Tag

trụ cột

Browsing

– 01 – 

Có một câu hỏi được đặt ra như sau: Một người cha phải kiếm được bao nhiều tiền mới có thể làm trụ cột được gia đình? Đàn ông thường bị bao vây bởi 5 chữ “Kiếm tiền nuôi gia đình”, lâu ngày nó dần trở thành một cái gì đó vừa giống áp lực thậm chí đôi khi còn là gánh nặng. Trong tiềm thức của những người đàn ông này, họ đóng vai là những người ra ngoài kiếm tiền, đóng vai trò của một trụ cột trong gia đình.

Vậy không nhẽ gia đình chỉ cần có người đàn ông là đủ rồi ư? Lẽ nào cứ hàng tháng nộp tiền cho vợ là bạn xem như đã hoàn thành nghĩa vụ với gia đình rồi ư?

Không, không phải vậy. Câu trả lời của một cư dân mạng khiến nhiều người đàn ông khác phải suy nghĩ lại. Anh ấy nói: “Tôi lương tháng mấy nghìn đô, nhưng người quyền lực nhất trong gia đình không phải người ra ngoài kiếm tiền là tôi đây mà chính là vợ tôi.

Vì tính chất công việc mà tôi rất ít có thời gian ở nhà. Nhà cửa từ việc lớn như sửa chữa nhà cho đến việc nhỏ như việc ăn uống của con, về cơ bản đều do một tay vợ tôi quản hết”. 

Dù kiếm tiền không dễ nhưng những việc trong gia đình cũng chẳng dễ hơn việc kiếm tiền là bao, có lúc mệt mỏi, cáu lên tôi nghĩ rằng không phải đi làm thật tốt biết bao, ở nhà nấu cơm, giặt quần áo, trông con, có gì mà mệt cơ chứ?

Nhưng bạn cần phải biết rằng mọi đồ vật trong gia đình không biết nói dối: chăn luôn sạch sẽ mềm mại, quần áo luôn thơm tho, phẳng lì, sàn nhà lúc nào cũng sạch bóng, cơm bữa nào cũng đúng giờ ăn. Để làm được như vậy đòi hỏi bạn phải lao động cực kì chăm chỉ và tâm huyết.

Thực ra thì đàn ông họ chỉ cần để tâm một chút thôi là cũng đã có thể nhìn ra được rằng lo liệu việc nhà, giữ gìn gia đình ngày nào cũng trong một lối sinh hoạt ngăn nắp, sạch sẽ tốn của người phụ nữ biết bao nhiều công sức.

Giả sử gia đình bạn có 3 người, con được 3 tuổi. Đàn ông họ thường nói công việc chẳng qua chỉ là giặt quần áo, nấu cơm, chăm sóc con, nhưng thực ra công việc thực tế là:

1. Giặt quần áo, bao gồm giặt giũ, ngâm nước thơm, phơi quần áo, tính cả công đoạn rút quần áo, gấp, là quần áo của ngày hôm trước, khoảng 1 tiếng.

2. Quét, lau dọn nhà cửa (n lần) khoảng 2 tiếng.

3. Nấu cơm: sáng, trưa, tối 3 bữa, bao gồm cả việc suy nghĩ chất lượng dinh dưỡng cho bữa ăn, 2,5 tiếng

4. Tài xế riêng: đưa đón con đi học trên trường, đi học thêm, đi mua đồ dùng trong gia đình, đi chợ,…

5. Gia sư tại gia: dạy con học, mỗi ngày 1 tiếng.

Tôi lương tháng vài nghìn đô, nhưng người quyền lực nhất trong gia đình vẫn là vợ - Ảnh 1.

Hãy tính thử số tiền mà bạn phải bỏ ra, từ thuê bảo mẫu, thuê giúp việc, thuê gia sư, thuê tài xế, bạn sẽ nhìn ra được số tiền lương mà một bà nội trợ đáng nhẽ sẽ nhận được. Chưa kể, nếu những người khác giúp việc cho gia đình bạn bởi vì đồng lương thì người phụ nữ lại làm việc nhà với cái tâm, họ luôn luôn cố gắng hết mình làm một người vợ đảm, một người mẹ tốt, một người con dâu hiếu thảo, họ gánh vác cái công việc nhìn nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thực ra lại vô cùng vất vả, đôi khi còn có phần nhàm chán.

