Tag

người giàu

Browsing

Nhiều người thường nói đùa: “Người đẹp trong mắt bạn có thể là kẻ xấu xí dị hợm trong nhân tướng học”, vì cái đẹp theo quan điểm của nhân tướng học lại rất khác so với tiêu chuẩn thẩm mỹ của mọi người.

Thế nên nếu bạn cảm thấy mình gương mặt không xinh đẹp thì đừng vội tự ti vì có thể bạn đang sở hữu vận mệnh đáng ghen tị đấy. Trong nhân tướng học, cằm sẽ nói lên chính xác tính cách, vận mệnh của một người. Bạn hãy xem cằm của mình thuộc kiểu cằm nào sau đây nhé.

Cằm ngắn

Dự đoán chính xác vận mệnh của một người, giàu nghèo, phúc đức nhìn vào cằm là biết ngay - Ảnh 1.

Những người có cằm ngắn thường sống nội tâm và nhiều cảm xúc. Họ cũng là người không bền bỉ và đôi khi không khéo léo trong việc ứng xử vì vậy rất khó để hoàn thành một mục tiêu đã đề ra. Khi về già, họ thường sống trong cô đơn.

Cằm dài

Những người cằm dài thường sống rất ngay thẳng, kiên trì, tình cảm, chung thủy và thân thiện. Họ là những người rất có phước đức, có tuổi thọ cao và là một người bạn đời tốt.

Vì họ luôn hết lòng khi yêu nên dễ dàng đau khổ, buồn phiền khi bị phản bội. Những người này cũng rất cảnh giác, có nhiều kế hoạch nhưng lại thường sống cô đơn khi về già.

Hai cằm và cằm tròn

Nhìn chung, người hai cằm thường có cuộc sống sung túc, thoải mái khi về già, người cằm tròn lại sống khá an nhàn và rất nhiều người phụ nữ giàu có đều sở hữu dáng cằm tròn.

Dự đoán chính xác vận mệnh của một người, giàu nghèo, phúc đức nhìn vào cằm là biết ngay - Ảnh 2.

Người cằm tròn lại sống khá an nhàn và rất nhiều người phụ nữ giàu có đều sở hữu dáng cằm tròn. (Ảnh: Internet)

Trong nhân tướng học, người có hai cằm thường giàu có, bền bỉ, hào phóng, học hành tới nơi tới chốn, hay được người khác giúp đỡ, có những mối quan hệ tốt, có uy tín và được nhiều người tôn trọng.

Trong tình yêu, họ là một người yêu ngọt ngào, dịu dàng, tử tế và về sau rất hạnh phúc. Riêng với phụ nữ, người hai cằm khá may mắn, giúp đỡ chồng rất nhiều còn với nam giới, đây là kiểu người thường gặp nhiều may mắn trong tài lộc .

Người cằm tròn thường là người may mắn trong tình yêu và nếu cằm càng tròn, càng rộng thì càng tuyệt vời hơn nữa.

Người này có tính cách dịu dàng, lạc quan, tinh tế trong tình yêu. Họ tử tế, sau này sẽ có những đứa con hiếu thảo, về già rất hạnh phúc.

Phụ nữ có cằm tròn luôn vì gia đình, còn đàn ông thì sẽ rất chung thủy, đạt thành tựu lớn trong sự nghiệp. Tuy nhiên, những người này lại quá tin người nên dễ bị mắc lừa.

Cằm đưa về phía trước

Nhìn chung, những người có cằm đưa về phía trước khá lãng mạn, có thiên hướng nghệ thuật, tình cảm, được lòng nhiều người khác giới, sống tình cảm, thích giúp đỡ mọi người, tốt bụng. Tuy nhiên, họ lại khá bất cẩn, dễ phạm phải sai lầm.

Những người có cằm quá đưa về phía trước lại rất hung dữ, có tính sở hữu cao, không chịu bỏ qua sai lầm của đối phương, luôn muốn dẫn đầu trong mọi chuyện.

