Quốc gia nơi phụ nữ có sự nghiệp thăng tiến hơn cả đàn ông

Tại một câu lạc bộ hài kịch trong một quán bar ở giữa thủ đô Ulaanbaatar, đa phần khán giả đến xem là phái nữ. Những nhóm nhỏ những phụ nữ công sở trí thức túm tụm lại với nhau, cùng nhau nhâm nhi những chai bia lạnh và thưởng thức màn tấu hài của một anh chàng trên sân khấu.

“Phụ nữ thật đẹp”, anh chàng thốt lên, gật đầu và hướng ánh mắt tới những quý ông ngồi ở hàng ghế đầu. “Họ rất hợp để làm bạn bè tâm giao, nhưng họ cũng rất điên rồ nữa”. Một vài khán giả nam không giấu nổi tiếng cười gượng gạo, trong khi cả khán phòng hầu như đều im bặt.

Mandkhai Jambaldorj, một nhà báo 31 tuổi đi cùng với hai người bạn của mình, chia sẻ rằng: “Ở đây, bất cứ quán bar, quán rượu hay câu lạc bộ nào, cũng đều như thế này cả. Khách hàng là nữ luôn chiếm số đông”.

Chuyện ngược đời về phụ nữ Mông Cổ: Càng đẹp, càng thông minh thì lại càng dễ ế - Ảnh 1.

Tại một câu lạc bộ hài kịch trong một quán bar ở giữa thủ đô Ulaanbaatar, đa phần khán giả đến xem là phái nữ.

Nhiều năm trở lại đây, nhiều gia đình đã đầu tư vào chất lượng giáo dục cho con gái của mình, thông qua việc xin học cho con vào những trường chất lượng cao hay các trường Đại học ở thành phố lớn. Họ tin rằng chỉ có như vậy thì con gái họ mới có thể tự chăm lo được cho bản thân sau này.

Có người thì thậm chí lại cho rằng phụ nữ nên tự trang bị thêm các kĩ năng khác, bởi vì công việc chăn nuôi gia súc vốn dĩ chỉ dành cho nam giới – họ thường chọn cách ở nhà để trông coi công việc gia đình này.

Chính xu hướng này đã dẫn đến sự phân biệt giới tính tương đối “nghịch lý” – phụ nữ ngày càng hơn đàn ông về trình độ học thức. Họ ít gặp phải tình trạng thất nghiệp hơn, và đồng thời tuổi thọ cũng cao hơn đàn ông – trung bình phải lên tới gần 10 năm.

Nhưng cũng chính vì quá vượt trội về địa vị xã hội so với đàn ông, những người phụ nữ Mông Cổ với lối sống hiện đại, quyết định bám trụ ở thành phố để tìm việc sau khi tốt nghiệp, lại cực kỳ vất vả để tìm được một nửa của đời mình. Theo số liệu thu thập từ Cục Thống kê Mông Cổ, tỉ lệ kết hôn ở Ulaanbaatar đã giảm rõ rệt, chỉ còn 8,9 phần nghìn trong năm 2016, thấp hơn gần 3 lần so với con số 22,9 phần nghìn vào năm 2007.

Chuyện ngược đời về phụ nữ Mông Cổ: Càng đẹp, càng thông minh thì lại càng dễ ế - Ảnh 2.

Theo số liệu thu thập từ Cục Thống kê Mông Cổ, tỉ lệ kết hôn ở Ulaanbaatar đã giảm rõ rệt, chỉ còn 8,9 phần nghìn trong năm 2016, thấp hơn gần 3 lần so với con số 22,9 phần nghìn vào năm 2007.

Nữ giới sống ở các đô thị đều than phiền rằng họ thiếu sự lựa chọn. Theo một cách lý giải nào đó, họ không hoàn toàn vô lý. Là nơi có mật độ dân cư chiếm hơn một nửa dân số 3 triệu dân của cả nước, thủ đô Ulaanbaatar có số lượng nữ giới vượt hơn 60 nghìn người so với nam giới.

Tình trạng này diễn ra phổ biến tại các trường đại học cũng như chốn công sở. Chính điều này cũng dẫn tới một thực trạng rằng đàn ông ở Mông Cổ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn: hơn 40% nam giới trên độ tuổi 15 đều đã kết hôn, trong khi còn số này đối với nữ giới chỉ là 32%.

