Tag

nhân viên

Browsing

Hãy bắt đầu thực hành cách ứng xử ngay từ hôm nay để đạt thành công vững chắc hơn nữa.

Chán công việc của mình

Có thể bạn chán việc, nhưng đừng bao giờ nói với ai ở công ty, nhất là với sếp. Cách tốt hơn là nhận diện những thách thức mà bạn muốn giải quyết rồi đề nghị với sếp cho bạn nhận thêm nhiệm vụ đó, hoặc chuyển nhiệm vụ khác. Không ai muốn biết là bạn có chán việc hay không, vì thế, hãy giữ điều đó cho riêng mình. Nếu không, rất có thể bạn sẽ lại rơi vào cảnh phải đi tìm một công việc khác.

Đã đến lúc nghỉ chưa

Không nên để lại ấn tượng rằng, bạn cảm thấy lẽ ra đang ở một nơi khác rồi chứ không phải là còn ở lại cơ quan. Cho dù công việc của bạn không thú vị thì trong giờ làm việc, bạn hãy tập trung và đừng để người khác nhìn thấy bạn lúc nào cũng lén nhìn đồng hồ. Nếu làm vậy, bạn sẽ rất dễ lâm vào cảnh thất nghiệp.

Bất kỳ câu nào có từ “nhưng” theo sau

Chẳng hạn “Tôi là một người làm việc theo nhóm, nhưng…” hay “Tôi không có ý phàn nàn, nhưng…”. Từ “nhưng” trong những câu này có ý nghĩa phủ nhận hoàn toàn những nội dung trong vế trước. Nếu bạn không muốn phàn nàn thì sẽ không có từ “nhưng” nào cả. 

Nếu bạn là một người làm việc theo nhóm, đừng nêu với sếp lý do về việc bạn không hòa đồng với nhóm. Hãy cân nhắc về cách trình bày suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn nói những câu tương tự như trên, rất có thể bạn đã nói nhiều lần. Qua nhiều lần, cách nói như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt đẹp với sếp.

“Không, tôi không thể”

Dù có thân đến đâu bạn cũng không được thể hiện những điều này với sếp - Ảnh 1.

Có nhiều tình huống mà bạn biết chắc mình không thể hoàn thành một công việc nào đó. Nhưng lập tức nói “không” với sếp khi nhận nhiệm vụ thì thật thiếu khôn ngoan. Một cách khả dĩ hơn là bạn đề nghị sếp cho bạn thêm thời gian để suy nghĩ về công việc, tìm ra cách hoàn thành. Sẽ là hợp lý nếu bạn xin sếp bổ sung nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, cần thiết để giải quyết công việc, nhưng tránh nói “hoàn toàn không thể” nếu bạn còn chưa thử tìm kiếm các giải pháp.

Công ty khác mới bạn đầu quân cho họ

Sử dụng lời mời làm việc từ công ty khác để đòi hỏi sếp tăng lương sẽ không phải là một quyết định khôn ngoan. Sếp sẽ cho rằng, bạn đang có ý định xin nghỉ và nếu công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bạn có thể là người bị sa thải đầu tiên. Chính vì thế, nếu muốn tăng lương thì hãy thể hiện bằng chính năng lực làm việc của bạn.

Bạn chỉ làm được đến thế

Bạn có bài thuyết trình tối hôm trước, nhưng sếp lại không đánh giá cao kế hoạch của bạn. Có thể do bạn làm việc quá tách biệt hoặc bạn không có nhiều sự hỗ trợ, song đừng dại gì mà khẳng định với sếp bạn chỉ có thể làm được đến thế. Hãy cho sếp thấy rằng bạn đã cố gắng hết sức và bạn sẽ không dừng lại ở đó.

