Tag

cô đơn

Browsing
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 1.

Tiểu Trang là một nhà văn tự do người Trung Quốc. Năm nay Trang vừa tròn 38 tuổi, và cô đã sống một mình được 14 năm. Một khoảng thời gian thực sự dài để cô cảm thấy cuộc sống hiện tại hoàn toàn phù hợp với mình và không hề có ý định thay đổi hay tìm một người bạn đời để chung sống. Điều duy nhất khiến Tiểu Trang gợn chút lo lắng là vấn đề sức khỏe. Bởi sống một mình mà ốm đau thì thực sự sẽ rất khổ sở. Chính vì thế, Tiểu Trang luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, tập thể dục thường xuyên. Theo một cách nào đó, sống một mình đã khiến Tiểu Trang trở thành một phiên bản mới của chính mình – sống tích cực hơn và lành mạnh hơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 2.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 3.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 4.

Những người thích ở một mình trước nay thường bị thiên hạ coi là những kẻ sống nội tâm (introvert) và chỉ thích lủi thủi trong ổ hamster riêng của mình. Nhưng xu hướng thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Không chỉ có những người hướng nội, mà cả những người hướng ngoại cũng thích thú với phong cách sống mới này.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 5.

Bạn hoàn toàn có thể tách biệt mình ra khỏi thế giới, để kết nối lại với chính mình thêm một lần nữa. Hải Anh (35 tuổi) từng có hai đời chồng và cả hai cuộc hôn nhân đều kết thúc không hạnh phúc, bởi cô không thể có con. Sau hai lần đổ vỡ, Hải Anh quyết định sống một mình và chẳng buồn tìm kiếm người yêu nữa. Thì may mắn thay, cô lại tìm thấy chính mình. Sống một mình đã cho Hải Anh những niềm vui mới, cũng như cô có thể quan tâm nhiều hơn đến bố mẹ, bạn bè, đến sự nghiệp riêng của bản thân. Dần dần, cô cũng không tự trách mình vì không-thể-đẻ. Cuộc sống nhẹ nhõm và an nhiên hơn hẳn khi Hải Anh học được cách tha thứ cho chính mình.

Sống một mình cũng có thể cho chúng ta khả năng sáng tạo tốt nhất. Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tác hay lập trình thừa nhận rằng khả năng làm việc và sáng tạo của họ tăng gấp nhiều lần khi họ ở một mình mà không bị những tác động bên ngoài.

Bạn cũng sẽ cảm thấy trân trọng những mối quan hệ thực sự đáng giá đối với mình. Những người sống một mình có xu hướng sẽ thu nhỏ vòng tròn tình bạn lại, ít rắc rối, ít thị phi và sẽ chỉ còn lại những người yêu thương bạn một cách chân thành.

Một cuộc sống độc lập, tự do không vướng bận sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn khi không phải trói mình vào những gánh nặng và trách nhiệm. Nghe có vẻ ích kỉ, nhưng thôi nào, chẳng phải chúng ta vẫn đang hô hào phải sống vì bản thân và yêu mình trước nhất hay sao?

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 6.

Phụ nữ chọn sống một mình, bởi các nàng càng ngày kiếm tiền càng giỏi. Với thu nhập vài chục triệu một tháng thì việc thuê một căn hộ tầm trung để sống một mình hoàn toàn là điều trong tầm tay. Phụ nữ nói chung và những người thích sống độc thân nói riêng đã có thể ngồi ở nhà, một mình, và vẫn kết nối được với cả thế giới nhờ sự giúp đỡ của những trang thiết bị hiện đại.

Giấc mơ được tự tay xây dựng nên một tổ ấm chỉ-của-riêng-em chưa bao giờ thành hiện thực dễ đến thế. Nhưng không phải cuộc sống một mình nào cũng để lại những ánh hào quang lấp lánh. Đôi khi nó không hề ngọt ngào như tưởng tượng.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 7.

Rất nhiều phụ nữ sau khi sống một mình một thời gian đã phải chống chọi với căn bệnh mất cân bằng ăn uống. Theo nghiên cứu khoa học, khi bạn sống một mình, bạn sẽ có thói quen cần những âm thanh, hình ảnh xung quanh để làm mình “xao nhãng khỏi sự cô đơn”. Vậy là tivi được bật suốt ngày đêm và bạn sẽ ăn trong tình trạng không thể kiểm soát bởi vừa ăn vừa xem phim, vừa ăn vừa làm việc, thậm chí vừa ăn vừa nằm ườn trong bồn tắm… Kết quả là lành mạnh đâu không thấy, chị em lại hốt hoảng phi thân đến đăng kí ở những trung tâm gym hòng lấy lại sự mảnh mai trước khi chọn dọn ra sống một mình.

