Tag

đại học

Browsing

Hãy cùng ngắm nhìn những bức ảnh của blogger Thiện Nguyễn trong chuyến đi tới những trường đại học hàng đầu tại New Zealand để có cái nhìn chân thực hơn về môi trường giáo dục tại một trong những quốc gia hạnh phúc và bình yên nhất trên thế giới này.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 1.

Theo blogger Thiện Nguyễn, chuyến đi của anh có sự đồng hành của tổ chức Education New Zealand [ENZ] và LV Consultancy với ba tuần trải nghiệm tại các trường đại học, trung học và trường nghề ở các vùng Wellington, Dunedin, Christchurch, Nelson & Whanganui…Trong ảnh là trường đại học Otago được thành lập vào năm 1869. Đây cũng là trường đại học lâu đời nhất tại New Zealand.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 2.

Thư viện trung tâm đại học Otago, một trong top 18 thư viện trên thế giới mà bất cứ “mọt sách” nào cũng nên ghé qua. Theo lời một sinh viên ở đây, thư viện “có tới 2 ngàn cabin cho thiên hạ học bài, thêm 500 chỗ dành riêng cho laptop, 130 cái pc… được ăn uống thoải mái, còn có lò sưởi/điều hoà 24/24 nên mùa nào chui vô ngồi cũng thích”.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 3.

Một góc thư viện đại học Otago với khung cảnh đẹp như tranh vẽ.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 4.

New Zealand có tất cả 8 trường đại học và đều nằm trong số 3% những trường đại học tốt nhất trên thế giới.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 5.

Đại học Victoria Wellington được đánh giá là Đại học hàng đầu New Zealand về chất lượng nghiên cứu khoa học. Trường có 43 trung tâm nghiên cứu và có mối liên hệ mật thiết với các trung tâm nghiên cứu khác trên thế giới, giúp sinh viên có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu phục vụ học tập, nâng cao chuyên môn.Trường cũng có cộng đồng sinh viên quốc tế hoạt động sôi nổi, luôn sẵn sàn giúp đỡ sinh viên quốc tế khác trong cuộc sống lẫn học tập.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 6.

Trường còn được biết đến nhờ chính sách chăm sóc sinh viên quốc tế rất tốt, bố trí nhà ở, hỗ trợ tài chính, dịch vụ chăm sóc tư vấn học tập và giới thiệu việc làm.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 7.

Nhờ môi trường giáo dục hiện đại, New Zealand, đang ngày càng thu hút nhiều sinh viên quốc tế, đặc biệt là các sinh viên Việt Nam.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 8.

Việt Nam nằm trong top 3 các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có số lượng sinh viên du học cao tại New Zealand. Tính đến cuối năm 2017, có hơn 2.500 du học sinh Việt Nam đang theo học tại New Zealand, với tỉ lệ học sinh trung học tăng 36% so với năm 2016 và số lượng sinh viên đại học tăng 14%.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 9.

Trong ảnh là Nguyễn Trường Gia Bảo, sinh viên trường Đại học Lincoln, thành phố Christchurch. Bảo cho biết ở Đại học Lincoln, kiến thức là để chia sẻ chứ không phải lối học buộc sinh viên chấp nhận mọi quan điểm của giáo viên. “Bạn hoàn toàn có thể tranh luận, phản biện và bảo vệ quan điểm của mình quá trình học”.

Cận cảnh môi trường giáo dục tại New Zealand, một trong 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, qua góc nhìn của travel blogger Thiện Nguyễn - Ảnh 10.

Hiện nay, chính phủ New Zealand đang khuyến khích du học sinh ở lại làm việc sau khi tốt ngiệp. Vì vậy, du học sinh tốt nghiệp sẽ được phép ở lại 12 tháng để tích lũy kinh nghiệm. Sau quá trình làm việc, những ai đủ điều kiện sẽ được phép nộp đơn xin định cư. Linh Tống cũng là một trong số du học sinh đã tốt nghiệp đại học Victoria Wellington và đang ở lại đây làm việc.



Nhật Anh (tổng hợp)


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Cô biết những ngày này các con đang cay đắng lắm, cái cảm giác được tham quan thiên đàng trong nháy mắt rồi bị trở về mặt đất, tệ hơn thế bị thả xuống vài tầng địa ngục. Cô đã từng ở đó (vì một lý do khác) nên cô rất hiểu các con đang cảm thấy thế nào. Với cô, trong vụ này các con là nạn nhân (và cũng là đồng phạm).