Lương ở đây thấp hơn năng lực của bạn

99% là bạn sai khi nói điều này bởi đó là cách phản ứng tiêu cực. Sếp hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: Thế thì bạn đang ở đây làm gì? Hãy kiếm việc khác! Bạn hãy chứng tỏ khả năng của mình trước khi đưa ra yêu cầu hay đòi hỏi.

*Nội dung trích cuốn “101 mẹo đối phó với sếp”, Minh Phương biên soạn.



Diệu Bảo


Theo Trí Thức Trẻ

Nhưng tại sao kỹ năng lãnh đạo lại quan trọng đến vậy?

Trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn là một thứ “được ăn cả ngã về không”. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm hiện tại và sự nỗ lực để phát triển phát thân của bạn. Câu hỏi bây giờ là: Điều gì khiến bạn có thể cải thiện kỹ năng lãnh đạo của mình? Dưới đây là 5 chiến lược đơn giảm giúp bạn đạt được điều này.

Xem xét các nguyên tắc cơ bản của kỹ năng lãnh đạo

Những vận động viên giỏi nhất thế giới dành một khoảng thời gian lớn để luyện tập những động tác cơ bản nhất trong môn thể thao của mình. Lấy những tay golf chuyên nghiệp làm ví dụ. Nếu bạn được tham quan bất kỳ sân golf chuyên nghiệp nào, bạn cũng sẽ thấy những người chơi giỏi nhất thực hiện các động tác tư bản nhất như cầm vợt, chỉnh tư thế, vung vợt.

Lãnh đạo cũng đòi hỏi sự luyện tập tương tự, những nguyên tắc cơ bản không thay đổi là bao nhiêu và bạn sẽ phải liên tục xem xét và cố gắng cải thiện chúng. Dưới đây là một số nguyên tắc:

– Chất lượng các mối quan hệ là vấn đề quan trọng

– Mọi người nhìn vào bản thân người lãnh đạo trước khi xem xét tầm nhìn

– Sự tin tưởng có sức mạnh tuyệt đối

– Luôn phải đặt ra tiêu chuẩn nền tảng

– Trách nhiệm là chìa khóa

Hình thành những thói quen buổi sáng tích cực

Thói quen buổi sáng sẽ phản ánh cách bạn hành động suốt cả ngày. Thói quen buổi sáng có thể là tập thể dục, cầu nguyện, thiền định hoặc đơn giản chỉ là sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc trong ngày với sự tập trung cao độ.

Làm sếp nhưng không được nhân viên tin tưởng, chắc bạn chưa áp dụng 5 chiến lược đơn giản này - Ảnh 1.

Thông thường mọi người thường để cho email, những tin nhắn văn bản hoặc mọi trường làm việc định hình nên phần lớn thời gian trong ngày của họ. Đổi lại, điều này ảnh hưởng đến cách họ dẫn dắt nhóm của mình. Một nhà lãnh đạo buộc phải ở trong thế phòng thủ để giải quyết vấn đề sẽ khiến họ hành động trái ngược cách họ nên làm.

Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Bạn có thể cho rằng mình biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từ góc nhìn của một lãnh đạo nhưng trong thực tế, hầu hết mọi người thường gặp khó khăn với việc tự nhận thức. Rất hiếm khi bạn hoặc người khác có đầy đủ những năng lực quan trọng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Đó là sự đồng cảm, sự dẫn dắt đồng đội, thiết lập các tiêu chuẩn cho công việc và nhân viên, sự tích cực, lòng tin cậy, sự nhạy cảm và sự phản hồi kịp thời. Có rất nhiều bài đánh giá lãnh đạo như Welder Leader 360° nhưng bạn có thể tìm bất cứ bài đánh giá nào phù hợp với bản thân.

Liên tục mô hình hóa định nghĩa về sự lãnh đạo mỗi ngày

Những nhà lãnh đạo tài năng nhất biết rõ cốt lõi của việc lãnh đạo là tin tưởng và trao quyền cho người khác. Những điều đó là chưa đủ, bạn cần liên tục định hình, mô hình hóa định nghĩa lãnh đạo của bản thân.