Một nỗi ám ảnh nữa hoàn toàn có thể chạm tay vào được, ấy chính là sự cô đơn. Không phải ai cũng miễn nhiễm với không khí chỉ-có-riêng-mình hằng ngày, và liên tục. Phụ nữ, giống loài một ngày nói trung bình tới 37.000 từ đương nhiên sẽ thấy việc ở một mình và không có ai để buôn dưa bán dứa tâm sự sẽ là một cơn ác mộng thực sự.

Ở một mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học cách thay cái bóng đèn bị cháy, sửa ổ điện chập chờn, cho thú cưng uống thuốc, ăn cháo đúng cách nếu chẳng may nó bị ốm (cứ như thể bản thân mình chưa đủ mệt ấy), học cách mở những lọ cà muối, dưa chuột muối đúng kiểu hay thậm chí là phải biết cách thụt rửa bồn cầu nếu chẳng may nó bị tắc. Chị em nào luyện được đủ những “ngón nghề” ấy, chắc chắn sẽ hóa nữ cường nhân! Nhưng thường phụ nữ sẽ thất bại ngay từ lần thử đầu tiên, sẽ ngồi khóc hu hu hoặc giận dữ với chính bản thân mình.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 8.

Để sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ cho cuộc sống ấy, bằng cách:

Đừng đánh mất những mối quan hệ bạn bè hay đời sống xã hội. Sống một mình không có nghĩa là bạn cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, chui vào hang và quay lại thời kì đồ đá. Hãy cứ giữ những sợi dây kết nối ấy bằng nhiều cách, như những tin nhắn hỏi thăm, những cuộc điện thoại hay facetime để cả bạn lẫn những người yêu thương bạn đều yên tâm rằng bạn vẫn ổn.

Có thể nuôi một (vài) con thú cưng như chó mèo để cảm thấy vui vẻ và phấn chấn hơn. Thú cưng luôn là những “bác sĩ tâm lí” trị liệu tinh thần cực kỳ tốt. Sau một ngày dài mệt mỏi và đầy áp lực, bạn hoàn toàn có thể quay về với chốn riêng ấm cúng, biết rằng có một (vài) người bạn nhỏ đang háo hức ngóng đợi từng bước chân của mình. Trái tim khi ấy, chắc chắn sẽ thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 9.

Trang trí nhà cửa bằng những gam màu ấm áp, để thật nhiều ánh sáng tự nhiên lọt vào trong nhà cũng là cách để tâm hồn cảm thấy bớt cô đơn và hiu quạnh. Không cần quá cầu kì hay đầu tư vào những món đồ đắt tiền, chỉ cần một bức tranh có gam màu rực rỡ hay những chiếc đèn có ánh sáng ấm là đủ để căn phòng của bạn sáng bừng lên rồi.

Đối diện với những gì khiến bạn cảm thấy thực sự cô đơn, và đi qua nó. Bạn sợ những tối cuối tuần không có ai bầu bạn? Hãy lên lịch đi chơi cùng hội bà tám của mình. Bạn sợ những khi ốm đau bệnh tật chỉ có một mình và chú chó nhỏ chẳng thể lấy giúp bạn cốc nước ấm để uống thuốc? Vậy thì hãy chuẩn bị sẵn thật nhiều thuốc men trong nhà đề phòng, đừng quên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất đúng bữa để duy trì sức khỏe.

Luôn nhắc bản thân nhớ đến những điểm cộng của việc sống một mình. Bạn sẽ được làm mọi điều tùy thích, được ăn pizza vào bữa sáng và nằm ườn trên giường cả ngày cũng chẳng ai ý kiến. Bạn sẽ được tự do sáng tạo, làm việc và kết nối lại với bản thân theo đúng cách mà bạn muốn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 10.

Luôn thử những cái mới. Như mỗi ngày cắm một lọ hoa, học cách tự nấu ăn theo chế độ riêng, sơn lại màu cửa sổ hay dán lại tường phòng ngủ… Tất cả những thay đổi đều mang lại cảm giác mới lạ tích cực cho bạn. Khi sự nhàm chán không còn xuất hiện, chắc chắn bạn sẽ không còn thấy sợ cô đơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 11.

Sống một mình không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống chung với nhiều người. Đó mới chính là sự cô đơn khiến trái tim chúng ta rỉ máu. Đáng tiếc là những trách nhiệm, lựa chọn, những rào cản lại đang bắt chúng ta sống chung với nhầm người.

Đa phần sẽ chọn cách tặc lưỡi và sống tiếp. Tự AQ rằng “Ông bà mình sống với nhau cả đời đâu phải chỉ vì tình yêu. Sống còn vì tình nghĩa, vì trách nhiệm, vì quan tâm nhau nữa mà!”. Nhưng một số ít trong đó sẽ không chọn cam kết như vậy. Sống với nhầm người là cách tự giết chết mình nhanh nhất, với họ là vậy. Chính vì thế, mà họ chọn cách tách mình ra, chọn cách “ngắt kết nối” với thế giới bên ngoài. Không cần người yêu, thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi người yêu muốn qua đêm lại nhà mình. Đừng nghĩ họ khó gần, họ tiêu cực, ích kỉ hay chỉ biết đến chính mình. Bởi đôi khi chúng ta luôn cần tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài để có thể học cách yêu thương và hiểu được bản thân.

