Tag

nguyễn mạnh hùng

Browsing

1. Để tiếp tục tồn tại phải luôn luôn đặt mục tiêu cao hơn, khó hơn, phá vỡ giới hạn của chính mình

Trong cuộc trò chuyện với báo giới, ông Nguyễn Mạnh Hùng tâm sự: Nếu có hai lựa chọn một khó, một dễ thì bao giờ chúng tôi cũng sẽ chọn việc khó để làm. “Việc khó mà làm sẽ trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn và khi làm được sẽ nâng mình lên một tầm cao hơn”, ông nói.

2. Chỉ có những người dám vứt đi thành công mới có thể thành công tiếp

Ông từng nhiều lần chia sẻ bí quyết thành công của Viettel là biết quên đi thành công của chính mình, bằng cách tạo cho mình những thách thức mới, bắt đầu từ những số 0 mới. 

3. Không dám thay đổi chính là khước từ cơ hội của chính mình

Kỷ niệm 10 năm Viettel đầu tư ra nước ngoài, ông Hùng khuyến khích người Viettel “thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ”, “làm một điều gì đó khác biệt”. Ông nhận xét: “Trong khó khăn luôn có cơ hội. Và vì chúng ta nhận ra cơ hội khi người khác chỉ thấy được rủi ro nên chúng ta luôn vươn lên mạnh mẽ và phát triển hơn trước”.

4. Nghèo là sức mạnh vì từ đó chúng tôi có khát khao lớn hơn. 

Dẫn lại câu chuyện của Viettel trong cuộc đua ở thị trường viễn thông Việt khi VNPT đã xác lập chỗ đứng, ông Hùng cho thấy sức mạnh của người đi sau, không có nhiều tiềm lực, nhưng có khát khao và dám làm, biết “sáng tạo một cách phá hủy”, để tạo nên những đột phá. 

5. Muốn thay đổi, hãy thắt lại dây giày và tiến bước

Đó là thông điệp ông Nguyễn Mạnh Hùng gửi đi trong đại hội Đoàn Thanh niên của Tập đoàn Viettel năm 2017 để kêu gọi cùng xây dựng một Viettel mới.

6. Hãy làm nên chương mới thay vì đọc lại ánh hào quang của thế hệ trước

Đây là câu nói về “tinh thần Rowan – luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ít đòi hỏi và không nản chí” trong bài phát biểu trước 50.000 cán bộ nhân viên tại Hội nghị tôn vinh Điển hình xuất sắc toàn cầu tổ chức tháng 3/2016.

7. Mỗi doanh nghiệp Việt hãy xây đắp một “khát vọng phi thường” để mai đây khi đủ sức mạnh sẽ biến thành “khát vọng thần thánh” cho dân tộc Việt Nam

Chia sẻ tại Đại học Công nghiệp hồi tháng 2 năm nay, CEO Viettel nói: “Phải đặt ra cho mình những mục tiêu cao nhất, những mục tiêu mà đa số nghĩ là không thể. Bởi chỉ những cái không thể mới có thể tạo ra những con người và tổ chức xuất sắc”.

8. Từ ngày đầu đã được bơm tiền, vũ trang tận răng thì khó xả thân và làm việc quên mình lắm 

Nói với người trẻ, ông Hùng cho rằng phải bán chiếc xe máy của mình đi thì khi ấy mới thực sự khởi nghiệp, xả thân, làm việc quên mình.

9. Nếu có thể làm được cho mỗi người dân sử dụng smartphone truy cập internet với giá rẻ thì đó là một cuộc cách mạng

Với chiến lược khác biệt, “lấy nông thôn bao vây thành thị”, ông Hùng là người đứng sau việc đưa di động, Internet trở thành dịch vụ bình dân tại Việt Nam. Viettel nhờ thế xác lập vị trí số một về viễn thông tại Việt Nam.

10. Đo thành công không chỉ dựa trên con số doanh thu hay lợi nhuận mà thông qua việc giải quyết được vấn đề gì của xã hội

Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 10 năm Viettel đầu tư quốc tế, ông Hùng nêu quan điểm đo sự thành công không chỉ dựa trên con số doanh thu hay lợi nhuận mà “thông qua việc mình đã giải quyết được các vấn đề gì của xã hội”. 



P.V (T.H)


Theo Trí Thức Trẻ

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?

– Là cái mới thay cái cũ.

– Là Công ty mới thay thế các Công ty cũ. Đại học mới thay thế đại học cũ.

– Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá lên thành nước công nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho một số đại học bứt phá lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu.

Cách mạng 4.0 đột phá về việc học: Chung qui chỉ có một chữ là LÀM NGƯỢC. Cách mạng 4.0 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả bất ngờ, cơ hội của các đột phá, cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước, đi theo cách này thì mãi mãi là người đi sau.

Đi sau, nhưng làm khác người đi trước, các công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, bằng cách này chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các nước đi trước chúng ta. 4.0 đi liền với từ Distructive, tức là phá huỷ, đột phá. Gọi là sự sáng tạo mang tính phá huỷ.

Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng, có quá nhiều hạ tầng 1.0, 2.0, 3.0 sẽ không có đủ can đảm phá huỷ, chỉ có những ai đang không có gì hay có rất ít thứ trong tay. Chúng ta đang có mọi thứ để thắng vì chúng ta không có gì trong tay, không có gì để mất.

– Trước đây: Học trước rồi làm sau. Bây giờ: Làm trước học sau; trải nghiệm trước học sau thì vào hơn. Đại học cần cho các em làm nhiều hơn, làm trước khi học.

– Trước đây: Không biết thì hỏi thầy, không biết thì đi học. Bây giờ: Biết thì hãy hỏi; tự học trước, biết 78-8-90% rồi thì mới hỏi thầy. Học rồi mới đi học.

– Trước đây: Học sách giáo khoa, cái đã có trước đây hàng chục, hàng trăm năm. Bây giờ: Học cái chưa có trong sách giáo khoa, thí dụ CN 4.0: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, Cloud, Hệ thống thực – ảo.

– Trước đây: Thầy dạy 100%. Bây giờ: Những người không phải thầy chuyên nghiệp, thí dụ như doanh nhân, chuyên gia sẽ dạy 30%.

– Trước đây: Giáo viên là thầy. Bây giờ: Thầy là huấn luyện viên. Huấn luyện viên thì trò làm là chính. Mô hình huấn luyện viên thì trò bao giờ cũng giỏi hơn thầy. Mô hình thầy thì trò bao giờ cũng kém hơn thầy.

– Trước đây: Làm nghiên cứu trên thế giới thực, trong phòng thí nghiệm, tốn kém, mất nhiều thời gian. Bây giờ: Làm nghiên cứu trên thế giới ảo, trong môi trường mô phỏng, như là trò chơi, không tốn kém, lại nhanh.

– Trước đây: Học sâu các chuyên ngành. Bây giờ: Cần học đa ngành. Cơ hội nằm ở liên kết các ngành, các tri thức khác nhau.

– Trước đây: Học trong trường. Bây giờ: càng mở càng tốt; liên kết các trường; liên kết doanh nghiệp, trên toàn thế giới.

– Trước đây: Chỉ cần biết ngôn ngữ người với người. Bây giờ: cần biết ngôn ngữ người và máy, ra lệnh cho máy, vì máy làm là chính, nên cần biết lập trình, biết coding.

– Trước đây: Học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ: Cần học cách tìm ra vấn đề là quan trọng nhất. Có việc rồi thì mới có các cái khác. Học cách tìm ra việc.

– Trước đây: Học để làm cái đã học, cái mọi người đã làm. Bây giờ: Học để làm cái chưa ai làm; tức là sáng tạo.

– Trước đây: Học sự tiệm cận, học sự tiến hoá, tốt lên từng ngày. Bây giờ: Học để đột phá, cuộc Cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những đột phá, cái mới thay thế cái cũ. Để phá huỷ thay vì tiến hoá.

– Trước đây: Thực là quan trong, dạy cái thực là chính. Bây giờ: Mọi cái thực đã được ảo hoá, vậy ảo là quan trọng; dậy cái ảo là chính, dạy sống và làm việc trong môi trường ảo. Dạy sáng tạo trên môi trường ảo.

– Trước đây: Nghe theo là quan trọng, học thuộc là quan trọng. Bây giờ: Tư duy phản biện là quan trọng, critical thinking.

– Trước đây học What, học How là quan trọng. Bây giờ học Why là quan trọng. Biết tại sao thì mới dám thay đổi.

– Trước đây: Tài sản quan trọng của Đại học là sách, là thư viện, là giảng đường. Bây giờ: Sách ở trên mạng, thì tài sản quan trọng của Đại học là phòng Labs, là công cụ mô phỏng, là máy móc, là hạ tầng CNTT, như là hạ tầng của doanh nghiệp vậy, như hạ tầng của nhà máy với nhiều công xưởng để làm.

