Tag

lựa chọn

Browsing

– 01 – 

Tôi có một người bạn, cậu ta vô cùng sùng bái câu “nỗ lực mới có thể thành công”.

Vì vậy trong công việc, cậu ta luôn rất tích cực và chăm chỉ, chỉ ước một ngày có hơn 24 giờ và một năm có hơn 265 ngày. Vậy nhưng mặc dù đã nỗ lực suốt mấy năm trời nhưng vẫn không hề được thăng chức hay tăng lương. Điều này khiến cậu ta rất phiền não.

Một hôm, người bạn này của tôi tình cờ đọc được quảng cáo về một buổi thuyết giảng về thành công của một chuyên gia nào đó, nghĩ đến câu “tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người thành công, có như vậy mới có thể thành công hơn nữa”, cậu ta không do dự đăng kí tham gia. 

Nghe xong buổi thuyết giảng ngày hôm đó, cậu bạn tôi thấy được khích lệ tinh thần rất nhiều, nhưng ngoài đó ra thì cậu nghĩ thế nào cũng không ra là mình còn thu hoạch được điều gì khác nữa.

Sau khi trải qua chuyện này, cậu bạn đó của tôi bỗng cảm thấy hoài nghi với hai chữ “thành công”: tại sao người khác có thể công thành danh toại, còn tôi thì dù có nỗ lực thế nào cũng không thành công?

Tin rằng có nhiều bạn trẻ hiện nay cũng giống như cậu bạn của tôi, luôn tin tưởng vào những lời khích lệ đầy cảm hứng và những câu chuyện kì tích của những người thành công, cho rằng chỉ cần làm theo là có thể thành công.

“Thành công”, có thể bạn không biết nhưng bản thân nó chính là một hình thức giả định. Vì sao nói như vậy? Bởi câu giả định là câu diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại và quá khứ. Sự hoài nghi của cậu bạn tôi về hai chữ “Thành công” đã chứng minh cho điều này. 

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 1.

– 02 –

Trong nhiều sách viết về thành công đều có một quan điểm như sau:

Chỉ cần (…) thì có thể (…), và việc bạn cần làm là không ngừng nỗ lực đi thực hiện nó.

Từ câu nói trên chúng ta có thể rút ra 3 điểm sau:

1. Thành công không khó, chỉ cần kiên trì.

2. Chỉ cần làm như vậy thì mọi người đều có thể thành công.

3. Người nào càng làm tốt thì người đó càng thành công.

Ngày nay, mọi người thường lấy tiền ra để đánh giá sự thành công của một người, theo cái logic này, chúng ta có thể nghĩ như sau:

Chỉ cần bạn kiên trì thì bạn sẽ thành công, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì càng chứng tỏ bạn thành công.

Lúc này thì vấn đề đến rồi:

Khi bạn kiếm được 5 triệu thì có phải đến lúc bạn kiếm được 50 triệu thì mới được xem là thành công không? Vậy khi bạn thực sự kiếm đựơc 50 triệu rồi thì lúc đó lấy gì để định nghĩa thành công của bạn đây? Tiếp tục kiếm đến 500 triệu ư?

Thực tế thì chúng ta không có cách nào phán đoán được một người làm được đến đâu thì mới được gọi là thành công.

Và có một thực tế khác nữa đó là những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người có thể nói là không quá tệ.

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 2.

– 03 –

Khi gặp thất bại, chúng ta thường thích dùng những câu như “trời sinh ra ta chắc chắn có ích” hay “cuộc đời ai rồi cũng sẽ gặp khó khăn, cần phải mỉm cười để đối mặt với nó” để khích lệ người khác.

Những câu nói như vậy nhìn có vẻ không sai, nghe cũng rất khích lệ lòng người. Nhưng cẩn thận nghĩ lại thì có vẻ sai sai! Cho dù bạn là thiên tài, nhưng nếu không có ai phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng thì bạn cũng không có cách nào có thể phát huy sự thông minh tài trí của bạn cả.

Lúc còn nhỏ tôi cũng rất thích nghe những câu chuyện khích lệ lòng người.

Có một lần, thầy giáo kể cho chúng tôi nghe câu chuyện lập nghiệp của Lý Gia Thành, tỉ phú giàu nhất Hồng Kông, rằng ông mất cha từ nhỏ. Để có thể kiếm tiền nuôi gia đình, ông đã phải làm qua đủ các công việc làm thuê, chịu đủ các loại khổ cực. Sau này nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ mà ông đã trở thành giám đốc của một xưởng nhựa.

