốt đem lại ưu thế cho họ chính là Hoa Dương. Vị phu nhân này cần con trai để củng cố địa vị, còn Doanh Chính cũng cần một người ủng hộ để tranh quyền thừa kế.

Từ đó, Doanh Tử Sở trở thành một “món hàng” vốn ít, lời nhiều mà Lã Bất Vi nắm trong tay.

Chi phối ưu thế – Bước tiếp theo trong âm mưu buôn ngai vàng, bán quyền lực

Buôn ngai vàng bán quyền lực và bài học kinh doanh táo bạo từ thương nhân Lã Bất Vi - Ảnh 2.

Nhờ vận dụng khôn khéo sự mưu lược trong kinh doanh, Lã Bất Vi đã biến hoàng tộc nước Tần trở thành những món hàng trong thương vụ mua bán quyền lực do ông làm chủ. (Ảnh minh họa).

Doanh Tử Sở được Hoa Dương nhận làm con nuôi và có quyền thừa kế. Đây đích thị là ưu thế cạnh tranh.

Việc tiếp theo Lã Bất Vi cần làm là đem ưu thế cạnh tranh này chuyển thành ưu thế khách hàng. Ông phải nỗ lực hết sức nhằm tạo lập ưu thế khách hàng, để cho khách hàng hài lòng, từ đó gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.

Ở thời điểm bấy giờ, khách hàng lớn nhất của Lã Bất Vi đích thị là An Quốc quân và Hoa Dương Phu nhân. Làm cho khách hàng càng hài lòng chính là cách tăng tỷ lệ chiếm được quyền thừa kế.

Vì vậy, Lã Bất Vi đưa cho Doanh Tử Sở 500 cân vàng làm tiền vốn dùng để tiêu dùng và đãi tân khách.

Sau đó, ông lại thu mua nhiều báu vật lạ, nhờ chị của Hoa Dương dâng những thứ đồ quý giá ấy cho vị phu nhân này.

Để tạo dựng hình ảnh cho Tử Sở, Lã Bất Vi “quảng cáo” với Hoa Dương rằng đây là người tài giỏi, khôn ngoan, giao thiệp với người ở các nước, có bạn hữu khắp nơi trong thiên hạ.

Chưa dừng lại ở đó, vị quan họ Lã còn nhiều lần nhấn manh Doanh Tử Sở là người tình cảm, hiếu thuận, luôn hướng về phu nhân.

Nhờ cách “quảng cáo” thông minh và đánh trúng tâm lý khách hàng này, “mặt hàng” vốn không có nhiều ưu thế cạnh tranh như Doanh Tử Sở lại trở nên rất được lòng các vị khách tiềm năng.

Lấy tương lai làm cơ sở cạnh tranh, “thiên cổ kỳ thương” thành công thâu tóm quyền lực

Buôn ngai vàng bán quyền lực và bài học kinh doanh táo bạo từ thương nhân Lã Bất Vi - Ảnh 3.

Có nhiều giai thoại truyền lại rằng, Doanh Chính thực chất là con của Lã Bất Vi với Triệu Cơ chứ không phải hậu duệ của hoàng tộc Tần quốc. (Ảnh minh họa).

Trong các thương vụ về chính trị, Lã Bất Vi luôn không ngừng khai thác các sản phẩm mới, tìm kiếm các thị trường mới để tăng thêm thu nhập và nâng cao tỉ lệ lợi nhuận, từ đó tối đa hóa lợi ích mà mình nhận được.

Trên thực tế, sản phẩm mới là thứ sẽ quyết định tương lai của thương nghiệp. Do đó, thương nhân có đầu óc kinh doanh như Lã Bất Vi không chỉ dốc vốn vào duy nhất một “mặt hàng” là Doanh Tử Sở, mà còn mở rộng sang một sản phẩm mới. Đó chính là mỹ nữ.

Ông bỏ ra số vốn khổng lồ để tìm cho được một mỹ nữ xinh đẹp, giỏi ca múa tên Triệu Cơ, sau đó lại chung sống với nàng và để nàng mang thai.

Buôn ngai vàng bán quyền lực và bài học kinh doanh táo bạo từ thương nhân Lã Bất Vi - Ảnh 4.

Đây cũng là một sáng kiến mới của vị quan họ Lã. Bởi ông hiểu hơn ai hết “mặt hàng” mỹ nữ này có ưu thế nổi bật gói gọn trong một câu nói: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”.

Hơn nữa khi đó, Tử Sở vừa mới trở thành người thừa kế, chưa có thời gian và sức lực để đi tìm mỹ nhân. Đây là điều khiến cho “mặt hàng” mới của Lã Bất Vi hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh trong hậu cung Tần quốc.

Trên thực tế, mục đích Lã Bất Vi vốn không phải là “tiêu thụ” mỹ nữ. Sản phẩm chân thật mà ông ta muốn tung ra thị trường thực chất là đứa con của mình trong bụng mỹ nữ họ Triệu.

Tuy nhiên hạng mục đầu tư liều lĩnh này vốn có lời cao, nhưng rủi ro cũng cao không kém. Tính rủi ro cao nằm ở chỗ, đứa trẻ kia hoặc có thể yểu mệnh chết non, hoặc có sinh ra đời cũng chưa chắc đã là con trai.

Nhưng nếu may mắn đứa trẻ ấy là con trai, thì món lợi nhuận khổng lồ mà Lã Bất Vi nhận được sẽ chính là giang sơn nhà Tần trong tương lai, đại nghiệp của họ Doanh sẽ chuyển sang tay con cháu họ Lã.

Sau khi cân nhắc về lợi nhuận và rủi ro, Lã Bất Vi quyết định thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này bằng cách mời Doanh Tử Sở đến nhà uống rượu.

Cuối cùng, ông ta thành công đem Triệu Cơ tặng cho Tử Sở. Mà đứa con của Lã Bất vi trong bụng nàng quả nhiên sau này trở thành người kế thừa Tần quốc, hơn nữa còn nhất thống Trung Hoa, xưng bá thiên hạ. Đó không ai khác chính là Tần Thủy Hoàng.

Trở lại câu chuyện trước đó, Doanh Tử Sở sau khi lên ngôi, Lã Bất Vi đã trở thành Thừa tướng, chức vị dưới một người trên vạn người, phụ tá Hoàng đế cai trị đất nước.

Sau này Doanh Chính kế thừa ngai vị, ông lại được tôn làm “Trọng phụ”. Những năm Doanh Chính còn nhỏ, Lã Bất Vi mới là người nắm quyền chân chính ở Tần quốc.

Nhờ thương vụ mua bán quyền lực và ngôi báu kể trên, Lã Bất Vi từ một thương nhân đã thành công bước lên vũ đài chính trị, thậm chí còn leo lên tới chức Thừa tướng, Trọng phụ, quả xứng danh là “thiên cổ đệ nhất kỳ thương”.



Theo Trần Quỳnh


Trí Thức Trẻ

Tuyển nhân viên cho mình, tuyển nhân viên cho bạn, tuyển nhân viên cho đối tác và nói chuyện với không dưới 500 sếp, lớn có nhỏ có trong gần 5 năm, cuối cùng tôi cũng hiểu được tại sao giới trẻ thất nghiệp nhiều. Chúng ta sẽ bắt đầu từ nguyên nhân đầu tiên:

1. Không thực sự biết mình muốn gì

Khi đặt câu hỏi “Em muốn gì bây giờ và 2 năm tới ?”, rất nhiều em ú ớ không trả lời được hoặc bắt chước câu trả lời rập khuôn từ mấy tài liệu hay các khoá học vượt qua phỏng vấn, thường thì “Em muốn trở thành nhân viên giỏi, sau đó là manager”. 

Câu trả lời này rất chung chung, chẳng thể hiện được gì và đã được các anh/chị dùng cách đây chục năm rồi nên gần như không có tác dụng như cây đũa thần nữa. Thế là bị ‘out’ mà không hiểu tại sao. Việc ú ớ không trả lời được hoặc trả lời theo sách vở chứng minh rằng các em bị mất định hướng trầm trọng và đang đi xin việc để chống thất nghiệp, thế là bị mất lợi thế khi phỏng vấn và đàm phán lương ngay. 

Các em bị nhà tuyển dụng “bắt thóp” rồi, các em có biết không? Ai có tâm và thương thì nhiệt tình chỉ dẫn để các em hình dung rõ hơn các em cần làm gì tiếp theo, nhưng đa phần chẳng ai kịp nói vì quá bận.

Khi hỏi sâu hơn, tôi phát hiện ra phần lớn các em bị mất định hướng là do cha mẹ chứ bản thân các em có lỗi rất ít trong chuyện này. Cha mẹ Việt Nam bắt các em sống với đam mê của họ chứ không phải của các em. Những gì họ làm không được, họ bắt các em thực hiện thay. Dang dở giấc mơ làm bác sĩ, các bậc phụ huynh bắt con mình phải học ngành Y và dập tắt ước mơ làm hoạ sĩ, vì kiếm không được nhiều tiền nên họ bắt con phải theo học Kinh tế thay vì để đứa nhỏ theo ngành Thú y như nó muốn… 

Một số bậc phụ huynh không rơi vào trường hợp này thì lại nói đến chuyện sĩ diện. Vừa nghe đứa con nói thích làm đầu bếp thì “bóp cổ chặn họng” ngay: “Nghĩ cái gì mà chọn nghề đó, ăn học 12 năm rồi phải làm kỹ sư, bác sĩ mới được chứ”. Thế là xong, các em phải học cái mình không thích tí nào, đâm ra chán ghét bất mãn. 

Người trẻ thất nghiệp nhiều: Làm việc lẹt đẹt, 6 năm ra trường lương chỉ 10 triệu, tại sao không nghỉ để chạy theo đam mê và sở trường? - Ảnh 1.

Với thái độ như vậy, các em học cho xong để ra trường, hoàn toàn không có mục tiêu thì lấy gì làm được việc. Chưa kể vì lỡ học ngành đó rồi nên rơi vào cái bẫy tư duy là “Học gì phải làm đó” nếu không uổng công mấy năm trời.

Khi không có định hướng, hàng loạt hệ luỵ sẽ theo phía sau. Hoặc là các em sẽ không học gì hết, làm loạn khi được “sổ lồng”, ăn chơi xả láng nên ra trường không được hoặc ra trường mà không biết gì, thế là thất nghiệp. Hoặc là các em cố học, học một cách không có định hướng chỉ để lấy điểm thay vì học một cách tập trung vào những môn có thể ứng dụng được. 

Các em thuộc nhóm này bị cuốn vào suy nghĩ “Có bằng đỏ sẽ có việc làm lương cao” thế là ra trường với tư duy là mình “ngon” lắm, phải là ông này bà kia, kết quả là không ai nhận. Tỉnh lại đi các em, nhà tuyển dụng không quan tâm cái bằng, họ trả lương cho người làm được việc.

Các em thuộc nhóm này thường bị “ru ngủ” rằng “Học đi, không bổ dọc cũng bổ ngang”, “Không ứng dụng được nhưng giúp nâng cao khả năng phân tích”… Trong khi đó thực tế không phải vậy. Kiến thức không dùng được thì nên vứt đi để dành cái đầu cho kiến thức dùng được. Các em hình dung thế này, đầu các em chỉ chứa được 10 kg kiến thức. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu so sánh một cái đầu chứa 9 kg kiến thức không dùng được + 1 kg kiến thức dùng được, còn 1 cái đầu chứa 10 kiến thức dùng được ngay? 

9/10 các em nhân viên mới ra trường không có khả năng phân tích, cái gì không biết là chạy vào hỏi sếp ngay “Cái này làm sao anh?”, “Em chờ ý kiến của chị mới dám làm” thay vì động não cho ra giải pháp trước là một bằng chứng rất rõ ràng.

Người trẻ thất nghiệp nhiều: Làm việc lẹt đẹt, 6 năm ra trường lương chỉ 10 triệu, tại sao không nghỉ để chạy theo đam mê và sở trường? - Ảnh 2.

Vậy nên hãy xác định mình thật sự muốn cái gì, các em sẽ biết mình nên học cái gì một cách tập trung để bổ sung kiến thức. Đảm bảo khi tập trung học đúng kiến thức thực tiễn sau 3 tháng các em sẽ rất khác và không thất nghiệp nữa vì đã hoàn toàn đủ năng lực cơ bản để tìm việc.Ví dụ, nếu muốn làm sales thì học kỹ năng giao tiếp và trình bày, học cách xây dựng mạng lưới mối quan hệ, học quy trình bán hàng, học cách lập kế hoạch, học viết lách, học cách ăn mặc cho đẹp và chuyên nghiệp. Muốn làm kế toán thì phải giỏi excel, phân tích tài chính. Giỏi các môn dùng được ngay trong nghề nghiệp mình muốn làm thì ai mà không tuyển.

“EM VẪN CHƯA BIẾT MÌNH MUỐN GÌ?”

Vậy thì đừng nằm nhà nữa, ra ngoài làm tùm lum tùm la đi, không lương cũng được. Làm cỡ chục món là biết ngay bản thân mình thật sự thích cái gì. Đằng nào cũng đang thất nghiệp, đằng nào cũng không có lương thì cớ gì ngồi đó trả treo “Không lương thì không làm, bị bóc lột”. 

Các em làm để khám phá xem mình thật sự thích cái gì, làm một cách có kế hoạch và làm cho các em. Nếu vẫn còn tư duy đó thì thất nghiệp dài dài. Hãy xem những ngày làm không công là đầu tư cho tương lai chứ không phải chi phí thì mới đúng. Nếu muốn làm kỹ sư xây dựng, hãy thử đi phụ hồ; nếu muốn làm kinh doanh thì thử đi làm nhân viên bán hàng; nếu muốn làm đầu bếp hãy xin một chân phục vụ. Đừng coi công việc nào là thấp kém, đừng sĩ diện nữa, lớn đầu mà thất nghiệp và ăn bám thì mới đáng trách.

2. Không biết mình là ai

Người trẻ thất nghiệp nhiều: Làm việc lẹt đẹt, 6 năm ra trường lương chỉ 10 triệu, tại sao không nghỉ để chạy theo đam mê và sở trường? - Ảnh 3.

Biết mình muốn cái gì là một chuyện, nhưng bản thân có tố chất phù hợp hay không lại là câu chuyện khác. Các em muốn làm ca sĩ nhưng lại không có khả năng cảm âm, luôn cất giọng với nốt nhạc thứ 8 (nhạc lý chỉ có 7 nốt nhạc), hát không bao giờ đúng tông thì thôi đừng cố chấp với cái sở thích của mình nữa; không ai “lăng xê” nổi đâu.

Các em là người không dám mạo hiểm, rất cẩn thận và cầu toàn vượt mong đợi thì đừng chọn nghề bán hàng. Các em sẽ thất bại rồi lại tự ti hơn, nghề của các em là kế toán, tài chính, kỹ sư đo lường chất lượng… và những nghề đòi hỏi đúng những tố chất các em đang có. Khi các em làm những công việc này, các em trở thành “siêu sao” ngay. 

Đừng cố chấp và miễn cưỡng ép mình làm cái không có khả năng vì con khỉ không thể bơi nhanh như con cá và con cá sẽ không thể leo trèo như con khỉ. Đặt bản thân sai vị trí và sở trường thì chính các em đang phí phạm tài năng của mình rồi. Và cũng chẳng có nhà tuyển dụng nào mạo hiểm tuyển người không có năng lực dù thái độ có tốt mấy.

“NHƯNG EM THÍCH ÂM NHẠC VÀ THỂ THAO, KHÔNG LẼ BẮT EM BỎ, SAO MÂU THUẪN VỚI NGUYÊN NHÂN MỘT VẬY?”