1. Nạn nhân của một hệ thống thi cử nhiều sai sót và thiếu sáng suốt

Nhưng dù không thích luật chơi đến thế nào, thì khi chúng ta chấp nhận cuộc chơi là phải chơi đúng luật. Vậy nên dù kỳ thi là một thứ rất tệ, thì khi đã là thí sinh ta vẫn phải tuân thủ. Sau này các con sẽ còn tham gia nhiều kỳ thi, mà luật chơi không phải bao giờ cũng xuất sắc.

2. Nạn nhân của tình thương không đúng cách

Cô không biết bao nhiêu bạn trong số các con được thông báo sự việc này và bao nhiêu gia đình lẳng lặng (lo cho con theo cách của mình).

Cô đoán là các con cũng đã nghĩ đến ngày này khi người nào đó động viên các con “yên tâm đi, bố mẹ cô chú đã có cách”. Dù các con sinh ra trong một gia đình như thế nào, được đào tạo theo kiểu gì, cô vẫn tin những tâm hồn dưới 18 tuổi đều biết run sợ khi tham gia vào “trò lừa” này. Dù bố mẹ các con hàng ngày giao tiếp với ai, mua bán những gì, cô tin là các con vẫn đứng ngoài cuộc cho đến tận kỳ thi này. Vậy, chúng mình tạm thời tính đây là lần đầu tiên các con phạm lỗi. Lần đầu luôn dễ được tha thứ nhất là khi ta còn non.

Cô cũng hiểu là áp lực của kỳ thi, kỳ vọng của gia đình, hoặc các kế hoạch khác nữa cho tương lai mà kỳ thi này sẽ là bước đầu tiên mà gia đình có thể “dàn xếp” quá cám dỗ với các con, thậm chí có thể các con còn bị cha mẹ át đi, mắng chửi khi các con nói “không cần đâu, để con đi học cao đẳng”.

Những gia đình khác hoàn toàn có chuyện tương tự dưới nhiều phiên bản khác nhau như là “theo lời bố mẹ lấy chồng/vợ giàu thay vì lấy người mình yêu”, “làm việc ở chỗ có bổng lộc do cha mẹ sắp xếp hơn là làm công việc mình có thực lực và cảm thấy hạnh phúc”… Chỉ là cha mẹ thương ta bằng tình thương thiếu hiểu biết.

Cô hy vọng rằng các con sẽ sớm trưởng thành để tha thứ cho gia đình mình, tha thứ cho chính mình nhưng cũng nhớ bài học này để biết yêu thương đúng cách khi các con trở thành cha mẹ.

Thư gửi 114 học sinh ở Hà Giang: Chỉ là cha mẹ thương con cái bằng tình thương thiếu hiểu biết - Ảnh 1.

3. Nạn nhân của một xã hội nhiễu nhương

Cô cũng hiểu rằng ai đó đã từng động viên các con theo kiểu “tiến sỹ, giáo sư còn đang đạo văn, đang thi hộ đầy, quan chức còn phạm tội tày trời. Có gì đâu mà phải lăn tăn”. Thì cô mong rằng các con đừng tin vào sự ngụy biện miệng lưỡi đó dù đó có thể là sự thật, nhưng nó chỉ là một nửa sự thật, nửa còn lại là bất kỳ tội lỗi nào cũng đều phải trả giá dù sớm hay muộn, việc trên đời này có nhiều người lớn tội lỗi không có nghĩa là tội lỗi của các con không bị xem xét, bởi chính các con sẽ khó có thể tự tin đối diện với chính mình.

Và các con sẽ thấy người tốt luôn nhiều hơn người xấu, người làm đúng luôn nhiều hơn người làm sai. Chỉ là cái sai, cái xấu đậm màu hơn nên dễ nhìn thấy hơn. Người tốt vốn khiêm nhường, điều tốt thường lặng lẽ nên có thể các con phải tinh mắt mới thấy.

Ở góc nhìn khác, cô cũng thấy các con thật may mắn.