Ở Mông Cổ, phụ nữ phải đối mặt đồng thời cùng lúc 2 sức ép lớn, vừa phải kiếm cho mình một công việc ổn định, đồng thời phải kết hôn trước năm 29 tuổi. Đối với những cô gái đã qua mốc thời điểm này, họ buộc phải có sự thay đổi về suy nghĩ.

Chuyện ngược đời về phụ nữ Mông Cổ: Càng đẹp, càng thông minh thì lại càng dễ ế - Ảnh 3.

Hơn 40% nam giới trên độ tuổi 15 đều đã kết hôn, trong khi còn số này đối với nữ giới chỉ là 32%.

Zola, 39 tuổi, từng là một chuyên gia kinh tế, đang cố gắng tìm kiếm cho mình một người bạn đời lâu dài kể từ khi cô trở về nước sau khi kết thúc khóa học thạc sĩ tại nước ngoài. Cô đã từng tham dự nhiều buổi hẹn hò bí mật, nhờ bạn bè mai mối và thậm chí đã có lần tìm đến cả thầy bói nữa. Đến thời điểm này, Zola không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ hạ thấp tiêu chuẩn “kén chồng” của mình xuống một chút.

“Với tôi, anh ấy chỉ cần là người biết quan tâm và chấp nhận con người thật của tôi là được. Tôi không cần đến tiền bạc hay quan tâm xem anh ấy có phải là người có học thức cao hay không. Cũng không cần phải là người quá thành công làm gì… Miễn là anh ấy là người tốt tính, biết lắng nghe và quan tâm đến tôi là được. Chỉ vậy thôi”.

Lý do dẫn tới hiện tượng kỳ lạ này

Câu chuyện không chỉ dừng lại ở những con số. Nó còn nằm ở sự bất cân xứng giữa thái độ của người trong cuộc lẫn nguyện vọng của họ về người bạn đời tương lai. Alimaa Altangerel, một cây bút nổi tiếng chuyên viết về các vấn đề xã hội, nhận xét rằng: “Từ nhỏ những bé gái đều được người lớn dạy rằng phải có sự nghiệp thật thành công, và một khi thành công đến được với họ thì xung quanh lại không có bất cứ người đàn ông nào có cùng trình độ nữa. Vừa muốn kết hôn mà lại phải tìm được người cùng trình độ với mình là một sức ép rất lớn”.

Manduhai Tsogtbal, 32 tuổi, hiện đang điều hành 1 công ty chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật online, chia sẻ cô bắt đầu khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp MBA ở Mỹ, cô đã mua lại một nhà hàng Thái – nơi ngày trước cô từng làm phục vụ bàn, trước khi chuyển đổi quy mô thành 1 một quán sushi đắt khách.

Chuyện ngược đời về phụ nữ Mông Cổ: Càng đẹp, càng thông minh thì lại càng dễ ế - Ảnh 4.

Câu chuyện không chỉ dừng lại ở những con số. Nó còn nằm ở sự bất cân xứng giữa thái độ của người trong cuộc lẫn nguyện vọng của họ về người bạn đời tương lai.

Với Manduhai, cô có thể biết khi nào cánh đàn ông sẽ “nhăn mặt” mỗi khi cô đề xuất ý tưởng mới: “Tôi có thể cảm nhận được điều ấy. Bạn bè và người thân đều khuyên tôi nên nói ít lại, giả vờ tỏ ra mình là người ngốc nghếch một chút và thay vì đối đáp thì hãy đặt nhiều câu hỏi hơn”.

Theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới vào tháng Ba vừa qua, đàn ông Mông Cổ ở độ tuổi trên dưới 20 đều mô tả phái nữ Mông Cổ là những người sống tham vọng. Đáng buồn thay, đây hoàn toàn không phải là một điều tích cực.

Một vài người còn băn khoăn không biết vì sao phụ nữ lại tích cực nâng cao trình độ học vấn đến vậy, dù chính họ biết rằng điều đó sẽ làm gia tăng nguy cơ “ế chồng” trong tương lai. Chính sự khác biệt về suy nghĩ này càng nói lên một sự thật rằng Mông Cổ từ lâu đã không còn quan tâm tới giá trị mà đàn ông có thể mang lại.