Nếu có chất giọng không tốt thì các em có thể chọn tham gia các nhóm bè hoặc chuyển sang chơi nhạc cụ chứ đâu bảo các em bỏ nghề hoàn toàn. Nếu các em không khéo léo mà đam mê thể thao thì đừng chơi mấy môn quá cần sự khéo léo, chọn tập gym và trở thành vận động viên thể hình, há chẳng tốt hơn sao. Khi cái các em muốn “khớp” với những tố chất các em có, các em sẽ trở nên vụt sáng.

3. Biết bản thân muốn gì, biết mình là ai nhưng không dám hành động vì tiếc và sợ

Người trẻ thất nghiệp nhiều: Làm việc lẹt đẹt, 6 năm ra trường lương chỉ 10 triệu, tại sao không nghỉ để chạy theo đam mê và sở trường? - Ảnh 4.

Các em tiếc cái bằng, các em tiếc công sức học và đi làm mấy năm cộng lại cũng gần được một chục năm, các em tiếc tiền học phí, nhưng các em không biết quý tiếc tương lai. Cái các em mất trong mấy chục năm sắp tới sẽ lớn gấp nhiều lần so với các em đang tiếc hiện tại. 

Tôi sẽ quy ra tiền cho dễ hình dung. Các em làm không đúng sở trường, các em làm cái mình không thích nên hiệu suất thấp và các em làm nhân viên lẹt đẹt sau khi ra trường 6 năm với mức lương tối đa là 10 triệu (không ai sẵn sàng trả cho đứa làm việc lẹt đẹt hơn 10 triệu đâu). Mỗi năm tăng lương 10%, 5 năm sau lương các em chưa tới 15 triệu. 

Các em chấp nhận bỏ và làm lại từ đầu với mức lương 6 triệu, làm đúng đam mê và sở trường, 5 năm sau vị trí tối thiểu là quản lý cấp trung với mức lương ít nhất là 20 triệu và sẽ tăng theo cấp số nhân. Giờ thì cái nào mới đáng tiếc hơn? Nhìn xa hơn đi, các em sẽ lựa chọn đúng.

Các em sợ thay đổi ư? Ai cũng sợ. Không sao, có vài lần quyết định phải sợ hãi nhưng hãy can đảm bước đi sau đó để gặt được trái ngọt. Thế giới thuộc về những người can đảm. Tôi có một người bạn đã 35 tuổi nhưng thu nhập mỗi tháng không đến 5 triệu chỉ vì SỢ. Sợ người này nói, sợ người kia nói, sợ không làm nổi và phải trả giá bằng cuộc sống chật vật. Các em mà cứ sợ, cứ không dám vượt qua dư luận thì bức tranh tương lai u ám đang chờ các em đó. Đọc bài này rồi mà vẫn không hành động rồi bị như vậy thì thật uổng công đọc.

Người trẻ thất nghiệp nhiều: Làm việc lẹt đẹt, 6 năm ra trường lương chỉ 10 triệu, tại sao không nghỉ để chạy theo đam mê và sở trường? - Ảnh 5.

Công thức chống thất nghiệp tóm lại là: Phải biết mình muốn gì, đối chiếu xem bản thân có phù hợp không, chọn được công việc phù hợp nhất, học thật tập trung vào kiến thức sẽ ứng dụng được cho công việc đã chọn, trở thành siêu sao và ai cũng muốn tuyển.

Để ứng dụng tốt công thức này cần có thái độ can đảm, quyết đoán, dám vượt qua dư luận, dám làm.

Tâm lý nhà tuyển dụng: Thuê người làm được chứ không thuê cái bằng và mấy đứa “ngập ngụa” kiến thức không dùng được, chỉ dành để “chém gió”.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được trích từ YBOX.VN |Youth Confession.



PV


Theo Trí Thức Trẻ/Youth Confessions

(1)

Người A làm việc trong một công ty dịch vụ, đảm nhiệm trách nhiệm tuyên truyền văn hoá công ty.

Cái mà người ta gọi là “tuyên truyền văn hoá công ty”, thực chất chỉ là định kỳ chỉnh sửa, biên tập ra một tờ giấy, sau khi đã thu thập đầy đủ ý kiến nhân viên, ghi nhận những phản hồi từ khách hàng, đồng thời làm một bản báo cáo về tình hình phát triển của công ty trong từng giai đoạn.

Những tờ văn bản này thường được xếp gọn ghẽ trong ngăn kéo. Bởi chẳng có mấy người bận tâm đến việc đọc nó, nên yêu cầu dành cho những tờ văn bản này cũng không cao. Nếu mỗi quý phải làm một bản, người làm chỉ cần dành khoảng 2 tuần là có thể hoàn thành xong xuôi rồi.

Công ty dịch vụ mở cửa quanh năm, người A là người “tuyên truyền văn hoá” duy nhất của công ty, nhưng anh lại được nghỉ lễ hưởng lương theo quy định của pháp luật, đồng nghiệp cảm thấy ghen tị với anh.

Công việc thì đơn giản, chế độ đãi ngộ lại không thấp, người này đúng số hưởng, đến công ty thường xuyên không phải làm gì, có thể dành thời gian để lướt web, xem phim.

Cách đây một năm, giám đốc quyết định dừng việc làm những tờ văn bản tốn kém, mở một hòm thư điện tử để tiếp nhận các tệp báo cáo của nhân viên. Quyết định này gây bất lợi lớn cho người A. Ngày xưa khi làm văn bản, nếu xuất hiện một số sai sót về mặt chính tả, người ta thường dễ dàng bỏ qua. Với hình thức tệp văn bản, những lỗi sai này sẽ được gạch chân đỏ lòm, dễ dàng bị phát hiện bởi bất kì một ai.

Hơn nữa, người A trước đây làm qua loa cũng dễ dàng qua mắt được ban lãnh đạo. Nhưng giờ thời thế đã thay đổi, anh không nắm chắc hoạt động của công ty, anh liên tục mắc phải sai sót. Ban lãnh đạo không còn đủ kiên nhẫn với anh, giao phần việc của anh cho người khác làm.

Người mới này, chỉ trong 1 tháng đã làm cho bộ máy công ty hoạt động ổn định. Anh ta gửi đều đặn các tệp báo cáo hàng tuần, các bảng biểu, hình minh hoạ đều được làm rất chuyên nghiệp, tỉ mỉ, đẹp mắt, bao quát được hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời đề xuất những hướng đi tiếp theo của công ty trong thời gian tới.

Trong lúc đó, người A bị điều chuyển đến một đơn vị khác. Làm được nửa tháng, chịu không nổi áp lực, anh ta quyết định xin nghỉ việc.

Nếu muốn mình không thể bị thay thế, xin đừng chọn một công việc dễ dàng, cũng xin đừng làm việc một cách quá thoải mái, đơn giản.

Sự thoải mái trong công việc sẽ từ từ bào mòn chí tiến thủ của bạn. Không những thế, chúng còn bịt mắt chúng ta, ngăn chúng ta nhìn thấy sự vận động biến chuyển của thế giới xung quanh.

Để không bị xã hội đào thải, phải luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, phải luôn duy trì được ngọn lửa ham học, đồng thời phải để mình bị hụt hẫng, bị đau một chút, bởi chỉ có nỗi đau mới có thể giúp chúng ta trở thành những người mạnh mẽ, đứng vững vàng ở trên mặt đất.

Khoảng cách trình độ, mức lương của người với người không phải tự nhiên mà có, nên nhớ: Thức ăn trên bẫy chuột cũng không hề miễn phí! - Ảnh 1.

(2)

Người B làm việc cho công ty X. Người này tâm lý vững vàng, có thể chịu được áp lực lớn. Ngay cả khi bầu trời có sập xuống, người này vẫn có thể tỉnh bơ, mặt không biến sắc.

Công việc anh đảm nhận là phát triển sản phẩm. Đây là một công việc rất quan trọng. Nếu phần việc này bị trì hoãn, sẽ kéo theo sự chậm trễ của toàn bộ dây truyền sản xuất, dẫn đến những thiệt hại không thể lường trước.

Mỗi khi người B làm không đúng tiến độ, những người ở bộ phận phía sau đều phàn nàn, khiển trách. Những lúc này người B đều ung dung đáp: Chậm một chút thì có sao đâu. Sau đó anh ta tiếp tục nghỉ ngơi, uống trà, ăn hoa quả, nói chuyện phiếm với những người đồng nghiệp.

Đến giờ tan làm, người B luôn là người về sớm nhất. Những việc còn dang dở, người B đều để lại, chờ đến hôm sau tiếp tục giải quyết. Hết giờ làm, đồng nghiệp nhắn tin anh ta không trả lời, gọi điện thì nghe được thư thoại: “Không bàn chuyện công việc trong giờ nghỉ.”

Người B cho rằng, miễn là phần việc mình làm không gây rắc rối lớn, anh ta sẽ không gặp vấn đề gì. Nếu dây truyền sản xuất bị chững lại, sản lượng đầu ra ít hơn, những người đảm nhiệm phần việc ấy sẽ phải chịu trách nhiệm, không liên quan gì đến anh.

Sau đó một thời gian, cấp trên không cho người B làm việc với những khách hàng quan trọng nữa, chỉ cho anh làm việc với những khách hàng nhỏ lẻ. Lượng công việc anh đảm nhiệm dần ít đi, cuộc sống ngày càng dễ thở hơn, anh cảm thấy hạnh phúc.

Chỉ có điều, anh không bao giờ góp mặt trong danh sách những người được khen thưởng và tăng lương. Anh cảm thấy không hài lòng, đem điều này phản ánh với ban lãnh đạo: Tại sao mọi người đều được tăng lương, còn tôi thì không?

Câu trả lời của ban lãnh đạo như vỗ vào mặt anh: Tôi thấy mọi người đều cố gắng vì sự phát triển của công ty cả, trừ anh.

Khoảng cách về trình độ, mức lương giữa người với người, không phải tự nhiên mà xuất hiện. Nếu chúng ta cứ tuỳ tiện sống, nếu may mắn chúng ta cũng chỉ có thể đủ sống. Nếu muốn cuộc đời khấm khá hơn, bạn không thể buông lơi những mục tiêu của bạn để tận hưởng sự thoải mái.

Ông trời sẽ nhận lấy năng lực của bạn rồi bán cho bạn một cuộc đời tương xứng. Nếu bạn đang vui vẻ tận hưởng một cuộc sống “trên cơ” so với năng lực của bạn, điều này sẽ chỉ làm cho con đường tương lai của bạn trở nên gập ghềnh, khó đi hơn mà thôi.

Không có sự thoải mái, an nhàn nào là miễn phí. Sớm hay muộn,bạn cũng sẽ phải trả giá cho nó thôi.

Khoảng cách trình độ, mức lương của người với người không phải tự nhiên mà có, nên nhớ: Thức ăn trên bẫy chuột cũng không hề miễn phí! - Ảnh 2.

(3)

Tất cả những món quà mà số phận trao tặng đều được gắn một mác giá.

Phải nhắc đi nhắc lại câu này: Không có bất kì một thứ gì trên đời có thể dễ dàng có được. Không có gì miễn phí, ngay cả khi nó được ghi là miễn phí. Muốn uống nước, phải đào được một kênh dẫn. Muốn ăn ngon, giá rẻ thì cũng phải chịu khó lăn vào bếp. Bạn bỏ bao nhiêu công sức, bạn nhận lại được bấy nhiêu điều tốt đẹp. Ngay cả khi bạn nhận được vận may mà bạn cho rằng “từ trên trời rơi xuống”, đó cũng là thành quả của quá trình tích cóp nỗ lực.

Thành công là gì? Thành công là điều bạn mong muốn có được sau khi đã bỏ được một lượng nỗ lực xứng đáng.

Thất bại là gì? Thất bại là điều bạn nhận về khi bỏ không đủ nỗ lực cho những mục tiêu quá tầm.

Bạn muốn cái gì, bạn phải chấp nhận trả một cái giá tương xứng. Bạn muốn kiếm tiền bạn phải chấp nhận bỏ mồ hôi, công sức, thậm chí xương máu của bạn. Bạn muốn trưởng thành, bạn phải chấp nhận để giông tố, sóng gió cuộc đời cuốn lấy bạn, thậm chí quật ngã bạn.

Chúng ta thường thất bại bởi chúng ta sử dụng năng lực của chúng ta cố gắng làm những điều vượt quá khả năng, một phần bởi những sự thoải mái chúng ta đang có bây giờ đang làm chúng ta không thực tế, bị ảo tưởng về sức mạnh của bản thân.

Khó khăn không đáng sợ, đáng sợ chính là sự thoải mái. Bởi khi gặp khó khăn, chúng ta theo bản năng sẽ tìm mọi cách để vượt qua áp lực, chủ động đương đầu, giải quyết khó khan đó. Nhưng khi đụng độ với sự thoải mái, ta thiếu đi sự cảnh giác, dần dần trở nên chây ì trước những biến động của xã hội.

Tưởng tượng thoải mái như một con dao. Nếu bạn đang đón nhận nó, hãy xem mình đang cầm đằng chuôi hay đằng lưỡi, và mình đã đủ tư cách để đón nhận con dao đó chưa. Hãy thận trọng khi đưa ra quyết định, bởi sự thoải mái có thể từ từ gặm nhấm tương lai của bạn. Đến khi bạn mất tương lai, hối hận thì cũng đã quá muộn.



Đình Trọng


Theo Trí Thức Trẻ

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 1.

Tuyến phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa) đang được lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên sau lệnh tạm dừng của Thành phố vào cuối năm 2017.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 2.

Vị lãnh đạo UBND quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết trên địa bàn quận có 72 tuyến phố, vừa qua quận Đống Đa tiếp tục cho lát lại vỉa hè ở một số tuyến phố. “Vừa qua quận rà soát tất cả các tuyến phố để chỉnh trang lát vỉa hè thì tuyến phố là Tôn Đức Thắng đủ điều kiện cho việc lát vỉa hè bằng đá tự nhiên thôi, chứ quận cũng không có chủ trương lát đá tự nhiên cho tất cả tuyến phố”, vị này cho biết.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 3.

“Chỉ có tuyến phố duy nhất là tuyến phố Tôn Đức Thắng được lát tiếp bằng đá tự nhiên vì đã được phê duyệt trước đây còn các tuyến phố khác đa phần quận chủ trương rà soát, chám vá hoặc lát lại gạch”, vị cán bộ cho biết.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 4.

Chạy dọc tuyến Tôn Đức Thắng là phố Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn vẫn “mặc áo” gạch block cũ.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 5.

Tại ngã tư Thái Hà-Tây Sơn (quận Đống Đa), vỉa hè ở đây cũng được lát kiểu “xôi đỗ”, đoạn thì bằng gạch, đoạn thì bằng đá tự nhiên nhìn mất mỹ quan đô thị như những chiếc áo rách, chắp vá.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 6.

Đoạn vỉa hè “xấu xí” trên phố Thái Hà.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 7.

Vỉa hè  dưới công trình cầu thang của các ga thuộc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông ở phố Hoàng Cầu-Thái Hà (mới) được lát bằng đá tự nhiên “bền 70 năm” trong khi xung quanh vẫn là gạch block cũ nhìn nham nhở, kiểu xôi đỗ.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 8.

Nhiều người dân ở đây cho rằng, việc lát vỉa hè kiểu “xôi đỗ” nơi thì lát đá, nơi thì lát gạch không đồng bộ gây mất mỹ quan cho đô thị.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 9.

Đường vỉa hè xung quanh hồ Đống Đa tạp nham bởi các loại gạch khác nhau.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 10.