Cằm nhọn

Dự đoán chính xác vận mệnh của một người, giàu nghèo, phúc đức nhìn vào cằm là biết ngay - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

Những người có cằm nhọn thường chu đáo, ham học hỏi để làm giàu kiến thức. Tuy nhiên, những người này có xu hướng không quan tâm lắm đến gia đình.

Họ không thực tế, rất lãng mạn, sống hướng ngoại và kết hôn trễ hoặc không may mắn trong hôn nhân. Vì ít quan tâm đến gia đình nên họ không biết cách chăm sóc con cái, nên kết hôn với người có cằm tròn sẽ hạnh phúc hơn.

Người có cằm quá nhọn cho thấy người này kém hợp tác, bất kể những gì người khác làm cho mình, họ đều thấy đó là lẽ đương nhiên.

Nam hay nữ có cằm nhọn đều hay thất vọng, lo lắng trong tình yêu. Những người này tuổi thọ cũng không cao, nếu thọ cũng thường sống cô đơn và nghèo khổ.

Cằm vuông

Về cơ bản, người cằm vuông thường mạnh mẽ, bướng bỉnh, trung thực, sống thực tế và có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Họ là những người luôn có can đảm để hành động ngay cả trong những tình huống xấu.

Kiểu người này biết cách chăm sóc người khác, có ý thức tốt về gia đình nhưng lại thiếu sự lãng mạn. Tính bướng bỉnh trong tình yêu cũng khiến họ dễ quyết định chia tay với người yêu khi không được thấu hiểu.

Tuy nhiên, một khi đã phải lòng ai đó, họ sẽ vượt qua mọi khó khăn và cống hiến hết mình vì mối quan hệ này.

Cằm thụt vào

Chưa trưởng thành, thiếu quyết đoán, dễ thay đổi, thiếu tập trung, dễ bị người khác điều khiển là đặc điểm chung của những người có dáng cằm thụt vào.

Họ sống khiêm tốn, nhún nhường, thường mất đi nhiều cơ hội do tính cách quá thận trọng. Vì vậy, họ thích hợp là người hỗ trợ chứ không nên tự kinh doanh riêng.

Họ có mối quan hệ tốt với mọi người, giỏi thương lượng. Tuy nhiên, trong tình yêu, họ lại khá thờ ơ và không chung thủy.

Cằm chẻ

Dự đoán chính xác vận mệnh của một người, giàu nghèo, phúc đức nhìn vào cằm là biết ngay - Ảnh 4.

Nhân tướng học cho rằng người có cằm chẻ là người mang đến may mắn cho vợ hoặc cho chồng. Người này cũng rất sáng tạo.

Người cằm chẻ sống tình cảm và có cuộc sống nhiều màu sắc. Trong tình yêu, vì đã cho đi quá nhiều nên mong muốn sẽ nhận lại được tương tự như vậy. Do đó khi không được như mong muốn, họ rất dễ bị tổn thương.

(Nguồn: yourchineseastrology)



Newben


Helino

Theo thống kê, mọi người thường thức dậy vào khoảng 6 giờ đến 7 giờ 30 mỗi sáng.

Tôi không phải là một người như vậy. Tôi thường thức dậy lúc 7 giờ 45 phút, đi làm lúc 8 giờ, uống một cốc cà phê vội vã trên đường và đến văn phòng lúc 9 giờ sáng. Sau mỗi buổi tan sở, tôi đã kiệt sức đến mức chỉ muốn nằm xuống và không làm gì cả.

Một ngày, tôi quyết định thay đổi hoàn toàn lịch trình cuộc sống của mình, bắt đầu bằng việc thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng. Đó quả thực là một quyết định khiến cuộc đời tôi thay đổi. Nhờ nó, tôi đã hiểu vì sao thức dậy sớm là một thói quen thành công

1. Tôi làm việc hiệu quả hơn

Những người thành công dậy sớm. Tôi nghe thấy điều đó ở khắp mọi nơi. Steve Jobs từng thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng và đã dành đủ thời gian để bắt đầu với Apple. Rất nhiều người nổi tiếng khác cũng có thói quen tương tự.