Nếu trót lọt kỳ thi, các con sẽ trôi qua 4 năm đại học thế nào? Và đến bao giờ thì rũ được cái áo của kẻ dối trá ? Thế nên hãy coi sự việc (bị bại lộ) ngày hôm nay như một vận may hơn là tai hoạ.

Sự thất bại của “trò lừa” này là tình thương mà chúa trời gửi đến các con, người đã kéo chốt chặn để kỳ thi không trở thành cái ván trượt đẩy các con xuống đáy sâu của địa ngục. Ngã sớm khi còn trẻ luôn là may mắn, bởi chúng ta có thời gian, có tương lai để làm lại theo cách khác. Cô mừng là các con đã có được bài học, dù cái giá phải trả quá đắt.

Cô cũng cảm ơn các con, có thể chính sự kiện này sẽ thêm bằng chứng cho sự thất bại của một thử nghiệm, và rồi những người có trách nhiệm sẽ phải tìm ra cách làm khoa học, hiệu quả hơn cho kỳ tuyển sinh tới.

Và hơn thế nữa, cô luôn hy vọng một hệ thống giáo dục có thể trang bị cho các con kỹ năng từ chối khi bị rơi vào những tình huống như thế này, cũng là kỹ năng để tự tin chọn con đường phù hợp với mình, cả kỹ năng để đứng dậy sau thất bại nữa.

Cuối cùng thì, nếu có ai đó đang chế giễu các con rồi họ cũng chán ngay thôi đời họ còn quá nhiều thứ để lo nghĩ tới. Việc này rồi vài ngày sẽ qua không ai theo các con để cười cợt được mãi. Những người vi phạm pháp luật sẽ phải trả giá cho hành vi của họ, có thể người thân của các con cũng nằm trong số đó, đừng dằn vặt bản thân theo cách “vì mình mà người thân phạm tội”. Hoặc ngay cả nếu các con bị kết tội.

Mong các con có đủ bản lĩnh đứng dậy và chấp nhận làm lại cuộc đời theo cách khác, bài học rút ra từ chuyện này là mọi sự dối trá rồi cũng sẽ bị bại lộ, chức vụ, tiền bạc, quan hệ… và cả vận may đều không mỉm cười với ta nếu ta không đứng trên đôi chân của mình.

Có nhiều con đường vào đời phù hợp với các con hơn. “Khi tất cả đã mất thì tương lai vẫn còn nhé các con”.

Thương!

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.



Đỗ Thùy Dương


Theo Trí Thức Trẻ


Không bằng cấp chỉ là chuyện vặt, bạn hoàn toàn có thể trở thành CEO nếu sở hữu 3 yếu tố dưới đây. Ảnh: HBR

Theo khảo sát năm 2015 của website tìm việc trực tuyến CareerBuilder, tính riêng ở Mỹ, đã có 32% trong số 2.300 nhà tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực được khảo sát đang tiến hành nâng cao yêu cầu học vấn đối với các ứng viên. Khảo sát cũng cho biết, có 37% vị trí trước kia chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp phổ thông, nay đã đòi hỏi bằng đại học. Và, có tới 27% vị trí trước kia chỉ yêu cầu bằng cử nhân, nay đã đổi thành bằng thạc sĩ.

Tuy nhiên, dù yêu cầu từ nhà tuyển dụng là thế, song những người trải qua đào tạo đại học chưa chắc đã sở hữu khả năng làm việc tương xứng với trình độ được ghi trên tấm bằng. Việc lựa chọn sai lầm ứng viên vẫn thường xuyên diễn ra, nhất là khi nhà tuyển dụng chọn cho mình hướng đi “an toàn” – đoán định năng lực dựa trên bằng cấp – để rồi bỏ sót nhân tài.

Để hạn chế tối đa những sai sót nói trên, một dự án kéo dài 10 năm mang tên Gen CEOđã được thực hiện. Elena L. Botelho và Kim R. Powell – 2 nhà nghiên cứu đằng sau dự án – đã thu thập dữ liệu từ hơn 17.000 quản lý cấp cao từ công ty nghiên cứu ghSMART; sau đó, cùng với các giáo sư thuộc trường Đại học Chicago và Đại học Columbia, nhóm nghiên cứu tiếp tục lọc ra 2.600 CEO để tìm ra đặc điểm của những người có khuynh hướng sẽ trở thành CEO cũng như phương pháp của họ.