Lý giải về việc lát đá vỉa hè theo kiểu “xôi đỗ”, vị cán bộ cho biết: “Các dự án này đã lập từ giai đoạn trước gọi là lát chỉnh trang và một số tuyến phố quận cũng chủ trương chỉ lát chỉnh trang. Việc này quận cũng báo cáo thành phố để lát chỉnh trang vỉa hè bằng gạch block ở các phố như Hào Nam, Hoàng Cầu… vì tiến tới ở đây sẽ xén dải phân cách khu vực trụ đường sắt trên cao để mở rộng lòng đường nhằm giảm ùn tắc, nên quận cho lát vỉa hè bằng gạch chỉnh trang”.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 11.

Nhiều đoạn vỉa hè bị vỡ nát.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 12.

Vỉa hè trên tuyến phố Ô Chợ Dừa mang một “áo khác”.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 13.

Trong khi vỉa hè tuyến Tôn Đức Thắng đang được thay thế bằng đá tự nhiên (tổng mức dự án trên 20 tỷ-PV), thì tuyến phố phố Hào Nam vừa được lát lại vỉa hè bằng gạch block.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 14.

Kề tuyến Hào Nam là nối với phố An Trạch, nhưng toàn bộ vỉa hè của tuyến phố này lại được lát  bằng gạch Terrazzo màu đỏ có hoa văn khác hẳn phố Hào Nam là gạch block.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 15.

Trả lời về việc vỉa hè phố An Trạch không được lát đá tự nhiên, vị lãnh đạo UBND quận Đống Đa cho biết: “Các tuyến này quận cũng chủ trương chỉ lát chỉnh trang vì các tuyến này chưa đủ điều kiện như chưa hạ ngầm…..”

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 16.

Gạch trên tuyến phố này xuất hiện rất nhiều vết nứt.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 17.

Tiếp nối trên phố Cát Linh đỏ rực với gạch block có khuôn hình khác.

Hoài Nam-Duy Phạm



Theo HOÀI NAM-DUY PHẠM


Tiền phong

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?

– Là cái mới thay cái cũ.

– Là Công ty mới thay thế các Công ty cũ. Đại học mới thay thế đại học cũ.

– Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá lên thành nước công nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho một số đại học bứt phá lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu.

Cách mạng 4.0 đột phá về việc học: Chung qui chỉ có một chữ là LÀM NGƯỢC. Cách mạng 4.0 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả bất ngờ, cơ hội của các đột phá, cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước, đi theo cách này thì mãi mãi là người đi sau.

Đi sau, nhưng làm khác người đi trước, các công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, bằng cách này chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các nước đi trước chúng ta. 4.0 đi liền với từ Distructive, tức là phá huỷ, đột phá. Gọi là sự sáng tạo mang tính phá huỷ.

Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng, có quá nhiều hạ tầng 1.0, 2.0, 3.0 sẽ không có đủ can đảm phá huỷ, chỉ có những ai đang không có gì hay có rất ít thứ trong tay. Chúng ta đang có mọi thứ để thắng vì chúng ta không có gì trong tay, không có gì để mất.

– Trước đây: Học trước rồi làm sau. Bây giờ: Làm trước học sau; trải nghiệm trước học sau thì vào hơn. Đại học cần cho các em làm nhiều hơn, làm trước khi học.

– Trước đây: Không biết thì hỏi thầy, không biết thì đi học. Bây giờ: Biết thì hãy hỏi; tự học trước, biết 78-8-90% rồi thì mới hỏi thầy. Học rồi mới đi học.

– Trước đây: Học sách giáo khoa, cái đã có trước đây hàng chục, hàng trăm năm. Bây giờ: Học cái chưa có trong sách giáo khoa, thí dụ CN 4.0: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, Cloud, Hệ thống thực – ảo.

– Trước đây: Thầy dạy 100%. Bây giờ: Những người không phải thầy chuyên nghiệp, thí dụ như doanh nhân, chuyên gia sẽ dạy 30%.

– Trước đây: Giáo viên là thầy. Bây giờ: Thầy là huấn luyện viên. Huấn luyện viên thì trò làm là chính. Mô hình huấn luyện viên thì trò bao giờ cũng giỏi hơn thầy. Mô hình thầy thì trò bao giờ cũng kém hơn thầy.

– Trước đây: Làm nghiên cứu trên thế giới thực, trong phòng thí nghiệm, tốn kém, mất nhiều thời gian. Bây giờ: Làm nghiên cứu trên thế giới ảo, trong môi trường mô phỏng, như là trò chơi, không tốn kém, lại nhanh.

– Trước đây: Học sâu các chuyên ngành. Bây giờ: Cần học đa ngành. Cơ hội nằm ở liên kết các ngành, các tri thức khác nhau.

– Trước đây: Học trong trường. Bây giờ: càng mở càng tốt; liên kết các trường; liên kết doanh nghiệp, trên toàn thế giới.

– Trước đây: Chỉ cần biết ngôn ngữ người với người. Bây giờ: cần biết ngôn ngữ người và máy, ra lệnh cho máy, vì máy làm là chính, nên cần biết lập trình, biết coding.

– Trước đây: Học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ: Cần học cách tìm ra vấn đề là quan trọng nhất. Có việc rồi thì mới có các cái khác. Học cách tìm ra việc.

– Trước đây: Học để làm cái đã học, cái mọi người đã làm. Bây giờ: Học để làm cái chưa ai làm; tức là sáng tạo.

– Trước đây: Học sự tiệm cận, học sự tiến hoá, tốt lên từng ngày. Bây giờ: Học để đột phá, cuộc Cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những đột phá, cái mới thay thế cái cũ. Để phá huỷ thay vì tiến hoá.

– Trước đây: Thực là quan trong, dạy cái thực là chính. Bây giờ: Mọi cái thực đã được ảo hoá, vậy ảo là quan trọng; dậy cái ảo là chính, dạy sống và làm việc trong môi trường ảo. Dạy sáng tạo trên môi trường ảo.

– Trước đây: Nghe theo là quan trọng, học thuộc là quan trọng. Bây giờ: Tư duy phản biện là quan trọng, critical thinking.

– Trước đây học What, học How là quan trọng. Bây giờ học Why là quan trọng. Biết tại sao thì mới dám thay đổi.

– Trước đây: Tài sản quan trọng của Đại học là sách, là thư viện, là giảng đường. Bây giờ: Sách ở trên mạng, thì tài sản quan trọng của Đại học là phòng Labs, là công cụ mô phỏng, là máy móc, là hạ tầng CNTT, như là hạ tầng của doanh nghiệp vậy, như hạ tầng của nhà máy với nhiều công xưởng để làm.

– Trước đây: Thước đo Đại học không rõ ràng. Bây giờ thước đo của đại học là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp. Đi học đại học là một khoản đầu tư của người học, họ hoàn vốn bằng lương nhận được khi đi làm, nếu lương nhận được cao họ sẽ sẵn sàng chi trả cao để học trường đó.

– Trước đây: Cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn. Bây giờ: Cạnh tranh là khác biệt, là làm khác người khác.

– Trước đây: Chúng ta phấn đấu trở thành đại học MIT, trường công nghiệp hàng đầu của Mỹ, thì bây giờ chúng ta phấn đấu để không trở thành MIT, làm khác, dạy khác, học khác MIT, và vì vậy mà chúng ta hơn MIT. Còn những doanh nghiệp nào cần sinh viên MIT thì qua Mỹ tuyển họ về Việt Nam làm việc. Đại học MIT không phải đại học Mỹ mà là đại học Việt Nam. Còn Đại học Công nghiệp của chúng ta cung cấp sinh viên khác sinh viên MIT và đáp ứng một phân đoạn thị trường nào đó của Việt Nam.

– Trước đây: Chúng ta thiếu giáo viên giỏi, vì giáo viên giỏi phải là giỏi, là người giỏi. Là người dậy giỏi. Nếu cứ theo cách này thì không chỉ ta mà cả Tây cũng rất thiếu giáo viên giỏi. Nếu nay ta định nghĩa giáo viên là người giao việc cho sinh viên làm, và đo lường kết quả, rồi nhận xét thì nghề giáo viễn đã dễ tìm người hơn rất nhiều rồi.

– Trước đây: Chúng ta tìm giáo viên trong số những người giáo viên, thì cơ hội tìm được người không lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả mọi người có chuyên môn mà đại học cần và có đam mê dạy học thì cơ hội đã lớn hơn gấp nhiều lần. Trước đây chúng ta tìm người trong số 90 triệu người Viet Nam, bây giờ chúng ta tìm người chúng ta cần trong số 7 tỷ người trên thế giới thì dễ hơn rất nhiều.

– Trước đây: Lương giáo viên được định nghĩa hành chính, thì chúng ta cơ bản có người chất lượng tương ứng với đồng lương đó. Bây giờ tự chủ đại học, chúng ta trả lương theo thị trường, thị trường Vietnam và thị trường quốc tế, vậy thì ta có thể lấy bất cứ ai ta muốn.

– Trước đây: Người giỏi nhất là người giỏi nhất. Bây giờ: Người dốt nhất có thể là người giỏi nhất. Người giói nhất thì ít đi nhiều để học hỏi, vì vậy giỏi ở một góc. Người dốt thì phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra ai giỏi nhất cái gì, tích hợp những cái nhất đó lại và thành người giỏi nhất.

– Trước đây: Người thay đổi thế giới là người nói, là người đi khai sáng người khác. Bây giờ: Người khai sáng người khác, người thay đổi thế giới lại có thể là người hỏi một câu hỏi.

– Trước đây: Toán không quan trọng, có vẻ như ít tạo ra giá trị. Bây giờ: Toán là quan trọng nhất. Bây giờ mọi thứ máy làm được. Nhưng thuật toán thì không, thuật toán là cách chúng ta bảo máy làm. Xử lý dữ liệu là quan trọng nhát. Mà chỉ có toán, thuật toán mới xử lý dữ liệu để mang lại giá trị. Thuật toán hiệu quả hơn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn.

– Trước đây: Đi theo sau thì vẫn đi lên được. Bây giờ: The winner takes all. Người thắng cuộc, người đi đầu sẽ hưởng tất, người đi sau chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, đi sau thì phải đi trước. Đi sau thì phải vượt trội. Không đi theo nữa. Nếu chúng ta muốn tận dụng cơ hội 4.0 thì Việt Nam, thì Đại học Công nghiệp phải là người đi đầu, đi trước cả Đức là nước đầu tiên ý thức về CM 4.0.

– Trước đây: Chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường sẽ trở thành một mắt xích trong một tổ chức, một công ty. Bây giờ: chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường trở thành giám đốc của công ty 1 người, biết huy động các nguồn lực khác nhau để thực hiện công việc của mình. Viettel thường giao việc cho một người chủ trì một đề tài, người này có thể thuê cộng tác viên, có thể tuyển dụng nhân lực để thực hiện. Người sinh viên phải biết tổ chức công việc như một giám đốc.

Thuật ngữ này ám chỉ các bậc cha mẹ luôn “bay lượn” ngay trên đầu các con họ, giám sát chặt chẽ các con để nhanh chóng hỗ trợ mỗi khi chúng gặp khủng hoảng. Bố mẹ trực thăng luôn chăm sóc con mình một cách thái quá. Luôn có một sự hối thúc khiến họ luôn luôn phải bên cạnh con, để mắt đến con. Ví dụ, ngồi ở sân chơi cả ngày để trông chừng cậu nhóc 10 tuổi chơi với đám bạn. Mặc dù ở tuổi này, cậu bé hoàn toàn có thể chơi đùa một cách độc lập. Hoặc có thể nhói lên cảm giác khó tả trong tim khi nghe con nói: “Con có thể làm được mà!”. Vậy có nghĩa là… con không cần mẹ sao?!

Nuôi con kiểu trực thăng: Bố mẹ đang quan tâm hay đang làm hại con? - Ảnh 1.

Nhưng bạn có biết, kiểu dạy con này không thể khiến con phát triển toàn diện. Khoa học chứng minh rằng, trẻ con được dạy theo phong cách này khó học được những kỹ năng quan trọng cần thiết cho cuộc sống sau này.

Tất nhiên ai cũng muốn con mình được an toàn nhưng vấn để ở đây là đứa trẻ không thể học được như thế nào là an toàn khi chúng còn không có cơ hội khuất khỏi tầm mắt bố mẹ.

Kiểu dạy con này có thể gây ra những hậu quả đối với con sau này:

Giảm sự tự tin và lòng tự trọng. “Vấn đề chính với việc làm cha mẹ trực thăng chính là sự phản tác dụng”, Tiến sĩ Dunnewold nói “sự quan tâm quá mức của cha mẹ” ngầm đưa ra thông điệp rằng “cha mẹ tôi không tin tôi có thể tự làm điều này một mình” và chính nó khiến trẻ đánh mất sự tự tin của bản thân.

Kỹ năng giải quyết vấn đề kém: Nếu cha mẹ luôn luôn sẵn sàng giải quyết “hậu quả” của con hoặc thậm chí là không để tình huống tiêu cực xảy ra thì làm sao đứa trẻ có thể học được cách đối mặt với mất mát, sự thất vọng hay thất bại? Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng kiểu dạy con trực thăng có thể khiến đứa trẻ cảm thấy khó đối mặt với các cảm xúc tiêu cực.

Tăng lo âu. Một nghiên cứu từ Đại học Mary Washington đã chỉ ra rằng bố mẹ quan tâm thái quá có liên quan đến mức độ lo lắng và trầm cảm cao ở trẻ em.

Theo một nghiên cứu gần đây của đại học Minnesota, đại học North Carolina và đại học Zurich, thói quen của nhưng những bố mẹ trực thăng thậm chí còn có thể tác động tồi tề hơn đến con cái so với việc không cho con được học tập tử tế.

Nuôi con kiểu trực thăng: Bố mẹ đang quan tâm hay đang làm hại con? - Ảnh 2.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã mời 422 đứa trẻ 2 tuổi cùng mẹ của chúng đến phòng thí nghiệm để chơi với đồ chơi và sau đó bỏ chúng ra chỗ khác. Trong khi đó các nhà khoa học sẽ theo dõi xem các bà mẹ sẽ cố gắng giúp đỡ con mình tới mức độ nào. Ba năm sau đó, họ sẽ được mời quay trở lại phòng thí nghiệm để nghiên cứu tiếp. Lần này, những nhà nghiên cứu sẽ quan sát phản ứng của đứa trẻ khi được chia phần kẹo không công bằng so với những đứa trẻ khác và yêu cầu chúng giải một câu đố trong một khoảng thời gian giới hạn. Cuối cùng, họ sẽ theo dõi những đứa trẻ này khi chúng đến trường khi chúng ở độ tuổi 5 và 10 bằng cách hỏi giáo viên và bạn bè về hành vi cũng như thái độ của chúng.

Chắc bạn có thể đoán được rằng những đứa trẻ có mẹ kiểm soát và quan tâm nhiều hơn khi chúng 2 tuổi sẽ khó kiểm soát cảm xúc hơn khi lớn lên. Cũng từ nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng những đứa trẻ 5 tuổi không thể kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi đều cho thấy kỹ năng xã hội kém cũng như thành tích học tập không tốt bằng những đứa trẻ bình thường. 

Tiến sĩ Nicole Perry chia sẻ trên trờ The Guardian: “Để nuôi dưỡng cảm xúc và phát triển các kỹ năng kiểm soát hành vi, bố mẹ cần cho phép con của mình trải nghiệm đầy đủ tất cả những cung bậc cảm xúc và tạo ra một không gian để con có thể thực hành và cố gắng quản lý những cung bậc cảm xúc độc lập này đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ con khi chúng gặp phải vấn đề không thể tự giải quyết”.