Bằng chứng là từ những năm 90, khi chính phủ Mông Cổ quyết định chuyển đổi nền kinh tế bao cấp thành nền kinh tế tư nhân, hàng ngàn đàn ông Mông Cổ bị mất việc làm. Cộng với việc các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nhân đạo thường quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe và tình trạng của phụ nữ, đàn ông Mông Cổ càng ngày càng phải tự mình đối mặt nhiều hơn với những vấn đề về xã hội, như chứng nghiện rượu và nạn thất nghiệp tràn lan.

Chuyện ngược đời về phụ nữ Mông Cổ: Càng đẹp, càng thông minh thì lại càng dễ ế - Ảnh 5.

“Phụ nữ Mông Cổ càng ngày càng đánh giá thấp đàn ông nước này, bởi vì trình độ của họ đã bị tụt lại khá xa. Chẳng cô gái nào lại muốn cưới một người chồng vừa thất học, vừa thất nghiệp lại còn thô lỗ cả.

Ở chiều ngược lại, chính những người đàn ông Mông Cổ lại tỏ ra mặc cảm với bản thân, họ luôn cho rằng phụ nữ chỉ tìm đến những anh chàng giàu có và có trình độ học vấn cao mà thôi”, dẫn lời ông Boldbaatar Tumur, chủ tịch “Hiệp hội vì đàn ông” ở tỉnh Govisümber.

Kể cả chuyện hẹn hò giờ đây cũng bị nhìn nhận một cách hết sức khắt khe. Giới trẻ Mông Cổ thường chỉ chọn cách tìm hiểu nhau qua các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram thay vì gặp gỡ nhau trực tiếp ngoài quán bar hay nhà hàng, nhằm tránh sự dòm ngó của mọi người xung quanh.

Chuyện ngược đời về phụ nữ Mông Cổ: Càng đẹp, càng thông minh thì lại càng dễ ế - Ảnh 6.

Cổ ở độ tuổi trên dưới 20 đều mô tả phái nữ Mông Cổ là những người sống tham vọng. Đáng buồn thay, đây hoàn toàn không phải là một điều tích cực.

“Để tán tỉnh, hãy chọn Instagram, còn nếu chỉ để trò chuyện thông thường thì bạn cứ dùng Facebook mà thôi”, Tsogtbal nói. Nhiều nơi ở thủ đô Ulaanbaatar đều tổ chức những ngày hẹn hò siêu tốc dành cho các cặp đôi, nhưng đa phần mọi người vẫn còn cảm thấy e dè không muốn tham dự.

Anna Battulga, 25 tuổi, sinh viên ngành nhân sự mới tốt nghiệp đại học, việc hẹn hò đối với cô hoàn toàn khác xa so với thời mà cha mẹ cô từng làm quen với nhau, khi mà chế độ cộng sản vẫn còn ngự trị tại Mông Cổ.

Mẹ cô là một nhân viên bán hàng trong khi bố cô là một viên cảnh sát, và hoàn cảnh 2 người gặp nhau cũng khá đặc biệt: Mỗi lần bố Anna tới thăm người yêu, ông đều giả vờ là đang thanh tra cửa hàng để khiến ông chủ cửa hàng phải sợ hãi. Dần dần hai người bắt đầu hẹn hò riêng với nhau thông qua những tối đi xem phim, và mọi thứ cứ thế tiếp diễn trước khi kết thúc bằng một đám cưới truyền thống tuyệt đẹp theo kiểu Mông Cổ.

Nhưng với Battulga, cô lại chỉ thích ngồi lướt Facebook, Instagram hoặc Tinder. Số người sử dụng những ứng dụng này đang tăng dần lên theo từng năm. Nếu thử hỏi Battulga cách để nói câu “Trên đường đời kiểu gì bạn cũng sẽ gặp được người mà mình thương yêu” trong tiếng Mông Cổ là gì, bạn sẽ nhận được một câu trả lời hết sức thẳng thừng rằng: “Điều đó chẳng bao giờ xảy ra đâu”.

Nguồn: Guardian



Theo Spiderum


Helino

Write A Comment