Không ai có quyền phán xét, đừng quên điều đó, bởi cuộc sống này là của bạn, lựa chọn nằm trong tay bạn. Hãy cứ sống một mình nếu thích và nghĩ rằng điều đó là cần thiết để chữa trị những tâm bệnh của bản thân. Chỉ cần nhớ rằng, đừng sống một mình quá lâu, bởi từ thẳm sâu, con người ai cũng cần có tình yêu hết cả!

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 12.

Hãy thử tưởng tượng, bạn là một thanh niên Nhật Bản 25 tuổi xuân xanh và đang có một công việc phải làm bù đầu từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm mỗi ngày. Điều này là lẽ thường ở Nhật Bản, đất nước mà nhiều người còn phải quần quật làm việc cả đêm. Họ ăn mì cho bữa trưa và bữa tối, cuộc sống chỉ có công việc và ngủ, không có cha mẹ, bạn bè giao lưu và cũng chẳng có hứng thú thực sự với công việc.

Ở Nhật Bản, bạn có thể sẽ làm cùng một vị trí trong suốt 5 năm mà không thăng tiến, bởi quy chế ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào độ thâm niên trong công việc, lương lậu thì dường như chẳng thay đổi gì.

Hầu hết các nhân viên ở Nhật Bản sẽ phải mất 2 tiếng mỗi ngày để di chuyển tới chỗ làm việc. Độ dài của quãng đường sẽ tỷ lệ thuận với mức độ trầm cảm của họ, nhưng chẳng mấy ai nhận ra. Những chuyến tàu điện ảm đạm, lặng yên. Cổ bạn thì đau nhức bởi cả núi công việc căng thẳng hay phải cúi xuống liên tục để nhìn vào điện thoại…

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 1.

Tối thứ 6 nào họ cũng đi hát karaoke, một mình. Thật may mắn vì còn có ngành kinh doanh hát karaoke một mình. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi dịch vụ này nổi tiếng ở xứ sở hoa anh đào. Chỉ với 15 USD, bạn được két khản cổ họng các bài hát yêu thích, thưởng thức menu đồ uống đủ loại. Hát karaoke một mình có thể được xem như một liệu pháp chữa bệnh cho những người “cô đơn”.

Cuối tuần với những người ở Nhật Bản chủ yếu là để ngủ bù cho cả tuần làm việc cật lực trước khi quay trở lại với guồng làm việc điên cuồng vào thứ 2. Bạn khát khao một kì nghỉ lắm rồi và chỉ mong ngày nghỉ sẽ nhanh đến một chút.

Trên đây là một câu chuyện rất điển hình của những thành niên ở độ tuổi 20 – 30, làm việc cho một công ty truyền thống ở Nhật Bản. Ngoài kia, còn rất nhiều người có cuộc sống tương tự nữa. Vấn đề ở đây khá phức tạp. Thật khó tin khi người Nhật, phụ nữ Nhật Bản sống lâu nhất thế giới nhưng nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của phụ nữ trong độ tuổi 15 – 34 ở Nhật là tự tử.

Ở thành phố Tokyo có cả một mạng lưới trợ giúp những người cô đơn, chống chọi với sự căng thẳng trong công việc, đi đến đâu cũng có chỗ giải trí. Rất nhiều dịch vụ ra đời để khỏa lấp nỗi cô đơn như dịch vụ cho thuê bạn bè, ôm ấp, quán cà phê cho những người cô đơn…

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 2.

Tỷ lệ tự tử ở Tokyo tương đối thấp, đây là một trong những khu vực có tỷ lệ thấp nhất ở Nhật Bản. Nhưng nếu bạn đi về phía Bắc, đến những thành phố ven biển, lạnh lẽo, ảm đạm và thưa thớt người, vắng bóng những ngành công nghiệp phát triển, bức tranh cuộc sống sẽ hoàn toàn khác.

Ở Mỹ, việc tìm đến bác sĩ tâm lý là chuyện bình thường. Đó là điều chúng ta thường thấy trong các bộ phim và nó phản ánh một điều rất thông thường trong xã hội. Những người cảm thấy quá căng thẳng trong cuộc sống, bế tắc khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống gặp bác sĩ tâm lý để được giãi bày câu chuyện của họ và có ai đó lắng nghe. Đôi khi, có ai đó lắng nghe bạn “xả” ra mọi thứ là tất cả những gì họ cần.

Kiểu văn hóa đó không có ở Nhật Bản. Chẳng ai gặp bác sĩ tâm lý cả. Họ dường như có định kiến nặng nề về việc chia sẻ những vấn đề tâm lý, và số lượng bác sĩ tâm lý cũng rất ít. Đó là các yếu tố đầy đủ cho một “thảm họa” xã hội.

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 3.

