Tag

tiểu đường

Browsing

Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà – bác sĩ Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã đưa ra lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường về vấn đề này:

Vai trò của trái cây đối với sức khỏe

Trái cây bao gồm có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan, là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Chất xơ tan là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (giúp dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol đồng thời thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.

Chất xơ không tan giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở người bệnh đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu và ung thư trực tràng .

Không chỉ vậy, trái cây còn là một nguồn chất chống ôxy hóa tế bào như vitamin C và A.

Trung bình 100 – 150g trái cây có thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày cho 1 người lớn. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn.

Không cần kiêng trái cây ngọt

Theo bác sĩ Phạm Thị Thu Hà, hầu hết người bệnh tiểu đường thường phải hạn chế ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài chính, nho, dứa, hồng xiêm…, họ thường ăn những loại quả được xem là ít ngọt hơn, chẳng hạn như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

 Người mắc bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tránh trái cây ngọt, đúng hay sai? - Ảnh 1.

Điều quan trọng với người bệnh đái tháo đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không gặp phải vấn đề về việc tăng đường huyết.

Tuy nhiên, trên thực tế điều quan trọng với người bệnh đái tháo đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không gặp phải vấn đề về việc tăng đường huyết.

Khi ăn người bệnh tiểu đường có thể chọn những loại quả chín, trái cây ngọt với một lượng vừa phải, từ 150 – 200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất cần thiết cho cơ thể có trong trái cây mà vẫn không bị thừa đường.

Chẳng hạn, một quả xoài nặng 300g thì người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 50g tức tương đương khoảng ½ một bên má của quả xoài.

Nếu vẫn muốn ăn có thể ăn tiếp ½ quả xoài nhưng sau 2 giờ tiếp theo để cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố. Ăn cả quả cũng sẽ tạo cảm giác nhanh no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.

 Người mắc bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tránh trái cây ngọt, đúng hay sai? - Ảnh 2.

Việc tuân thủ phác đồ điều trị vô cùng quan trọng đối với người đái tháo đường

Người đái tháo đường nên ăn những loại quả nào?

Bưởi đỏ: Bưởi là lựa chọn hoàn hảo và rất lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường. Người bị đái tháo đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

Dưa hấu: Dưa hấu rất giàu vitamin B, C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp vì thế đây là loại trái cây tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Ăn một miếng dưa hấu mỗi ngày giúp cung cấp các sinh tố cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

Đào: Đây là thực phẩm giàu vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Táo: Táo chứa nhiều chất ôxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể hiệu quả.

Kiwi: chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, kiwi giúp điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

Cam: Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Đây là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường.

Đu đủ: Hai miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate, thêm 1 hộp sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.



Theo PV


Helino

Kết quả trên của công trình của Viện Sức khỏe Toàn cầu George (Úc), vừa công bố trên tạp chí khoa học Diabetologia số ngày 19-7.

Cụ thể, nếu phân loại theo giới tính, tỉ lệ ung thư tổng thể của nam giới bị tiểu đường so với nam giới không tiểu đường tăng đến 19%.

Khác biệt này ở nữ giới còn cao hơn, 27%.

Nếu cùng mắc bệnh tiểu đường ở mức độ như nhau, một bệnh nhân nữ sẽ có nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn bệnh nhân nam: ung thư thận cao hơn 11%, ung thư miệng 13%, ung thư dạ dày 14% và ung thư bạch cầu là 15%.

Tuy nhiên, nam giới bị tiểu đường lại có nguy cơ ung thư gan cao hơn 12% so với nữ giới bị tiểu đường.

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu từ hơn 100 nghiên cứu và bộ dữ liệu, thu thập hồ sơ y tế của hơn 19 triệu bệnh nhân tiểu đường type 1 và 2, cùng một số dữ liệu đối chiếu từ những người nam và nữ khỏe mạnh.

Tất cả các cơ chế khiển tiểu đường làm gia tăng nguy cơ ung thư khủng khiếp đến vậy vẫn chưa được giải mã nhưng các nhà khoa học tin rằng lượng đường trong máu cao sẽ dễ làm hỏng DNA.

Hỏng DNA, theo nhiều nghiên cứu trước đây, là một nguyên nhân lớn gây ung thư.

“Phụ nữ thường dành nhiều thời gian hơn nam giới ở giai đoạn tiền tiểu đường, nơi mức đường huyết bắt đầu cao nhưng chưa được chẩn đoán tiểu đường.

Sau khi chẩn đoán bệnh, phụ nữ thường không nhận được mức độ điều trị giống như nam giới” – tiến sĩ Toshiaki Ohkuma, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Các nhà khoa học mong rằng nghiên cứu sẽ đưa ung thư vào danh sách các bệnh cần tầm soát thường xuyên hơn, nếu chẳng may bạn bị mắc bệnh tiểu đường.

Tác giả Ohkuma khuyên mọi người cần tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường, cố gắng kiểm soát đường huyết tốt thông qua thay đổi lối sống và dùng thuốc để ngăn ngừa ung thư.



Theo A. Thư (Theo Live Science)


NLĐ

1. Mướp đắng

Mướp đắng là một trong những thực phẩm tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường . Mướp đắng chứa thành phần giúp hạ đường huyết và đường niệu. Để kiểm soát đường huyết, tốt nhất nên sử dụng mướp đắng dưới dạng nước ép vào sáng sớm.

2. Nghệ

Nghệ chứa curcumin được biết đến là có thuộc tính chống oxy hóa và chống viêm. Những thuộc tính này giúp chống bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nghệ cũng có thuộc tính kiểm soát đường huyết. Bạn có thể thường xuyên ăn nghệ cùng thực phẩm hoặc bổ sung dưới dạng trà.

3. Cỏ cà ri

Giàu chất xơ, cỏ cà ri giúp giảm hấp thu đường từ chế độ ăn và ảnh hưởng tới sự giải phóng insulin, một cách tự nhiên làm giảm mức đường huyết.

 4 thực phẩm là thuốc phòng và ngăn ngừa tiểu đường - Ảnh 1.

4. Quế

Quế giúp cung cấp nhiều đường hơn tới các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Do vậy, trong quá trình này, các tế bào chuyển đổi đường thành năng lượng một cách hiệu quả và giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Sử dụng trà quế thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

(theo Univadis/Boldsky)



Theo BS Thu Vân


Helino