Tôi từng nghĩ mình là một con cú đêm và sẽ chẳng bao giờ dậy sớm nổ. Nhưng khi bắt đầu thử nghiệm, tôi nhận ra, buổi sáng là thời điểm hoàn hảo nhất để làm việc hiệu quả đối với tôi. Bây giờ, tôi thức dậy với một tâm trí tỉnh táo, một cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đặt mục tiêu cho ngày mới ngay lập tức. Tôi đã bắt đầu một ngày mới tuyệt vời khi mà phần lớn mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say. Và hoàn thành mọi thứ khi trở về nhà sau giờ tan sở. Vì thế, tôi có nhiều thời gian buổi tối hơn cho gia đình.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 1.

2. Làm chủ thời gian của mình

Tôi từng thức dậy, nhảy ra khỏi giường khi nhận ra mình đã gần như muộn làm. Cuống cuồng chuẩn bị mọi thứ nhưng rồi vẫn đến công ty muộn. Ngồi vào bàn làm việc một cách lúng túng và gắt gỏng, tôi hầu như vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn để bắt đầu công việc. Đó chắc chắn không phải là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

Bắt đầu thực hiên thói quen dậy sớm, tôi có hơn 2 giờ trước khi đi làm để chuẩn bị mọi thứ. Trong khoảng thời gian này tôi không chỉ sắp xếp mọi thứ hoàn hảo mà đôi khi còn có thể thưởng thức một tách cà phê hay đọc một vài trang từ cuốn sách yêu thích. Những người dậy sớm không cần phải vội vã. Họ có thể khởi động ngày mới bình tĩnh và tự tin.

3. Phát triển thêm các thói quen mới

Rèn luyện thêm các thói quen mới rất quan trọng để cải thiện, phát triển bản thân và buổi sáng là một thời điểm hoàn hảo cho điều đó. Tận dụng buổi sáng của riêng bạn, hãy lập kế hoạch một danh sách những việc bạn sẽ là trong mỗi sáng, điều đó sẽ giúp bạn hình thành những thói quen tốt mà không cần ép buộc bản thân bất cứ điều gì.

Ví dụ, một ngày mới của tôi sẽ bắt đầu với việc vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ tập thể dục sau đó uống một ly nước ấm, vận động một chút sau đó đọc sách… Các nhiệm vụ tương tự phải được thực hiện giống như mọi ngày, kể cả cuối tuần.

4. Có cơ thể cân đối hơn

Khi bạn dậy sớm, bạn có thời gian linh động để luyện tập thể dục trước khi bộ não của bạn bị vắt kiệt sức sau một ngày làm việc. Bạn có thể đến phòng tập gym vào sáng sớm hoặc đơn giản chỉ là đi bộ quanh khu vực bạn sống.

Dĩ nhiên, bạn có thể luyện tập vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng tôi cảm thấy kế hoạch luyện tập sau giờ làm việc có thể dễ dàng bị hủy bỏ bởi rất nhiều cám dỗ khác. Trong khi đó, lịch trình luyện tập vào sáng sớm của bạn sẽ không bao giờ bị người khác can thiệp.

Nhờ dậy sớm, tôi có 30 phút để đi bộ hoặc tập thể dục mỗi sáng và giảm được gần 3kg trong vòng 1 tháng. Tất nhiên, tôi sẽ không dừng lại ở đó.

5. Tận hưởng không gian yên tĩnh

Điều tôi yêu thích nhất khi thức dậy sớm là sự yên tĩnh của buổi sáng: không có tiếng trẻ con kêu khóc, không có tiếng ồn của tivi, của xe cộ. Buổi sáng sớm của tôi thật sự yên bình. Không điều gì khiến tôi mất tập trung với những nhiệm vụ quan trọng, tôi có thể suy nghĩ tập trung, lên kế hoạch hiệu quả.

Jeremy Korst, cựu Tổng giám đốc của Microsoft có thói quen thức dậy vào khoảng 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng bởi 2 lí do: đầu óc minh mẫn và không gian yên tĩnh. Trong suốt 2 giờ của buổi sáng, ông thường làm hết các công việc quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự bất hạnh của ai đó là anh ta không biết cách giữ yên lặng khi ở trong căn phòng của chính mình”. Bây giờ, tôi tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy sự yên bình và hạnh phúc khi thức dậy sớm.