Định kiến xã hội đóng vai trò rất lớn trong mọi khía cạnh của cuộc sống ở Nhật và có thể đó chính là điều đẩy nhiều người tới vực thẳm.

– Tỷ lệ ly hôn ở Nhật Bản thấp. Nhưng đàn ông đã ly hôn ở Nhật có nguy cơ tự tử cao gấp đôi nước khác.

– Sự hổ thẹn với chính mình là một văn hóa phổ biến ở Nhật Bản và nó là một cách để kiểm soát xã hội. Nó bắt nguồn từ một triết lý trong Nho giáo. Chắc hẳn, chúng ta đều biết hình ảnh những võ sĩ Samurai mổ bụng tự sát khi thất bại. Nhưng thực sự nó không lành mạnh chút nào.

Khi một công ty xảy ra vấn đề nghiêm trọng, nhiều lúc những người lãnh đạo công ty, các thành viên hội đồng quan trị sẽ từ chức… hoặc tệ hơn là tự sát. Một người quản lý hãng hàng không Nhật Bản (JAL) đã tự sát sau vụ máy bay rời khiến hơn 500 người thiệt mạng bởi ông ấy không thể chịu nổi sự hổ thẹn.

Học sinh hổ thẹn khi mắc lỗi ở trường. Nó trở thành những chấn thương tâm lý suốt đời của họ.

Liệu những điều đó có đủ để nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia “trầm cảm” không? Chúng ta khó có thể đánh gia. Những yếu tố văn hóa, chủ quan có lẽ đã tác động lên những con người đã, đang phải làm việc quá sức và kiệt quệ vì trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Ở Mỹ, người ta có thể sẽ được giải tỏa dễ dàng hơn với các cuộc gặp với bác sĩ tâm lý hay sự chia sẻ của gia đình, bè bạn. Nhưng ở Nhật, điều đó thật khó. Hiện nay, các công ty Nhật đã bắt đầu lập ra những kế hoạch nội bộ để giải quyết vấn đề này và mạng lưới hỗ trợ họ đang ngày càng mở rộng hơn. Nhưng, họ vẫn còn một quãng đường rất dài cần vượt qua!



Theo PV


Thời đại/Quora

Dường như mới chỉ hôm qua tôi còn đùa giỡn với bạn bè cái dáng vẻ của mình khi bước qua tuổi 30, vậy mà chớp mắt một cái tôi đã 47 tuổi rồi.

47 tuổi, cái gì cần trải cũng từng trải rồi, cái gọi là đạo lý nhân gian nó cũng đã vô tri vô giác khắc sâu vào tâm trí từ lúc nào không hay. Đến tuổi này, cuộc đời dạy tôi 9 điều sau:

1. Cuộc sống chính là sự cô đơn

Có trưởng thành thì mới ngộ ra rằng, cô đơn chính là trạng thái cơ bản của cuộc sống, mới là giai điệu chủ đạo của cuộc đời.

Không ai có thể đồng cảm với bạn về cách mà bạn nhìn nhận cuộc sống, bạn bè, thậm chí là những người thân bên cạnh cũng không thể. Đừng bao giờ động một chút là nói rằng bạn thất vọng, sẽ không tin tưởng ai nữa, hay suy nghĩ rằng “à, đến lúc này mới hiểu rõ lòng người”.

Đau đớn, buồn bã hay tuyệt vọng, tất cả đều sẽ do bạn một mình chịu đựng. Không ai có thể ở bên cạnh bạn mãi mãi, cũng đừng bao giờ phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. Điều bạn cần làm đó chính là tự mình trở nên mạnh mẽ, trưởng thành, sau đó đấu tranh để trở thành chỗ dựa cho người khác.

Con người đến với thế giới này chỉ có một mình, trưởng thành cũng sẽ chỉ có một mình. Chúng ta ai cũng có cuộc sống của riêng mình, có gia đình và một núi những chuyện lặt vặt hàng ngày cần phải lo toan.

Cuộc sống thực sự cần phải tự mình đi trải nghiệm. Đừng bao giờ trông chờ bất cứ ai có thể thấu hiểu bạn mãi mãi.

Khi bạn cắn răng chịu đựng mọi nỗi vất vả, khi bạn kiên cường vượt qua con đường cô độc đó một mình, bạn sẽ phát hiện ra mọi chuyện thực ra không khó khăn như bạn nghĩ. Đôi khi, cô đơn chính là tiền đề cho một kết quả tốt đẹp sau này.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 1.

2. Càng trưởng thành càng cần phải biết tạo lập thói quen

Càng lớn càng phải biết giữ gìn thói quen. Tạo thói quen và duy trì nó ở tuổi 30 quan trọng hơn việc tạo thói quen ở độ tuổi 20.