Làm sếp nhưng không được nhân viên tin tưởng, chắc bạn chưa áp dụng 5 chiến lược đơn giản này - Ảnh 2.

Trong thế giới ồn ào và bận rộn ngày nay, mọi người sẽ quan tâm đến hành động của bạn hơn là những lời nói sáo rỗng. Hãy luôn tập trung và cố gắng không ngừng để trở thành một ví dụ tuyệt vời về lãnh đạo và là tấm gương cho mọi người trong nhóm của mình.

Luôn hỏi xem tình hình công việc của những thành viên trong nhóm

Trong một nghiên cứu với hơn 23000 nhà lãnh đạo, các nhà lãnh đạo luôn gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của nhân viên từ chính thông tin họ cung cấp. Một lãnh đạo tốt không có nghĩa là biết mọi thứ mà không cần đến sự phản hồi của nhân viên. Nếu như vậy, làm sao mọi thứ có thể cải thiên?

Hãy nhớ rằng, nếu bạn bắt đầu thực hiện ngay những chiến lược lập này không có nghĩa bạn sẽ nhận được kết quả ngay lập tức. Lãnh đạo là một hành trình và không phải là một điểm đến. Vì vậy, hãy luôn luôn kiên nhẫn. Hãy áp dụng chúng vào công việc và kết quả sẽ đến.



Diệu Bảo


Theo Trí Thức Trẻ

1. Sự đáng tin

Ông chủ nào cũng muốn nhân viên của mình đi làm, tan làm đúng giờ và hoàn thành công việc đúng hạn hoặc sớm hơn. Họ cũng muốn các nhân viên chứng minh được sự tận tâm cũng như sự coi trọng của họ đối với công việc.

Không chỉ vậy, các ông chủ còn luôn tìm kiếm sự nhiệt tình, siêng năng và hi vọng nhân viên của mình có khả năng tập trung vào công việc thay vì dễ bị xao lãng bởi các sự việc, sự vật xung quanh.

2. Sự tôn trọng

6 điều ông chủ nào cũng muốn thấy ở nhân viên: Đi làm thuê mà không nắm rõ thì đừng hỏi vì sao sự nghiệp mãi long đong - Ảnh 1.

Nhân viên trong một công ty luôn phải biết tôn trọng sếp và các đồng nghiệp của mình. Điều này có nghĩa họ nên tránh “ngồi lê đôi mách”, tránh những tin đồn ở văn phòng, nói xấu hoặc tranh cãi với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, họ cần thực hiện theo những chỉ dẫn của sếp, dành thời gian để lắng nghe cẩn thận và rõ ràng khi sếp chia sẻ thông tin gì đó.

3. Sự trung thực

Trung thực luôn là một trong những yêu cầu của các ông chủ đối với nhân viên. Họ có thể tin tưởng nhân viên của mình để từ đó đưa ra những đánh giá thật về hiệu suất công việc của bản thân cũng như nhân viên. Ví dụ, nếu một nhân viên biết rằng họ không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, cô ấy cần báo cáo trước với sếp để có thể nhận thêm sự hỗ trợ nếu cần thiết.

Các nhân viên cũng nên thành thực về mặt đạo đức. Những nhân viên thực hiện các hành vi phi đạo đức như dối trá trong bản lý lịch cá nhân hay bán bí mật thương mại cho đối thủ cạnh tranh của công ty thường sẽ bị sa thải ngay lập tức.

4. Sự chuyên nghiệp

6 điều ông chủ nào cũng muốn thấy ở nhân viên: Đi làm thuê mà không nắm rõ thì đừng hỏi vì sao sự nghiệp mãi long đong - Ảnh 2.