– Trước đây: Thước đo Đại học không rõ ràng. Bây giờ thước đo của đại học là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp. Đi học đại học là một khoản đầu tư của người học, họ hoàn vốn bằng lương nhận được khi đi làm, nếu lương nhận được cao họ sẽ sẵn sàng chi trả cao để học trường đó.

– Trước đây: Cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn. Bây giờ: Cạnh tranh là khác biệt, là làm khác người khác.

– Trước đây: Chúng ta phấn đấu trở thành đại học MIT, trường công nghiệp hàng đầu của Mỹ, thì bây giờ chúng ta phấn đấu để không trở thành MIT, làm khác, dạy khác, học khác MIT, và vì vậy mà chúng ta hơn MIT. Còn những doanh nghiệp nào cần sinh viên MIT thì qua Mỹ tuyển họ về Việt Nam làm việc. Đại học MIT không phải đại học Mỹ mà là đại học Việt Nam. Còn Đại học Công nghiệp của chúng ta cung cấp sinh viên khác sinh viên MIT và đáp ứng một phân đoạn thị trường nào đó của Việt Nam.

– Trước đây: Chúng ta thiếu giáo viên giỏi, vì giáo viên giỏi phải là giỏi, là người giỏi. Là người dậy giỏi. Nếu cứ theo cách này thì không chỉ ta mà cả Tây cũng rất thiếu giáo viên giỏi. Nếu nay ta định nghĩa giáo viên là người giao việc cho sinh viên làm, và đo lường kết quả, rồi nhận xét thì nghề giáo viễn đã dễ tìm người hơn rất nhiều rồi.

– Trước đây: Chúng ta tìm giáo viên trong số những người giáo viên, thì cơ hội tìm được người không lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả mọi người có chuyên môn mà đại học cần và có đam mê dạy học thì cơ hội đã lớn hơn gấp nhiều lần. Trước đây chúng ta tìm người trong số 90 triệu người Viet Nam, bây giờ chúng ta tìm người chúng ta cần trong số 7 tỷ người trên thế giới thì dễ hơn rất nhiều.

– Trước đây: Lương giáo viên được định nghĩa hành chính, thì chúng ta cơ bản có người chất lượng tương ứng với đồng lương đó. Bây giờ tự chủ đại học, chúng ta trả lương theo thị trường, thị trường Vietnam và thị trường quốc tế, vậy thì ta có thể lấy bất cứ ai ta muốn.

– Trước đây: Người giỏi nhất là người giỏi nhất. Bây giờ: Người dốt nhất có thể là người giỏi nhất. Người giói nhất thì ít đi nhiều để học hỏi, vì vậy giỏi ở một góc. Người dốt thì phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra ai giỏi nhất cái gì, tích hợp những cái nhất đó lại và thành người giỏi nhất.

– Trước đây: Người thay đổi thế giới là người nói, là người đi khai sáng người khác. Bây giờ: Người khai sáng người khác, người thay đổi thế giới lại có thể là người hỏi một câu hỏi.

– Trước đây: Toán không quan trọng, có vẻ như ít tạo ra giá trị. Bây giờ: Toán là quan trọng nhất. Bây giờ mọi thứ máy làm được. Nhưng thuật toán thì không, thuật toán là cách chúng ta bảo máy làm. Xử lý dữ liệu là quan trọng nhát. Mà chỉ có toán, thuật toán mới xử lý dữ liệu để mang lại giá trị. Thuật toán hiệu quả hơn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn.

– Trước đây: Đi theo sau thì vẫn đi lên được. Bây giờ: The winner takes all. Người thắng cuộc, người đi đầu sẽ hưởng tất, người đi sau chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, đi sau thì phải đi trước. Đi sau thì phải vượt trội. Không đi theo nữa. Nếu chúng ta muốn tận dụng cơ hội 4.0 thì Việt Nam, thì Đại học Công nghiệp phải là người đi đầu, đi trước cả Đức là nước đầu tiên ý thức về CM 4.0.

– Trước đây: Chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường sẽ trở thành một mắt xích trong một tổ chức, một công ty. Bây giờ: chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường trở thành giám đốc của công ty 1 người, biết huy động các nguồn lực khác nhau để thực hiện công việc của mình. Viettel thường giao việc cho một người chủ trì một đề tài, người này có thể thuê cộng tác viên, có thể tuyển dụng nhân lực để thực hiện. Người sinh viên phải biết tổ chức công việc như một giám đốc.