6. Tiết kiệm năng lượng và thời gian đi lại

Không ai thích giờ cao điểm với xe cộ đông đúc và tắc đường, khởi hành sớm có thể cải thiện được phần khó chịu này trong cuộc sống của bạn. Nếu như dậy sớm, bạn có thể thong thả bắt xe bus hay tự lái xe đi làm và tránh được cảnh tắc đường, muộn làm rồi bị sếp mắng. Nếu muốn vận động nhiều hơn một chút, bạn cũng có thể đi xe đạp như tôi đã làm.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 2.

7. Ăn bữa sáng lành mạnh

Khoa học đã khẳng định, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo các nghiên cứu mới nhất, chúng ta nên nạp 15 – 25% năng lượng dành cho cả ngày trong bữa sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, chúng ta thường cảm thấy đói cồn cào trước bữa trưa và có thể không kiểm soát được lượng đồ ăn cũng như tính chất lành mạnh của thực phẩm nạp vào.

Trước đây, tôi luôn dậy sát giờ đi làm vì thế tôi luôn bỏ bữa sáng. Nhưng bây giờ, khi thức dậy vào 5 giờ 30 mỗi ngày, tôi có đủ thời gian không chỉ để chuẩn bị bữa sáng mà còn có thể thong thả thưởng thức nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn, việc đó tốt hơn nhiều so với việc vừa đi vừa ăn hay ăn sáng tại bàn làm việc.

8. Có những giấc ngủ yên bình hơn

Những người có thói quen “cú đêm” thường đi ngủ và thức giấc vào những thời điểm ngẫu nhiên, trong khi những người dậy sớm thường đã thiết lập lịch trình giấc ngủ cho cơ thể. Thói quen ngủ không lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn như mức độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ béo phì…

Khi bắt đầu thói quen dậy sớm, tôi nhận ra rằng cơ thể và đầu óc luôn tỉnh táo, khoan khoái mà không cần phải ngủ liên tục trong 10 – 12 giờ như trước. Thức dậy lúc 5 giờ 30 khiến tôi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ, năng lượng tràn đầy để bắt đầu ngày mới. Một lịch trình ngủ lành mạnh sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và cho bạn một sức khỏe tốt hơn.



Theo Hoài Thu


Thời đại

Có một phát hiện thú vị như sau: Những người ngay từ nhỏ đã hào phóng mời bạn bè đi ăn thì bây giờ họ vẫn có một cuộc sống đầy đủ. Ngược lại, những người luôn luôn trốn tránh việc trả tiền và tiêu tiền thì sau bao năm vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.

Tại sao lại như thế? Từ xưa đến nay chúng ta đều được giáo dục rằng: “Phải biết tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Không cần biết kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ cần tiết kiệm là sẽ có tiền”. Lẽ nào lí luận này là sai?

Chúng ta lại hay nhìn thấy một số người thường đến những nhà hàng sang trọng, uống rượu ngoại, dùng hàng hiệu, mỗi lần tiêu hết hàng chục, hàng trăm triệu. Xa xỉ chưa? Tất nhiên, vẫn có người nói: “Thế mà gọi là xa xỉ hả? Anh chưa nhìn thấy những người còn sang trọng hơn à?”.

Đúng thế, phải thừa nhận là còn có những người giàu có, sang trọng hơn rất nhiều. Điều tôi nói trên chỉ là một ví dụ. Theo lí mà nói, người tiêu tiền như vậy thì càng tiêu càng ít đi mới đúng. Nhưng thực tế, họ càng tiêu tiền lại càng nhiều tiền. Vậy rốt cục tiết kiệm tiền mới giàu hay tiêu tiền mới giàu?