Bởi vì khi ở độ tuổi 20, dù chẳng tập luyện gì nhưng vì tuổi còn trẻ nên bạn luôn luôn tràn đầy sức sống, năng nổ, hoạt bát, nhưng khi đã bước vào tuổi 30 thì thứ thay đổi rõ ràng nhất đó chính là vóc dáng. Chỉ cần sơ ý không kiểm soát tốt một chút thì một khi đã phát tướng ra là bạn sẽ không thể kiềm lại được. Và rồi kết quả là một thân hình mà chúng ta hay nói vui đó là “xập xệ”.

Khi còn trẻ, thức đêm là chuyện nhỏ, hôm trước thức đêm, hôm sau vẫn có thể làm việc này việc kia, ngủ một giấc thật say là có thể hồi phục lại tinh thần. Nhưng sau tuổi 30, 40 thì không được như vậy nữa, bạn rất khó có thể cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Một đêm mất ngủ có thể khiến bạn mất đến một tuần nghỉ ngơi để bù lại, tiện thể thì những lần thức đêm như vậy còn mang lại cho bạn combo quầng thâm + da nhợt nhạt, thậm chí là bệnh tật.

Giữ gìn cơ thể, cân bằng tốt giữa làm việc và nghỉ ngơi, bắt buộc phải tạo cho mình một thói quen và kiên trì với nó là điều không dễ dàng gì.

Cái giá của sự tùy tiện thời trẻ bạn hoàn toàn có thể trả, nhưng cái giá cho sự tùy tiện tuổi 30 có thể sẽ khiến bạn phải nuối tiếc cả đời.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 2.

3. Đừng chờ đợi mọi thứ

Lúc trước tôi luôn quan niệm rằng cuộc sống thì cần phải có kế hoạch, cần phải có sự chuẩn bị, mục tiêu luôn phải rõ ràng, nhưng không, sau này tôi hiểu ra rằng cuộc sống là một kịch bản phức tạp, cứ bình thản nghênh đón nó một cách kịp thời, vui vẻ, đó mới là sự an bài tuyệt vời nhất.

Có câu: “mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”, dù có lên kế hoạch chi tiết đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Cũng giống như việc đã lên kế hoạch đi du lịch vào ngày 11 trước đó cả tháng trời nhưng ngày mồng 9 ông xã lại bị bệnh. Cuộc sống là vậy, luôn thích đem đến cho người ta những điều bất ngờ, vậy thì tại sao lại phải lo lắng thay vì vui vẻ đón nhận và tìm hướng giải quyết.

Thích ăn gì đừng chần chừ hãy đến ngay nhà hàng đó, thích bộ quần áo nào hãy lập tức mua, thích một ai đó, hãy dũng cảm tỏ tình.

Cuộc sống không đợi ai cả, và một trong những điểm thú vị nhất của cuộc sống đó là khó lên kế hoạch, con người đôi lúc đừng nghĩ đến những chuyện quá xa vời, muốn làm chuyện gì tuyệt đối đừng bao giờ chờ đợi.

4. Đừng nói gì trước khi mọi thứ được thực hiện

Cuộc sống tồn tại một định luật khá trớ trêu: chỉ cần là chuyện tốt mà được nói ra hay chia sẻ với người khác thì kết quả thường sẽ không tốt, giống như các cụ hay nói: nói trước bước không qua.

Để tránh những tình huống trớ trêu như vậy xảy ra, cách tốt nhất là hãy quản cho tốt cái miệng của mình, chuyện chưa thành thì đừng nói từ “chắc chắn”, đợi đến khi việc đã thành rồi lúc đó mới chia sẻ, công bố với mọi người cũng chưa hề muộn.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 3.

5. Dục vọng sẽ hạn chế hạnh phúc của chúng ta

Có người hỏi Đậu Văn Đào rằng anh ấy hạnh phúc nhất là khi nào, anh trả lời rằng, hạnh phúc là khi không phải người nổi tiếng, khi có bạn cùng phòng, hay mỗi ngày dù phải làm việc cật lực nhưng mỗi khi hoàn thành xong một hạng mục nào đó liền cảm thấy rất có thành tựu.

Càng trưởng thành, mục tiêu ban đầu càng nhiều, ước mơ càng ngày càng lớn thì cũng là lúc lo âu, mất ngủ, buồn bã tìm đến với bạn.

Lúc còn trẻ cái gì cũng không muốn, mỗi ngày đều bị cuốn vào cái gọi là sở thích, thời gian cứ thế trôi qua, ngoảnh mặt nhìn lại mới nhận ra thì ra đó chính là khoảng thời gian chân thực nhất, thoải mái nhất.

Con người từ khi nào đã bắt đầu không còn cảm thấy hạnh phúc nữa? Chính là bắt đầu từ lúc có người chú ý đến bạn, từ lúc bạn cảm thấy mình tồn tại, mình được công nhận, mình có giá trị.

Bạn càng ưu tú thì dục vọng lại càng cao, khi người ta bắt đầu có dục vọng thì sự không vui cũng theo đó mà tìm đến với bạn.