Nếu muốn con có thể phát triển toàn diện, đã đến lúc bạn phải từ bỏ phong cách dạy con này hoặc ít nhất là hạn chế sự quan tâm quá mức dành cho con. Hãy để con được tự do, được trải nghiệm những thứ mới và tự giải quyết vấn đề của riêng mình, đồng thời hãy để bản thân được nghỉ ngơi khi lúc nào cũng phải để mắt đến con.



Diệu Bảo


Theo Trí Thức Trẻ/Curiosity

Trong một ví dụ điển hình, ông Hideyuki Aizawa (62 tuổi) đã bị chính quyền TP Nagoya yêu cầu rời khỏi nơi ở của mình tại quận Naka để họ xử lý rác.

Những hình ảnh được chia sẻ trên truyền hình cho thấy rác bên trong căn hộ 3 tầng của ông Aizawa nhiều đến mức tràn ra đường.

Giới chức TP Nagoya ước tính phải mất 3 tuần để dọn sạch rác trong căn hộ rộng 180 m2 của ông Aizawa.

Ông Aizawa thuê căn hộ nói trên từ mẹ mình vào năm 2000 và bắt đầu thói quen “trữ rác” ngay khi chuyển vào ở.

Truyền thông Nhật Bản cho biết ông Aizawa có mối quan hệ chẳng lành với hàng xóm, những người liên tục trình đơn yêu cầu giới chức thành phố can thiệp để xử lý rác trong căn hộ của ông.

Chuyện lớn về nhà rác ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Hình ảnh những căn nhà ngập ngụa rác thải đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST

Người đàn ông 62 tuổi này phớt lờ mọi lời kêu gọi tự dọn rác của giới chức cho đến khi bị hàng xóm khởi kiện và nhận phán quyết bất lợi từ Tòa án quận Nagoya sau cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm.

Bà Makoto Watanabe, giảng viên ngành truyền thông tại Trường ĐH Hokkaido Bunkyo, khẳng định khái niệm “nhà rác” tuy còn khá mới mẻ nhưng sẽ nhanh chóng phổ biến tại Nhật Bản.

Nguyên nhân là ngày càng có nhiều người sống cô độc hay mắc các bệnh tâm thần nhưng không được giúp đỡ.

“Ở Nhật Bản, chúng ta thường không can thiệp vào cuộc sống của người khác, kể cả người nhà. Mọi người cứ im lặng trong khi vấn đề ngày càng tồi tệ và rác cứ thế chất thành đống” – bà Watanabe giải thích.

Năm ngoái, tính riêng phường Adachi ở thủ đô Tokyo đã ghi nhận 31 đơn than phiền về “nhà rác”. Trong khi đó, khoảng 250 khu vực khác trên khắp Nhật Bản cũng báo cáo các vấn đề tương tự.



Theo Cao Lực


Người lao động

Liệu bạn có thể tưởng tượng Đại tá Sanders 62 tuổi đã cảm thấy thế nào khi những nỗ lực nhượng quyền thương mại cho công thức KFC nổi tiếng của ông những lại bị từ chối hết lần này đến lần khác?

Có lẽ đó là một khoảng thời gia n khó khăn mà tôi cá là ông đã không ít lần muốn dừng lại và đặt ra hoài nghi về ý tưởng kinh doanh của mình. Nhưng tôi cũng dám chắc rằng có lẽ có một số dấu hiệu đã khiến Sanders và bất kỳ người thành công nào khác: Bạn sẽ làm được, hãy theo đuổi ý tưởng đó. Và đó là thứ khiến họ muốn tiếp tục tiến về phía trước.

Nếu bạn cảm thấy 5 dấu hiệu dưới đây, hãy tiếp tục kiên trì con đường của mình vì bạn đang đi đúng hướng để tới đích rồi:

1. Bạn kiên trì và nhất quán

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 1.

Đã bao giờ bạn được nghe kể câu chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ thi chạy – câu chuyện về chú rùa chậm chạp nhưng chăm chỉ đã chiến thắng con thỏ nhanh nhẹn nhưng lười biếng. Lí do duy nhất để một con rùa chậm chạp có thể về đích trước đó là nhờ sự bền bỉ và nhất quán.

Hệ thống thói quen hằng ngày chính là một tín hiệu dự báo thành công tương lai, vì vậy hãy kiểm tra những thói quen của bạn. Đó có phải là những thói quen tích cực hay không? Bạn có thực hành chúng thường xuyên không? Nếu câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên đều là “Có”, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ thành công.

2. Bạn có thái độ tích cực đối với tiền bạc

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 2.

Thực tế đã cho thấy thành công không phải là trò chơi có tổng bằng không. Cơ hội có ở khắp nơi và được chia đều cho tất cả mọi người, bao gồm cả bạn. Khi bạn theo dõi tin tức, sự thành công của những người khác không còn khiến bạn ghen tỵ; khi một người nổi tiếng mua căn biệt thự sang trọng, một ngôi sao vừa kiếm được hợp đồng lớn không còn làm bạn bận lòng, thì đó chính là lúc bạn đã tiệm cận đến thành công.

Thay vì cảm thấy tự ti kém cỏi hay ghen tị với người khác, hãy tin rằng việc kiếm tiền hoàn toàn không khó, miễn là bạn làm việc chăm chỉ. Khi bạn chuyển từ việc lo lắng bạn không có đủ tiền để có niềm tin rằng bạn sẽ kiếm được số tiền như bạn muốn, thì bạn biết bạn đang trên đường đi đến thành công.

3. Bạn có mạng lưới quan hệ xã hội rộng

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 3.

Một dấu hiệu khác dự báo về thành công của bạn đó chính là các mối quan hệ xã hội. Tôi đọc được ở đâu đó rằng chủ doanh nghiệp thường thích thuê những người họ biết và có thể tin tưởng hơn là những người chỉ có kĩ năng đơn thuần. Điều này nghe có vẻ không đúng nhưng trong thực tế, khi bạn làm việc với những người hợp mình, bạn sẽ tạo ra được sự ăn ý trong công việc và đạt được hiệu quả tối đa.

Muốn thành công trong công việc cũng giống như khi bạn vào một hộp đêm vào tối thứ sáu, nếu bạn có đủ kỹ năng để kết bạn với những người trong đó, bạn sẽ không bao giờ cô đơn. Điều tương tự cũng xảy ra trong kinh doanh, bạn càng quen biết nhiều người, thì khả năng tìm kiếm công việc phù hợp càng cao và tiết kiệm thời gia n chờ đợi.

Kỹ năng xã hội sẽ giúp bạn nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Tôi đã từng đọc nhiều bài viết về Michael Bloomberg, người đã từng có mặt ở nơi làm việc lúc 6h sáng, để cung cấp cà phê và trà cho các CEO đến làm việc sớm trong khi những người khác đang ngủ. Với mỗi 0.99 USD kiếm được từ việc bán trà, Bloomberg kết nối được với một tá những nhân vật quan trọng – những người đã giúp Bloomberg xây dựng nên công ty trị giá hàng tỷ USD mang tên ông.

4. Bạn hiểu rõ bản thân mình

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 4.

Điều mà người thành công giỏi hơn hầu hết mọi người đó là họ hiểu chính bản thân mình và vượt qua được những cám dỗ thông thường – năm nền tảng của sự nghèo đói: ngủ, sợ hãi, tức giận, lười biếng và trì hoãn. Họ đã làm việc rất chăm chỉ và đã phạm nhiều sai lầm đến nỗi giờ đây họ biết được đâu là điểm yếu của mình cũng như đâu là động lực thúc đẩy họ.

Bạn có biết điều gì khiến bạn buồn, tức giận hay phấn khích không? Bạn có biết khi nào bạn dễ bị trì hoãn nhất không? Thế mạnh của bạn là gì? Bạn có thể thúc đẩy bản thân theo ý muốn không? Và làm thế nào? Nếu bạn trả lời được hầu hết hoặc, tốt nhất là tất cả những câu hỏi này sẽ giúp bạn khai thác hết tiềm năng của mình, và đưa bạn đến thành công, thậm chí là thành công vượt bậc.

5. Bạn có niềm tin

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 5.

Đức tin trong bạn chính là một dấu hiệu lớn của thành công. Khi bạn suy nghĩ về tương lai, sẽ có một năng lượng tích cực xung quanh nói với bạn rằng “Tôi sẽ làm được”. Bạn có thể không biết chính xác khi nào bạn sẽ thành công, nhưng bạn chắc chắn rằng đó chỉ là vấn đề thời gian.

Niềm tin này, xuất phát từ việc có một kế hoạch vững chắc. Đó là khi bạn biết mục tiêu của mình, cách bạn đạt được nó, và cách bạn sẽ ứng phó khi có khó khăn xảy đến. Suy cho cùng, niềm tin là động lực để thôi thúc chúng ta làm việc chăm chỉ và điều đó giúp bạn giành chiến thắng, trong mọi trường hợp.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế

Khủng hoảng tuổi 30 thực ra được báo trước bởi những cơn buồn ngủ tuổi 25?

Thời gian gần đây tôi làm việc với khá nhiều hồ sơ CV đợi phỏng vấn. Và bất ngờ phát hiện ra, có rất nhiều CV của những người trong tầm tuổi 35 bắt đầu đi xin việc với những vị trí không liên quan gì tới công việc cũ, hoặc sẵn sàng đi làm với mức lương thấp hơn mức lương trước đây. Sau khi phỏng vấn 4 trường hợp, tôi nhận ra một câu chuyện tương đối phổ biến, thể hiện rõ nếp suy nghĩ của rất nhiều những người bạn trong thế hệ tôi thời điểm này.

Vậy vì sao chúng ta có thể trở nên thất nghiệp ở tuổi 35?

1. Đề cao quá mức “kinh nghiệm”

“Khi tôi 35, tôi có rất nhiều kinh nghiệm”. Nhưng nếu kinh nghiệm đó chỉ nằm ở 1-2 vị trí, với những đầu việc được lặp lại đều đặn, thì đó chỉ là 1-3 năm kinh nghiệm được lặp lại vài lần.

Nếu áp dụng nguyên tắc 10.000 giờ (theo đó, một người muốn trở nên xuất sắc trong 1 công việc bất kỳ sẽ cần khoảng 10.000 giờ luyện tập), mỗi ngày làm việc 8 tiếng, mỗi năm làm việc 250 ngày, thì cơ bản với một công việc chuyên môn nhất định, người ta sẽ thành thạo sau 3-4 năm. 

Từ năm thứ 5 trở đi, người ta sẽ trở thành một anh công nhân quen tay ngồi trong văn phòng chứ ko phát triển thêm đáng kể nữa. Hay nói cách khác, cùng công việc bàn giấy đó, kinh nghiệm từ năm thứ 5 trở đi của anh ta trở nên vô giá trị.

“Làm quản lý sẽ không lo thất nghiệp”. Vâng, điều đó chỉ đúng khi anh là quản lý cấp cao, còn cỡ ‘team leader’, ‘manager’ thì chẳng thiếu bao giờ. Mà với vị trí quản lý cấp cao, nhân sự dao động rất ít, ghế thì không nhiều, lý do gì để bạn ngồi được thay chỗ người ta, chưa kể những yếu tố khắt khe khi tuyển dụng cấp cao về tầm nhìn, văn hoá và sự phù hợp. Từ ‘manager’ công ty A về làm nhân viên cho công ty B, tôi thấy rất nhiều.

Thất nghiệp tuổi 35: Muốn ổn định sớm, sợ thay đổi nên dễ bị sa thải, từ manager thành cấp dưới, nhận lương sinh viên! - Ảnh 1.

2. Giữa một CV người trẻ tuổi và một CV người già có kinh nghiệm, chọn ai?

Tôi chọn người mang cho mình nhiều giá trị hơn, trả lương thấp hơn và bớt đòi hỏi hơn.

Lúc này chính kinh nghiệm lại đang bộc lộ mặt trái của nó. Những người già hơn, có “nhiều-kinh-nghiệm” làm quen tay một công việc bắt đầu bộc lộ nhược điểm về sự kém thích nghi, có xu hướng mong muốn áp dụng kiến thức và mô hình từ công ty cũ sang công ty mới mà thiếu điều chỉnh, tự mãn với thành công cũ mà quên đi rằng thị trường và khách hàng đã thay đổi.

Chưa kể các nhân sự “lão đa lão đề” thường đòi hỏi mức lương cao cùng nhiều chế độ khắt khe, đi kèm xu hướng mong muốn “thay-máu” bộ máy đang làm việc và văn hoá công ty hiện tại, đôi khi làm người quản lý đứng trước việc tuyển dụng nhân sự dạng này đồng nghĩa với rủi ro thay thế hầu hết đội ngũ nhân sự đang làm việc hiệu quả.

Với tôi lúc này, một nhân sự trẻ, có khoảng 2 năm kinh nghiệm, cởi mở cầu tiến, tôi tin tưởng sau 6 tháng làm việc hoàn toàn có thể bù đắp và ngang hàng một lão làng 6 năm kinh nghiệm. Khả năng thích nghi cao hơn, kiến thức cập nhật hơn, lương trả thấp hơn và chắc chắn là ít đòi hỏi hơn. Dĩ nhiên với nhà tuyển dụng, anh ta là ứng viên sáng giá hơn một ông già đòi hỏi và cứng nhắc chứ?

Thất nghiệp tuổi 35: Muốn ổn định sớm, sợ thay đổi nên dễ bị sa thải, từ manager thành cấp dưới, nhận lương sinh viên! - Ảnh 2.

3. Nhiều người ngủ quên từ khi 25 tuổi

Tôi nhìn thấy nhiều người bạn của mình thế này: ra trường ở tuổi 22, đi làm tại một công ty nào đó tầm 2 năm, ở tuổi 24 không biết làm gì tiếp, họ lấy vợ lấy chồng, 1 năm sau đẻ con, thành bố thành mẹ; công việc vẫn ổn, lương đủ sống, con cái bận rộn. Trong một giấc mơ nhàn hạ mà họ vừa ao ước, vừa thấy buồn chán là cuộc đời họ cứ đơn giản như thế mà lướt qua, tới ngày tuổi 60, nghỉ hưu cái “xoạch” là xong. Hạ cánh an toàn!

Họ không nhớ lần cuối đọc một cuốn sách là khi nào, hay học một khoá học vì mong muốn bản thân giỏi hơn là bao giờ. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ dừng luôn việc học hành và phát triển kiến thức bản thân, họ nghĩ việc học đã dừng lại sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp và có một công việc lương đủ sống. 

Cá nhân họ tính từ ngày ra trường tới giờ, tôi nhìn họ không có chút khởi sắc nào đáng kể về kiến thức và công việc, trừ được cộng dôi dư ra vài năm làm việc văn phòng quen tay. Sự nghiệp của họ ngay từ khi bắt đầu đã chỉ để chuẩn bị cho viễn cảnh về cuộc hạ cánh an toàn. Vì thế khái niệm “việc nhàn, ổn định” ra đời từ thời bố mẹ vẫn còn găm trong tiềm thức.

Và cuộc đời của họ có lẽ cũng sẽ cứ mãi ổn nếu không có một ngày bỗng dưng công ty phá sản hay đẩy họ ra đường!

Thất nghiệp tuổi 35: Muốn ổn định sớm, sợ thay đổi nên dễ bị sa thải, từ manager thành cấp dưới, nhận lương sinh viên! - Ảnh 3.

4. Thị trường lao động không còn như cái thời ông bà bố mẹ bao cấp những năm 90

Năm 2010, Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách các nước nghèo. Tiếp đó 5 năm, lần lượt các tổ chức phi chính phủ NGO và quỹ quốc tế đóng cửa rồi rút khỏi Việt Nam, rất nhiều nhân sự làm cho các tổ chức NGO từng nhận lương ngàn đô bỗng một ngày thất nghiệp, loay hoay xin vào các tổ chức NGO ít ỏi còn lại. 