Các sếp luôn muốn nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân trong mọi thời điểm, từ lời nói đến cách cư xử, các nhiệm vụ cũng như ngoại hình. Nhân viên phải cư xử lịch sự với khách hàng và đồng nghiệp. Đồng thời, họ cũng cần phải tự hào về công việc của mình và đảm bảo hoàn thành nó thật tốt, thật hoàn hảo.

5. Khả năng thích ứng tốt và có trách nhiệm

Khi phải ứng phó với việc thay đổi nhiệm vụ, làm việc với đồng nghiệp mới hay những thay đổi khác ở nơi làm việc, thích ứng là kỹ năng cần thiết và quan trọng. Bởi vậy, một trong những điều mà các ông chủ muốn thấy ở nhân viên là sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trong công việc hàng ngày.

Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần là những người có trách nhiệm. Họ phải sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được giao cũng như với những sai lầm do mình gây ra.

6. Khả năng làm việc nhóm

Những người làm sếp luôn muốn nhân viên của mình có khả năng hợp tác, phối hợp với các đồng nghiệp khi thực hiện các dự án của công ty. Như thế, nhân viên cần phải biết kết hợp hài hòa giữa cái “tôi” và cái “ta”, giữa cá nhân và tập thể.

6 điều ông chủ nào cũng muốn thấy ở nhân viên: Đi làm thuê mà không nắm rõ thì đừng hỏi vì sao sự nghiệp mãi long đong - Ảnh 3.

Đồng thời họ cũng cần quản lý tốt các vấn đề cá nhân của mình bởi những vấn đề này sẽ có thể can thiệp, gây ảnh hưởng nhiều đến nhiệm vụ của nhóm và làm gián đoạn hiệu suất của họ tại nơi làm việc.

Mặt khác, các nhân viên cũng nên luyện cho mình khả năng xoay xở, sự tháo vát, sự tự định hướng cá nhân và có khả năng làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề sáng tạo hơn, nhanh chóng hơn. Các ông chủ sẽ có thể dựa vào một nhân viên để đưa ra quyết định của riêng mình và xử lý các dự án một mình mà không cần hỗ trợ.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế/Chron

1. Chuyển đổi áp lực thành tiềm lực 

Áp lực vừa đủ sẽ trở thành cội nguồn của động lực. Nếu áp lực quá nhỏ thì không thể kích thích đủ tiềm năng, do đó căng thẳng ở một mức độ thích hợp cũng không hẳn là xấu, bởi như vậy mới có thể kích thích được tiềm năng của nhân viên.

Tuy nhiên khi áp lực vượt quá một giới hạn nhất định nào đó, lại dẫn đến tình trạng quá tải và mất bình tĩnh của nhân viên. 

2. Bạn hiểu cũng phải để sếp hiểu 

Chúng ta phải hiểu rằng, đa số các sếp tạo áp lực thích hợp cũng là vì để việc kích thích tiềm năng của bạn có hiệu quả hơn, vì vậy đối mặt áp lực với thái độ tích cực có thể kích thích được tiềm lực của bạn. Tất nhiên, nếu như bạn cho rằng cấp trên nhìn bạn không thuận mắt, chỉ sợ bạn mệt mà không gục, điều đó cũng có thể xảy ra, suy cho cùng thì không phải sếp nào cũng biết cách lãnh đạo.

Bạn là người hiểu rõ nhất áp lực và tiềm lực mà bản thân có thể chống chịu. Khi phải đối mặt với những cấp trên không quan tâm đến khả năng chống chịu áp lực của nhân viên mà gây áp lực quá mức, bạn cần một cuộc trò chuyện riêng một cách chi tiết về việc này để cấp trên hiểu rõ hơn. 

Nhân viên khôn khéo bật mí bí quyết biến áp lực thành tiềm lực, khiến sếp cũng phải nể vài phần - Ảnh 1.