Hơn 80% số người trong xã hội này đang không ngừng tiết kiệm tiền. Những gì có thể tiết kiệm họ sẽ tiết kiệm, những gì cần tiêu ít tiền họ cố gắng tiêu ít; tiền có thể gửi ngân hàng, họ sẽ mang đi gửi; và tiền gửi ngân hàng chiếm hơn 80% số tài sản của họ. Còn đối với người giàu có thì sao? 

Tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm chưa đến 1% tổng tài sản của họ. Số tiền còn lại, họ tuyệt đối không gửi trong ngân hàng, mà ngược lại luôn tìm cách vay tiền ngân hàng để quay vòng vốn. Ngân hàng là nơi thu thập tiền của những người không dùng đến tiền để cho người cần tiền vay, và 80% số tiền của những người tiết kiệm kia đã bị những người giàu có tiêu mất. Mà những người này càng tiêu lại càng nhiều tiền.

Nghịch lý xã hội: Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người càng tiết kiệm lại càng nghèo? - Ảnh 1.

Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người không dám tiêu tiền lại càng nghèo? Bản chất là do tư duy của họ khác nhau. Người thích tiết kiệm khi đi mua đồ luôn nghĩ: “Làm thế nào mua được càng rẻ càng tốt, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó”. Những thứ yêu thích lại không dám mua: “Đợi khi nào nhiều tiền hãy mua, hiện tại tiền này dùng vào việc khác trước”.

Người giàu lại khác. Một khi họ thích thứ gì, họ luôn nghĩ: “Làm thế nào mình mới có thể mua được nó? Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền?”. Đó chính là sự khác biệt giữa người thích tiết kiệm và người thích tiêu tiền. 

Với việc không ngừng suy nghĩ làm sao để có tiền thỏa mãn những tham vọng của bản thân, họ sẽ tìm ra càng nhiều phương pháp kiếm tiền. Khi đã nhiều tiền rồi, họ lại nghĩ làm thế nào kiếm được nhiều tiền hơn nữa? Và sau đó họ sẽ mua những thứ họ thích, sống cuộc sống xa hoa, tiện nghi mà nhiều người mơ ước. Người dám tiêu tiền, có tham vọng giàu sang thì họ sẽ có động lực để kiếm tiền.

Ngoài ra, xét về góc độ duy tâm, chúng ta thấy những gì mà trong tiềm thức luôn luôn khao khát một thời gian dài, thì năng lượng của bản thân sẽ thôi thúc ta bằng mọi cách phải đạt được, và đây là quy luật hấp dẫn của vũ trụ. Cuộc sống hiện tại là sự phản ánh tư duy trong quá khứ, và cuộc sống sau này lại chính là do suy nghĩ hiện tại mà ra.

Đối với người thích tiết kiệm, với họ càng tiết kiệm càng có nhiều tiền. Thực ra, đó là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch. Vào thời điểm đó, mọi người đều có một số tiền và của cải nhất định, chỉ có tiết kiệm mới có được nhiều hơn. Ngày nay, nguồn tài sản của người dân đa dạng, và khái niệm kiếm tiền đã bao hàm nhận thức về tiết kiệm tiền. 

Nghịch lý xã hội: Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người càng tiết kiệm lại càng nghèo? - Ảnh 2.

Có vô số thực tế đã chứng minh: Người càng keo kiệt, càng không dám tiêu tiền và càng nghèo. Lúc cần dùng đến tiền phải rộng rãi chi ra. Chẳng hạn: Khi đầu tư làm ăn lớn như mở cửa hàng mà trong đầu không có suy nghĩ phải bỏ tiền đầu tư thì làm sao có thể kiếm được tiền? Muốn tìm được nhiều đối tác mà không chịu chi tiền mời họ đi ăn uống, giao lưu thì ai muốn hợp tác với mình?.

Để từ bỏ một thói quen quả thực rất khó. Đặc biệt là thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nếu bạn khao khát muốn thay đổi chất lượng cuộc sống, vậy còn đợi gì nữa, hãy mạnh dạn thay đổi cách nghĩ và thói quen tiêu tiền của bạn. Hãy nghĩ làm cách nào có thể kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn những tham vọng đó. 