Số ghế không đủ cho tất cả mọi người, có người xin vào các doanh nghiệp nhưng tư duy làm cho tổ chức phi lợi nhuận trước đây không thể nào phù hợp với mô hình doanh nghiệp lấy lợi nhuận ra làm mục tiêu kinh doanh. Không ít người sau đó, miễn cưỡng trở thành những thầy cô giáo trong các trung tâm dạy tiếng Anh, hoặc có người mở ‘shop’ quần áo, bán hàng xách tay… với mức lương non nửa thời trẻ.

9% người Mỹ thất nghiệp ở độ tuổi từ 30-45 năm 2010. Thậm chí trong bộ phim ‘Up in the air’, George Clooney còn đóng vai 1 người tư vấn chuyên xử lý việc sa thải những nhân sự già nua chi phí cao, mà bộ máy kinh doanh cho rằng đã ”hết đát”, sao cho êm thấm. 

Thất nghiệp tuổi 35: Muốn ổn định sớm, sợ thay đổi nên dễ bị sa thải, từ manager thành cấp dưới, nhận lương sinh viên! - Ảnh 4.

Nhìn sang Trung Quốc cũng sẽ thấy, thị trường lao động Việt Nam đang dịch chuyển dần tới thị trường lao động quốc tế, nơi chỉ tồn tại trên thị trường những lao động có giá trị cạnh tranh, và việc xuất hiện những cá nhân thất nghiệp, hoặc buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp ở tuổi sau 35 là điều không hiếm.

Qua rồi cái thời làm một công việc ổn định từ đầu tới cuối đời, qua rồi cái thời vào biên chế nhà nước hay công ty là “kê cao gối ngủ”. Không gì đảm bảo mức lương của bạn sẽ tăng đều đặn từ giờ tới cuối đời, một khả năng vô cùng lớn là bỗng một ngày công ty phá sản hoặc đơn giản là thay sếp. 

Bạn phải tìm việc mới, và nếu năng lực không đủ để ứng tuyển trong thị trường lao động cạnh tranh, ngồi nhà 1 năm thì bạn chỉ còn 1 con đường duy nhất khác: buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và bắt đầu với mức lương như một sinh viên mới ra trường. Khi đó, thu nhập của bạn ở tuổi 35 thấp hơn ở tuổi 30 là rất hiện hữu.

Mà rủi ro đó là hoàn toàn có thật, 370 công ty phá sản ở Việt Nam mỗi ngày, là từng ấy lao động sẽ ùa ra đường, hoà cùng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tham gia vào đội ngũ những người săn tìm việc làm. Những người già về tuổi nhưng nghèo về kiến thức và khả năng thích nghi, lấy gì ra làm thế mạnh cạnh tranh trong đội ngũ lao động đó?

Thất nghiệp tuổi 35: Muốn ổn định sớm, sợ thay đổi nên dễ bị sa thải, từ manager thành cấp dưới, nhận lương sinh viên! - Ảnh 5.

Bản thân tôi, chưa khi nào hết thấy sức ép của một thế hệ những người trẻ năng động hơn, có kiến thức quốc tế tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn tôi đang hò reo phía sau lưng, nhắc mình không được dừng bước và tự hài lòng. Thất nghiệp có thể là thứ tôi sẽ không gặp phải, nhưng tụt hậu và trở nên dốt nát tới ngoan cố là thứ tôi biết chắc mình sẽ dẫm phải nếu chỉ dừng việc học hỏi và cố gắng trong 1-2 năm.

Chẳng có cách thức nào đảm bảo bạn sẽ không bị sa thải hay thất nghiệp ở tuổi trung niên, nhưng có một số chú ý tôi đọc được trong các bài báo và nghiên cứu về vấn đề này cho ta một bức tranh toàn cảnh:

– Thời gian thất nghiệp trung bình của 1 người trên 35 tuổi cho tới khi tìm được việc mới tại Mỹ là 53 tuần, so với 19 tuần ở người trẻ. Lúc này bạn thấy rõ, lợi thế kinh nghiệm không được thể hiện ở đây.

– Khủng hoảng tâm lý ở người thất nghiệp trung niên trầm trọng hơn nhiều người trẻ do các gánh nặng về trang trải chi phí gia đình, con cái, học hành, y tế, nhà cửa, các khoản vay và trả góp. Sự bế tắc về nghề nghiệp ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ trầm cảm và tự sát.

– Dù không bị thất nghiệp, nhưng xu hướng thu nhập bắt đầu giảm dần ở hơn 21% lượng lao động trên 45 tuổi.

– Tỷ lệ thất nghiệp và bị sa thải ở bậc quản lý chỉ thấp hơn 8% cấp bậc nhân viên. Hãy thôi tự phụ!

– Học tập, đọc sách và cập nhật kiến thức mới là cách tốt nhất đảm bảo giá trị của bản thân trên thị trường lao động. Học tập, học tập, và tiếp tục học tập. Hãy học nhiều hơn và giỏi hơn những gì công việc hiện tại của bạn yêu cầu, đừng chỉ học đủ.

– Xây dựng giá trị không thể thay thế của bản thân trong công ty và thị trường lao động, chủ động thay đổi và tạo nên thử thách trong công việc hàng ngày, đừng để các công việc xử lý hàng ngày của mình lặp lại đều đặn trong quá 6 tháng.

– Làm công việc mình thích ngay từ thời còn trẻ, hoặc sớm nhận ra và chuyển đổi nghề nghiệp khi còn trẻ. Bởi cơ bản, khó ai có thể làm công việc mình căm ghét cả cuộc đời, và đạt kết quả tốt.

– Dù theo ngạch chuyên gia hay quản lý, bạn vẫn phải học kỹ năng quản lý, trước tiên là quản lý công việc của chính mình. Sau đó là các kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc, những cá nhân bị lựa chọn sa thải thường là các cá nhân khó hòa nhập với tập thể chung nhất. Tôi không đồng tình với cách lựa chọn này nhưng nó là sự thật.

Có lẽ đây sẽ là cái bóng nhắc chúng ta rằng: “Mình không thể ngủ quên an nhàn ở tuổi dưới 30!”

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Ảnh minh họa: Marcel Ceuppens



Hà Trung Hiếu


Theo Trí Thức Trẻ

Ngày nay, cơ hội nghề nghiệp rất phong phú và người ta có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và mục tiêu của bản thân. Theo một khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn Suite & Co, kỳ vọng của nhân viên về nơi làm việc và những kỳ vọng đặt trên vai một nhân sự đã thay đổi rất nhiều trong vòng 10 năm qua.

Nhân viên sẵn sàng từ bỏ những lợi ích đắt đỏ để thay bằng sự thoải mái

Không phải lương cao hay phúc lợi tốt, điều khiến một nhân viên muốn gắn bó với công ty thực tế rất đơn giản và không hề tốn kém - Ảnh 1.

Nhiều người cho rằng, những chiếc xe đưa đón sang trọng hay những chuyến công tác nước ngoài, nghỉ dưỡng tại những khách sạn sang trọng là điều có thể lôi kéo nhân viên về với công ty nhưng thực chất, tỉ lệ người lựa chọn những lợi ích đắt đỏ này lại không nhiều. Nhân sự ngày nay ưa thích những trải nghiệm an toàn, thoải mái hơn là sự xa hoa mà công việc mang lại.

“Nhu cầu của người lao động đã có một sự dịch chuyển rất lớn qua nhiều năm: sự hấp dẫn của chiếc xe hơi hay chuyến công tác xa chỉ còn là quá khứ mà thôi”, đồng sáng lập của Suite & Co, Lisa Mellinghoff, cho biết.

Một điều quan trọng khác là không gian nơi làm việc cần phải tạo được cảm giác thoải mái, thân quen với nhân viên. 76% người được khảo sát cho rằng môi trường xung quanh (bao gồm cả kiến trúc nội thất và ngoại thất) là yếu tố quan trọng để họ đưa ra quyết định gắn bó; còn vượt trên cả danh tiếng và quy mô của doanh nghiệp.

Được chủ lao động hỗ trợ, quan tâm

Không phải lương cao hay phúc lợi tốt, điều khiến một nhân viên muốn gắn bó với công ty thực tế rất đơn giản và không hề tốn kém - Ảnh 2.

Điều quan trọng nhất đối với nhân viên thực ra chỉ là sự gắn kết chung trong công ty, và có mối quan hệ tốt với người quản lý của mình.

Viktor Gilz, cũng là giám đốc tại Suite & Co., cho biết: “Ai cũng muốn có tương tác xã hội, và nó phải được thực hiện một cách tự nhiên, thoải mái giữa người với người chứ không phải trên cương vị chủ – tớ”.

Điều này nghĩa là, không đơn thuần dừng lại ở việc công nhận và khen ngợi công sức lao động và đóng góp của họ, nếu là một chủ doanh nghiệp, bạn cần phải tỏ ra quan tâm nhiều hơn nữa đến những hoạt động của nhân viên ngoài vấn đề công việc. Đơn cử như khi họ muốn thay đổi vị trí lao động thì nên chủ động lắng nghe, giúp đỡ và hỗ trợ nếu có thể.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế

Bạn từng nghe câu “Tiền là tiên, là phật”, nhưng bạn sẽ nghĩ gì nếu tôi nói điều này hoàn toàn không đúng? Trên thực tế, tiền có thể trở thành một loại rác vì bị mất giá bởi lạm phát. Nếu để ý, bạn có thể dễ dàng thấy được 1.000 USD năm 1960 có giá trị mua bán lớn hơn so với 8.000 USD hôm nay.

Đó là lý do tại sao mà tiết kiệm tiền là một việc vô ích. Cá nhân tôi không tiết kiệm tiền, tôi chỉ tích cóp tiền trong một khoảng thời gian ngắn cho tới khi tôi có thể đầu tư khoản tiền đó.

Tiết kiệm tiền mặt cũng giống như việc lưu trữ một tập giấy hợp pháp nhưng không có giá trị bởi tiền cũng giống như bất cứ loại giấy nào khác, chỉ có ích khi được sử dụng. Nếu bạn để tiền tiết kiệm quá lâu, nó sẽ dần hao mòn và cuối cùng là mất hết.

Triệu phú tự thân Grant Cardone: Tiền cũng như là giấy, chỉ có ích khi được sử dụng nên đừng dại mà tiết kiệm lâu - Ảnh 1.

Pablo Escobar, một trong những ông trùm ma túy giàu nhất lịch sử với thu nhập lên tới 420 triệu USD/ tuần, đã dành ra 2500 USD một tháng chỉ để mua dây chun buộc các cọc tiền lại với nhau. Sau này, Pablo cho hay 10% số tiền đó bị mất do nhiều nguyên nhân: bị chuột gặm nhấm, bị hư hại bởi nước hay bị thất lạc.

Gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng cũng không phải là một biện pháp tốt hơn bởi với lãi suất ngân hàng hiện nay, bạn phải mất tới 833 năm để nhân đôi số tiền gửi của mình. Tỷ lệ lạm phát nhiều khi còn cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng và chúng ta phải thừa nhận một thực tế là bạn đang thực sự bị mất tiền khi cố gắng tiết kiệm tiền.

Vì thế, bạn chỉ nên tạm thời tích lũy tiền bạc và bạn cần phải đầu tư khoản tiền tích lũy ngay khi có thể. Hãy nhớ, “Tiền, cũng giống như bất cứ loại giấy nào, sẽ chỉ có ích khi được sử dụng.”

Con ngỗng vàng chỉ hữu dụng khi nó đẻ trứng. Nếu nó không đẻ ra những quả trứng vàng, bạn hoàn toàn có thể giết thịt nó như một con gà, phải không nào?. Tiền cũng giống vậy, tiền cũng cần phải sinh ra tiền, phải nhân lên, nếu không hãy chi tiêu nó càng sớm càng tốt.

Triệu phú tự thân Grant Cardone: Tiền cũng như là giấy, chỉ có ích khi được sử dụng nên đừng dại mà tiết kiệm lâu - Ảnh 2.

Hãy tưởng tượng một chút: Nếu bạn quan sát các thành phố và các ngôi làng trên cả thế giới, bạn sẽ thấy phần lớn thành phố và làng mạc đều phụ thuộc vào hệ thống giao thông. Nơi nào có hệ thống giao thông càng phát triển thì càng lớn mạnh và sầm uất. Giao thông phát triển với nhiều tuyến đường giúp cho các phương tiện đi lại dễ dàng hơn, việc buôn bán cũng thuận lợi hơn.

Điều này cũng đúng với tiền bạc. Thay vì tiền thì dòng tiền luân chuyển hay vòng quay tiền mới “là tiên, là phật”. Vì vậy, đây mới là những gì bạn nên làm với tiền của mình:

– Đầu tư vào bản thân bạn để tăng thu nhập

– Đầu tư vào việc kinh doanh của bạn để tăng thu nhập

– Đầu tư vào những tài sản thực để tạo ra vòng quay tiền

Một khi có tiền, bạn đừng tiết kiệm lâu dài mà hãy lựa thời cơ để đầu tư và mua những thứ giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Tiền tiết kiệm lâu cũng trở thành “vật chết”, dòng tiền luân chuyển mới là thứ có giá trị, giúp bạn ngày một giàu hơn.

*Bài chia sẻ của tỷ phú Grant Cardone trên CNBC



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Sau 25 tuổi, làn da phụ nữ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa. Tuy không có biểu hiện rõ ràng, nhưng chúng sẽ nhanh chóng bùng phát nếu bạn không biết cách chăm sóc da đúng cách. Nếu làn da xuất hiệu một số dấu hiệu rõ rệt như xỉn màu, kém đàn hồi, vết chân chim,… thì bạn cần nhanh chóng nâng cấp cách chăm sóc da để ngăn ngừa chúng kéo đến ồ ạt nhé. Bài viết này sẽ nói rõ hơn về các dấu hiệu lão hóa cho thấy bạn đang già đi nhanh chóng.

Thực chất, lão hóa diễn ra khắp các cơ quan trong cơ thể, nhưng da thường là bộ phận biểu hiện rõ ràng nhất mà bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Theo Miss Tram – Natural Beauty Center, dù lão hóa là quá trình ta không thể ngăn chặn, nhưng bạn cần “thấu hiểu” cơ thể để có các phương pháp chăm sóc làm cho sự lão hóa diễn ra chậm hơn.

ga di

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này trên da thì đồng nghĩa là bạn đang phải đối mặt với sự lão hóa da đấy.

Nếp hằn trên khóe mắt

Còn có tên khác gọi là vết chân chim. Nó sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn khi quá trình sản xuất Eollagen và Elastin giảm. Vì lúc này da sẽ mềm hơn và mất dần tính đàn hồi vốn có dể duy trì trạng thái căn mịn.

Khi xét về nguyên nhân tạo thành hiện trạng, ngoài sự suy thoái của cấu trúc tế bào do tuổi tác mang lại thì sự tác động của ánh mặt trời, môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, thói quen cau mày… là các nguyên nhân chính yếu khiến người trẻ dễ xuất hiện vết chân chim

Hướng dẫn phương pháp massage để ngăn ngừa và loại bỏ các vết nhăn, vết chân chim quanh mắt hiệu quả: https://thammymisstram.vn/nhung-dong-tac-massage-mat-giam-nep-nhan/

Nếp nhăn

bo sung collagen

Da có nhiều Collagen và Elastin sẽ có tính đàn hồi khá tốt, giúp dễ dàng lấy lại trạng thái căng mịn ban đầu bất chấp bạn có ngắt nhéo, kéo dãn.

Và cũng chính vì thế, bạn có thể kiểm tra độ trẻ của làn bằng cách kẹp một mảng da dưới hai ngón tay trong ít giây rồi thả ra. Làn da nào càng mất nhiều thời gian để trở về trạng thái bình thường càng có nguy cơ lão hóa cao.