3. Học cách truyền áp lực lại cho sếp 

Khi bạn nhận ra rằng bạn đang chịu áp lực quá lớn từ sếp, bạn có thể phối hợp với các đồng nghiệp khác truyền áp lực này lại cho sếp, không đạt được kết quả mà sếp mong muốn sẽ khiến sếp lưu tâm, vài lần như vậy, sếp sẽ thay đổi chiến lược, vì vậy, học cách truyền áp lực đi cũng là một phương pháp quan trọng để hóa giải căng thẳng của bạn. 

4. Không ngừng nâng cao bản thân, hãy bình thản và tự tin 

Vẻ bình tĩnh trước áp lực đến từ sự tự tin về khả năng của chính mình và mức độ nắm vững chính xác những hạng mục công việc.

Nếu như mỗi ngày bạn thực hiện một số cải thiện nhất định cho các mục tiêu trong tương lai một cách có kế hoạch và tầm nhìn, khi căng thẳng ập đến, bạn có thể bình thản đứng trên áp lực, bởi vì khi bạn nhìn thấu sự việc, suy nghĩ thông suốt, giải quyết hợp lí, tự nhiên cũng sẽ không còn áp lực nào làm khó được bạn.



Tu An


Theo Trí Thức Trẻ

Ngày nay, cơ hội nghề nghiệp rất phong phú và người ta có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và mục tiêu của bản thân. Theo một khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn Suite & Co, kỳ vọng của nhân viên về nơi làm việc và những kỳ vọng đặt trên vai một nhân sự đã thay đổi rất nhiều trong vòng 10 năm qua.

Nhân viên sẵn sàng từ bỏ những lợi ích đắt đỏ để thay bằng sự thoải mái

Không phải lương cao hay phúc lợi tốt, điều khiến một nhân viên muốn gắn bó với công ty thực tế rất đơn giản và không hề tốn kém - Ảnh 1.

Nhiều người cho rằng, những chiếc xe đưa đón sang trọng hay những chuyến công tác nước ngoài, nghỉ dưỡng tại những khách sạn sang trọng là điều có thể lôi kéo nhân viên về với công ty nhưng thực chất, tỉ lệ người lựa chọn những lợi ích đắt đỏ này lại không nhiều. Nhân sự ngày nay ưa thích những trải nghiệm an toàn, thoải mái hơn là sự xa hoa mà công việc mang lại.

“Nhu cầu của người lao động đã có một sự dịch chuyển rất lớn qua nhiều năm: sự hấp dẫn của chiếc xe hơi hay chuyến công tác xa chỉ còn là quá khứ mà thôi”, đồng sáng lập của Suite & Co, Lisa Mellinghoff, cho biết.

Một điều quan trọng khác là không gian nơi làm việc cần phải tạo được cảm giác thoải mái, thân quen với nhân viên. 76% người được khảo sát cho rằng môi trường xung quanh (bao gồm cả kiến trúc nội thất và ngoại thất) là yếu tố quan trọng để họ đưa ra quyết định gắn bó; còn vượt trên cả danh tiếng và quy mô của doanh nghiệp.

Được chủ lao động hỗ trợ, quan tâm

Không phải lương cao hay phúc lợi tốt, điều khiến một nhân viên muốn gắn bó với công ty thực tế rất đơn giản và không hề tốn kém - Ảnh 2.

Điều quan trọng nhất đối với nhân viên thực ra chỉ là sự gắn kết chung trong công ty, và có mối quan hệ tốt với người quản lý của mình.

Viktor Gilz, cũng là giám đốc tại Suite & Co., cho biết: “Ai cũng muốn có tương tác xã hội, và nó phải được thực hiện một cách tự nhiên, thoải mái giữa người với người chứ không phải trên cương vị chủ – tớ”.