Tuy nhiên, các bạn đừng nhẫm lẫn việc tiêu tiền với hoang phí tiền. Tiền kiếm ra để tiêu và tiêu tiền thế nào cũng là một nghệ thuật. Những người giàu quan niệm: Miễn là không hoang phí tiền, còn tiêu vào đâu đều là hợp lý. Ví dụ: Mua một đôi giày đắt tiền chính là một sự đầu tư thông minh, bởi ngoài giá trị lâu bền, đôi giày đắt tiền còn có khả năng tăng sự tự tin và địa vị xã hội. Vì vậy, đây không phải là tiêu tiền hoang phí mà là sự đầu tư có mục đích.

Nếu không có khả năng tiêu tiền một cách khôn ngoan thì cách tốt nhất bạn có thể làm là tiết kiệm tiền. Và nếu biết sử dụng tiền một cách hợp lý, “biết” tiêu tiền thì hãy phát huy nó, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thảnh một tỷ phú.



Thu Hoài


Theo Trí Thức Trẻ

Năng lực học tập không cao, thành tích ở trường cũng bình bình, thậm chí còn nghịch ngợm phá phách, vậy mà khi bước chân vào xã hội lại làm ông chủ, phát tài, lý ở đâu và vì sao? 

Người thường tìm kiếm sự ổn định, người giàu thích những thách thức

Lựa chọn nghề nghiệp của 2 nhóm người này vốn đã là một khác biệt lớn: những người bình thường luôn mong được làm trong một công ty lớn, công việc ổn định. Còn người giàu thì dạy con gái của mình, đừng để ý tới những công ty thực tập, thậm chí là khuyến khích con gái tự lập 1 công ty nhỏ.

Chọn dịch vụ quản lý tài chính của ngân hàng cũng là một khác biệt: người bình thường chọn một dịch vụ “được đảm bảo”, lợi nhuận hàng năm từ 3%-5%. Còn người giàu lại thích mạo hiểm, mua bán nhất định phải có lợi lớn, mua một tỷ lên vốn cổ phần nhất định và nhận lại lợi nhuận cao hơn. “Tư duy giàu có” sẽ không mua một quỹ bảo tồn vốn – “rủi ro thấp tức là lợi nhuận thấp”.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 1.

Người thường một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu

Người bình thường có lẽ so với người giàu thì càng nỗ lực nhiều hơn trong công việc, sự khác biệt lần này xuất phát từ cách định nghĩa khác nhau của cái gọi là “nỗ lực công việc”. Người phổ thông luôn nỗ lực bằng sức lực bản thân từ sớm tới tối muộn, dù mệt mỏi cũng không oán thán.

Cái mà một người giàu coi là “nỗ lực làm việc” bao gồm 3 phương diện: 

– Thứ nhất, là sự nỗ lực của cả một đội nhóm. Họ có thói quen dẫn dắt, lãnh đạo một đội nhóm kinh doanh, thay vì một mình chiến đấu. Nó hay ở chỗ là khích lệ được đồng đội cùng phấn đầu vì một mục tiêu, đặt ra kỳ vọng và để mọi người chia nhau xử lý công việc. 

– Thứ 2, để tiền “nỗ lực làm việc”. Người thường vì sợ rủi ro mà gửi tiền của họ tại ngân hàng, lúc này tiền của họ như một kẻ “lười biếng” không hề “sản xuất” thêm lợi nhuận. Người giàu thì yêu cầu tài sản của mình mỗi năm phải đem về ít nhất 10% lợi nhuận. “Tư duy giàu có” hay ở chỗ, dù có ngủ cũng phải để tiền sinh ra tiền. Ví dụ như: cho người khác vay tiền mở nhà hàng phải yêu cầu một tỷ lệ lãi nhất định, và đồ thế chấp; hoặc là đầu tư tiền vào bất động sản để hưởng lợi chênh lệch. 

– Thứ 3, người giàu dùng tiền của người khác để kiếm tiền cho mình. “Tư duy nghèo” là chỉ sử dụng tiền trong túi, không dám vay mượn.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 2.