Ngoài ra, nếp nhăn xuất hiện nhiều ở vùng trán cũng có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch và hệ tuần hoàn máu kém. Lý do là vì các mạch máu trước trán rất dễ gặp thương tổn, dù là một thay đổi nhỏ cũng hiển hiện rõ.

Da khô

nan mun 4

Làn da luôn có một lớp rào cản làm từ chất béo tự nhiên mang tên gọi Lipid để giữ cho da luôn có độ ẩm cần thiết. Khi da không sản xuất dầu (vì tuổi tác, ô nhiễm môi trường, tia UV, hóa chất từ mỹ phẩm,..) rào cản này bị hư hỏng dần sẽ tạo ra các vết nứt nhỏ, vô hình trong bề mặt da, khiến độ ẩm thoát ra ngoài, gây khô nứt bong tróc da. Mặt khác, các vết nứt cũng khiến các chất kích thích thâm nhập vào da dễ dàng hơn – điều này giải thích tại sao da khô thường hay đi kèm với chứng mẫn cảm (tê rát, ngứa, khó chịu).

Sự suy giảm Collagen và Elastin cũng bắt đầu từ đây. Và hệ quả, tốc độ lão hóa da sẽ được đẩy nhanh hơn để gây ra các triệu chứng nhăn, nám da.

+ Note: Cách Chống Lão Hóa Da Mặt Từ Thiên Nhiên

Da chảy xệ

Collagen và Elastin là hai dạng Protein đóng vai trò tạo nên một mạng lưới gồm hơn 75% cấu trúc và hình dạng của da. Đóng vai trò là chất tạo sự liên kết chặt chẽ tại các mô trong cơ thể, Collagen chiếm 70-80% tổng lượng Protein tại da và chiếm tới 30% tổng lượng Protein trong cơ thể.

Lần nữa có thể khẳng định Collagen tập trung nhiều nhất ở lớp hạ bì và tác dụng của nó là tạo sự săn chắc và căng mịn cho làn da, giúp vết thương mau lành. Do đó, khi Collagen và Elastin không còn được cơ thể sản xuất ồ ạt nữa do các tác nhân nắng mặt trời, ô nhiễm, khói thuốc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…thì đừng hỏi vì sao làn da của bạn không chảy xệ.

4. Dau hieu da bi lao hoa

Da xỉn màu – đốm đồi mồi

Theo chu kì, lớp biểu bì của da sẽ được tái tạo một lần trong vòng 28 – 30 ngày. Nhưng đến ngưỡng 25 tuổi, quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn, và chính điều này tạo điều kiện cho các lớp da chết tích tụ trên bề mặt da nhiều hơn. Hệ quả là nó sẽ gây cản trở sự xuất hiện của tế bào mới. Không được tẩy tế bào chết đúng cách, lâu dần, bề mặt da sần sùi không đều màu và hình thành các đốm nám được gọi là đồi mồi.

Câu chuyện của Bội Nhi, một cô giáo Trung Quốc 27 tuổi, mới đây lại gây xôn xao cộng đồng mạng nước này vì người ta xót xa cho người trẻ đang bị căn bệnh ung thư quái ác đeo bám không ngừng.

4 năm trước, Bội Nhi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Năm thứ 2 sau ngày tốt nghiệp đại học, nhờ sự cố gắng không ngừng của mình, cô đã được vinh danh là một trong những giáo viên giỏi. Cũng chính vì thế, Bội Nhi rất bận, cô gần như không có thời gian dành riêng cho bản thân mình. Đến thời gian ngủ, Bội Nhi còn chẳng có nữa là thời gian làm đẹp. Hầu như mỗi tối cô đều không được ngủ đủ giấc, ngủ cũng không ngon, vầng thâm quầng mắt ngày càng trở nên rõ ràng.

Mấy tháng gần đây, cô cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, nhưng cô lại chủ quan cho rằng đây là phản ứng bình thường khi làm việc quá sức. Vì thế, Bội Nhi không đến bệnh viện khám sức khỏe và vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng tình trạng cơ thể ngày càng chuyển biến xấu.

Cô thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ói mửa và thậm chí, cô phải dừng lại giữa bài giảng trên lớp. Mãi đến khi các thầy cô giáo khác phát hiện tình trạng này mới đưa cô đi bệnh viện. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư giai đoạn cuối và hiện không có cách nào cứu vãn được bệnh tình của cô nữa.

Những người thân của Bội Nhi nói, cô ấy là một giáo viên giỏi, cũng không có thói quen xấu nào tại sao lại bị bệnh nặng như vậy. Tuy nhiên, bác sĩ hỏi đến thói quen sinh hoạt của Bội Nhi, cô ấy nói do công việc bận nên thường xuyên phải thức khuya, đặc biệt thời gian gần đây cô bị trầm cảm nặng nề do áp lực công việc và gia đình. Chính thói quen thức khuya và căn bệnh trầm cảm đã khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên thực tế, thức khuya không ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Tuy nhiên, “cái gì quá cũng không tốt”, nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.

Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác…

Thức khuya thường xuyên, cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy tỉnh ngộ đi! - Ảnh 1.

Câu chuyện của Bội Nhi khiến người ta liên tưởng về câu chuyện của nữ sinh viên 22 tuổi Từ Tịnh bị ung thư gan đã qua đời vào năm ngoái. Sống thuê trọ một mình, ít khi về thăm gia đình, cuộc sống bận rộn với lịch học và ăn uống thất thường, nên cô cũng không có ý định đi khám sức khỏe vì lý do giảm cân.

Tuy nhiên, những triệu chứng buồn nôn, sau đó ói mửa, cảm thấy đau ở vùng gan, người gầy đi nhanh chóng liên tục xuất hiện. Bạn học thấy vậy nên đã khuyên Từ Tịnh đi khám. Bản thân cô cũng thấy mình bắt đầu có những vấn đề nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện khám, cô được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối, việc chữa trị hầu như rất khó khăn và ít khả thi.

Mặc dù sau đó, các bác sĩ vẫn tiến hành các phương pháp điều trị, nhưng cuối cùng, sinh mệnh của cô gái trẻ vẫn không có cách nào để giữ lại.

Theo các chuyên gia, lối sống của người trẻ hiện nay cần được cảnh báo và phê phán mạnh mẽ để họ nhận ra sức khỏe quan trọng đến thế nào. Họ không nhận thức được những hành vi của mình đã ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến sức khỏe bản thân, phần lớn đều rất chủ quan và cho rằng thói quen xấu “không sớm thì muộn” vẫn có thể thay đổi được.

Thức khuya thường xuyên, cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy tỉnh ngộ đi! - Ảnh 2.

Một số dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe của gan:

– Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi: Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trạng thái tinh thần không còn tốt như trước. Nếu gặp vấn đề gây căng thẳng thì thời gian phục hồi sau đó rất lâu. Nếu liên tục mệt mỏi mà không quay về trạng thái khỏe mạnh năng động như trước, thì có thể có những dấu hiệu bệnh gan, thậm chí là ung thư gan.

– Thường xuyên chóng mặt: Tế bào ung thư có thể chiếm hữu rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, vì thế, tế bào khỏe mạnh sẽ tự nhiên bị “tranh mất” thức ăn, dần dần cảm thấy thiếu dinh dưỡng và năng lượng, tỉ lệ tế bào não giảm xuống sẽ khiến cho bạn có cảm giác bị đau đầu, chóng mặt.

– Sút cân: Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.

– Vàng da: Vàng da không phải là một căn bệnh, nó là một biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan. Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể. Vàng da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.

– Buồn nôn: Khi gan không hoạt động tốt, người ta có thể cảm thấy buồn nôn cả ngày. Tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế để có những chuẩn đoán của bác sĩ.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường vừa công bố xét nghiệm được thực hiện từ ngày 19/1 vừa qua, là xét nghiệm định tính định kỳ của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế trên các mẫu ngẫu nghiên.

Sốc với kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội

Đối tượng xét nghiêm gồm 67 người tham gia (32 nam, 35 nữ) đều là học viên tại một lớp học thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn đến từ 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức.

67 người tham gia lần lượt được chọc kim vào đầu ngón tay để lấy máu, giọt đầu tiên bỏ đi, những giọt tiếp theo được đem đi ly tâm, tách lấy huyết tương sau đó nhỏ vào chất chỉ thị màu để kiểm tra nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu.

Sau 5-7 phút, nếu giấy thử vẫn giữ nguyên màu vàng là bình thường; chuyển màu vàng sậm là ở mức an toàn; chuyển màu xanh là nhóm có nguy cơ, còn xanh đậm là mức độ nguy hiểm, rủi ro cao.

Kết quả cho thấy, trong tổng số 67 người tham gia xét nghiệm chỉ có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc bảo vệ thực vật lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ).

Đáng nói là, hầu hết là các đối tượng không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường cho biết, dù diện nghiên cứu rất hẹp song kết quả này cũng khá giật mình là lời cảnh tỉnh với tất cả người dân.

Báo động: Xét nghiệm 67 người ở Hà Nội thì 31 người tồn dư thuốc trừ sâu trong máu - Ảnh 1.

Các chuyên gia cảnh báo ngay cả những người không tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể có nguy cơ hấp thụ vào máu

Sờ, hít hay sử dụng các sản phẩm rau, hoa, quả tồn dư thuốc trừ sâu đều có hại cho sức khỏe

“Trên thực tế, việc hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật xảy ra khi hít phải, uống phải hoặc tiếp xúc qua da và niêm mạc, do đó nhiều người dù không tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu nhưng trực tiếp sử dụng các sản phẩm rau, hoa quả còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc hít phải đều bị nhiễm”- PGS.TS Doãn Ngọc Hải cho hay.

Cũng theo thông tin của Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, các loại hoa tươi cũng là nguồn chứa rất nhiều thuốc trừ sâu nhưng ít người để ý nên vẫn thoải mái sờ, hít hoa.

Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường đã từng làm thí nghiệm, lấy một bó hoa tươi cắm vào nước, sau đó lấy nước này để xét nghiệm, phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu rất lớn trong đó.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải cho rằng, thực tế này là cảnh báo rất lớn đến cộng đồng. Mọi người dân từ người trực tiếp sản xuất đến người sử dụng, từ thành thị đến nông thôn đều có nguy cơ cao hấp thụ thuốc trừ sâu vào máu.

Nếu thuộc nhóm nguy cơ nhưng thời gian kéo dài sẽ thành ngộ độc mạn tính.

Khi ngộ độc thuốc trừ sâu ở dạng cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ thấy như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi…

Tuy nhiên khi ở dạng ngộ độc mạn tính, các biểu hiện thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua.

Lúc này, chất độc sẽ chuyển hoá qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể, ở phụ nữ dễ gặp tai biến sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ung thư…

Các chuyên gia chống độc cho biết bình thường, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư ở thực phẩm, do người dân sử dụng, làm đồng, phun thuốc bảo vệ thực vật.

Những người sống chung trong gia đình có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật có thể xảy ra.

Nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong máu không chỉ với người làm nông, gia đình ở nông thôn mà những người ở thành phố cũng có nguy cơ nhiễm bởi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm như rau, quả.

Khi ăn thực phẩm còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thì nguy cơ nhiễm độc rất lớn.

Có nhiều trường hợp mệt mỏi, suy nhược cơ thể không rõ nguyên nhân khi đi khám thì kết quả xét nghiệm máu cho thấy men cholinesterase trong máu giảm nặng. Chẩn đoán xác định nhiễm độc mạn tính thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ.

Trường hợp này gặp nhiều ở những người dân làm nông nghiệp thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật



Theo Thái Bình


Sức khỏe đời sống

*Chia sẻ của Grant Sabatier trên Millennial Money

Từ khi rời khỏi thương trường 8 tháng trước, tôi đã có rất nhiều thời gian và không gian để suy nghĩ.

Ngoài cảm giác tuyệt vời khi có thể thức dậy bất cứ lúc nào mỗi sáng và làm những gì mình muốn, độc lập về tài chính còn khiến bạn có thể hiểu sâu hơn về chính mình. Cưỡi trên những con sóng cảm xúc, bạn sẽ thấy bản thân trưởng thành và mở rộng theo nhiều hướng hơn bạn nghĩ.

Nó cũng có thể đi kèm với sự cô đơn. Đã có lúc tôi nhớ đến những buổi hẹn với đồng nghiệp cũ hoặc khách hàng. Thế nhưng lúc đó tôi cũng không thể ngủ ngon hơn, cảm thấy yên tâm hoặc bình tĩnh hơn bây giờ. Tôi mất tới 6 tháng để hoàn toàn quên lối sống hối hả, cạnh tranh trên thương trường và phục hồi. Giờ đây, mọi thứ mở ra một cách rõ ràng với tôi, điều chỉ có khi tôi có nhiều thời gian và không gian hơn.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về sự thành công và ý nghĩa của nó đối với mình.

Tôi nghỉ hưu năm 30 tuổi với tài sản triệu đô để rồi nhận ra rằng tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 1.

Từ 2010 đến 2015, tôi nghĩ thành công là khi đạt được sự độc lập về tài chính vì thế tôi quyết tâm kiếm đủ số tiền cho mình sống từ giờ đến cuối đời. Từ 2015 đến 2017, thành công với tôi là được thoát khỏi thương trường và sớm “nghỉ hưu”. Từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, thành công là hoàn thành cuốn sách Tự do Tài chính mà tôi ấp ủ từ lâu. Nhưng bây giờ thì sao?

Tôi càng cố xác định, ý nghĩa của thành công càng khó nắm bắt. Sau đó, nó khiến tôi bị tổn thương.

Với tôi, thành công không phải có nhiều tiền mà là được bình yên.

Tôi chỉ muốn cảm thấy bình yên. Tôi muốn cảm thấy bình tâm và tự tại. Tôi muốn cảm thấy mình còn sống. Tuổi muốn cảm nhận thấy bản thân với thế giới và với chính mình. Tôi không muốn bị giam cầm trong những lo lắng về tiền bạc hay tương lai. Tôi muốn cảm thấy thoải mái. Giống như tôi nghe thấy nhịp tim của mình. Giống như tôi đang ở đúng vị trí của mình. Đó là một cảm giác bình yên, dễ chịu.

Trong tuần qua, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain tự tử. Người đàn ông này dường như có mọi thứ, tiền tài, danh vọng, được trả tiền để du lịch khắp thế giới… Vậy tại sao ông ấy không cảm thấy hạnh phúc?

Sau khi nghe dữ, tôi bắt đầu xem lại các cuộc phỏng vấn của Anthony để xem có bất cứ mạnh mối, gợi ý nào trong lời nói thể hiện rằng ông không cảm thấy hạnh phúc. Trong cuộc phỏng vấn với Fast Company, Anthony đã đưa ra lời khuyên cho giới trẻ. Lời khuyên này chuẩn mực và không có gì để phàn nàn. Ông ấy mong các bạn trẻ hãy chấp nhận rủi ro, đừng lo lắng quá nhiều, tích cực khám phá, sống cởi mở và từ bi. Tuy nhiên ở phần sau của cuộc phỏng vấn ông đã chia sẻ về cơn ác mộng tồi tệ nhất đời mình. Cơn ác mộng đó là tất cả mọi người đều đồng ý với những gì ông ấy nói, điều khiến ông cảm thấy buồn chán.

Tôi nghỉ hưu năm 30 tuổi với tài sản triệu đô để rồi nhận ra rằng tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 2.

Thành công với Anthony Bourdain rõ ràng là có quyền tự do làm bất cứ điều gì mình muốn nhưng cuối cùng tự do là chưa đủ. Thực tế, chính sự tự do ấy đã làm ông tổn thương vì nó khiến ông không còn bị thách thức, không còn được thôi thúc sáng tạo như hồi mới bắt đầu sự nghiệp.