Sau khi hoàn tất, các nhà nghiên cứu cho biết, việc sở hữu tấm bằng tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá chưa hẳn đã là tấm vé thông hành tuyệt đối cho vị trí CEO. Đặc biệt, trong số các CEO được nghiên cứu, có đến 8% chưa từng học đại học.

Làm CEO đã khó, làm CEO mà “không bằng cấp” lại càng khó hơn. Vậy, làm thế nào mà 8% trong số các CEO được nghiên cứu có thể ngồi lên vị trí hiện tại? Câu trả lời nằm ở 3 yếu tố sau:

1. Trở thành “dân trong nghề”

Theo nghiên cứu, những CEO không bằng cấp đã bù đắp cho sự thiếu thốn của mình bằng việc tích lũy nhiều kiến thức cụ thể về ngành nghề hoặc thông tin chi tiết về các doanh nghiệp có liên hệ trực tiếp đến lĩnh vực mà công ty của họ đang hoạt động – điều vốn chỉ những “dân trong nghề” lâu năm mới sở hữu được.

Được biết, 89% trong số các CEO không bằng cấp chỉ làm việc ở một lĩnh vực cho tới khi giữ vị trí CEO. Ngoài ra, họ cũng sở hữu thời gian làm việc trong một ngành nghề nhiều hơn 40% những đồng nghiệp có bằng đại học.

Theo nghiên cứu, thời gian mà họ phải đảm nhiệm một vị trí nào đó cũng thường dài hơn 25% so với người tốt nghiệp cử nhân. Và, nếu tính trung bình, thời gian để họ có thể ngồi lên chiếc ghế CEO cũng dài hơn 15%. Tuy nhiên, số vị trí mà họ phải kinh qua trước khi trở thành CEO lại ít hơn tới 13%.

Thực tế, chủ doanh nghiệp cảm thấy an tâm hơn khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí CEO là những dân trong nghề. Nói không ngoa, kiến thức và các mối quan hệ được tích luỹ từ chính thực tế kinh doanh còn khiến họ có phần nổi trội hơn những đồng nghiệp được đào tạo qua trường lớp. Đáng chú ý, các CEO không bằng cấp có xác suất trở thành người sáng lập doanh nghiệp cao gấp đôi những người có bằng.

Bob, một doanh nhân được Gen CEO nghiên cứu, là minh chứng rõ nét cho những điều kể trên. Năm 1970, anh bắt đầu sự nghiệp với vị trí sĩ quan giải mã trong quân đội. Sau khi xuất ngũ, Bob làm việc cho một công ty cung cấp hệ thống báo động rồi tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Suốt quá trình làm việc, anh đã đảm nhận nhiều vị trí tại 2 công ty và có cơ hội được hoạt động chung với 4 CEO khác nhau.

Đặc biệt, thành tích của Bob thể hiện rõ nhất qua việc anh vực dậy một công ty đang trên đà thua lỗ rồi bán nó với giá gần 50 triệu USD. Với kiến thức và các mối quan hệ của một dân trong nghề lâu năm, anh đã thực hiện một cuộc cải tổ toàn bộ kéo dài suốt 9 năm ở công ty đang lao dốc đó. Kết quả là, doanh nghiệp dưới quyền điều hành của Bob đã thâu tóm được 24 công ty, giảm 88% nợ xấu và có doanh thu tăng gấp đôi. Thế nên, dù chẳng có một tấm bằng lận lưng, song chẳng ai tỏ ý hoài nghi năng lực của Bob mà ngược lại còn rất tin tưởng anh.

2. Để kết quả kinh doanh vượt ngoài mong đợi lên tiếng thay

Theo nghiên cứu, lý do những người không bằng cấp được đề bạt làm CEO đến từ việc họ thường xuyên là các cá nhân mang lại kết quả kinh doanh vượt ngoài mong đợi. Mark – một trong những CEO được nghiên cứu – cho biết anh đã quá quen với việc bị đánh giá thấp để rồi khiến cho ai nấy đều phải ngạc nhiên với kết quả kinh doanh của mình.