Người thường luôn nói Có, người giàu dám nói Không

Những “tư duy nghèo” hay người nghèo chính là thường nói theo những gì người khác nói, có khi là mê tín, có khi là nghe lời cha mẹ, có khi chỉ vì sợ khác biệt, những người này chắc chắn đều rơi vào tình trạng “tiền nhỏ thì tằn tiện, tiền lớn thì trở nên hồ đồ”. Ví dụ mua một căn nhà, anh ta nhất định sẽ kì kèo phí quản lý nhà để phí càng ít càng tốt.

Người thường tựa bầy cừu, người giàu như sói

Quan sát 2 người trẻ tuổi, liệu có biết được 20 năm sau, ai sẽ thành phú ông không? Tất nhiên là có thể, xem xem gan bọn họ to nhỏ thế nào là có thể dự đoán rồi.

Đa số người giàu và người “tư duy giàu có” đều là từ nhỏ đã lớn gan lớn mật rồi, tức là họ dám làm những việc mà người khác không dám làm, những việc chưa ai làm thì anh ta lại thích làm. 

Ví dụ như: sắp tới công ty muốn phát triển thị trường các tỉnh miền Tây, muốn điều cử một số nhân lực cốt lõi vào đó, hầu hết nhân viên tại trụ sở chính đều không nỡ rời Hà Nội, nên đều suy nghĩ rất lâu cũng không ai dám tiến cử, chỉ có một hai thanh niên năng nổ không chút do dự mà nhận luôn. 

Tất nhiên, gan càng lớn thì cơ hội càng nhiều; gan càng nhỏ thì cơ hội cũng sẽ trôi qua. Bạn nói xem, ai trong số họ có khả năng thành công cao hơn nào?

Hiệu ứng bày đàn nói chung là rất hiển nhiên. Đa số mọi người đều là kiểu “nước chảy bèo trôi”, không dám để mình nổi bật, không dám làm gì đó khác biệt đám đông; mà chỉ đợi khi có tiếng nói số đông mới dám hành động, đương nhiên khả năng thành công của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều. 

Ví dụ như: những người cả gan họ sẵn sàng mua vào cổ phiếu khi nó đạt 1.30 điểm, còn những người khác vì tâm lý bầy đàn mà cứ đợi đến 2.30 điểm mới chịu mua vào vì đó là lúc thấy có nhiều người mua vào nhất. Như vậy thì lúc mà phú ông đang ngồi đếm tiền rồi thì họ mới vội tranh nhau mua vào với giá cao hơn, cứ cho là được lợi nhuận thì tỷ lệ thu được cũng không ăn thua.

Người thường chăm chú vào chi tiết, người giàu lưu tâm ở đại sự

Những người ưa ổn định, tâm lý của đàn cừu thì đương nhiên họ cũng thuộc nhóm những người quá chăm chú vào chi tiết mà quên đi đại sự. Đôi khi với những việc nhỏ nhặt họ rất chặt chẽ, nhưng khi gặp việc lớn thì họ lại trở nên hồ đồ, hoặc là xử lý không tốt hoặc là chưa từng nghĩ đến. 

“Tư duy làm giàu” là để tâm ở đại sự, thay vì làm con tốt thì phải làm con xe đi đường dài như thế mới có thể đi nhanh hơn người khác và về đích thành công.



Tiểu Lý


Theo Trí Thức Trẻ

Có tiền tiêu cả đời không hết, nhưng vẫn nỗ lực kiếm tiền

Nhiều người giàu có rất nhiều tiền, họ giàu đến mức tiêu mấy đời cũng không hết, vậy vì sao họ vẫn cố gắng kiếm tiền?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đặt câu hỏi đó. Nếu chúng ta coi vật chất là nhu cầu của con người thì con người có nhu cầu rất hữu hạn, nhưng nhu cầu về tinh thần là vô hạn. Người giỏi, người giàu có khát khao làm việc, muốn nâng cao giá trị bản thân, muốn xã hội đánh giá đúng tài năng của họ.

Phần lớn người giàu rất thích cảm giác vinh quang, chiến thắng. Họ sẵn sàng làm từ thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác, nhưng vinh quang họ sẽ không nhường.