Rõ ràng Anthony đã đạt đến mức độ thành công mà nhiều người mong ước nhưng sau khi đạt được nó ông đã không biết mình nên làm gì tiếp theo. Thậm chí, đến một thời điểm nào đó, những chuyến du lịch vòng quanh thế giới mà ông được trả tiền để đi chỉ như một thói quen, không còn bất cứ sự thu hút nào.

Có lẽ Anthony đã đánh mất niềm vui của mình. Có lẽ niềm vui ấy chưa đủ với ông. Có lẽ ông đã không thể tìm thấy sự bình yên. Trong cuộc đời mình, có những thời điểm ông dành 200 ngày trong năm để di khắp nơi và nhiều bạn bè của ông tự hỏi rằng có phải ông không ngừng làm việc để cố trốn tránh một điều gì đó.

Điều gì khiến Anthony không cảm thấy bình yên? Tại sao điều này lại xảy ra? Tại sao rất nhiều người trên thế giới này không hề cảm thấy hạnh phúc?

Tất nhiên là có rất nhiều lý do và có thể mất vài năm để làm sáng tỏ những nguyên nhân khiến chúng ta không hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều này có liên quan tới những gì chúng ta nghĩ sẽ làm để cảm thấy hạnh phúc hoặc những gì chúng ta nói sẽ làm để hạnh phúc cũng như định nghĩa thành công của mỗi người.

Khi theo dõi ai đó trên Instagram, chúng ta vừa vô tình và vừa cố tình so sánh bản thân với họ. Đó là điều rất bình thường và là cách bộ não của chúng ta hoạt động.

Thông thường khi dùng mạng xã hội, tôi luôn cảm thấy lo lắng, tôi luôn suy nghĩ tại sao Instagram của mình không có nhiều người theo dõi? Tại sao không ai bình luận dòng trạng thái của mình trên Twitter? Tại sao không ai like những gì tôi viết? Tôi có nên đăng nhiều trạng thái hơn không? Tôi đăng có 1.800 trạng thái trong 3 năm trong khi người khác đã đăng hơn 30.000 trạng thái…

Những cảm xúc ấy không biểu lộ ra bên ngoài nhưng vì một lý do nào đó tôi không thể không cảm thấy chúng. Đó là một trong những lý do khiến tôi lập tài khoản Instagram rất muộn. Tôi thực sự ghét cảm giác lo lắng mà mạng xã hội mang tới. Nhưng tôi lại muốn xem cập nhật từ đồng nghiệp cũ và đôi khi muốn tán gẫu với họ.

Tôi không thể tưởng tượng được cảm giác của những thanh niên 20 tuổi, những người dành rất nhiều thời gian mỗi ngày cho mạng xã hội. Nhưng tôi chắc rằng mạng xã hội khiến họ lo lắng và không cảm thấy hạnh phúc. Tuần vừa qua, một nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm ở Mỹ đang ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là trong lứa tuổi từ 12 đến 17. Rõ ràng các em, thế hệ tương lai của chúng ta đang phải trải qua sự căng thẳng từ rất sớm và sau này cuộc sống chắc chắn không dễ dàng hơn với các em.

Giới trẻ ngày nay cũng dang tiêu tốn rất nhiều thời gian và thậm chí cả tiền bạc chỉ để có một bức ảnh hoàn hảo trên Instagram. Nghiên cứu gần đây của Chase cho thấy 77% thanh thiếu niên sẵn sàng trả tới 137 USD để có một bức ảnh Instagram đẹp nhất.

Và thậm chí, một cô gái trẻ tại Mỹ còn sẵn sàng vay nợ 10.000 USD để có cuộc sống hào nhoáng trên Instagram.

Chúng ta muốn trông như một người thành công. Chúng ta khao khát khoe sự thành công của bản thân mình ra bên ngoài. Nhiều người trong chúng ta tin rằng thành công là có công việc mới lương cao hơn, tài sản tăng thêm 10.000 USD hoặc mua một chiếc xe mới, hoặc mua nhà mới, hoặc được du lịch khắp thế giới, có một bức ảnh Instagram hoàn hảo hoặc thậm chí được độc lập về tài chính.

Chúng ta cũng đang rất bận rộn. Có thể coi bận rộn là một đại dịch khắp thế giới.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà chúng ta phải theo đuổi thành công và cảm giác phấn khích khi hoàn thành một dự án, được thăng chức hoặc giành một hợp đồng mới. Chúng ta nghĩ rằng theo đuổi sự nghiệp, cạnh tranh trên thương trường khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng thực tế đó chỉ là những thứ bên ngoài, để thực sự bình yên và hạnh phúc bạn phải tìm hiểu sâu về bản thân mình và tự hỏi mình có thực sự muốn làm công việc đó hay không.

Trong cuộc sống bận rộn, sẽ có những lúc bạn phải tự hỏi bản thân rằng mình có thực sự sống tốt hay không. Hoặc chúng ta sẽ tự hỏi rằng chúng ta có thực sự yêu cuộc đời mình hay không. Thật dễ để quên những câu hỏi đó và quay trở lại nhịp sống bận rộn bởi chúng ta đang lẫn lộn giữa được sống và cố bận rộn để cho qua ngày.

Trên hành trình của riêng mình, tôi đã học được rằng thành công không phải là giàu có, không phải là được thăng chức, giành được một dự án lớn hay mua một chiếc xe mới. Thành công và hạnh phúc không tới từ bên ngoài. Chúng đến từ bên trong.

Bạn cần phải sống cuộc sống của riêng bạn không phải sống cho người khác. Nếu bạn so sánh chính mình với bất kỳ ai khác, bạn sẽ luôn cảm thấy không bằng ai. Sẽ không bao giờ là đủ. Bạn không nên đánh giá bản thân so với bạn bè hoặc bất cứ ai đó trên Instagram, Facebook… Bạn chỉ nên so sánh bản thân với chính bạn và bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ trưởng thành và thay đổi rất nhiều lần trong cuộc đời mình.

Thường rất khó tìm thấy sự bình yên bởi chúng ta luôn thay đổi. Tôi thực sự trở thành một người khác khi bắt đầu hành trình tự do tài chính năm 24 tuổi. Tôi thiền và thích tập yoga. Tôi xem múa ballet và thích ngắm chim, tôi đoán mình đã trở thành một ông già ở tuổi 33. Tôi thích ngồi ở nhà và tối thứ 7 để nghe nhạc hoặc đọc sách. Hãy để bạn trưởng thành, trưởng thành là sự sống.

Được độc lập về tài chính, được “nghỉ hưu” sớm là điều tuyệt vời nhưng cũng có thể khiến bạn mắc chứng nghiện tiền ở một dạng khác. Nếu cứ chăm chắm ngắm những bảng cân đối tài chính hoặc quá chú ý vào mục tiêu tiết kiệm tiếp theo, bạn sẽ bỏ lỡ những thứ quan trọng khác trong cuộc đời. Tự do tài chính chỉ thực sự có ý nghĩa nếu bạn sống một cuộc sống mà bạn yêu thích.

Thay vì những con số, những bảng cân đối tài chính, một bộ sưu tập những thứ đắt tiền, một Instagram được sắp xếp hoàn hảo, hãy đánh giá sự thành công bằng cách xem bạn cảm thấy bình yên như thế nào.

Theo Millennial Money



Theo Chíp


Trí Thức Trẻ

Bác sĩ Trần Quốc Khánh (35 tuổi) sinh ra và lớn lên ở xóm Sướn, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương (Hà Tĩnh). Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội khóa 100, anh tiếp tục theo học 3 năm bác sĩ nội trú chuyên ngành ngoại khoa. Năm 2009, bác sĩ Khánh chuyển tới khoa Phẫu thuật cột sống bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hà Nội và công tác cho đến hiện nay.

Anh lựa chọn khoa Phẫu thuật cột sống bởi tại thời điểm đó, bởi đây là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam và ít người quan tâm đến các bệnh về cột sống. Chàng bác sĩ trẻ tuổi lúc ấy cho rằng, chọn công việc này sẽ cho anh cơ hội để tìm tòi, khám phá nhiều điều mới mẻ, giá trị.

Là một phẫu thuật viên làm việc tại một trong những bệnh viện ngoại khoa lớn của cả nước, bác sĩ Khánh đã chứng kiến và trực tiếp tham gia phẫu thuật cho rất nhiều người bệnh có hoàn cảnh thực sự khó khăn, không lối thoát, trong đó có rất nhiều những trường hợp “ám ảnh” anh suốt một thời gian dài…

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 1.

Bác sĩ Khánh luôn đau đáu một “giải pháp” nhằm có thể hỗ trợ được phần nào những mảnh đời không may mắn, mang đến cho bệnh nhân thêm niềm tin, có thể được hồi sinh thêm một lần nữa, khi cơ hội y học vẫn đang còn.

Thành lập Quỹ phẫu thuật bệnh nhân nghèo từ cuối năm 2017, anh luôn mong muốn có thể làm được nhiều điều hơn nữa cho những mảnh đời chưa được may mắn, ít nhất là những người bệnh cần phẫu thuật. Với anh “Sống là để cho đi” và quỹ phẫu thuật bệnh nhân nghèo như một cầu nối, nơi con người tìm đến với nhau vì có chung một trái tim ấm áp và tâm hồn hướng thiện.

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 2.

Trên trang cá nhân của bác sĩ, bức ảnh hay tư vấn nào của bác sĩ cũng nhận được cả nghìn lượt like và bình luận. Vẻ ngoài bác sĩ “hot boy” hay điều gì đã giúp anh được quan tâm nhiều như vậy? 

Tôi chỉ mới chơi Facebook được 3-4 năm trở lại đây. Lúc đầu, tôi chỉ dùng Facebook như một nơi để giải trí sau các ca mổ. Sau đó trong quá trình làm việc tại bệnh viện, tôi gặp rất nhiều trường hợp các bệnh nhân mắc bệnh thông thường, hoàn toàn có thể nhận biết sớm nhưng không ai phát hiện ra.

Ví dụ, nhiều bé trai mắc bệnh xoắn tinh hoàn, là một bệnh rất hay gặp nhưng các bà mẹ hầu như không biết. Tôi cũng gặp những bệnh nhân rất giàu có nhưng cả cuộc đời không bao giờ đi soi dạ dày, đến khi đi khám thì đã mắc bệnh ung thư với khối u rất to rồi. Nếu như bệnh nhân đi khám định kỳ, nội soi đại tràng thường xuyên thì có thể nhận biết sớm, điều trị dự phòng.

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 3.

Ở các nước tiên tiến người ta ít bị trường hợp đó bởi người ta chủ động nắm tình trạng sức khoẻ của bản thân. Đó chính là y học thường thức. Tôi tự nhủ, tại sao mình không viết những kiến thức y học thường thức, chia sẻ trên mạng xã hội để mọi người đều biết? Sau đó, tôi bắt đầu viết và nhận được sự quan tâm của khá nhiều người trên mạng, có lẽ do các bài viết của tôi hữu ích đối với họ và người thân.

Ngoài ra có một yếu tố khác đó là, mặc dù viết về các kiến thức y học nhưng tôi sử dụng giọng văn tương đối hài hước, gần gũi kiểu trò chuyện với mọi người. Sau thời gian làm việc mệt mỏi, những bài viết về y học có thêm một chút hài hước, “chém gió” sẽ khiến mọi người hào hứng hơn. Tôi nghĩ đó là lí do mọi người theo dõi trang cá nhân của tôi chứ không phải vì tôi đẹp trai đâu! (cười).

Hiện nay, nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền do các “bác sĩ Google, Facebook” chia sẻ tràn lan nhưng rất nhiều người tin và làm theo. Bác sĩ nhận định thế nào về những bác sĩ ảo bắt bệnh, chữa bệnh qua mạng này? 

Tôi cũng biết đến nhiều người có những bài thuốc đặc biệt, nhưng tôi không có ý kiến về những bài thuốc đó. Bởi vì mình không đủ khả năng để thẩm định mức độ hiệu quả của nó.

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 4.

Nhưng với tư cách là một bác sĩ được đào tạo bài bản, các kiến thức tôi chia sẻ, các bài viết đều dựa vào sách vở hoặc tổng hợp từ các kiến thức nước ngoài. Trên mạng xã hội, tôi chỉ chia sẻ ở kiến thức thông thường, có tính chất thường thức như lời khuyên nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tập thể dục thường xuyên, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh…

Ai hỏi sâu về bệnh tật, tôi sẽ giới thiệu các bạn bè là bác sĩ có chuyên môn hoặc đề nghị người bệnh đến bệnh viện để tôi khám trực tiếp. Tôi không đưa ra các tư vấn chuyên khoa cụ thể ở trên mạng.

Ngoài ra, tôi cố gắng sắp xếp để có thể livestream tư vấn sức khỏe cho mọi người 2 lần mỗi tháng. Những vấn đề được chia sẻ thường là điều mà ai cũng quan tâm nhưng ít người biết câu trả lời chính xác như cách phòng tránh ung thư, cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe…

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 5.

Anh có hay bị stress trong công việc của mình không? 

Trong quá khứ, tôi cũng từng cảm thấy rất mệt mỏi khi cả ngày đứng trong phòng mổ. Nhưng gần đây, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ của mình. Tôi bắt đầu với việc xem việc phẫu thuật là một công việc mà mình phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra như biến chứng, các sai sót, ca mổ không thành công… Khi chấp nhận việc không ai hoàn hảo cả, tôi làm công việc của mình với sự thư giãn, thoải mái.

Tôi cố gắng biến mỗi ca mổ thành một niềm vui, khiến thời gian làm việc cũng là thời gian thư giãn, làm hết khả năng của mình nhưng không quá kỳ vọng vào sự hoàn hảo. Dù vậy, đôi khi tôi cũng cảm thấy bản thân hơi lạc quan quá.

Điều gì ám ảnh bác sĩ nhất trong khi làm nghề y? 

Điều ám ảnh nhất với nhiều năm đi làm bác sĩ của tôi chính là người Việt Nam có kiến thức y học thường thức chưa cao, nếu không nói là rất kém. Rất nhiều bệnh nhân vào viện khi bệnh đã quá nặng do không có thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, không có kiến thức để phát hiện bệnh sớm. Đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, khó có thể cứu chữa thì mới đi bệnh viện. Những người có đi khám sức khỏe định kỳ thì lại không hiểu biết về những loại xét nghiệm, kiểm tra cần thiết phải làm để phát hiện bệnh sớm nhất.

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 6.

Các bài viết thông thường ở trên mạng có nêu ra những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi như ho ra máu, sút cân… Nhưng thực tế, đến khi bệnh nhân có những biểu hiện đó thì bệnh đã quá nặng. Đó không phải là dấu hiệu sớm nữa mà là rất muộn rồi. Bác sĩ giỏi không chỉ là người chữa bệnh nặng giỏi mà là giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm, ngay từ khi bệnh mới xuất hiện với các dấu hiệu nghi ngờ chứ không phải khi nó đã phát triển thành bệnh.

Tại sao Việt Nam là một trong số các quốc gia có người dân lười tập thể dục nhất trong khi đó là yếu tố cốt lõi số 1 để có cơ thể khỏe mạnh? Vì mọi người không biết, không ý thức được. Tất cả điều đó dẫn đến hệ lụy là bệnh tật kéo đến. Các bệnh viện, bác sĩ ở Việt Nam hiện nay hầu như đang giải quyết khúc đuôi, phần cuối của con đường bệnh tật.

Việc tăng cường ý thức của cộng đồng về y học thường thức còn quan trọng hơn nhiều việc giải quyết những ca bệnh nặng riêng lẻ ở bệnh viện. Điều quan trọng là hãy nâng cao ý thức về bảo vệ sức khỏe của người dân, ngăn cho bệnh tật đừng xảy ra.