Lúc đó ông cảm thấy thị trường nhựa rất có tiềm năng vì vậy đã vay họ hàng, ông Trang Tịnh Am 4,3 vạn tệ để khởi nghiệp, kết quả ông trở thành một trong những người giàu nổi bật trên thế giới. 

Lúc đó tôi, một đứa trẻ chưa hiểu nhiều chuyện luôn nghĩ rằng Lý Gia Thành là nhờ vào sự nỗ lực của mình trở thành tỉ phú, điều này quả thực rất đáng khích lệ. Nhưng sau này tôi mới biết, Lý Gia Thành trở thành tỉ phú như ngày hôm nay không chỉ đơn giản chỉ dựa vào nỗ lực

Bạn cần biết rằng 4,3 vạn thời đó bằng hơn 60 vạn bây giờ, nếu dựa vào số lương mà Lý Gia Thành kiếm được vào thời điểm đó thì để có được số tiền đấy thì ông Lý ít nhất cũng phải nhịn ăn nhịn mặc ít nhất 30 năm mới có thể tiết kiệm được.

Là vị họ hàng nào lại hào phóng như vậy, trong chớp mắt đã có thể cho ông ấy vay một số tiền lớn như thế?

Điều này thì phải nói từ họ hàng của Lý Gia Thành, ông Trang Tịnh Am, tỉ phú trong giới đồng hồ, Chủ tịch hiệp hội hữu nghị Quảng Đông ở nước ngoài, quả thực ông ấy không thiếu tiền.

Sở dĩ khi đó ông cho Lý Gia Thành mượn tiền là bởi ông Lý cưới con gái của ông. Người mà hay gọi là họ hàng thực ra chính là bố vợ của ông.

Tất nhiên, tiền không phải là nhân tố quyết định tất cả, bối cảnh xã hội và cách lựa chọn ngành nghề đầu tư lúc đó cùng với tài năng của Lý Gia Thành, tấy cả đã tạo nên một tỉ phú giàu có như ngày hôm nay.

Vì vậy, giống như Lý Gia thành, phần lớn thành công của những chủ doanh nghiệp, chúng ta đều không thể bắt chước được.

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 3.

– 04 –

Cho nên, khi gặp phải câu hỏi “tại sao người khác có thể công thành danh toại, còn tôi thì dù có nỗ lực thế nào cũng không thành công, thì điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là phải thay đổi nhận thức của bản thân.

Muốn thay đổi nhận thức thì đòi hỏi bạn trước tiên phải tự suy ngẫm.

Đừng lúc nào cũng nghĩ làm sao mới có thể thành công, nếu như bạn không biết mình sai ở đâu thì bạn sẽ mãi mãi mắc kẹt ở trong lỗi sai đó, cuối cùng kết quả chính là: Không tìm ra phương pháp thành công, bản thân sau mỗi lần thất bại cũng cảm thấy chán nản, dần dần mất đi tự tin.

Jack Ma từng nói như sau: Nhiều khi chúng ta cần ít nghe lời của những chuyên gia thành công lại.

Các nhà khởi nghiệp nên dành thời gian học hỏi người khác vì sao mà thất bại, bởi vì nguyên nhân của thành công có thể có hàng nghìn hàng vạn, nhưng lí do thất bại thì chỉ có 1 hoặc 2.

Vì vậy lời khuyên của tôi đó là mọi người hãy ít nghe những buổi thuyết giảng về thành công đi một chút, những người thành công thực sự là những người dùng tấm lòng của mình để đi cảm nhận, rồi một ngày khi bạn đã trở thành người thành công thì bạn nói cái gì cũng đều đúng.

Thất bại không đáng sợ, chỉ cần chúng ta tìm ra được giải pháp cho sự thất bại đó thì chúng ta cũng có thể đạt được thành công.

Tiếp theo là phải học cách lựa chọn.

Trước đây, có một cô gái vì muốn được gả cho thần tượng mà không ngần ngại bỏ học, ngày nào cũng bám theo thần tượng. Vì muốn được ở gần hơn với thần tượng mà cãi lại cha mẹ, bán nhà, bán thận để có tiền tham dự concert của thần tượng.

Ngay cả khi cha phải nhảy sông tự tử, cô gái này vẫn không tỉnh ngộ. Phải đợi đến lúc thần tượng kết hôn rồi cô ta mới dần dần ngộ ra.

Kiên trì không đồng nghĩa với thành công, kiên trì chỉ là một phương tiện để thành công, từ bỏ cũng như vậy.

Kiên trì hoặc từ bỏ đều là phương tiện giúp bạn đạt được giá trị thực sự đằng sau của mục tiêu mà bạn đang theo đuổi, nhận thức rõ ràng những thứ đằng sau của thành công mới là mấu chốt.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