Nhiều người hay hoài niệm về quá khứ nhưng không phải họ hoài niệm về cái cuộc sống nghèo khó trước kia mà chỉ đơn giản là muốn cảm nhận lại cái nội tâm an nhiên, bình thản khi đó. Bớt đi một chút dục vọng, thay vào đó tận hưởng những thứ bình thường nhiều hơn một chút, niềm vui, niềm hạnh phúc của những người bình thường chưa chắc đã ít hơn những người thành công.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 4.

6. Hãy học cách khoan dung, đối xử tốt với người khác

Cuộc sống chẳng qua là sự tổng hợp của mỗi giây, mỗi phút, mỗi đêm, mỗi ngày, tất cả sự may mắn của bạn đều đang ẩn giấu trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Lúc tức giận hãy kiềm chế lại một chút, lúc gặp chuyện không công bằng, hãy bao dung hơn một chút, nhiều khi bỏ qua cho một ai đó cũng là một cách giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.

7. Càng trưởng thành càng phải tò mò

Sự khác biệt lớn nhất giữa người trẻ và người già không nằm ở tuổi tác mà chính là sự nhanh nhẹn, linh hoạt về mặt tinh thần mà biểu hiện rõ nét nhất chính là sự tò mò.

Tò mò làm người ta trẻ hơn, làm người ta cảm nhận được sâu sắc rằng mình vẫn đang tồn tại trên thế giới này.

Có nhiều lúc càng lớn tuổi thì càng cảm thấy không có hứng thú với chuyện gì, hoặc có thể cảm thấy bản thân đã chiêm nghiệm đủ sắc màu cuộc sống, biết thế nào là nhân tình thế thái rồi nên không cảm thấy còn gì thú vị nữa.

Thế giới rộng lớn như vậy, không cần biết tri thức của bạn phong phú đến đâu, bạn cũng cần phải giữ được tính tò mò. Chỉ cần bạn bằng lòng đi xem, đi nghe, đi học hỏi, bằng lòng hỏi nhiều thêm một câu, bằng lòng thử nghiệm những thứ mới mẻ thì tinh thần của bạn mãi mãi không bao giờ già.

Ở tuổi 47, tôi nhận ra: Việc tạo thói quen năm 20 tuổi và duy trì tích cực nó ở tuổi 30 sẽ giúp cuộc đời bạn nâng cấp không ngừng - Ảnh 5.

8. Chỉ cần có sở thích thì dù có viển vông đến mấy cũng không sao

Khi trưởng thành, muốn bản thân trở nên vui vẻ thì nhất định phải có một sở thích nào đó.

Sở thích đó không nhất thiết phải vô cùng vĩ đại, nó có thể chỉ đơn giản là chơi bài, đi bộ mỗi ngày hay ngâm mình trong bồn tắm. Sở thích đó không cần nhiều người hiểu, dù nó có chút viển vông, cổ quái cũng không sao cả.

Chỉ cần có chuyện gì đó khiến bạn trong lúc chán nản có thể trở nên vui vẻ hơn, lúc bạn buồn bã có thể khiến tinh thần bạn phấn chấn hơn, lúc bạn sụp đổ thắp sáng hi vọng cho bạn, vậy là đủ rồi.

Giống như chúng ta lúc nào cũng hi vọng cha mẹ sau khi nghỉ hưu có thể đi khiêu vũ, leo núi, chơi thể thao… chỉ cần họ không chỉ ở nhà không có việc gì làm thì việc có chuyện mà họ thích làm đã là rất tốt rồi.

9. Bình thản tiếp nhận mọi thứ

Bình thản tiếp nhận những việc không được như ý muốn, chấp nhận việc mình có lẽ không có gì nổi bật, chấp nhận việc mình không xinh đẹp, không thông minh hay không may mắn, chấp nhận sự thật mà không phải lúc nào cũng dễ dàng tiếp nhận.

Nhiều khi chúng ta luôn cảm thấy lo âu, vướng mắc, đó là bởi vì chúng ta không chịu chấp nhận hiện thực, không chịu chấp nhận rằng người mà chúng ta không thích lại giỏi hơn chúng ta.

Chấp nhận thất bại, thừa nhận cuộc sống của mình không hoàn hảo, đây cũng là một loại dũng khí, hơn hết nó khiến bạn trở nên nhẹ nhõm, thoải mái hơn.

Hãy nhớ rằng, sự dũng cảm lớn nhất của cuộc đời đó chính là chấp nhận.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Trước khi qua đời ở tuổi 39, nhà khoa học lỗi lạc Blaise Pascal đã để lại một khối lược lớn những đóng góp đồ sộ trong nhiều lĩnh vực như vật lý, toán học, cơ học chất lưu, đo lường và xác suất.

Tuy nhiên, có một di sản khác mà ông để lại, không thuộc khoa học tự nhiên, còn truyền cảm hứng nhiều hơn cho hậu thế. Pascal có một kho báu khác thuộc về khoa học xã hội, thậm chí, di sản này của ông còn to lớn và vĩ đại hơn tất cả những thành tựu mà ông để lại.