Lúc Mark khởi nghiệp với nghề tài xế xe tải, anh có thể chở tới 3 chuyến xe/ngày thay vì 1 chuyến/ngày như những người khác. Ông chủ của một công ty đối thủ vô tình biết điều này. “Đối với ông ấy, đây là chuyện chưa từng có tiền lệ. Thế nên, ông ấy đã đề nghị tôi đến làm việc cho mình”, Mark nhớ lại.

Và, khi làm nhân viên bán hàng, một lần nữa, Mark lại khiến cho tất cả phải “mắt tròn mắt dẹt”. Khi đó, sếp của Mark đặt mục tiêu nâng doanh số bán hàng của mỗi tổ lên 5% – 10%. Tuy nhiên, riêng với anh, người sếp đã đưa ra thử thách là 30% và hứa rằng tất cả doanh thu kể từ mức 10% trở lên đều sẽ trở thành tiền thưởng. Kết quả là, doanh số bán hàng của Mark và cả đội tăng lên tới 60%. Không những vậy, anh còn giúp mở rộng quy mô của công ty, từ một thành phố lên tới 13 tiểu bang khác nhau. Với sự tập trung cao độ và khả năng mang đến kết quả ngoài sự tưởng tượng, Mark, từ một tài xế xe tải, đã ngồi lên vị trí CEO của một doanh nghiệp trị giá 50 triệu USD trong vòng chưa đầy 20 năm.

Vậy, có thể thấy, thành công của Mark đơn giản bắt nguồn từ chính kết quả kinh doanh thực tế của anh. Mark là một người “thực sự được việc” chứ không chỉ “có lẽ sẽ được việc”. Kết quả mà anh mang lại cho doanh nghiệp mới là thứ giúp anh được chú ý, chứ không phải một tấm bằng “bảo chứng”.

Cũng theo Gen CEO, hơn một nửa (56%) số lãnh đạo không bằng cấp được nghiên cứu xuất thân từ bán hàng và marketing. Vì, đây là 2 mảng dễ được người khác chú ý hơn cả, khi chúng thể hiện rõ năng lực của nhân viên thông qua những con số biết nói.

3. Trở thành nam châm hút nhân tài

Theo nghiên cứu, các CEO không bằng cấp thường là những người chủ động hơn trong việc thu hút nhân tài cũng như trông cậy vào đội ngũ của mình nhiều hơn. Họ là những người khiêm nhường, cởi mở trong giao tiếp và sẵn sàng tiếp thu ý kiến từ tất cả mọi người, bất kể địa vị của họ. Một ví dụ điển hình đến từ cuộc nghiên cứu là Brian – CEO của một công ty giải pháp nguồn nhân lực trị giá 350 triệu USD.

Thành công của Brian nằm ở chỗ anh rất biết cách chiêu mộ nhân tài và tìm kiếm những ý tưởng lớn. Đơn cử như lần một nữ trợ lý hành chính được anh tuyển dụng không lâu đã giúp cho công ty của Brian chốt được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử ngành nhân sự.

Trước đó, khi Brian làm ở một công ty khác, anh có thói quen xin khách hàng của mình kể tên những người giỏi nhất trong ngành mà họ biết. Mặc dù, một số cái tên được nhắc đến nằm ở đẳng cấp hoàn toàn khác với Brian cũng như có khả năng kiếm tiền nhiều hơn anh, Brian vẫn có thể thuyết phục họ cùng về một đội với mình.

Việc trở thành một nam châm hút nhân tài giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp về lâu về dài của các CEO. Trái lại, những CEO sở hữu tính cách chủ đạo là “độc lập” lại có xác suất điều hành kém hiệu quả cao gấp đôi.

Lời kết: Dù những CEO được nghiên cứu có thể ngồi lên vị trí lãnh đạo mà không phải trải qua giáo dục đại học, các nhà nghiên cứu tin rằng con đường sự nghiệp của họ mang lại nhiều bài học giá trị cho tất cả những người đang và muốn trở thành lãnh đạo, bất luận trình độ học vấn. Nếu bạn thực sự có am hiểu sâu sắc về lĩnh vực hoạt động của mình, biết thu hút và giữ chân người tài, cũng như biết hướng sự tập trung vào duy chỉ kết quả kinh doanh, thì con đường trở thành lãnh đạo của bạn chắc chắn sẽ luôn luôn rộng mở.



Theo Lê Duy


DNSG