Không có ai ngày nào cũng ăn mãi một thứ mà lại không thấy nhàm chán cả, tuy nhiên khi bạn chán cơm bạn có thể ăn bún, ăn phở, ăn xôi, nhưng người phụ nữ sẽ chẳng bao giờ có thể bỏ được việc nhà ngay cả khi có chán nản đến mấy, bởi họ biết tất cả những điều họ đang làm là làm cho những người họ yêu thương nhất.

– 02-

Trước đây một người bạn của tôi cũng từng than phiền về người chồng của cô ấy, tan làm về đến nhà là nằm bẹp dí trên sofa, con khóc cũng không chủ động đi dỗ, người vợ tủi thân, ấm ức, cảm thấy bản thân danh nghĩa là vợ nhưng thực tế thì lại là bảo mẫu, sợ con sống trong cảnh nhà có bố nhưng cứ như không có. Đỉnh điểm có một lần cô ấy đòi ly hôn.

Nhưng sau đó, cô ấy kể với tôi rằng mọi việc đã ổn thỏa rồi, chồng cô ấy tan làm về nhà đã chủ động làm việc nhà, trông con, quan trọng hơn là đã biết quan tâm hơn đến cô ấy, thỉnh thoảng còn làm mấy trò lãng mạn, tình cảm của hai vợ chồng dần dần được hàn gắn.

Sự việc là cô ấy không nhẫn nhịn được nữa liền về nhà mẹ 2 ngày cuối tuần, chồng cô ấy bắt buộc phải trông con, làm mọi việc trong vòng 2 ngày đó, lúc cô ấy về, phát hiện ra nhà cửa vô cùng bừa bãi, chồng cô ấy căn bản là không biết dọn dẹp nhà cửa.

Người chồng đến lúc này mới biết rằng vợ mình từ trước đến giờ bận rộn và vất vả thật nhiều. 

Đàn ông thường chỉ quan tâm đến việc mình mang được bao nhiều tiền về nhà, cung cấp bao nhiêu đồ dùng vật chất cho gia đình, họ thường ít khi quan tâm đến việc người phụ nữ đã bỏ ra bao nhiêu, họ bỏ ra cái gì, thậm chí đôi khi còn ít tỏ ra quan tâm đến vợ mình.

Tôi lương tháng vài nghìn đô, nhưng người quyền lực nhất trong gia đình vẫn là vợ - Ảnh 2.

Thực ra điều mà những người vợ muốn là gì, họ không cần nhiều, họ đơn giản chỉ muốn chồng mình tôn trọng và chu đáo với mình hơn một chút.

Khi cô ấy chuẩn bị đồ tráng miệng sau bữa ăn, hãy nói “Em vất vả rồi”, Khi con khóc giữa đêm hãy chủ động san sẻ để vợ có thể nghỉ ngơi thêm một chút, vào ngày cuối tuần cùng cô ấy đi chợ hoặc đi siêu thị, thỉnh thoảng cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa,…

Quan trọng hơn hết là đừng bao giờ tỏ ra rằng “Anh có thể kiếm được rất nhiều tiền” hay “Anh là trụ cột trong gia đình.”

Có câu: Đằng sau sư thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ. Tất nhiên không thể phủ nhận được những cống hiến của những người đàn ông biết kiếm tiền đối với gia đình, nhưng chúng ta lại càng cần cảm kích hơn đối với người phụ nữ luôn âm thầm ở phía sau, người phụ nưc hi sinh rất nhiều nhưng trước giờ không cần đến sự báo đáp.

Mỗi một gia đình có một cách sống riêng, định nghĩa của họ về hạnh phúc cũng không giống nhau, có thể lựa chọn anh kiếm tiền, em làm việc nhà, nhưng đừng bao giờ có suy nghĩ rằng chỉ cần kiếm tiền nghĩa là đang nuôi gia đình, cứ kiếm tiền là toàn quyền có tiếng nói trong gia đình.

Một cây làm chẳng nên non, gia đình thì phải cả vợ cả chồng cùng xây dựng, cùng chăm lo, nuôi dưỡng, có như vậy thì mới kiên cố, mới hạnh phúc dài lâu được.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