Một điều thú vị là những triết lí sâu sắc chủ yếu được ông đúc kết khi tuổi đời còn rất trẻ. Mãi đến khi trưởng thành và tiếp xúc nhiều với tôn giáo, Pascal mới dần chuyển mình sang các lĩnh vực đậm tính triết học và thần học.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 1.

Ngay trước khi qua đời, Pascal đang tập hợp những triết lí của mình thành một tuyển tập thần học mà sau này được gọi với cái tên “Cuốn sách Pensées”. Tác phẩm chủ yếu nói về các giả thiết toán học khi được áp dụng vào cuộc sống để lựa chọn cho mình một đức tin. Ngoài ra, cuốn sách còn thực sự kì bí ở những suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống, của việc sinh ra là-một-con-người. Nó là hình thái của triết học được ra đời trước cả khi triết học thực sự trở thành một lĩnh vực để nghiên cứu.

Có quá nhiều những suy nghĩ tâm đắc trong cuốn sách đáng được “quote” lại, chúng khiến người ta phải thực sự giật mình ở nhiều góc độ. Tuy vậy, một trong những trích dẫn nổi tiếng nhất của Pascal đã tóm lược được những trăn trở cả đời của ông, cũng như mọi vấn đề của nhân loại.

Theo Pascal, chúng ta sợ sống và tồn tại trong im lặng, sợ việc không là-một-cái-gì-đó-trên-đời. Chúng ta ghét sự nhàm chán, lặp lại và tình nguyện để cho sự xao lãng xâm chiếm. Chúng ta không nghĩ ra cách nào khác ngoài chạy trốn khỏi các vấn đề cảm xúc bằng cách tự an ủi thậm chí là huyễn hoặc bản thân. 

Vấn đề duy nhất ở đây là: loài người chưa bao giờ học cách ở một mình.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 2.

Xã hội càng hiện đại, lời cảnh báo của Pascal càng chính xác. Nếu có một từ nào đó diễn đạt chính xác những vấn đề của thế giới trong suốt 100 năm qua thì đó ắt hẳn là “sự kết nối”.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 3.

Công nghệ thông tin đã và đang xâm lấn thái quá vào việc định hướng văn hoá. Từ điện thoại, đến radio rồi TV, mạng internet, chúng ta đã tìm ra cả ngàn cách để khiến loài người gần nhau hơn. Tôi có thể ngồi tại văn phòng của mình ở Canada để tham dự một cuộc họp ở bất kì nơi nào trên thế giới chỉ qua Skype. Tôi có thể bay đến bất kì nơi nào trên thế giới mà vẫn biết tình hình ở nhà chỉ bằng cách lướt web. Thôi chẳng cần bàn đến lợi ích của sự kết nối, tuy nhiên, thứ nào nhiều lợi thì cũng đầy hại. Người ta nói nhiều lắm rồi, về quyền riêng tư, về việc internet lén lút thu thập dữ liệu, tuy nhiên, còn có một “thiệt hại” to lớn khác mà không phải ai cũng biết.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi thứ đều được kết nối, trừ bản thân mình.

Nếu quan điểm của Pascal về việc “con người không chịu nổi sự cô đơn” là chính xác, vậy thì vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng bởi con người thời nay có quá nhiều sự lựa chọn, họ sẽ nghĩ: “Việc gì mình phải chịu đựng sự cô đơn?”- khi đời người có quá nhiều cám dỗ?

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 4.

Câu trả lời là: ở một mình khác với cô độc. Nếu bạn không chịu nổi việc ở một mình, bạn sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân. Càng như vậy, bạn càng đắm chìm vào sự xao lãng và cứ thế, bạn lâm vào cảnh nghiện ngập, phụ thuộc vào công nghệ, những thứ vốn được chế tạo để giải phóng con người.

Đừng nghĩ rằng mình có thể dùng những náo nhiệt của thế giới để che đậy đi những rắc rối của bản thân, đồng nghĩa với việc những rắc rối ấy tự biến mất. 

Hầu hết con người đều nghĩ mình đã quá hiểu rõ bản thân mình, họ tưởng rằng mình hiểu rõ bản thân, biết rõ cảm xúc của mình, hiểu rõ vấn đề của mình. Nhưng thật ra, rất ít người có khả năng làm được điều đó. Những người thật sự làm được sẽ ngay lập tức nói với bạn rằng ta không phải lúc nào cũng hiểu được chính mình, thậm chí, mất rất nhiều thời gian mới có thể làm được.

Ngày nay, con người có thể sống cả đời mà không nhận thức được gì về bản thân, ngoài cái vỏ bọc mà chúng ta tự dựng nên cho mình, chúng ta mất kết nối với chính bản thân ta, đó mới thực sự là vấn đề.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 5.

Nếu quay lại những nguyên lý của Pascal, ta sẽ thấy: căm ghét sự cô độc, rất gần với căm ghét sự nhàm chán.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 6.