Điển hình là Bill Gates. Ông ấy (từng) là người giàu nhất thế giới, có 90 tỷ USD, và có thể bỏ ra 90% tài sản của mình để làm từ thiện, nhưng người thứ hai muốn vượt qua ông ta để lên đầu danh sách, thì ông ấy sẽ cạnh tranh đến cùng, sẽ không nhường. Đấy là tâm lý của người giàu!

Ở xã hội Việt Nam, người giàu thường bị ghét. Lý do thứ nhất có thể khi bé, mỗi lần đọc truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện nào cũng xây dựng người giàu là tham lam, tàn ác, khiến chúng ta có ác cảm với người giàu.

Điểm thứ hai là trong xã hội cũng tồn tại những người giàu bất chính, buôn gian bán lận, khiến hình ảnh người giàu trở nên méo mó.

Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận, trong mỗi người luôn có tính ghen ghét và nó nằm trong bản năng, cộng thêm 2 lý do kia khiến chúng ta càng ghét, càng soi mói họ.

Vậy người giàu có đáng ghét không? Người giàu chân chính thực ra không đáng ghét như vậy. Các bạn thử nghĩ kỹ đi: Người giàu cũng chỉ ăn ngày 3 bữa, ngủ 1 giường. Họ không thể ăn nhiều hơn, không thể ngủ nhiều hơn, nhưng làm việc nhiều hơn chúng ta.

Rất nhiều người giàu thực tế sống tiết kiệm, thanh bạch hơn người không giàu. Nhiều người bạn của tôi rất giàu nhưng họ vẫn thích ăn cơm trắng, cá kho, thịt rang, cà, dưa, canh cua, họ không chi tiêu nhiều hơn phần lớn các bạn. vậy, họ nhiều tiền như thế nhưng ăn ít hơn, tiêu ít hơn, thì tiền của họ để đâu?

Nếu ở thời cổ điển, tiền sẽ nằm trong kho nhà họ, đầy vàng, lụa là gấm vóc, nhưng thời nay, tiền ở tài khoản ngân hàng, ở công ty, chứ trong nhà họ cũng chẳng có gì.

Tiền như vậy theo một nghĩa nào đó vẫn là của xã hội, vì họ không tiêu. Tôi rất thích quan điểm của Jack Ma, khi ông từng nói “đến một mức giàu có nào đó, tiền là của xã hội ủy thác cho người giàu, người giàu có trách nhiệm quản lý hộ xã hội và làm cho tiền sinh sôi nảy nở”, chứ họ cũng chẳng được hưởng bao nhiêu.

4 đặc điểm của người giàu

Sau rất nhiều nghiên cứu về nhóm người giàu có, thế giới đúc rút ra rằng họ thường mang trong mình 4 đặc điểm rõ nét như sau:

– Bao giờ cũng có đam mê. Họ lấy đam mê làm động lực để sống, làm việc và hạnh phúc, chứ không nhăm nhăm kiếm tiền. Phần lớn họ làm việc chỉ muốn thỏa mãn niềm đam mê.

– Rất khao khát mong muốn giúp đỡ người khác có công ăn việc làm, được thành công

– Rất hào phóng, và hào phóng từ lúc chưa giàu chứ không phải giàu rồi mới hào phóng. bằng chứng là họ thường rất có trách nhiệm với xã hội, thích làm từ thiện.

– Luôn day dứt việc đưa đất nước thoát nghèo. Khát khao đưa đất nước trở thành giàu có còn lớn hơn khát khao đưa cá nhân trở nên giàu có. Làm giàu cho cá nhân rất dễ, nếu người đó tài năng; nhưng làm giàu cho đất nước thì khó vô cùng.

Với câu chuyện của Việt Nam, nếu chúng ta chỉ có dăm ba người là tỷ phú giàu có chân chính thì đất nước chưa giàu được. Muốn là một quốc gia giàu có và được tôn trọng, người Việt cần phải có hàng triệu người thật sự giàu có!



Theo Lam Thiên


Nhịp sống kinh tế