Điều này nghĩa là, không đơn thuần dừng lại ở việc công nhận và khen ngợi công sức lao động và đóng góp của họ, nếu là một chủ doanh nghiệp, bạn cần phải tỏ ra quan tâm nhiều hơn nữa đến những hoạt động của nhân viên ngoài vấn đề công việc. Đơn cử như khi họ muốn thay đổi vị trí lao động thì nên chủ động lắng nghe, giúp đỡ và hỗ trợ nếu có thể.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế

Theo BBC, đó là buổi đi làm đầu tiên của anh chàng sinh viên 20 tuổi Walter Carr khi là một nhân viên của công ty chuyên cung cấp dịch vụ khuân đồ dọn nhà Bellhops Moving. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc bất ngờ xảy ra là xe hơi của Walter bị hỏng đúng ngay đêm hôm trước.

Vì không muốn tới trễ trong ngày quan trọng này, cậu đã không hề đắn đo quyết định đi bộ 32km từ nhà ở Homewood đến nhà khách hàng ở Pelham (bang Alabama, Mỹ) từ tối hôm trước với hy vọng kịp giờ làm vào ngày hôm sau. Theo lời kể, trong hành trình đó, lúc cậu đi từ từ, lúc rảo bước nhanh, thậm chí có lúc chạy và mỗi lần chỉ nghỉ 10 giây.

Thật may mắn cho Walter, khoảng 3h sáng, một số cảnh sát ở Pelham nhìn thấy cậu chạy trên đường nên đã hỏi cậu có muốn giúp đỡ không. Khi cậu nói rõ việc mình đang làm, những cảnh sát này đã mời cậu ăn sáng và sau đó cho cậu đi nhờ tới nhà khách hàng của cậu ngày hôm ấy có tên là Jenny Lamey.

Cô Jenny kể rằng dù đã đi bộ vài tiếng nhưng Walter không nghỉ ngơi mà vẫn hăng hái bắt tay vào việc ngay trước cả khi những thành viên còn lại trong nhóm giúp việc tới. Cô viết trên Facebook: “Tôi rất cảm kích trước Walter và hành trình của cậu ấy. Chàng thanh niên rất khiêm tốn, tử tế, nhiệt tình và có hoài bão lớn. Cậu ấy chăm chỉ và mạnh mẽ”.

Mọi nỗ lực sẽ được đền đáp xứng đáng: Chàng trai cuốc bộ 32km xuyên đêm để kịp giờ làm, được sếp tưởng thưởng món quà bất ngờ - Ảnh 1.

“Tôi muốn họ thấy rằng tôi chắc chắn sẽ đến đó trong bất cứ tình thế nào”, cậu chia sẻ với hãng tin MNN sau đó về quyết định đi bộ xuyên đêm tới nơi làm việc. Cậu cho biết, công việc mới rất có ý nghĩa với cậu và cậu cũng không muốn sếp của mình thất vọng.

Quyết tâm đặc biệt của Walter, nhất định không tới chỗ làm muộn, đã thu hút sự chú ý của Luke Marklin, CEO Bellhops Moving. Sau khi đọc được những dòng chia sẻ này, Luke đã lái xe từ Tennessee tới Alabama hôm thứ hai để ghi nhận sự nhiệt huyết của nhân viên mới và tặng chiếc xe riêng Ford Escape đời 2014 cho Walter. Khi nhận món quà đặc biệt này, Walter đã rất xúc động và bật khóc.

Trong khi đó, cô Jenny đã lập trang Go Fund Me để gây quỹ được khoảng 6.000 USD ủng hộ cậu sinh viên đáng khen này. Lí do mà cô Jenny và vị CEO kia đều có thôi thúc muốn giúp đỡ Walter khi biết chàng sinh viên đã phải chuyển nơi ở khi ngôi nhà của hai mẹ con bị cuốn mất trong cơn bão Katrina.

Walter Carr hy vọng một ngày nào đó mình sẽ trở thành một lính thủy quân lục chiến Mỹ nên luôn có ý thức rèn luyện bản thân trước những thử thách. Cậu mong câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng tới những ai đang phải đấu tranh để có được những điều mình muốn trong đời, dù chật vật thế nào. 



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