Vấn đề cốt lõi là ở đây. Chúng ta nghiện xem TV bởi có cái gì đó rất hấp dẫn trên TV. Ta nghiện chất kích thích vì lợi ích của nó (cho cá nhân ta) vượt trội hẳn những tác hại. Có lẽ vậy, chúng ta ghét sự cô đơn bởi chúng ta đã nghiện một trạng thái mang tên “không chán là được”.

Tất cả những thứ điều khiển cuộc sống của ta một cách tiêu cực đều bắt nguồn từ việc: ta ghét phải đối mặt với “hư không”. Vì thế, ta lao đầu đi tìm trò tiêu khiển, tìm việc và sau mỗi lần thất bại, tiêu chuẩn của ta lại càng ngày càng cao. Ta lảng tránh một sự thật rằng nếu không đối mặt với sự chán nản, ta sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân mình. Và không nhận thức được bản thân mình chính là lí do ta thấy cô đơn, lo lắng, thay vì cảm thấy được kết nối với vạn vật xung quanh.

May thay, có một giải pháp cho vấn đề này. Các duy nhất để chiến thắng nỗi sợ cô đơn đó chính là đối mặt với nó. Hãy để sự chán nản đưa bạn đến nơi nào mà bạn vẫn kiểm soát được nó. Lúc đó, bạn sẽ nghe thấy tiếng lòng của chính mình và từ đó học được cách kết nối những phần của bản thân hiện vẫn đang còn xao lãng.

Thật tuyệt vời làm sao, khi bạn vượt qua được ranh giới đó, bạn sẽ thấy rằng, cô đơn chẳng phải là vấn đề gì đó quá to tát. Sự chán nản và nỗi cô đơn cũng có những tác động tích cực của chúng. Khi bạn sẵn sàng đầm mình trong thanh tịnh, thế giới trở nên trù phú hơn, rõ rệt hơn.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 7.

Bạn sẽ học được rằng còn nhiều việc khác, thứ khác, đáng để bạn bận tâm hơn là những xô bồ của bề nổi cuộc sống. Một căn phòng im lặng không có nghĩa là nó không có gì cho bạn khám phá. 

Thi thoảng, việc ở-một-mình sẽ giúp bạn trải nghiệm những cảm giác không mấy dễ chịu, nhất là lúc bạn phải “soi” kĩ vào nội tâm của mình, những suy nghĩ, những cảm xúc, nghi ngại, hy vọng, nhưng về dài hạn, điều đó còn dễ chịu hơn nhiều so với việc lảng tránh tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống.

Chịu đựng sự chán nản sẽ giúp bạn tìm thấy sự mới mẻ trong những thứ tưởng chừng chẳng có gì mới lạ; giống như một đứa trẻ vô tình nhìn thấy thế giới. Điều này cũng giúp bạn giải quyết phần lớn những xung đột nội tâm của mình. 

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 8.

Thế giới càng tiến bộ, nó càng thúc đẩy chúng ta vượt qua những giới hạn của suy nghĩ. Việc cho rằng: “Không chịu được sự cô đơn là cốt rễ của mọi vấn đề” có thể hơi “nâng cao quan điểm”, nhưng chúng ta vẫn cần phải xem xét kĩ về nó. 

Cái gì gắn kết chúng ta được thì cũng cô lập chúng ta được. Tại sao ta cứ mải mê xao lãng với những việc không đâu để rồi càng ngày càng cảm thấy cô đơn hơn?

Thú vị thay, thủ phạm chính của việc “ghét cô đơn” không phải là cám dỗ cụ thể nào về vật chất. Đó chỉ là nỗi sợ “hư không”, dẫn đến việc nghiện trạng thái “miễn không chán là được”. Có thể, bản năng của chúng ta là ghét tồn tại.

Chừng nào còn không nhận ra “giá trị của sự thanh tịnh”, chúng ta sẽ còn bỏ qua một sự thật rằng, chỉ khi nào ta dám đối mặt với sự chán nản, nó mới thực sự sản sinh ra những tác động tích cực. Và để đối mặt với nó, ta cần thời gian, có thể mất vài ngày, vài tuần, chỉ đề ngồi, ngẫm, cảm nhận trong tĩnh lặng.

Một triết lí cổ xưa nhất trên thế giới khuyên ta duy nhất một điều: hãy tự nhận thức bản thân mình. Lí do vì:

Không nhận thức được mình thì ta sẽ không bao giờ tìm ra cách để tương tác với thế giới. Phải biết mình là ai đã, rồi ta mới có nền tảng để dựng nên từ đó một cuộc sống.

Trớ trêu thay, một mình và kết nối nội tâm là kĩ năng chẳng ai dạy ta. Nhưng đó là kĩ năng quan trọng hơn hầu hết những thứ ta được dạy.

“Ở một mình” có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó là bước khởi đầu, để từ đó ta tìm ra cách giải quyết mọi vấn đề.

Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: Ở một mình, làm quen với sự cô đơn - Ảnh 9.



Theo Cào Cào


Trí thức trẻ