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 7.
“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 8.

Chỉ là một bác sĩ bình thường, tại sao anh lại quyết định thành lập Quỹ Phẫu thuật bệnh nhân nghèo? 

Tôi từng gặp trường hợp một bệnh nhân nữ 11 tuổi vào viện với tình trạng bị ngã gãy cổ và vai. Bệnh nhân chưa bị liệt và chỉ cần phẫu thuật là có khả năng phục hồi rất lớn. Thế nhưng, mặc cho bác sĩ giải thích về tình trạng lạc quan của con gái, mẹ của bệnh nhân vẫn kiên quyết đưa con về nhà bởi gia đình quá khó khăn, không thể kiếm được tiền trang trải chi phí phẫu thuật.

Lúc đó bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đều cảm thấy rất bất lực, không thể cứu bệnh nhân khi mà cơ hội y học vẫn còn. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của phòng công tác xã hội bệnh viện và kết nối với báo chí, tôi và các đồng nghiệp cũng quyên góp được hơn 50 triệu để giúp cho bé gái được phẫu thuật thành công.

May mắn quen biết rất nhiều các doanh nhân, doanh nghiệp lớn, lãnh đạo ngân hàng, cũng muốn chia sẻ với bệnh nhân nghèo, tôi quyết định lập ra Quỹ phẫu thuật bệnh nhân nghèo như một cầu nối giữa những doanh nhân, doanh nghiệp có tấm lòng hảo tâm và những bệnh nhân nghèo khó cần tiền phẫu thuật.

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 9.

Nghề y gắn liền với những buổi trực, ca mổ kéo dài… bác sĩ làm thế nào để vừa có thể đảm bảo làm việc chuyên môn tốt lại vừa có thời gian biên “tút” hay chia sẻ trên Facebook, đồng thời vẫn về nhà với gia đình mỗi tối? 

Thực ra, tôi cố gắng tạo thói quen một tuần đăng 1 bài về sức khoẻ cộng đồng, 2 lần livestream mỗi tháng. Mỗi tuần có 2 ngày nghỉ, chủ nhật tôi dành hoàn toàn thời gian cho gia đình, còn các ngày khác tôi sẽ tranh thủ thời gian rảnh rỗi hay giữa các ca mổ để viết bài. Song song với đó, tôi sẽ dậy sớm mỗi sáng để hoàn thiện các bài viết. Để livestream tôi sẽ phải chuẩn bị lâu hơn. Đôi khi phải mất đến 2, 3 tuần, ghi chú các thứ cần thiết để có thể livestream trong 1 tiếng.

“Bác sĩ nghìn like” Trần Quốc Khánh: “Sống là để cho đi” - Ảnh 10.

May mắn là gia đình tôi cực kỳ ủng hộ. Cô dì chú bác của tôi ở xa cũng nhận thấy thấy những điều tôi chia sẻ có ích nên rất ủng hộ. Vợ tôi cũng tạo điều kiện “ưu tiên cho bố nó” bằng cách làm hết các công việc nhà để tôi có thêm thời gian viết bài hay livestream…

Thời gian dành cho gia đình của tôi cũng giống như mọi người thôi. Tôi tự nhận thấy bản thân là một người rất lạc quan, cuộc sống gia đình luôn tràn ngập tiếng cười. Thông thường, các buổi tối tôi rất ít khi ra khỏi nhà. Tôi rất thích cảm giác bấm chuông cửa và các con chạy ra đón hay lúc quay quần với gia đình. Đó là những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời.



Theo Thu Hoài


Trí thức trẻ

Dù đang nắm giữ kỷ lục thế giới, Lhakpa Sherpa vẫn tiếp tục chuẩn bị cho lần thứ 10 chinh phục đỉnh Everest trong năm tới để mở rộng thành tích.

Tuy nhiên, dù đã làm được điều mà hầu hết con người trên thế giới không thể làm được, sau lớp áo mũ cày cộp, Sherpa vẫn là một người bình thường.

Theo Business Insider, công việc chính của cô là rửa bát, dọn rác khoảng 40 giờ/tuần ở chi nhánh Whole Foods tại West Hartford, Connecticut.

Công việc này giúp Sherpa kiếm được 11,5 USD/giờ (khoảng 260.000 đồng), tạm đủ để cô trả tiền hóa đơn, cho hai cô con gái 16 và 11 tuổi ăn học.

Người phụ nữ giữ kỷ lục 9 lần chinh phục Everest vốn là nhân viên rửa bát ở Whole Foods, lương 11,5 USD/giờ - Ảnh 1.

Đó, Sherpa rõ ràng là một người phụ nữ bình thường. Thế nhưng, tâm hồn cô luôn hướng về Everest.

Là một trong 10 anh chị em sinh ra và lớn lên ở Nepal, từ nhỏ, thú vui của Sherpa chính là ngắm nhìn những ngọn núi từ xa, trong đó có nóc nhà của thế giới – Everest.

Cô luôn coi thiên nhiên là người thầy, dù không được học hành đến nơi đến chốn, Sherpa vẫn nhận ra được những khía cạnh thực tế của cuộc sống.

Đến năm 27 tuổi, Sherpa lần đầu chinh phục đỉnh núi Everest. Cũng ít ai tin rằng, cô liên tiếp vượt qua băng giá để chinh phục thành công Everest thêm 8 lần nữa, chính thức nắm giữ kỷ lục thế giới.

Người phụ nữ giữ kỷ lục 9 lần chinh phục Everest vốn là nhân viên rửa bát ở Whole Foods, lương 11,5 USD/giờ - Ảnh 2.

“Tôi đã leo núi với một vài người chưa đến Nepal bao giờ và họ cũng chinh phục được Everest. Đương nhiên leo núi là việc rất khó khăn. Tôi phải để lũ trẻ tự trông nhau, bỏ việc rửa bát, chinh phục thành công đỉnh núi và lại về rửa bát…”

Người phụ nữ giữ kỷ lục 9 lần chinh phục Everest vốn là nhân viên rửa bát ở Whole Foods, lương 11,5 USD/giờ - Ảnh 3.

Hình ảnh rợn tóc gáy trong lần thứ 9 chinh phục Everest của Sherpa

Giống như hầu hết những người đam mê leo núi khác, Sherpa cũng phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, là một người gần gũi với thiên nhiên, cô thực hiện những nghi thức mang tính tín ngưỡng để giữ an toàn cho bản thân, bao gồm cả thiền điện.

“Tôi trò chuyện với ngọn núi…”

“Lũ trẻ đang đợi tôi ở nhà, tôi phải trở về bằng mọi giá”, Sherpa thường thì thầm như vậy với đỉnh Everest.

Người phụ nữ giữ kỷ lục 9 lần chinh phục Everest vốn là nhân viên rửa bát ở Whole Foods, lương 11,5 USD/giờ - Ảnh 4.

Không rõ sau lần thứ 9 Sherpa còn làm công việc rửa bát hay không, nhưng cô đã thành lập công ty thám hiểm của riêng mình, Cloudscape Climbing, hy vọng sẽ đưa người trở lại đỉnh Everest vào năm tới.

Theo Nextshark



Theo Long J


Trí Thức Trẻ

Vì vậy, phòng bệnh là nhiệm vụ hàng đầu ai cũng phải làm được.

Câu chuyện của cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột chỉ ngay sau khi cưới 3 ngày

Katie Sutterby là giáo viên tại trường tiểu học Maltese Road, ở Chelmsford, Essex, Anh. Trong mắt mọi người, cô hoàn toàn khỏe mạnh, rất thích chạy bộ và tập thể dục.

Cuối tháng 7/2017, cô bắt đầu có các triệu chứng giống như chứng khó tiêu và cô đã mua thuốc uống. Các triệu chứng vẫn tiếp tục tăng lên, bác sĩ nói với cô rằng đó có thể là do sỏi mật nên cô được yêu cầu chụp scan. Mọi việc diễn ra bình thường cho đến một ngày, Katie cảm thấy rất đau đớn và được đưa đến phòng cấp cứu. Ngay ngày hôm sau, kết quả chụp chiếu cho thấy cô bị ung thư ruột và nó đã ở vào giai đoạn cuối, lan tới gan.

Bác sĩ nói cô chỉ còn sống được vài tháng, cùng lắm là 1 năm nữa mà thôi. Bệnh của Katie có thể đã bắt đầu trong một thời gian dài nhưng nó không có bất kì triệu chứng nhận biết đặc biệt nào. Will Arnold, chồng của Katie phải thừa nhận rằng mặc dù Katie đã rất mạnh mẽ nhưng sức khỏe của cô bị đi xuống một cách nhanh chóng. Khi gia đình quyết định bắt đầu hóa trị liệu để thu nhỏ khối ung thư càng nhiều càng tốt thì cô bắt đầu có nhiều triệu chứng thể chất, như chân bị sưng và vàng da. Cô phải uống nhiều thuốc và cả thuốc giảm đau mạnh. Bởi vì cô còn trẻ nên mọi thứ diễn ra nhanh hơn rất nhiều, có thể nói tuổi tác của cô ấy đã chống lại cô ấy.

Rõ ràng là hóa chất sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn nên họ phải ngừng điều trị. Vào thời điểm đó, bác sĩ cho biết rằng cơ hội sống của cô có nhiều khả năng là tính theo tuần chứ không phải theo tháng. Vậy là đến ngày 10/8/2017, Katie và Will Arnold đã quyết định tổ chức lễ cưới. Đáng buồn thay, Katie qua đời ở Farleigh Hospice chỉ sau khi cưới 3 ngày và 5 tuần kể từ khi cô được chẩn đoán ung thư lần đầu tiên.

Trường hợp của Katie là một hồi chuông cảnh báo về ung thư ruột – căn bệnh không chừa một ai và không phải lúc nào cũng có triệu chứng cảnh báo rõ ràng.

Deborah Alsina, CEO của các tổ chức Bowel Cancer UK nói với The Sun: “Mỗi năm gần 42.000 người được chẩn đoán bị ung thư ruột, đây là ung thư phổ biến thứ tư ở Anh. Có một số yếu tố đã biết có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, trong đó có cả những thứ bạn không thể can thiệp được, ví dụ, tuổi tác và di truyền học. Tuy nhiên, thực hiện những thay đổi đơn giản trongchế độ ăn uống và lối sống của bạn có thể giúp ngăn ngừa mắc bệnh ung thư ruột“.

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 1.

Có một số yếu tố đã biết có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, trong đó có cả những thứ bạn không thể can thiệp được, ví dụ, tuổi tác và di truyền học.

Ung thư ruột có thể tấn công ngay cả những người khỏe mạnh nhất nhưng nó cũng hoàn toàn có thể được ngăn chặn bởi những thay đổi trong lối sống. Dưới đây là 6 thay đổi mà các nhân viên y tế tại Tổ chức Cancer Research UK (Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh quôc) đưa ra để khuyến khích mọi người thực hiện nhằm phòng ngừa bệnh ung thư ruột .

1. Ăn nhiều chất xơ hơn

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 2.

Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột theo nhiều cách, trong đó, nổi bật nhất là khả năng làm cho thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng và nhanh hơn.

Trái cây, rau, đậu và đậu lăng là tất cả các nguồn chất xơ tuyệt vời, cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và ngũ cốc.

2. Hạn chế tiêu thụ thịt chế biến và thịt đỏ

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 3.

Tổ chức Beating Bowel Cancer nói rằng có một liên kết mạnh mẽ giữa bệnh ung thư này với một chế độ ăn uống có chứa rất nhiều thịt đỏ và chế biến. Vì vậy, tổ chức này khuyến nghị bạn nên ăn ăn ít hơn 500g thịt đỏ mỗi tuần.

Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, giăm bông và xúc xích là những món ăn khiến bạn có nguy cơ lớn hơn.

Tổ chức nghiên cứu Ung thư Thế giới (World Cancer Research Foundation) nói rằng bạn nên thử thay thịt bò bằng thịt gà hoặc rau quả để hạn chế nguy cơ ung thư này.

3. Ăn nhiều cá

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 4.

Một món ăn thay thế tuyệt vời cho thịt là cá, đặc biệt là các loại dầu như cá hồi, cá thu, cá cơm và cá mòi.

Một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện tại King’s College London cho thấy rằng ăn cá dầu mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột. Nguyên do là vì những loại cá này có nhiều omega 3 và có nhiều đặc tính chống viêm. Thêm vào đó, chúng còn chứa một lượng vitamin D phong phú, giúp kiểm soát ung thư.

4. Uống ít rượu

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 5.

Cắt giảm rượu là một cách rõ ràng nhưng đơn giản để giúp ngăn ngừa ung thư ruột. Theo nghiên cứu của tổ chức Cancer Research UK, nếu không thể cắt bỏ rượu thì bạn nên hạn chế uống càng ít càng tốt. Rượu có liên quan đến 7 loại ung thư khác nhau và khoảng 11% chẩn đoán ung thư ruột được liên kết trực tiếp với rượu, vì vậy, uống rượu càng nhiều càng tốt để giúp ngăn ngừa ung thư.

5. Không hút thuốc lá

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 6.

Hút thuốc không chỉ gây ung thư phổi. Nó gây ra ít nhất 13 loại ung thư khác (kể cả ung thư ruột) cũng như bệnh tim và các bệnh về phổi khác. Các hóa chất trong khói thuốc đi vào máu và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể – và đó là những chất đã được chứng minh là làm tổn thương DNA của cơ thể và dẫn đến ung thư.

Nếu bạn hút thuốc và bạn muốn bỏ thuốc lá, bạn có nhiều khả năng bỏ thuốc lá thành công nếu bạn nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia hơn là âm thầm thực hiện một mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và hỗ trợ quá trình bỏ thuốc lá của mình.

6. Chăm vận động

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 7.

Vận động có nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm cả giảm nguy cơ ung thư ruột . Đó là vì nó giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn, cũng như kiểm soát tình trạng viêm tốt hơn.

Sẽ tốt hơn nếu như bạn luôn chủ động trong các hoạt động hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên dành ra ít nhất 2,5 giờ/tuần (tính ra chỉ khoảng hơn 20 phút/ngày) để thực hiện các hoạt động ở mức vừa phải, ví dụ như đi bộ nhanh. Sau đó, bạn nên nâng mức độ vận động lên, ví dụ như tăng thêm thời gian, chuyển sang chạy bộ…

Bạn càng tích cực vận động, bạn càng nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe và hãy nhớ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Và nếu bạn nhận thấy điều gì đó bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ

Ung thư ruột có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng hơn 8/10 trường hợp được chẩn đoán ở những người từ 60 tuổi trở lên, vì vậy đây là lời khuyên đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi.

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 8.

Khi ung thư ruột được chẩn đoán trong giai đoạn đầu, trước khi nó có thời gian để quá lớn hoặc lan rộng, hơn 9/10 người sẽ sống sót trong ít nhất 5 năm. Nhưng khi nó được phát hiện ở giai đoạn muộn, có thể có ít lựa chọn hơn để chữa trị, vì vậy cơ hội sống sót thấp hơn.

Hãy tỉnh táo để nhận ra những bất thường ở cơ thể bạn cảnh báo nguy cơ bị ung thư ruột, thường là có máu trong phân hoặc có thay đổi trong thói quen đi đại tiện (đi thường xuyên hơn, bị táo bón hoặc đau mỗi lần đi), giảm cân mà không có lý do… Tất cả những thứ này có thể gây ra bởi một thứ gì đó ít nghiêm trọng hơn ung thư ruột, nhưng tốt nhất là nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Nguồn: Mirror/Thesun/Scienceblog



Theo Tr. Thu


HELINO